Chương 4 Luật Công chứng 2024
Điều 37. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên là viên chức của Phòng công chứng;
b) Công chứng viên là thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh hoặc công chứng viên là Trưởng Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về viên chức.
Việc hành nghề của công chứng viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về lao động và pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Công chứng viên phải xuất trình thẻ công chứng viên khi hành nghề công chứng.
2. Sở Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên của Phòng công chứng sau khi có quyết định thành lập Phòng công chứng hoặc khi Phòng công chứng bổ sung công chứng viên.
Sở Tư pháp cấp thẻ cho công chứng viên của Văn phòng công chứng khi cấp giấy đăng ký hoạt động, cấp lại hoặc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng đối với trường hợp Văn phòng công chứng bổ sung công chứng viên.
3. Thẻ công chứng viên được cấp lại trong trường hợp thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng hoặc tổ chức hành nghề công chứng thay đổi tên.
4. Thẻ công chứng viên bị thu hồi trong trường hợp miễn nhiệm công chứng viên hoặc công chứng viên không còn hành nghề tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình được cấp thẻ, tổ chức hành nghề công chứng giải thể, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu thẻ công chứng viên, việc cấp, cấp lại và thu hồi thẻ công chứng viên.
Điều 39. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc.
2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm thông báo và gửi bản sao hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên cho Sở Tư pháp.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, quy tắc bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên.
Điều 40. Bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức hành nghề công chứng kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động thì công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng.
2. Công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải hoàn trả cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 41. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, bao gồm Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng để áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
3. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của công chứng viên trong hành nghề công chứng;
b) Thực hiện rà soát, đánh giá hằng năm chất lượng đội ngũ công chứng viên; giám sát công chứng viên tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng;
c) Tham gia cùng cơ quan nhà nước trong việc tổ chức đào tạo, tập sự hành nghề công chứng, bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm, hướng dẫn nghiệp vụ cho hội viên;
d) Nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến hoạt động công chứng theo quy định của Luật này và quy định của Chính phủ.
4. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng do Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Công chứng 2024
- Số hiệu: 46/2024/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1527 đến số 1528
- Ngày hiệu lực: 01/07/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Giao dịch phải công chứng
- Điều 4. Chức năng xã hội của công chứng viên
- Điều 5. Nguyên tắc hành nghề công chứng
- Điều 6. Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
- Điều 7. Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công chứng
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 11. Đào tạo nghề công chứng
- Điều 12. Tập sự hành nghề công chứng
- Điều 13. Bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 14. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 15. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng
- Điều 16. Miễn nhiệm công chứng viên
- Điều 17. Bổ nhiệm lại công chứng viên
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
- Điều 19. Tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 20. Phòng công chứng
- Điều 21. Thành lập Phòng công chứng
- Điều 22. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
- Điều 23. Văn phòng công chứng
- Điều 24. Thành lập Văn phòng công chứng
- Điều 25. Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 27. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
- Điều 28. Tiếp nhận thành viên hợp danh mới của Văn phòng công chứng
- Điều 29. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh
- Điều 30. Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của toàn bộ thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
- Điều 31. Bán Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân
- Điều 32. Tạm ngừng hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 33. Thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng
- Điều 34. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 35. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 36. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 37. Hình thức hành nghề của công chứng viên
- Điều 38. Thẻ công chứng viên
- Điều 39. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 40. Bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
- Điều 41. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 42. Công chứng giao dịch đã được soạn thảo sẵn
- Điều 43. Công chứng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
- Điều 44. Thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản
- Điều 45. Thời hạn công chứng
- Điều 46. Địa điểm công chứng
- Điều 47. Chữ viết và cách ghi thời điểm trong văn bản công chứng
- Điều 48. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 49. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
- Điều 50. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Điều 51. Việc đánh số trang, đóng dấu giáp lai trong văn bản công chứng
- Điều 52. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
- Điều 53. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, hủy bỏ giao dịch
- Điều 54. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 55. Nguyên tắc thực hiện thủ tục công chứng
- Điều 56. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
- Điều 57. Công chứng hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 58. Công chứng di chúc
- Điều 59. Công chứng văn bản phân chia di sản
- Điều 60. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
- Điều 61. Gửi giữ di chúc và công bố di chúc được lưu giữ
- Điều 62. Nguyên tắc và phạm vi công chứng điện tử
- Điều 63. Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử
- Điều 64. Văn bản công chứng điện tử
- Điều 65. Quy trình, thủ tục, hồ sơ công chứng điện tử
- Điều 66. Cơ sở dữ liệu công chứng
- Điều 67. Hồ sơ công chứng
- Điều 68. Lưu trữ hồ sơ công chứng
- Điều 69. Cấp bản sao văn bản công chứng
- Điều 70. Phí công chứng
- Điều 71. Phí, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng
- Điều 72. Chi phí khác
- Điều 73. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 74. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 398 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2019/QH14, Luật số 59/2020/QH14, Luật số 13/2022/QH15, Luật số 19/2023/QH15 và Luật số 34/2024/QH15
- Điều 75. Hiệu lực thi hành
- Điều 76. Quy định chuyển tiếp về hoạt động công chứng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành