Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 20 tháng 4 năm 2022 |
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2022
Thực hiện Quyết định số 166/KH-TTg ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, đoàn thể năm 2022;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022 như sau:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021
1. Chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải: tỷ lệ thu gom, xử lý các loại chất thải (chất thải y tế, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt) đạt 100%, tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt dưới 15% (đạt mục tiêu so với kế hoạch).
2. Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải và tình hình đầu tư hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các Khu công nghiệp (KCN): 100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường và 100% KCN có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động (đạt mục tiêu so với Kế hoạch).
3. Tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2021 đạt 28,3%
4. Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường
Để đánh giá diễn biến các thành phần môi trường hàng năm, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 1034/QĐ-UBND ngày 07/4/2016 phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Quyết định số 2676/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, theo đó năm 2021 thực hiện quan trắc các thành phần môi trường như sau: quan trắc môi trường nước mặt tại 96 sông, suối, hồ; quan trắc môi trường đất tại 91 điểm, quan trắc trầm tích tại 38 điểm, quan trắc động thái nước dưới đất tại 115 điểm, quan trắc không khí tại 118 điểm, quan trắc nước thải công nghiệp tại 33 khu công nghiệp (KCN).
Hiện trạng và diễn biến các thành phần môi trường năm 2021: Chất lượng môi trường đất, nước dưới đất và trầm tích chưa có dấu hiệu ô nhiễm, trong giới hạn quy chuẩn môi trường cho phép. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh đạt mục tiêu sử dụng nguồn nước. Các vị trí cấp nước sinh hoạt chất lượng nguồn nước mặt tốt, đạt yêu cầu cấp nước; các sông, suối khác chất lượng nước đủ điều kiện đáp ứng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn một số vị trí sông suối tiếp nhận nước thải đô thị chưa được xử lý, chất lượng nước chưa cải thiện; chất lượng nước dưới đất có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ một số vị trí khu vực xã Phước Thái, tại một vài thời điểm quan trắc. Chất lượng không khí có chuyển biến rất tích cực; đặc biệt các tháng giãn cách xã hội, các thông số đặc trưng ô nhiễm: Bụi, CO, NOx, SO2 giảm xuống mức thấp nhất, dưới ngưỡng quy chuẩn cho phép so với năm 2020.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ môi trường
Trong năm 2021, UBND tỉnh đã xây dựng 02 kế hoạch, 01 quyết định, 02 văn bản, cụ thể:
- Quyết định số 1360/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 ban hành danh mục các văn bản quy phạm pháp luật phải ban hành thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh được giao tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, giao các Sở, ban, ngành thực hiện theo quy định.
- Kế hoạch số 4611/KH-UBND ngày 04/5/2021 về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2021, trên cơ sở đó Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở để triển khai thực hiện.
- Kế hoạch số 7729/KH-UBND ngày 06/7/2021 về triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Văn bản số 10777/UBND-KTN ngày 07/9/2021 về việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
- Văn bản số 10883/UBND-KTN ngày 09/9/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường
a) Công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường:
Năm 2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến các hoạt động tập trung đông người nhưng các cơ quan chuyên môn vẫn linh động triển khai, tuyên truyền, phổ biến về lĩnh vực bảo vệ môi trường bằng những hình thức phù hợp với tình hình mới như:
- Tổ chức 05 xe tuyên truyền, treo 162 băng rôn, 1.250 banner tuyên truyền vào các ngày, sự kiện môi trường (Ngày đất ngập nước thế giới, chiến dịch Giờ trái đất, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, Tuần lễ Đồng Nai xanh, Ngày môi trường thế giới 05/6, Ngày nước thế giới, Ngày khí tượng thế giới, ngày truyền thống phòng, chống thiên tai Việt Nam,...); phổ biến các kiến thức, các nội dung bảo vệ môi trường thông qua website của Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài Phát thanh-Truyền hình Đồng Nai và trên pano điện tử,...
- Tổ chức xây dựng và phát sóng Chương trình “Môi trường và cuộc sống” trên Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, xây dựng và phát hành 02 Bản tin Tài nguyên và môi trường.
- Triển khai thực hiện in ấn và phát hành 2.400 sổ tay tuyên truyền về bảo vệ môi trường và phân loại rác tại nguồn dành cho đối tượng học sinh Tiểu học và THCS; trang bị 108 thùng rác (loại 120 lít) cho các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố Biên Hòa để thực hiện phân loại rác tại các trường. Tổ chức cuộc thi vẽ tranh tường với chủ đề bảo vệ môi trường dành cho học sinh THCS trên địa bàn tỉnh; tổ chức cuộc thi sáng tạo giáo cụ, đồ dùng, dụng cụ giảng dạy làm từ phế liệu dành cho giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh; tổ chức cuộc thi ảnh đẹp đa dạng sinh học cho tất cả công dân trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền bao gồm tờ rơi, poster, 1.000 sổ tay, xe tuyên truyền, pano sắt,... hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; thực hiện viết nội dung và thu âm các bài tuyên truyền gửi cho các đơn vị sử dụng làm tư liệu tuyên truyền phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; thực hiện xây dựng 01 điểm thu hồi chất thải nguy hại thí điểm tại thành phố Biên Hòa.
- Xây dựng và phát hành 630 Sổ tay và tổ chức các lớp tập huấn online tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho các Sở, ban ngành, các tổ chức chính trị-xã hội (cấp tỉnh/huyện, thành phố), UBND/phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện/thành phố, UBND cấp xã/phường/thị trấn,... trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, thực hiện các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng và pano điện tử. Qua đó, nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên.
b) Về nhiệm vụ “Chống rác thải nhựa”
Ban hành Văn bản số 10883/UBND-KTN ngày 09/9/2021 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh trong Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa, chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện.
c) Kết quả thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn theo Chỉ thị số 54-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5973/KH-UBND của UBND tỉnh
Triển khai thực hiện Chỉ thị 54-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sau khi được phân loại trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5973/KH-UBND ngày 28/5/2020 về triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020 - 2025, đạt được một số kết quả như sau:
UBND tỉnh ban hành Văn bản số 10777/UBND-KTN ngày 07/9/2021 về việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh, trong đó trên cơ sở những nội dung về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, yêu cầu các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện việc phân loại CTRSH tại nguồn, quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH và các yêu cầu kỹ thuật đối với thùng chứa, khu vực lưu giữ, phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH sau phân loại tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, đã xây dựng, biên soạn và triển khai các tài liệu (tờ rơi, áp phích, pano, sổ tay và nội dung phát thanh) về thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, xây dựng thí điểm mô hình thu hồi chất thải nguy hại (CTNH) trong sinh hoạt tại UBND phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan dự thảo Đề án quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành nhằm thống nhất thực hiện trên toàn tỉnh.
Kết quả thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn tỉnh như sau: 11 huyện, thành phố đã triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn toàn huyện, thành phố, trong đó tiếp tục duy trì mở rộng phạm vi thực hiện tại 67 xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành chính của huyện, thành phố và 107 trường học, triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại CTRSH với nhiều hình thức đa dạng như tờ rơi, áp phích, tuyên truyền trên loa, đài, họp tổ dân phố, hội thảo, tập huấn... Qua đó có 310.530 hộ dân đăng ký tham gia thực hiện, trong đó có 192,749 hộ dân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo đúng hướng dẫn, tỷ lệ đạt 57% số hộ đăng ký thực hiện (đạt 23,8% so với tổng số hộ dân trên toàn tỉnh). Theo số liệu báo cáo từ các huyện, thành phố, tổng khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý sau phân loại tại nguồn là 594 tấn/ngày (đạt 32 % so với khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn tỉnh là 1.854 tấn/ngày). Trong đó, khối lượng chất thải được thực hiện phân loại theo từng nhóm chất thải như sau: chất thải thực phẩm (sản xuất phân compost) 408 tấn/ngày (tỷ lệ chiếm 72%), CTR tái chế 82 tấn/ngày (tỷ lệ chiếm 11%), CTR còn lại 104 tấn/ngày (chiếm tỷ lệ 17%) được xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Một số huyện, thành phố vận động người dân tự trang bị thùng rác, túi đựng rác để thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đồng bộ theo hướng dẫn. Ngoài ra, một số huyện, thành phố vận động người dân tự trang bị thùng rác, túi đựng rác để thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đồng bộ theo hướng dẫn.
3. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm
a) Bảo vệ môi trường khu vực đô thị
- Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị:
Hiện nay, tỉnh Đồng Nai chỉ có 01 đô thị là thành phố Biên Hòa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, công suất 3.000m3/ngày đêm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, mạng lưới đường ống thu gom nước thải về nhà máy để xử lý đang chuẩn bị đầu tư (hiện chỉ thu gom gián tiếp lượng nước thải sinh hoạt qua nguồn tiếp nhận là suối để xử lý với công suất 3.000m3/ngàyđêm).
Thành phố Biên Hòa đã được phê duyệt 02 hệ thống xử lý nước thải gồm:
Trạm xử lý nước thải số 1, giai đoạn 1, công suất 9.500m3/ngày (trong đó, giai đoạn 1A, công suất 3.000 m3/ngày) đã được duyệt tại Quyết định số 3410/QĐ-UBND ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh đang vận hành ổn định.
Hệ thống xử lý nước thải giai đoạn 1, công suất 52.000 m3/ngày (ưu tiên 09 phường của Tp. Biên Hòa) đã được duyệt tại Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 20/02/2017 của UBND tỉnh, dự án đã được ký hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản.
- Các đô thị còn lại trên địa bàn tỉnh đang trong giai đoạn lập dự án khả thi. Một số tuyến đường giao thông huyết mạch đang cải tạo sửa chữa hệ thống thu gom nước mưa, nước thải đô thị nhằm tránh gây ngập úng cục bộ.
Về giải quyết thoát nước và ngập úng đô thị, tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước; thường xuyên kiểm tra, tổ chức nạo vét, khơi thông cống rãnh các khu vực có khả năng ngập lụt, ngập úng cục bộ ngay từ đầu mùa mưa. Đối với địa bàn thành phố Biên Hòa tính từ 2018 đến nay đã triển khai hoàn thành 19 dự án thoát nước, kết quả cơ bản đã xử lý hết ngập và hạn chế các điểm ngập trên địa bàn thành phố, hiện chỉ còn 03 điểm ngập đang được UBND thành phố Biên Hòa triển khai bằng các dự án thoát nước để khắc phục.
- Tình hình xây dựng các khu xử lý (KXL) chất thải
Về việc quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025; Quyết định số 2249/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 về việc điều chỉnh quyết định số 2862/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 (điều chỉnh Danh mục quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025).
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 09 khu xử lý (KXL) với 17 dự án, trong đó:
07 KXL bao gồm 11 dự án đã và đang tiếp nhận, xử lý chất thải gồm: (1) KXL Tây Hòa của Công ty TNHH Tài Tiến; (2) KXL Túc Trưng của Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc; KXL Quang Trung gồm: (3) Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi và (4) Công ty TNHH Quốc Đại Thành; (5) KXL Xuân Mỹ của Công ty TNHH Thương mại Môi trường Thiên Phước; (6) KXL Bàu Cạn của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phúc Thiên Long; (7) Công ty Cổ phần Môi trường Tân Thiên Nhiên; (8) KXL Xuân Tâm của Công ty TNHH Cù Lao Xanh; KXL Vĩnh Tân gồm 03 đơn vị: (9) Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi, (10) Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh, (11) Công ty TNHH Một thành viên Thanh Tùng 2. Ngoài ra, KXL Vĩnh Tân có 03 dự án đang thực hiện thủ tục môi trường, đầu tư, xây dựng gồm: dự án (1) Công ty Đồng Xanh, (2) Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Long Thành, (3) Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư công nghệ Ecotech.
02 KXL bao gồm 03 dự án hiện tại ngưng tiếp nhận chất thải: KXL Trảng Dài gồm 02 dự án của (1) Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi và (2) Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh; (3) KXL Phú Thanh của Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc.
- Việc xử lý nước thải và chất thải phát sinh trong lĩnh vực y tế
Về xử lý chất thải rắn y tế: Khối lượng chất thải y tế nguy hại khoảng 2,6 tấn/ngày; Khối lượng chất thải y tế thông thường khoảng 11,3 tấn/ngày, đạt tỷ lệ 100%, đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết.
Về xử lý Chất thải trong phòng, chống dịch Covid-19:
Tính đến ngày 13/11/2021, trên địa bàn tỉnh có 84 khu cách ly, 267 vùng cách ly tập trung (phong tỏa) phòng chống Covid-19 và 12 bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Tổng khối lượng chất thải lũy kế thu gom, xử lý đến ngày 13/11/2021 là 11.747 tấn. Trong đó chất thải lây nhiễm là 3.160 tấn (đốt tiêu hủy); chất thải sinh hoạt khu/ vùng cách ly là 8.587 tấn (chôn lấp khử trùng an toàn).
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung (phong tỏa) được giao cho 03 đơn vị xử lý, gồm: Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi (SZE), Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi (SDV) thu gom, xử lý bằng phương pháp khử khuẩn, sau đó chôn lấp hợp vệ sinh tại khu xử lý chất thải Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu) và khu xử lý chất thải Quang Trung (huyện Thống Nhất) và Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc thu gom xử lý bằng phương pháp đốt tại khu xử lý chất thải Túc Trưng (huyện Định Quán).
Chất thải lây nhiễm phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung (phong tỏa) phòng chống Covid-19 và các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 được chuyển giao cho 04 cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép (Công ty Cổ phần Môi trường Tân Thiên Nhiên, Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh, Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Môi trường Việt Xanh) thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt trong lò đốt chất thải nguy hại.
Hiện tại tỉnh Đồng Nai cơ bản điều đáp ứng yêu cầu về năng lực thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại các khu cách ly, vùng cách ly tập trung (phong tỏa) và các bệnh viện dã chiến điều trị phòng chống Covid-19. Công suất xử lý vẫn còn khả năng đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.
UBND tỉnh tiếp tục giao các Sở, ban, ngành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong việc xử lý chất thải y tế phát sinh ở các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân, khu vực cách ly, cách ly tại nhà. Đồng thời phối hợp với các khu nghĩa trang, trung tâm hỏa táng chủ động giải quyết và đáp ứng kịp thời các vấn đề xử lý thi hài tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 thích ứng trong điều kiện phòng chống covid an toàn hiệu quả.
Về xử lý nước thải y tế:
Nước thải y tế trong hoạt động khám chữa bệnh: Phát sinh khoảng 2.661m3/ngày. Trong đó: Phát sinh từ bệnh viện công lập, trung tâm y tế huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh là khoảng 1.808m3/ngày; phát sinh từ Bệnh viện ngoài công lập là khoảng 456m3/ngày; phát sinh từ các phòng khám chữa bệnh là khoảng 43m3/ngày. Các cơ sở y tế cơ bản đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế hoặc đã chuyển giao nước thải cho các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
b) Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp
Hiện nay, 31 KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT), với tổng công suất thiết kế là 181.670 m3/ngày.đêm (vốn đầu tư khoảng 2.139 tỷ đồng), trong đó: 30 KCN đã vận hành HTXLNTTT; 01 KCN (Ông Kèo) đã hoàn thành phần xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị HTXLNTTT (công suất thiết kế 3.000m3/ngày) và xây dựng các tuyến thu gom nước thải, đang thực hiện việc đấu nối nước thải với các doanh nghiệp trong KCN để đưa HTXLNTTT vào vận hành chạy thử nghiệm. Về cơ bản, tất cả các KCN đang hoạt động đều đã xây dựng HTXLNTTT, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý nước thải cho các doanh nghiệp. Trong năm 2021, KCN Agtex Long Bình đang thực hiện cải tạo, nâng công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung từ 870 m3/ngày lên 1.500 m3/ngày; KCN Long Thành đang đầu tư xây dựng nâng công suất nhà máy xử lý nước thải tập trung từ 15.000 m3/ngày lên 25.000 m3/ngày; KCN Hố Nai đang đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất 7.000 m3/ngày (khi hoàn thành sẽ thay thế nhà máy xử lý nước thải hiện hữu). Sau khi hoàn thành việc nâng công suất 03 KCN nêu trên, tổng công suất thiết kế HTXLNTTT của 31 KCN đang hoạt động sẽ là 195.300 m3/ngày.
25 KCN đã được lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động. Còn 06 KCN chưa lắp đặt quan trắc tự động gồm (KCN Lộc An Bình Sơn, KCN An Phước, KCN Tân Phú, KCN Định Quán, KCN Thạnh Phú và KCN Ong Kèo) chưa lắp đặt quan trắc tự động, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đôn đốc và báo cáo UBND tỉnh yêu cầu lắp đặt quan trắc tự động trước 31/12/2021. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 và có 03 KCN chưa đủ nước thải để vận hành hệ thống xử lý (KCN Định Quán, KCN Thạnh Phú, KCN Ông Kèo) nên các doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh được gia hạn đến 31/12/2022, vấn đề này Tỉnh đã báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và đang chờ ý kiến trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tình hình đấu nối nước thải của các doanh nghiệp trong KCN: Hiện nay, tổng lượng nước thải phát sinh tại 31 KCN đang hoạt động khoảng 127.754m3/ngày, trong đó lượng nước thải của các doanh nghiệp thu gom đấu nối về các HTXLNTTT là 99.821m3/ngày (chiếm tỷ lệ 78,14%); lượng nước thải của các doanh nghiệp được cấp phép xả thải trực tiếp là 27.902 m3/ngày (chiếm tỷ lệ 21,84%); lượng nước thải còn lại của các doanh nghiệp chưa đấu nối khoảng 31m3/ngày.đêm (chiếm tỷ lệ 0,02%).
- Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp (CCN)
Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có 27 CCN với tổng diện tích 1.496,8 ha; trong đó: 04/27 cụm đã triển khai xây dựng hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; 03/27 cụm đang triển khai xây dựng hạ tầng, 01/27 cụm đã hoàn tất công tác bồi thường; 15/27 cụm đang tiến hành các thủ tục về đầu tư, xây dựng và thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng; 02/27 cụm đã có doanh nghiệp đăng ký làm chủ đầu tư và 02/27 cụm chưa có doanh nghiệp đăng ký làm chủ đầu tư.
Có 09/27 CCN đã có thủ tục môi trường, chiếm tỷ lệ 33,3%; 14/27 CCN đã và đang hoạt động, thu hút được 195 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong cụm; trong đó: Có 117 doanh nghiệp đang hoạt động, 55 doanh nghiệp đang xây dựng và 23 doanh nghiệp đang lập thủ tục đầu tư. Trong 172 doanh nghiệp đang hoạt động và đang xây dựng thì có 84 doanh nghiệp (tỷ lệ 49%) đã thực hiện thủ tục môi trường cho dự án và 88 doanh nghiệp (tỷ lệ 51%) chưa có thủ tục môi trường theo quy định. Tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 900-1.000 m3/ngày.
c) Bảo vệ môi trường nông thôn
- Về thu gom và xử lý CTRSH tại khu vực nông thôn: Khối lượng CTRSH phát sinh khoảng 862 tấn/ngày, trong đó khối lượng thu gom CTRSH khoảng 711 tấn/ngày được đưa về các khu xử lý chất thải để xử lý và khoảng 151 tấn/ngày khối lượng CTRSH của các hộ dân tại khu vực nông thôn chưa có tuyến thu gom, được tự phân loại, xử lý theo hướng dẫn.
- Về lĩnh vực chăn nuôi:
Tổng đàn heo hiện nay khoảng 2.311.549 con trong đó chăn nuôi trang trại chiếm hơn 90% tổng đàn với 1.395 trang trại; chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm gần 10% tổng đàn, với khoảng 6.150 hộ chăn nuôi.
Tổng đàn gà hiện nay khoảng 26.845.840 con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 91 % tổng đàn với 410 trang trại.
Các loại vật nuôi khác: Đàn trâu, bò: 84.801 con bò, 3.594 con trâu; Đàn dê khoảng 277.000 con; Đàn vịt, ngan, ngỗng khoảng 1.669 triệu con; Đàn chim cút khoảng 6,8 triệu con.
Đến năm 2021, đã có 255 cơ sở chăn nuôi được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường và có 103 cơ sở đã được UBND tỉnh cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Đối với hoạt động chăn nuôi, đã lồng ghép nội dung hướng dẫn về môi trường thông qua công tác xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, chăn nuôi VietGap, theo đó cơ sở phải thực hiện đúng quy định thu gom, phân loại chất thải rắn như bao bì, sản phẩm hết hạn sử dụng đặc biệt là chất thải nguy hại phải được xử lý đúng quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Lồng ghép hướng dẫn môi trường thông qua công tác đánh giá theo thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải: Đa số các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện nay được xây dựng hiện đại, hệ thống chuồng kín, cung cấp thức ăn tự động hoặc bán tự động giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao năng suất lao động,... ứng dụng công nghệ cao trong xử lý nước thải, chất thải (Bioga, đệm lót sinh học,...).
4. Công tác phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường
a) Ngành tài nguyên và môi trường
- Công tác quản lý tài nguyên nước - biến đổi khí hậu
Hoàn thành 03 nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ biến đổi khí hậu theo Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: (1) Đánh giá khí hậu tỉnh Đồng Nai; (2) Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; (3) Xây dựng Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể:
Quyết định số 2517/QĐ-UBND ngày 26/7/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt báo cáo “Đánh giá khí hậu tỉnh Đồng Nai”.
Quyết định số 2728/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến 2050.
Kế hoạch số 7730/KH-UBND ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030.
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng chính phủ theo quy định, Nghị quyết số 60/NĐ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ.
Thực hiện công tác truyền thông tài nguyên nước, mitting ngày nước thế giới 22/3 và khí tượng thủy văn thế giới 23/3; tổ chức tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu cho các cán bộ, công chức từ tỉnh đến địa phương và các tổ chức chính trị xã hội vào ngày 14/12/2021.
Tính đến 30/11/2021, đã thực hiện cấp tổng cộng 204 giấy phép thuộc lĩnh vực tài nguyên nước.
- Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, đến nay có 44 giấy phép khai thác còn hiệu lực, trong đó: Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp 04 giấy phép (01 giấy phép khai thác nước khoáng, 02 giấy phép khai thác đá ốp lát, 01 giấy phép khai thác đá xây dựng); UBND tỉnh cấp 40 giấy phép (32 giấy phép khai thác đá xây dựng, 06 giấy phép cát xây dựng, 02 giấy phép vật liệu san lấp). Trong 44 giấy phép khai thác còn hiệu lực có 38 mỏ hiện đang hoạt động. Các mỏ đang hoạt động đã thực hiện thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường phương án/đề án ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định.
Để kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản tại các nơi tập trung nhiều khu mỏ và nơi có mật độ giao thông và dân cư sinh sống nhiều; các Sở, ban, ngành thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản bằng các ứng dụng công nghệ thông tin như:
Yêu cầu lắp đặt hệ thống camera giám sát tại công trường khai thác, tại trạm cân để kiểm soát ô nhiễm bụi, kiểm soát tải trọng xe. Bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, như công tác bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khai thác khoáng sản tại 10 mỏ đá cụm mỏ Tam Phước - Phước Tân đã lắp đặt camera giám sát mỏ đá và truyền nhận dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường: Có 09/10 mỏ đã thực hiện lắp đặt camera tại khu vực chế biến (riêng mỏ đá Tân Cang 4 chưa lắp đặt camera giám sát). Lắp đặt các thiết bị phun nước tại các đầu cần băng, tải, phễu tiếp liệu hàm đập, côn: 10/10 mỏ có thực hiện lắp đặt.
Yêu cầu các chủ đầu tư mỏ đá phải có trách nhiệm phối hợp thực hiện xây dựng đường cấp phối và xây dựng hệ thống rửa xe chung để kết nối với đường chuyên dùng. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2 đường chuyên dùng (đường chuyên dùng đấu nối với đường Võ Nguyên Giáp) các mỏ nêu trên sẽ phối hợp với nhau để xây dựng đường có kết cấu mặt đường bê tông với đường chuyên dùng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, tập trung vào công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản, đặc biệt là hoạt động khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; kiên quyết dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường đối với những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường theo quy định pháp luật; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực theo quy định; nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo thăm dò khoáng sản, báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh; triển khai đề án thực hiện dự án đánh giá tổng thể môi trường, tài nguyên khoáng sản và mức độ ảnh hưởng trong hoạt động cụm mỏ đá Tam Phước, Phước Tân đến môi trường khu vực và sông Buông.
Rà soát, tính lại tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và Văn bản số 1391/BTNMT-ĐCKS ngày 16/3/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Công tác giám sát các nguồn thải lớn, các điểm nóng môi trường
Đối với các nguồn thải nước thải lớn trên địa bàn tỉnh (các khu công nghiệp; các doanh nghiệp có nguồn thải trên 1.000m3/ngày), Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế nguyên nhân phát sinh các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, đã yêu cầu các đơn vị vận hành hiệu quả hệ thống quan trắc nước thải tự động, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát, kịp thời cảnh báo các trường hợp xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn để kịp thời khắc phục. Qua theo dõi ghi nhận, về cơ bản các cơ sở có nguồn thải lớn trên địa bàn đã xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường cho phép trước khi thải ra môi trường
Về lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 67 doanh nghiệp, KCN, CCN thuộc đối tượng lắp thiết bị quan trắc tự động nước thải và đã có 42/67 Doanh nghiệp thực hiện lắp quan trắc tự động nước thải, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Các Doanh nghiệp chưa thực hiện lắp đặt, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện theo quy định (thời hạn trước 31/12/2021).
Về lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động: Hiện trên địa bàn tỉnh có 67 cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc tự động khí thải, trong đó: 15 cơ sở đã thực hiện lắp đặt quan trắc tự động khí thải (18 hệ thống) và 13/15 cơ sở này đã truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; còn lại 52 cơ sở chưa thực hiện, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện lắp đặt theo quy định (thời hạn trước 31/12/2021).
- Công tác thẩm định, cấp phép về môi trường
Đối với hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường: Thực hiện thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho 169 dự án; cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với 45 dự án; 535 hồ sơ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, 184 kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải, 61 dự án đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, trong đó: 21 hồ sơ tiếp nhận qua dịch vụ công cấp độ 4, đạt 100%.
- Công tác quan trắc các thành phần môi trường
Tiếp tục duy trì triển khai thực hiện quan trắc theo mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 mạng lưới quan trắc các thành phần của môi trường.
Tiếp tục theo dõi chất lượng nước mặt và không khí xung quanh tại các trạm quan trắc tự động nước mặt và không khí trên địa bàn tỉnh, qua đó đã kịp thời theo dõi, giám sát, cảnh báo về chất lượng môi trường đến các địa phương, nhất là các hộ nuôi cá bè, nuôi trồng thủy sản về tình trạng chất lượng nước, giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm nguồn nước hay thiên tai gây ra.
Bên cạnh đó, theo Dự án thành phần Tăng cường thể chế và thực thi thuộc Dự án “Quản lý ô nhiễm các khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Nhuệ - Đáy”, Tổng cục Môi trường đã lắp đặt 06 trạm quan trắc nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm 05 trạm trên sông Đồng Nai và 01 trạm trên sông Thị Vải.
Ngoài ra, còn triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trắc Dioxin khu vực phụ cận sân bay Biên Hòa nhằm quan trắc theo dõi hàm lượng dioxin và lan tỏa ô nhiễm ra khu vực xung quanh.
- Công tác thu phí bảo vệ môi trường và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường
Đối với hồ sơ thẩm định vay vốn: Tính đến tháng 11/2021, Quỹ Bảo vệ môi trường tiếp nhận, tổ chức thẩm định và duyệt cho vay 67,021 tỷ đồng/04 dự án; nâng tổng đến nay đã duyệt cho vay 498,058 tỷ đồng/84 dự án; đã giải ngân 134,601 tỷ đồng/04 dự án; nâng tổng đến nay, đã giải ngân 388,753 tỷ đồng/81 dự án; đã thu hồi nợ gốc 35,228 tỷ đồng/33 dự án đến kỳ, nâng tổng đến nay đã thu hồi nợ gốc 215,508 tỷ đồng/80 dự án.
Đối với hồ sơ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Tập trung thực hiện tốt công tác thu phí bảo vệ môi trường. Tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là 6,39 tỷ đồng.
- Công tác thanh kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường
Thời gian vừa qua, công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được tăng cường nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tạm ngưng tất cả các Đoàn Thanh tra, kiểm tra định kỳ trên địa bàn tỉnh nhằm tập trung công tác phòng chống dịch bệnh Covid. Tuy nhiên, việc phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật vẫn được tổ chức kiểm tra, giám sát đột xuất thông qua cộng đồng dân cư, bằng nhiều phương pháp khác nhau. Qua đó, đã phát hiện 73 trường hợp vi phạm và đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và truy thu lợi bất chính với số tiền phạt là: 6.030.250.000 đồng.
- Công tác bảo vệ môi trường tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh
Năm 2021, các khu vực giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu tương đối ổn định, các tỉnh thường xuyên phối hợp cung cấp, trao đổi thông tin về tình hình bảo vệ môi trường tại khu vực giáp ranh;
Phối hợp với tỉnh Lâm Đồng kiểm tra các nguồn thải phía tỉnh Đồng Nai có hoạt động xả thải vào sông Đạ Hoai và suối Đa Guy; phát hiện một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại khu vực giáp ranh có nguồn tiếp nhận là suối Đạ Guy. Thường xuyên rà soát, kiểm tra toàn diện các cơ sở chăn nuôi có xả thải vào sông Đa Guy và các sông, suối thuộc địa phận tiếp giáp chung.
Phối hợp với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra, xử lý các nguồn thải vào suối Chà Răng chảy về hồ cấp nước Đá Đen qua đó đã kiểm tra và xử lý vi phạm quyết liệt 02 hộ chăn nuôi có hành vi xả nước thải chăn nuôi vượt quy chuẩn thải ra nguồn nước với tổng số tiền phạt là 11.750.000 đồng. Hiện 02 hộ chăn nuôi đã khắc phục, cam kết vận hành hệ thống xử lý nước thải đã cam kết chỉ hoạt động chăn nuôi khi hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải theo quy định.
Phối hợp với tỉnh Bình Thuận thường xuyên kiểm tra các nguồn thải của 02 tỉnh đổ vào nguồn nước dùng chung và sử dụng làm để cấp nước cho tỉnh Bình Thuận.
Kết quả bước đầu xác định trong công tác phối hợp giữa các tỉnh thành lân cận luôn tạo sự đồng thuận, thống nhất cao. Hiện tại chưa có trường hợp vướng mắc nào phải báo lên Chính phủ, Bộ Tài nguyên Môi trường xem xét giải quyết trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của các bên.
Theo dõi các cơ sở có nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường: Trong năm 2021, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện giám sát các cơ sở có nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường và kịp thời có văn bản thông báo đến các cơ sở để chấn chỉnh, xử lý đối với các trường hợp xử lý chất thải chưa đạt yêu cầu hoặc thực hiện chưa đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường; đối với giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh, trường hợp các khu vực có kết quả quan trắc vượt quy chuẩn quy định, đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan và doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý nhằm kiểm soát ô nhiễm. Nhiều năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh không phát sinh điểm nóng về môi trường.
- Về công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh ở tỉnh Đồng Nai
Tiếp tục phối hợp với Ban Chỉ đạo 701 tiếp tục triển khai kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2020, trong đó phối hợp với UBND thành phố Biên hòa xây dựng kế hoạch di dời, tái định cư khu vực khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa để bàn giao mặt bằng cho Bộ Quốc phòng tiến hành công tác xử lý ô nhiễm dioxin.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh đã xác định được 03 vị trí xung quanh sân bay Biên Hòa bị nhiễm dioxin cần xử lý. Đã thực hiện công bố, công khai thông tin các khu vực ô nhiễm dioxin và các bản đồ phạm vi ảnh hưởng dioxin bên ngoài sân bay Biên Hòa cần được xử lý.
Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) đang triển khai bốc xúc, vận chuyển xử lý bùn đất tại hồ Cổng 2 (diện tích 5.902,7 m2), dự kiến hoàn thành trong năm 2022 và bàn giao lại cho địa phương. Đối với khu vực ô nhiễm dioxin tại khu phố 5 phường Bửu Long (diện tích 36.824,8 m2) và khu vực đường vào Văn miếu Trấn Biên - đường Nguyễn Du, phường Tân Phong (diện tích 1.626 m2); đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất tại các khu vực này, dự kiến hoàn thành việc bàn giao mặt bằng cho Quân chủng Phòng không Không quân để thực hiện việc xử lý ô nhiễm dioxin trong quý II/2022.
- Tình hình xử lý đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân
Trong năm 2021, tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 18 đơn về lĩnh vực môi trường; trong đó 09/18 đơn thư phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý cấp Sở và 09/18 thuộc thẩm quyền xử lý cấp huyện và Ban Quản lý các Khu công nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành xử lý 09/18 thư phản ánh cấp Sở và đã chuyển 09/18 đơn thư đến cơ quan thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định, hoàn thành xử lý đạt 100%.
Công tác tiếp dân được triển khai thực hiện nghiêm túc, đã bố trí phòng tiếp công dân, phân công cán bộ trực và lập sổ ghi chép theo quy định. Trong năm 2021, đã thực hiện tiếp công dân đến khiếu nại, phản ánh và hướng dẫn, trả lời các nội dung khiếu nại, phản ánh của công dân theo quy định.
b) Ngành nông nghiệp
- Về thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật
Tiếp tục triển khai theo các nội dung quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, như: xây dựng kế hoạch thu gom; tổ chức các lễ phát động; tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân thực hiện thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; xây dựng các cống bi bằng bê tông có nắp đậy tại các địa điểm thuận tiện để thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và các chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.
- Về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi
Đa số các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm được xây dựng hiện đại, hệ thống chuồng kín, cung cấp thức ăn tự động hoặc bán tự động giúp người chăn nuôi kiểm soát tốt dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, nâng cao năng suất lao động,..ứng dụng công nghệ cao trong xử lý nước thải, chất thải (Biogas, đệm lót sinh học,...).
Trong năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 nên công tác kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các trang trại chăn nuôi tạm ngưng và chưa tiếp tục triển khai.
- Về bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản
Trong năm 2021, đã triển khai thực hiện quan trắc tại các vùng nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh như khu vực bè cá trên sông Cái - TP. Biên Hòa, khu vực hồ Trị An, khu vực ngập mặn Long Thành - Nhơn Trạch, thu 300 mẫu môi trường nước nuôi trồng thủy sản; có khuyến cáo thích hợp với người sản xuất ở vùng nuôi chủ động hạn chế những tổn thất. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm môi trường trong lĩnh vực thủy sản; tuyên truyền vận động người dân không thực hiện các hành vi vi phạm như sử dụng xung điện, chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản.
- Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Ước kết quả thực hiện mục tiêu cấp nước sạch nông thôn năm 2021: duy trì tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 100%; Tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sạch theo QC02 đạt 81,95%, trong đó: Cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung là 26,74%, thiết bị lọc nước là 18,16%, từ công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình là 37,05%.
c) Ngành Công Thương
Đề án “Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Văn bản số 12691/UBND-KTN ngày 22/10/2020 và phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 17/5/2021.
Thực hiện Kế hoạch số 2742/KH-UBND ngày 18/3/2021 thực hiện Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021; trong năm 2021 đã triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bằng cách treo 500 băng rôn và 10 pano tại các tuyến đường trên địa bàn các huyện và thành phố, trên các tuyến đường chính tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Tổ chức một lớp tập huấn về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với sự tham gia của hơn 200 thành viên, nhân sự quản lý năng lượng tại các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về Tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM) tổ chức tập huấn, đào tạo 100 cán bộ Quản lý năng lượng tại cơ sở.
d) Ngành Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục thực hiện việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục về tiết kiệm năng lượng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, ... vào các môn học có liên quan (Địa lý, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Công nghệ) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền theo chủ điểm hưởng ứng các chiến dịch, các tuần lễ bảo vệ môi trường. Vận động giáo viên, nhân viên và học sinh không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, các sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị, không sử dụng chai nhựa, ly nhựa tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn, không thả bóng bay trong các dịp lễ, hội... Tổ chức ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, làm sạch đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng trên địa bàn.
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường cho các đơn vị trường học, tổ chức cho các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động cụ thể, thiết thực, hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường. Kết quả có 100% đơn vị hưởng ứng việc “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn”; thực hiện các hoạt động hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”; ...
đ) Ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Đang triển khai xây dựng và lắp đặt 06 Pano (3x3m) để thực hiện tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng, doanh nghiệp và du khách trong việc giữ gìn môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp; hạn chế sử dụng các đồ dùng nhựa sử dụng 01 lần, chung tay bảo vệ môi trường vì một điểm đến không rác thải để hướng đến phát triển du lịch bền vững.
Yêu cầu các khu, điểm du lịch tổ chức các hoạt động thu gom, xử lý rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, hồ ao, hệ thống thoát nước nhằm tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp tại các khu, điểm du lịch.
e) Ngành Thông tin và Truyền thông
- Đối với các cơ quan báo chí tỉnh đã đăng tải nhiều tin, bài tuyên truyền liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan báo chí thực hiện khoảng 140 tin, bài liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Đối với hệ thống Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã: hiện nay, trên địa bàn tỉnh 100% huyện có đài truyền thanh, thời lượng phát sóng 240 phút/ngày; 100% xã có đài truyền thanh, thời lượng phát sóng 180 phút/ngày. Trong các chương trình phát sóng, các đơn vị đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền về bảo vệ môi trường năm 2021.
g) Ngành Khoa học và Công nghệ
Trong năm 2021, tiếp nhận 14 phiếu đề xuất, đặt hàng từ các đơn vị đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2022 thuộc chương trình “Tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường”, trong đó có 02 đề tài thuộc đa dạng sinh học, công nghệ sinh học, 01 đề tài thuộc nhiệm vụ giải pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra trên địa bàn tỉnh; tiếp nhận 57 phiếu đề xuất, đặt hàng từ các đơn vị đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2022 thuộc chương trình “Khoa học và Công nghệ phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn”, trong đó có 14 đề tài thuộc đa dạng sinh học, công nghệ sinh học.
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cụ và đã đạt được một số kết quả như sau:
- Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải rắn nguy hại và chất thải y tế đều đạt các chỉ tiêu tại Nghị quyết của Tỉnh ủy.
- Đã cơ bản kiểm soát lưu lượng và chất lượng nước thải từ các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn.
- Đã kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm môi trường, các khu vực thường xuyên có khiếu nại, khiếu kiện của cử tri. Phối hợp với các tỉnh, thành phố có biện pháp kiểm soát khu vực giáp ranh (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng).
- Mạng lưới quan trắc được hoàn thiện với đầy đủ các thành phần môi trường, công tác quan trắc các thành phần môi trường trong năm qua được thực hiện và hoàn thành theo khối lượng công việc đã được phê duyệt, kịp thời phản ánh chất lượng môi trường để các cấp chính quyền ra quyết định quản lý, công khai cảnh báo cộng đồng về chất lượng môi trường để có những biện pháp thích ứng phù hợp.
- Tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
- Tiếp tục triển khai và tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường với các hình thức đa dạng và phong phú, thu hút sự quan tâm và tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thông qua các tuần lễ bảo vệ môi trường, các chương trình truyền thông môi trường, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân.
- Đã cơ bản kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm môi trường, các khu vực thường xuyên có khiếu nại, khiếu kiện của cử tri. Phối hợp với các tỉnh, thành phố kiểm soát khu vực giáp ranh (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh Long An, tỉnh Bình Thuận). Tập trung cho công tác phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, công tác quản lý chất thải đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu xử lý theo quy hoạch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản, chăn nuôi... góp phần hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường.
- Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường được đẩy mạnh và tăng cường, kết quả từ các hoạt động giáo dục truyền thông, nhận thức các cấp, các ngành và ý thức bảo vệ môi trường của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng đã có những chuyển biến rõ rệt, góp phần tích cực thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Việc triển khai thực hiện dự án tổng thể về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học, công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được đẩy mạnh, đã góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái ở mức ổn định.
- Các sở, ngành, địa phương đã có sự quan tâm và phối hợp ngày một chặt chẽ hơn, nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại nhất định, như:
a) Về xử lý nước thải sinh hoạt đô thị
Tiến độ triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn tỉnh chậm so với kế hoạch dẫn đến gia tăng áp lực về ô nhiễm nguồn tiếp nhận nước thải tại các sông, suối.
b) Trong công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn:
- Người dân đã nhận thức được lợi ích của việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn, tuy nhiên ý thức và hành động của người dân đối với hoạt động này chưa cao, chưa tạo được thói quen trong hành vi do việc thực hiện phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn tốn diện tích lưu giữ trước khi thu gom, mất thời gian phân loại, tự trang bị dụng cụ lưu trữ 02 loại CTR phân loại; không có niềm tin với việc thu gom CTR sinh hoạt sau phân loại do hoạt động và hiệu quả của việc xử lý rác sau phân loại chưa được tuyên truyền bằng hình ảnh thực tế tại các khu xử lý;
- Hoạt động thu gom CTRSH sau phân loại vẫn chưa được thực hiện thống nhất và triệt để, các đơn vị thu gom không nhiệt tình tham gia thu gom CTR sau phân loại do phát sinh thêm kinh phí về trang bị phương tiện, nhiên liệu, nhân công;
- Các địa phương chưa triển khai đồng bộ, chuẩn hóa trang thiết bị, phương tiện, hạ tầng kỹ thuật trong quá trình lưu giữ, chuyển giao, trung chuyển, vận chuyển và xử lý CTR;
- Hiệu lực của hệ thống xử phạt vi phạm hành chính về phân loại và xả CTRSH không đúng nơi quy định chưa được thực hiện nghiêm;
- Kinh phí duy trì cho hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn của các huyện, thành phố còn hạn chế;
- Các huyện thành phố chưa thật sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chỉ dừng ở mức độ triển khai hướng dẫn bằng văn bản.
c) Về bảo vệ mới trường cụm công nghiệp
Hầu hết các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư, do vậy nguồn vốn để thực hiện dự án không đủ để triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, như hệ thống giao thông và hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải theo quy hoạch,... nhất là chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cụm công nghiệp để thu gom xử lý nước thải của các cơ sở đang hoạt động trong CCN trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022
1. Tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; cụ thể hóa những nội dung, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 theo Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để tập trung thực hiện.
2. Thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022; xác định cụ thể công việc, phân công trách nhiệm và giải pháp thực hiện.
3. Kế hoạch phải được triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ; quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đồng thời theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện.
Trong năm 2022, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực môi trường theo Nghị Quyết số 03-NQ/TU ngày 06/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI), cụ thể như sau:
1. Thu gom và xử lý 100% chất thải y tế; 100% chất thải nguy hại; 100% chất thải công nghiệp không nguy hại; 100% chất thải rắn sinh hoạt;
2. 100% các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, hoạt động hiệu quả, đạt yêu cầu theo quy định.
3. Tỷ lệ che phủ cây xanh đạt 52%; ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 28,3%.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:
- Tổ chức thực hiện triển khai các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tập trung thực hiện Kế hoạch số 7729/KH-UBND ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường do HĐND, UBND tỉnh ban hành không còn phù hợp để đề xuất bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi phù hợp với các quy định mới về môi trường; ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh được giao trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 để làm cơ sở triển khai thực hiện tốt công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định về Phí thẩm định cấp, cấp lại Giấy phép môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được giao trong năm 2022.
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa: Triển khai các hoạt động hưởng ứng các tuần lễ bảo vệ môi trường và các ngày lễ kỷ niệm ngành tài nguyên môi trường; tiếp tục tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường năm 2022 theo Chương trình Liên tịch được ký kết; triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc Dự án tổng thể về truyền thông nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; tổ chức tập huấn, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng và an toàn sinh học.
3. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm
a) Bảo vệ môi trường khu vực đô thị
- Ban Quản lý các dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị tại các khu vực có nguy cơ ngập úng; các dự án cải tạo kênh mương, đoạn sông suối đã bị ô nhiễm nặng chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, và các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.
- UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo thực hiện rà soát các yêu cầu về bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư tại khoản 2 Điều 57 Luật Bảo vệ môi trường, đánh giá mức độ đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của địa phương từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện; tổng hợp tất cả các dự án về thoát nước và xử lý nước thải đô thị đã, đang và chưa triển khai thực hiện trên địa bàn.
- Sở Y tế chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:
Tăng cường phổ biến các quy định của Nhà nước và của ngành y tế cho các cơ sở y tế, kể cả cơ sở y tế tư nhân về công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải y tế. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế tư nhân, thực hiện chuyển chất thải cho các đơn vị có chức năng để xử lý theo đúng quy định.
Các bệnh viện, trung tâm y tế thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và duy trì hoạt động hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Phối hợp các ban ngành giám sát chất lượng của các công trình xử lý chất thải tại các bệnh viện.
Phối hợp với các đơn vị có chức năng thực hiện thu gom và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh, đảm bảo duy trì việc xử lý chất thải y tế đạt 100%.
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa thực hiện: tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khu xử lý nước thải, chất thải rắn tập trung tại các đô thị; thực hiện nhiệm vụ quan trắc các thành phần môi trường nhằm cảnh báo cho người dân chất lượng môi trường sống và đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa thực hiện thực hiện di dời các cơ sở chăn nuôi vào các khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn các huyện.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung theo yêu cầu tại khoản 3 Điều 59 và khoản 3 Điều 60 Luật Bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện thẩm định và cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
b) Bảo vệ môi trường khu công nghiệp, cụm công nghiệp
- Ban Quản lý các Khu công nghiệp chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa: Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN đang hoạt động; đôn đốc, kiểm tra việc đấu nối nước mưa, nước thải của các doanh nghiệp trong các KCN; giám sát việc xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN; thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát nước thải sau xử lý của các KCN và các doanh nghiệp xả thải theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; đôn đốc các nguồn thải thuộc đối tượng lắp đặt quan trắc tự động nước thải khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để giám sát.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp hoàn thành lập thủ tục môi trường, đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định.
- UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện rà soát tình hình dân cư sinh sống tại các cụm công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn quản lý và đề xuất lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp; triển khai thực hiện các trách nhiệm được quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường và các trách nhiệm khác quy định tại khoản 4, Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
c) Bảo vệ môi trường nông thôn
- UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chỉ đạo thực hiện rà soát các yêu cầu về bảo vệ môi trường nông thôn tại khoản 1 Điều 58 và trách nhiệm bảo vệ môi trường nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Bảo vệ môi trường, đánh giá mức độ đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của địa phương từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:
Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn theo Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Phối hợp hướng dẫn nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm phát sinh chất thải nguy hại ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu gom gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa căn cứ vào các vị trí đặt bể chứa đã được xây dựng để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi phát triển hệ thống thu gom chất thải trong chuồng trại, hệ thống lưu trữ, xử lý phân chuồng, hệ thống cây xanh quanh chuồng trại theo quy định; hướng dẫn người chăn nuôi xử lý gia súc, gia cầm chết theo quy định.
- Tiếp tục các biện pháp bảo vệ môi động vật hoang dã; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp quản lý bảo vệ rừng giữa các chủ rừng với chính quyền địa phương sở tại.
4. Công tác phòng ngừa, hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn nguy hại đạt 100%; chất thải rắn công nghiệp không nguy hại đạt 100%; tổ chức giám sát chất lượng nước thải sau xử lý của các hệ thống xử lý tập trung tại các KCN đảm bảo 100% các KCN đang hoạt động trên địa bàn có trạm xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn môi trường và 100% khu công nghiệp có nước thải ổn định được lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động.
- Tiếp tục thực hiện trách nhiệm của Sở Tài nguyên và môi trường theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung nội dung quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường phù hợp theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường gắn với phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; đồng thời triển khai thực hiện kí kết Chương trình liên tịch giai đoạn 2021 - 2025 và triển khai thực hiện các nội dung theo Chương trình liên tịch đã ký kết.
- Tiếp tục triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên toàn tỉnh. Xây dựng thí điểm mô hình thu hồi chất thải nguy hại trong sinh hoạt tại các huyện, thành phố; tổ chức tập huấn cho các đối tượng về phân loại CTRSH tại nguồn và chống rác thải nhựa.
- Tiếp tục rà soát các đơn vị sản xuất kinh doanh có lưu lượng nguồn thải lớn (nước thải, khí thải) yêu cầu lắp đặt trạm quan trắc môi trường tự động, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường theo dõi, giám sát các cơ sở có nguy cơ phát sinh ô nhiễm môi trường.
- Thực hiện chặt chẽ, đúng quy định về thẩm định, phê duyệt các thủ tục môi trường; Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường đối với các dự án ưu tiên; kiểm tra và thu hồi nợ gốc, lãi vay đúng thời gian.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại của các đơn vị được cấp phép thu gom, xử lý chất thải nguy hại liên tỉnh hoạt động trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Biên Hòa trong việc thực hiện di dời, tái định cư khu vực khu phố 5, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa để bàn giao mặt bằng cho Bộ Quốc phòng tiến hành công tác xử lý ô nhiễm dioxin.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản với các tỉnh giáp ranh đã thực hiện ký kết.
- Thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt đối với dự án đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Thực hiện công tác quản lý đa dạng sinh học theo quy định của Luật đa dạng sinh học và chỉ đạo của UBND tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc bảo tồn đa dạng sinh học tại các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và việc thực hiện bảo tồn loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ không bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh; thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện chương trình, mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Đánh giá khí hậu Đồng Nai.
- Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên; Tổ chức thực hiện dự án Lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo đề cương đã phê duyệt.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa:
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu độ che phủ cây xanh đạt 52% và ổn định tỷ lệ che phủ rừng đạt 28,3%.
- Tuyên truyền, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường theo dõi dịch bệnh trên gia cầm, gia súc và thủy sản để kịp thời cảnh báo, khuyến cáo cho người dân.
- Xây dựng nội dung, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường nông nghiệp, lâm nghiệp đến cán bộ công nhân viên ngành nông nghiệp, các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp.
- Thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống cháy rừng, nhất là rừng đầu nguồn xung yếu và rừng phòng hộ; tăng cường công tác bảo vệ Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai; tăng cường việc trồng rừng và giữ mức độ che phủ của rừng nhằm đảm bảo việc giữ nước, tiêu thoát nước, chống xói mòn, sạt lở.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có điều kiện thành lập trung tâm cứu hộ các loài động thực vật rừng, góp phần phát triển thêm nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
- Vận động các trang trại đang gây nuôi động vật hoang dã với số lượng lớn, hàng năm hiến tặng cho các Trung tâm cứu hộ, Trung tâm nghiên cứu khoa học.
- Kiểm tra cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm cho các cá nhân, tổ chức đủ điều kiện. Kiểm tra công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền về lợi ích trong công cuộc bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã cũng như các loài động thực vật đã, đang và sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Dự án khẩn cấp bảo tồn voi hoang dã tỉnh Đồng Nai.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có điều kiện thành lập trung tâm cứu hộ các loài động thực vật rừng hay các vườn thú tư nhân, các trung tâm nhân nuôi giống động vật rừng chất lượng cao, nhằm giúp cho công tác tuyên truyền, cứu hộ các loài động thực vật hoang dã của ngành Kiểm lâm được tốt hơn. Góp phần bảo vệ và phát triển thêm nhiều loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng.
c) Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về hóa chất và bảo vệ môi trường ngành công thương; giám sát các hoạt động diễn tập ứng phó sự cố hóa chất các doanh nghiệp; thực hiện trách nhiệm của Sở theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư Cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp hoàn thành lập thủ tục môi trường, đầu tư các hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định.
d) Sở Y tế: Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý 100% chất thải y tế; tăng cường kiểm tra việc xử lý chất thải y tế của các cơ sở y tế theo đúng quy định; theo dõi, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu thu gom, xử lý chất thải y tế.
đ) Sở Xây dựng:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, thẩm định thiết kế cơ sở và cấp giấy phép xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng tại các khu xử lý chất thải rắn.
- Chủ trì, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng cấp nước, thoát nước và nước thải đô thị.
- Chủ trì, tổ chức phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá dịch vụ công ích, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai hướng dẫn và tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định bảo vệ môi trường về quản lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng ban hành, nhất là việc đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường của các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.
e) Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động giao thông vận tải; phối hợp quản lý chặt chẽ các phương tiện giao thông đường thủy đảm bảo môi trường, nguồn nước; tuyên truyền các trên các phương tiện giao thông công cộng việc phân loại chất thải tại nguồn, hạn chế việc xả thải chất thải rắn trên phương tiện xuống đường giao thông.
g) Sở Khoa học và Công nghệ:
- Triển khai đề tài, dự án thuộc chương trình “Tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường năm 2022”, đồng thời, tổ chức kiểm tra, đánh giá, thẩm định công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp đảm bảo công nghệ thân thiện với môi trường.
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tạo ra các giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, sản xuất được nhiều chế phẩm công nghệ sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thủy sản địa phương. Nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đầu tư công nghệ và sản phẩm sinh học phục vụ cho lĩnh vực môi trường, đặc biệt là các công nghệ và sản phẩm đáp ứng yêu cầu cho xử lý nước thải, rác thải, khí thải của tỉnh.
h) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục cấp phổ thông, cấp tiểu học.
i) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.
k) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường qua công tác báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình.
l) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các dự án liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
m) Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa bố trí nguồn kinh phí phù hợp, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong từng năm; chủ trì, xây dựng đơn giá dịch vụ chất thải rắn, phí vệ sinh môi trường của chất thải rắn thông thường.
n) Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (định kỳ hàng quý, chia sẻ thông tin về khối lượng, chủng loại phế liệu nhập khẩu; tình hình phế liệu không đáp ứng điều kiện nhập khẩu về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo).
o) Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị quản lý, sử dụng vốn để thực hiện các dự án thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị; các dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật.
p) Ban Quản lý các Khu công nghiệp:
- Thực hiện trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 5062/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 về việc ủy quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án nằm trong khu công nghiệp.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; thực hiện giám sát tình hình xây dựng và vận hành HTXLNTT của các khu công nghiệp năm 2022.
- Thực hiện các trách nhiệm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
q) UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa:
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.
- Chỉ đạo thực hiện các trách nhiệm được giao tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Thực hiện chặt chẽ, đúng quy định về xác nhận các thủ tục môi trường thuộc thẩm quyền; tiếp tục tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quản lý.
- Thực hiện rà soát tình hình dân cư sinh sống tại các cụm công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn quản lý và đề xuất lộ trình di dời dân cư sinh sống (nếu có) ra khỏi cụm công nghiệp. Kết quả thực hiện báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/6/2022 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
- Tiếp tục thực hiện trách nhiệm được phân công theo Quyết định số 18/2018/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường và chủ trì triển khai thực hiện các dự án có liên quan về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; chủ động tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng vùng dân tộc thiểu số về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động tuyên truyền; đồng thời, khuyến khích xây dựng các khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa đạt tiêu chí “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
- Nhân rộng mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý giảm thiểu chất thải nguy hại từ các cơ sở kinh doanh, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hướng GAP và các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục xây dựng các công trình khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; vận động người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thu gom gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào bể chứa căn cứ vào các vị trí đặt bể chứa đã được xây dựng để xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Chỉ thị số 54-CT/TU ngày 24/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5973/KH-UBND ngày 28/5/2020 của UBND tỉnh và đánh giá kết quả thực hiện; quy hoạch các điểm trung chuyển và tập kết chất thải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, tiếp tục thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông”, bố trí các điểm thu hồi thí điểm chất thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt tại các xã.
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý được phân công theo Kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, đơn vị.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch và chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thực hiện triển khai cụ thể nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022 và chủ động xây dựng các chương trình, đề án, dự án đã được phân công tại địa phương.
3. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa có trách nhiệm đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh năm 2022 về UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp trước ngày 15/12/2022.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường giúp UBND tỉnh làm đầu mối theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh trước ngày 31/12/2022.
Trên đây là Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và Biên Hòa căn cứ nội dung kế hoạch triển khai thực hiện./.
(Đính kèm: Phụ lục danh mục nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường năm 2022).
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)
Stt | Tên dự án/nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Nguồn kinh phí | Ghi chú |
1 | Xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Đồng Nai | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
2 | Triển khai hoạt động truyền thông môi trường hàng năm | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
3 | Hoạt động truyền thông môi trường với các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
4 | Xây dựng kế hoạch tập huấn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý cấp tỉnh và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
5 | Thu mẫu, phân tích mẫu phục vụ công tác giám sát, theo dõi việc khắc phục công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi; cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
6 | Kiểm tra, giám sát vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của các cơ sở | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
7 | Kiểm tra, hướng dẫn hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
8 | Lập báo cáo chuyên đề về “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa kiểm soát đối với các cơ sở thuộc nhóm loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
9 | Các dự án quan trắc môi trường (đất, nước, không khí, dioxin, trầm tích, nước thải) | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
10 | Vận hành hệ thống trạm quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai | Sở Tài nguyên và Môi trường | Sự nghiệp môi trường |
|
11 | Lắp đặt camera giám sát tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN | Ban Quản lý các KCN | Sự nghiệp môi trường |
|
12 | Đánh giá tổng thể các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN | Ban Quản lý các KCN | Sự nghiệp môi trường |
|
- 1Kế hoạch hành động 404/KH-UBND năm 2017 "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 337/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022
- 3Quyết định 1136/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Kế hoạch 2850/KH-UBND năm 2022 về cải thiện bảo vệ môi trường và thực hiện đánh giá kết quả theo Bộ chỉ số môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo định kỳ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình 27-CTr/TU về bảo vệ môi trường “Cần Thơ xanh và sạch”; phòng, chống ô nhiễm và ngập nghẹt thành phố giai đoạn 2022-2025
- 7Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 8Kế hoạch 499/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Quyết định 2862/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 166/QĐ-TTg năm 2014 Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2249/QĐ-UBND năm 2014 điều chỉnh Quyết định 2862/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
- 5Quyết định 18/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7Nghị định 67/2019/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
- 8Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 9Chỉ thị 38/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 2676/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 12Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 13Kế hoạch hành động 404/KH-UBND năm 2017 "về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 2728/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050
- 15Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 16Quyết định 337/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2022
- 17Quyết định 1136/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 18Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 03-CT/TU về tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 19Kế hoạch 2850/KH-UBND năm 2022 về cải thiện bảo vệ môi trường và thực hiện đánh giá kết quả theo Bộ chỉ số môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo định kỳ do tỉnh Bến Tre ban hành
- 20Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình 27-CTr/TU về bảo vệ môi trường “Cần Thơ xanh và sạch”; phòng, chống ô nhiễm và ngập nghẹt thành phố giai đoạn 2022-2025
- 21Quyết định 1061/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 22Kế hoạch 499/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 450/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Kế hoạch 88/KH-UBND về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2022
- Số hiệu: 88/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra