BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/2018/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018 |
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 15/2018/NĐ- CP ngày 22 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư này quy định việc thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ các cơ sở sau:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định, tàu cá có chiều dài dưới 15 mét;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
g) Cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản có xuất khẩu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu chứng nhận y tế (chứng thư, chứng nhận an toàn thực phẩm) bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.
2. Lỗi nặng: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.
3. Lỗi nhẹ: là sai lệch so với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia hoặc các quy định, có thể ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát an toàn thực phẩm.
4. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối.
5. Cơ sở sản xuất ban đầu thực phẩm nông, lâm, thủy sản: là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản, sản xuất muối.
6. Truy xuất nguồn gốc: là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông sản phẩm.
7. Thẩm định: là hoạt động xem xét, thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ, thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
Điều 4. Căn cứ thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm
1. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
1. Cơ quan thẩm định cấp trung ương: Là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Cơ quan thẩm định cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 6. Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định để xếp loại: Là hình thức thẩm định có thông báo trước, nhằm thẩm định đầy đủ các nội dung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở quy định tại
b) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;
c) Cơ sở đã được thẩm định không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi;
d) Cơ sở đã được thẩm định đạt yêu cầu nhưng hoãn thẩm định đánh giá định kỳ có thời hạn quá 06 tháng;
đ) Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng bị thu hồi hoặc thay đổi chủ sở hữu và có thay đổi điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm so với ban đầu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ: Là hình thức thẩm định không thông báo trước, được áp dụng đối với các cơ sở đã được xếp loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
Điều 7. Nội dung, phương pháp thẩm định
1. Nội dung thẩm định
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;
b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý an toàn thực phẩm;
c) Việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chương trình quản lý an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa;
d) Việc lấy mẫu kiểm nghiệm: Lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung thẩm định đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Phương pháp thẩm định: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, hiện trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phỏng vấn các đối tượng liên quan, lấy mẫu khi cần thiết.
Điều 8. Các hình thức xếp loại
1. Các hình thức xếp loại gồm
a) Loại A (tốt): Áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
b) Loại B (đạt): Áp dụng đối với các cơ sở cơ bản đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; vẫn còn một số sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
c) Loại C (không đạt): Áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Tiêu chí xếp loại cụ thể cho từng loại hình cơ sở được nêu tại tài liệu hướng dẫn thẩm định, xếp loại và hoàn thiện biên bản thẩm định quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Tần suất thẩm định đánh giá định kỳ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được quy định như sau:
1. Cơ sở xếp loại A: 1 lần/ 18 tháng;
2. Cơ sở xếp loại B: 1 lần/ 12 tháng;
3. Cơ sở xếp loại C: Thời điểm thẩm định lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được thẩm định và do Cơ quan thẩm định quyết định, nhưng không quá 3 tháng tính từ thời điểm thẩm định xếp loại C. Nếu thời điểm thẩm định lại trùng với thời điểm mùa vụ đã kết thúc thì đợt thẩm định lại sẽ được thực hiện khi bắt đầu vào mùa vụ kế tiếp.
Điều 10. Yêu cầu đối với trưởng đoàn, thành viên đoàn thẩm định và người lấy mẫu
1. Yêu cầu đối với trưởng đoàn
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định, các khóa đào tạo thẩm định viên;
c) Đã tham gia ít nhất 05 đợt thẩm định trong lĩnh vực thẩm định.
2. Yêu cầu đối với thành viên đoàn thẩm định
a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thẩm định;
3. Yêu cầu đối với người lấy mẫu
a) Có chuyên môn phù hợp;
b) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về lấy mẫu hoặc có chứng chỉ, giấy chứng nhận tham gia đào tạo hoặc tập huấn có nội dung về lấy mẫu.
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm, phí thẩm định xác nhận kiến thức ATTP được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Mục 1. THẨM ĐỊNH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN
Điều 12. Thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản
Hàng quý, cơ quan thẩm định thống kê, cập nhật danh sách các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại
b) Phạm vi, nội dung, hình thức thẩm định;
c) Tên, địa chỉ của cơ sở được thẩm định;
d) Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn;
đ) Trách nhiệm của cơ sở và đoàn thẩm định.
2. Trường hợp thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng thực phẩm nông, lâm, thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia đoàn thẩm định.
Điều 14. Tổ chức thẩm định tại cơ sở
1. Cơ quan thẩm định thông báo dự kiến thời điểm đến thẩm định để xếp loại cơ sở trước 05 ngày làm việc.
2. Đoàn thẩm định công bố quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung thẩm định.
3. Tiến hành thẩm định thực tế: xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu và thực tế điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; phỏng vấn, lấy mẫu kiểm nghiệm nếu cần theo quy định tại
b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả thẩm định;
c) Ghi rõ các hạng mục không bảo đảm an toàn thực phẩm và thời hạn yêu cầu cơ sở khắc phục các sai lỗi;
d) Nêu kết luận chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và dự kiến mức xếp loại cơ sở;
đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả thẩm định, cam kết khắc phục các sai lỗi (nếu có);
e) Có chữ ký của trưởng đoàn thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở, đóng dấu giáp lai của cơ sở (nếu có) vào biên bản thẩm định hoặc ký từng trang trong trường hợp cơ sở không có con dấu;
g) Trường hợp đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản thẩm định thì đoàn thẩm định phải ghi: “Đại diện cơ sở được thẩm định không ký biên bản” và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn thẩm định;
h) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ quan thẩm định, 01 bản lưu tại cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
Điều 16. Xử lý kết quả thẩm định
Sau khi thẩm tra biên bản thẩm định của đoàn thẩm định (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thẩm định thực hiện như sau:
1. Trường hợp thẩm định để xếp loại
a) Công nhận và thông báo kết quả thẩm định cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất thẩm định đánh giá định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.
b) Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ
a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất thẩm định áp dụng trong thời gian tới.
b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo việc xử lý vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi, thời hạn khắc phục và tổ chức thẩm định lại.
3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại
b) Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định tại
c) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
a) Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
6. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm;
b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận ATTP.
1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là các cơ quan có thẩm quyền nêu tại
b) Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.
3. Đối tượng được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải lưu giữ bản sao đã được chứng thực hợp lệ bằng cấp chuyên môn và bản photo chương trình đào tạo của các đối tượng này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, quản lý giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
5. Việc thẩm định, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm được thực hiện bằng bộ câu hỏi trắc nghiệm bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài đánh giá 45 phút.
6. Tài liệu về nội dung kiến thức an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì, phối hợp với các Tổng cục, Cục chuyên ngành liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 19. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy định cơ quan thẩm định nêu tại
b) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực trong quá trình thẩm định.
c) Ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả thẩm định do đoàn thẩm định thực hiện.
d) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được thẩm định và bảo mật kết quả thẩm định khi chưa có công nhận và thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định.
2. Thành viên đoàn thẩm định
a) Thẩm định, đánh giá sự phù hợp điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
b) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của trưởng đoàn thẩm định.
c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp thẩm định, lấy mẫu; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc thẩm định, lấy mẫu.
d) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được phân công với trưởng đoàn.
đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được thẩm định và bảo mật kết quả thẩm định khi chưa có công nhận và thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định.
Điều 24. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản
1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với đoàn thẩm định.
2. Tạo điều kiện cho đoàn thẩm định thực hiện thẩm định, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của đoàn thẩm định.
3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong biên bản thẩm định và gửi báo cáo bằng văn bản về cơ quan thẩm định theo đúng thời hạn nêu trong biên bản thẩm định.
4. Niêm yết công khai biên bản thẩm định tại cơ sở.
6. Thu hồi, xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định.
7. Được quyền khiếu nại với cơ quan thẩm định trong trường hợp không nhất trí với kết quả thẩm định của đoàn thẩm định.
8. Thông báo cho cơ quan thẩm định trong trường hợp dừng sản xuất, kinh doanh, giải thể, thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi điều kiện sản xuất hoặc thay đổi chủ sở hữu.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2019.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân thông tin về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
- 1Công văn 2062/QLCL-CL2 năm 2014 về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 2Công văn 2761/QLCL-CL2 năm 2014 kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất hai ngành hàng trở lên do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 5Thông báo 4065/TB-BNN-VP năm 2019 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1390/QĐ-BCT năm 2020 về bộ câu hỏi kiểm tra, đáp áp trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
- 7Công văn 1890/ATTP-PCTTR năm 2020 về việc Bổ sung nội dung trên Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate) để tạo điều kiện xuất khẩu hàng hóa là nông sản đã qua chế biến đến thị trường Hoa Kỳ do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- 1Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT năm 2023 hợp nhất Thông tư quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 3Công văn 2062/QLCL-CL2 năm 2014 về cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 4Công văn 2761/QLCL-CL2 năm 2014 kiểm tra cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất hai ngành hàng trở lên do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản ban hành
- 5Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 6Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 7Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT quy định về phương thức quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Thông báo 4065/TB-BNN-VP năm 2019 ý kiến kết luận của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 1390/QĐ-BCT năm 2020 về bộ câu hỏi kiểm tra, đáp áp trả lời thực hiện kiểm tra để xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
- 10Công văn 1890/ATTP-PCTTR năm 2020 về việc Bổ sung nội dung trên Giấy chứng nhận Y tế (Health Certificate) để tạo điều kiện xuất khẩu hàng hóa là nông sản đã qua chế biến đến thị trường Hoa Kỳ do Cục An toàn thực phẩm ban hành
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13528-1:2022 về Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (VietGAP) - Phần 1: Nuôi trồng thuỷ sản trong ao
Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Số hiệu: 38/2018/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/12/2018
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 209 đến số 210
- Ngày hiệu lực: 07/02/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực