Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện nội dung Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 -2025; Quyết định số 2879/QĐ-BNN-TCLN ngày 29/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 -2025;

Nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả Chương trình của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung như sau:

1. Mục đích

a) Cụ thể hóa các nhiệm vụ, định hướng, giải pháp thực hiện thuộc lĩnh vực lâm nghiệp theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời và thống nhất.

b) Đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp nhanh, bền vững trên cơ sở quản lý, bảo vệ phát triển, sử dụng bền vững rừng và diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp;

c) Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, chống sa mạc hóa, suy thoái đất, nâng tỷ lệ che phủ rừng; góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời thu hút nguồn lực đầu tư vào lâm nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân làm nghề rừng; đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phải bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, chính sách của Nhà nước; đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Trên cơ sở nội dung, giải pháp của Kế hoạch này; các cấp, các ngành, các chủ rừng chủ động phối hợp, tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, định hướng, giải pháp đã đặt ra. Nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đối với chính quyền địa phương, chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án,... thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, thường xuyên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

b) Góp phần phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai; hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, giảm phát thải khí nhà kính; phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập trung quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và diện tích rừng tăng thêm hàng năm gắn với cung ứng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh khoảng 4.618 lượt ha; trồng mới 7.295 ha cây xanh, tương đương với 14,507 triệu cây xanh (trong đó cây xanh trồng phân tán ở khu vực đô thị và nông thôn 1,253 triệu cây); góp phần đạt và duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng 52% vào năm 2025; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

b) Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5%/năm[1].

c) Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trông là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

a) Bảo vệ rừng

- Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hiện có và diện tích rừng tăng trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đối với 106.671,55 ha rừng tự nhiên và 109,08 ha rừng ngập mặn.

- Tăng cường công tác tuần tra, truy quét bảo vệ rừng; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, UBND cấp xã trong công tác bảo vệ rừng nói riêng và toàn thể người dân trên địa bàn tỉnh nói chung; huy động tối đa nguồn lực toàn xã hội cho công tác bảo vệ rừng.

- Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp: Thực hiện nghiêm công tác điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhằm giảm tối đa số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại so với giai đoạn 2016-2020. Nâng cao nhận thức người dân trong việc chấp hành Luật Lâm nghiệp và pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực lâm nghiệp. Kiên quyết đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, đưa ra xử lý, xét xử các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật.

b) Bảo tồn đa dạng sinh học

- Tổ chức quản lý chặt chẽ và giữ ổn định toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của lĩnh vực lâm nghiệp. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho các khu rừng.

Tăng cường thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên lâm phận thuộc địa bàn tỉnh quản lý; trong đó, ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án điều tra tính đa dạng hệ động thực vật rừng làm cơ sở xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng có tính bảo tồn cao; đến năm 2025, thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Khu Tây huyện Ba Tơ và thực hiện điều tra, đánh giá để đề xuất thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cà Đam huyện Trà Bồng; tiếp tục chính sách hỗ trợ để phân định ranh giới giữa các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng,...

2. Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Đối với rừng tự nhiên

- Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên thông qua việc bảo vệ và thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm tăng cường trữ lượng và khả năng hấp thụ các-bon của rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống và giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 4.618 lượt ha (bình quân khoảng 923 ha/năm), trong đó: Khoanh nuôi mới 1.070 ha; khoanh nuôi chuyển tiếp 620 ha.

- Thực hiện hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng và làm giàu rừng tự nhiên khoảng 170 ha.

b) Đối với rừng trồng

- Phát triển rừng phòng hộ:

+ Diện tích trồng rừng tập trung 1.175 ha (bình quân khoảng 235 ha/năm). Đẩy mạnh trồng và phục hồi rừng tại các khu vực phòng hộ, đầu nguồn, nơi có nguy cơ sạt lở và đất đồi núi chưa sử dụng.

+ Nâng cao chất lượng trồng rừng phòng hộ thay thế những diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Gắn chặt nhiệm vụ trồng rừng với chăm sóc, bảo vệ rừng để đảm bảo tỷ lệ thành rừng.

- Phát triển rừng sản xuất:

+ Tập trung phát triển trồng rừng sản xuất theo các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp từng bước áp dụng cơ giới hóa vào công tác trồng rừng. Phấn đấu đến năm 2025, sản lượng gỗ rừng trồng trong tỉnh (gỗ rừng trồng tập trung, cây trồng phân tán....) đáp ứng cơ bản nhu cầu nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và thị trường lâm sản của tỉnh; sản lượng gỗ rừng trồng khai thác (gỗ tròn) hàng năm đạt khoảng 2.132.800 m3, đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, chế biến[2].

+ Kiện toàn, thành lập từ 5-7 hợp tác xã, tổ hợp tác có hoạt động lâm nghiệp nhằm thực hiện liên kết giữa người trồng rừng với trồng rừng để quản lý rừng bền vững; liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị giữa chủ rừng và doanh nghiệp chế biến. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh thành lập, mở rộng vườn ươm giống công nghệ cao để thực hiện cung cấp giống chất lượng phục vụ cho công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình quân 20 m3/ha/năm.

Giai đoạn 2021 - 2025, đẩy mạnh việc trồng mới trên 01 triệu cây xanh phân tán tại khu vực nông thôn, đô thị theo mục tiêu kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

c) Phát triển lâm sản ngoài gỗ

Phát triển các mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng gắn với bảo vệ rừng, phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào sản phẩm chủ lực của tỉnh từ cây Quế. Đến năm 2025, phấn đấu phát triển, duy trì ổn định khoảng 5.400 ha diện tích trồng Quế; đồng thời, phát triển các sản phẩm tiềm năng địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi địa phương như: Thất diệp nhất chi hoa, Sa nhân, Măng nứa,...

3. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

a) Tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là tổ chức Nhà nước; huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng chủ rừng còn lại chủ động xây dựng, thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

b) Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả bền vững đối với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng; trong đó, đến năm 2025, diện tích rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt khoảng 10.000 - 20.000 ha.

4. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

a) Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, đến chế biến, tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản.

b) Tập trung vào phát triển, thu hút các doanh nghiệp phát triển cơ sở chế biến sâu các sản phẩm lâm sản chủ lực từ gỗ rừng trồng, như: Ván ghép thanh, ván lạng,... Khuyến khích, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào xây dựng từ 02 - 03 cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nhằm đảm bảo đầu ra, nâng cao giá trị sản phẩm.

c) Chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất, hình thành các tổ, nhóm sản xuất theo từng mặt hàng lâm sản ngoài gỗ, tiến tới hình thành các hợp tác xã lâm nghiệp chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị sản phẩm và định hướng sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.

5. Phát triển các dịch vụ từ rừng

a) Thúc đẩy việc triển khai thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu, tái đầu tư cho phát triển lâm nghiệp; khuyến khích phát triển du lịch sinh thái rừng nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng; đẩy mạnh việc khai thác du lịch, dịch vụ sinh thái tại các khu rừng, xây dựng các mô hình kinh doanh rừng tổng hợp trong đó có sự định hướng, điều tiết của Nhà nước làm cơ sở nhân rộng mô hình.

b) Tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về việc giảm phát thải khí nhà kính; đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để tham gia vào thị trường tín chỉ các bon theo lộ trình tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.

6. Tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng

Thông qua chương trình, đề án, dự án bảo vệ, phát triển rừng giúp hộ gia đình, cá nhân sống dựa vào rừng nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, tăng cường hiệu quả trồng, chăm sóc, sơ chế, chế biến các lâm sản ngoài gỗ thu hái từ rừng theo kế hoạch; đồng thời, phát triển các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng các giống vật nuôi đặc trưng của địa phương; tiếp cận và xây dựng các mô hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng trên cơ sở giữ gìn phát huy nét đẹp của bản sắc văn hóa bản địa truyền thống gắn với công tác quản lý, bảo vệ rừng,...

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG, DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 31/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)[3];

2. Mô hình trồng rừng phòng hộ và mô hình trồng đai cây xanh phân định ranh giới giữa các loại rừng (Quyết định: số 51/QĐ-UBND ngày 08/01/2018; số 2031/QĐ-UBND ngay 14/11/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi);

3. Dự án hiện đại hóa, nâng cao năng lực giám sát diễn biến tài nguyên và đất quy hoạch lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi);

4. Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng phòng hộ trên lâm phần của Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi quản lý, giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 03/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi);

5. Đề án hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 14/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi);

6. Liên kết phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (theo Thông báo số 465/TB-UBND ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh);

7. Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện Đề án Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 985/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh).

8. Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

V. KHÁI TOÁN NHU CẦU VỐN

1. Khái toán tổng nhu cầu vốn thực hiện Kế hoạch: 2.182.282 triệu đồng (gồm: Ngân sách Nhà nước: 116.150 tỷ đồng; Các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước: 2.066.132 triệu đồng), trong đó:

- Nguồn ngân sách Trung ương: 45.243 triệu đồng, chiếm 2,1%;

- Nguồn ngân sách địa phương: 70.907 triệu đồng, chiếm 3,2%;

- Nguồn dịch vụ môi trường rừng: 94.267 triệu đồng, chiếm 4,3%;

- Các nguồn vốn khác khác: 1.971.865 triệu đồng, chiếm 90,4%.

2. Căn cứ vào khả năng bố trí, huy động nguồn lực và khả năng thực hiện các nội dung Chương trình, thời gian thực hiện, kinh phí sẽ bố trí vốn theo tiến độ hằng năm.

(Không bao gồm nguồn kinh phí theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025).

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cơ chế, chính sách

a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành. Nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng, khuyến khích các hình thức liên kết với hộ dân để phát triển rừng ven biển kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo hướng sinh thái bền vững, nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái[4]; chú trọng cơ chế chính sách về khôi phục và phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

b) Rà soát, đánh giá, đề nghị điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành hoặc đề xuất xây dựng chính sách mới để thực hiện Kế hoạch; tổ chức theo dõi việc triển khai thực hiện pháp luật lĩnh vực lâm nghiệp.

2. Triển khai thực hiện Kế hoạch; tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung Chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức cá nhân có liên quan; nhất là các chủ rừng là tổ chức: Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh, các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp;...

b) Đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học của rừng; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, cộng đồng dân cư, nhất là người dân làm nghề rừng, sống ở gần rừng, ven rừng.

3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

a) Tổ chức thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025; tiếp tục thực hiện Quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh; tích hợp nội dung quy hoạch Lâm nghiệp vào Quy hoạch cấp tỉnh, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học; bảo đảm quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh kế của người dân.

b) Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, không chuyển diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ven biển có nguồn gốc đầu tư từ ngân sách Nhà nước sang mục đích sử dụng khác; xử lý kiên quyết các vi phạm pháp luật về mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái quy định pháp luật.

c) Tiếp tục giao rừng, cho thuê rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật để đảm bảo diện tích rừng đều có chủ rừng thực sự, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng, phát triển rừng.

d) Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết hợp tác trong trồng rừng, phát triển rừng, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản.

4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất

a) Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp Nhà nước; khuyến khích hình thành các công ty cổ phần, và các hình thức liên kết hợp tác giữa các chủ rừng trong phát triển rừng sản xuất để hình thành vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành lâm nghiệp.

b) Tổ chức sản xuất theo liên kết chuỗi, từ trồng rừng, khai thác rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh; khuyến khích hình thành các doanh nghiệp lớn, có uy tín, có thương hiệu trong sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản gắn với vùng nguyên liệu.

c) Khuyến khích hình thành các hợp tác xã lâm nghiệp để hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ...; nâng cao năng lực cho chủ rừng, doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất.

d) Tiếp tục nghiên cứu, phát triển và nhân rộng mô hình hợp tác trong lâm nghiệp, trong đó chú trọng các mô hình hợp tác trồng cây dược liệu dưới tán rừng tạo điều kiện thuận lợi để người dân, hộ gia đình góp cùng doanh nghiệp để tổ chức sản xuất sản xuất lâm nghiệp, hàng hóa, góp phần cao thu nhập; khai thác và tận dụng lợi thế nền lâm nghiệp nhiệt đới, xây dựng và phát triển các vùng sản xuất quy mô lớn và các loại hình du lịch sinh thái bền vững gắn với bảo vệ, phát triển rừng.

5. Khoa học, công nghệ và khuyến lâm

a) Xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án, đề tài nghiên cứu chọn tạo giống cây rừng bản địa đưa vào trồng rừng; kỹ thuật thâm canh rừng và trồng rừng gỗ lớn; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong các khâu trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản để nâng cao năng suất, chất lượng; công tác bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hiệu quả lợi ích từ nguồn gen. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo, chuyển giao công nghệ và hoạt động khuyến lâm. Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất; quản lý nguyên liệu và sản xuất sản phẩm lâm sản từ gỗ rừng trồng.

b) Đầu tư tăng cường năng lực quản lý, điều phối, giám sát ngành lâm nghiệp. Duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về theo dõi, giám sát đánh giá Chương trình gắn với công tác thống kê ngành lâm nghiệp; phối hợp tổ chức thực hiện hiệu quả điều tra, đánh giá tài nguyên rừng; tăng cường năng lực báo cáo, đảm bảo thông suốt, kịp thời, hiệu quả, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Thực hiện chuyển đổi số và sử dụng trí tuệ nhân tạo trong theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp và các tổ chức đào tạo thực hiện hợp tác trong đào tạo, nâng cao kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường.

7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

a) Tranh thủ nguồn vốn của các chương trình, dự án để phát triển lâm nghiệp; trong đó, ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển rừng ven biển gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ các-bon từ rừng, dịch vụ môi trường rừng; các chương trình, dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành lâm nghiệp.

b) Chủ động thích ứng với những rào cản kỹ thuật, quy định pháp lý của các thị trường nhập khẩu;

c) Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong tiêu thụ và thương mại lâm sản; đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển.

8. Huy động các nguồn vốn

Thực hiện đa dạng nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch này, tăng cường huy động vốn từ các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng, để thực hiện các nhiệm vụ trong phạm vi Chương trình đảm bảo không trùng lặp với các Kế hoạch, Chương trình khác. Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn vốn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của pháp luật hiện hành.

9. Lồng ghép, phối hợp với các Chương trình, dự án khác

a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình, dự án với các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn để thực hiện hiệu quả Chương trình.

b) Phối hợp triển khai hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 1799/KH-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; các Chương trình, dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đang trong quá trình thực hiện.

10. Quản lý, điều hành thực hiện Chương trình

Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 -2025; Quyết định số 29/QĐ-SNNPTNT ngày 19/01/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, Văn phòng Ban Chỉ đạo có trách nhiệm giúp Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi; đồng thời giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này.

b) Rà soát, đề xuất tham mưu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án; thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong phát triển lâm nghiệp.

c) Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch; hàng năm, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, tham mưu UBND tỉnh xây dựng báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện; tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch và đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương, vốn đầu tư ngân sách tỉnh hàng năm đảm bảo mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị; Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí của Trung ương bố trí; đồng thời, bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh và theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước để thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Ưu tiên đưa nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhất là các đề tài nghiên cứu, mô hình thực nghiệm, dự án trồng, phát triển các loại cây trồng lâm nghiệp có năng suất, chất lượng cao, cây lâm sản ngoài gỗ và cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm để triển khai thực hiện.

5. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND cấp huyện và đơn vị có liên quan, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản theo cơ chế, chính sách về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn; cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, xúc tiến thương mại sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản và các quy định pháp luật hiện hành.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch; tổ chức thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững gắn liền Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và các chương trình, dự án khác phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

7. Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp thực hiện các nội dung của Tiểu Dự án 1, 2 Dự án 3 Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo lồng ghép hiệu quả các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp.

8. Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, quản lý của tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và giám sát việc thực hiện.

9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Chính trị - Xã hội

Đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

10. Các chủ rừng là tổ chức

Thực hiện xây dựng, trình thẩm định, phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định; tổ chức thực hiện tốt các nội dung liên quan của Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025; phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt và phương án kinh doanh của đơn vị.

11. Các Sở, ngành liên quan

Căn cứ nội dung, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép các nội dung thực hiện nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch hàng năm hoặc 05 năm; tổ chức triển khai các nhiệm vụ và hoạt động ưu tiên của của Kế hoạch này. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.

12. Chế độ thông tin báo cáo: Định kỳ hàng năm các sở, ngành, địa phương tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/11 để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

(Chi tiết có Phụ lục I, II, III, IV, V kèm theo).

Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu gặp khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét để có biện pháp tháo gỡ, tạo điều kiện để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung đề ra.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Các Tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Quảng Ngãi;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- VP BCĐ CTPTLNBV (Chi cục Kiểm lâm);
- Các chủ rừng (giao Sở NN và PTNT sao gửi);
- VPUB; CVP, PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, KTNph129.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Phước Hiền

 

PHỤ LỤC 1

CÁC NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGẢI
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 12/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện/ hoàn thành

Kết quả/sản phẩm

I

KIỆN TOÀN BAN CHỈ ĐẠO, VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO

1

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 -2025

Sở Nội vụ (trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Năm 2022

Quyết định số 1758/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

2

Thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 -2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Năm 2023

Quyết định số 29/QĐ-SNNPTNT ngày 18/01/2023 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

II

TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1

Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

 

 

 

 

a)

Bảo vệ rừng

Các chủ rừng; UBND cấp xã (đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê)

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Góp phần bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên 106.671,55 ha, rừng ngập mặn 109,08 ha

b)

Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Đến năm 2025, thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Khu Tây huyện Ba Tơ; Điều tra, đánh giá để đề xuất thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cà Đam huyện Trà Bồng

2

Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

 

 

 

 

a)

Đối với rừng tự nhiên

Chủ rừng; UBND cấp xã (đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê)

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định phê duyệt hồ sơ thuyết minh thiết kế và dự toán hỗ trợ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 1.070 ha

b)

Đối với rừng trồng

 

-

Phát triển trồng rừng sản xuất theo các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh

Chủ rừng; đại diện chủ rừng

Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

sản lượng gỗ rừng trồng khai thác (gỗ tròn) hàng năm đạt khoảng 2.132.800 m3, đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất, chế biến

-

Kiện toàn, thành lập các tổ chức có hoạt động lâm nghiệp; Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Từ 5-7 hợp tác xã, tổ hợp tác; Năng suất bình quân đạt 20m3/ha/năm;

c)

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

 

 

 

 

-

Tiểu dự án 1, 2 thuộc dự án 3 Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I; từ năm 2021 đến năm 2025;

Ban Dân tộc tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ rừng; đại diện chủ rừng; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Hỗ trợ ít nhất 02 chuỗi hoạt động phát triển lâm sản ngoài gỗ, trong đó có ít nhất 01 hoạt động phát triển vùng dược liệu quý theo hướng tập trung

-

Đề xuất và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ rừng; đại diện chủ rừng; Các Sở, ban, ngành

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học công nghệ được thực hiện

3

Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Các cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ rừng; doanh nghiệp

Hàng năm

- Mỗi địa phương cấp huyện hoàn thành ít nhất 01 mô hình;

- Diện tích rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt từ 10.000-20.000 ha

4

Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

Sở Kế hoạch và Đầu tư

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

- Thu hút các doanh nghiệp phát triển cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, như: ván ghép thanh, ván lạng,..

- Kêu gọi xây dựng từ 02-03 cơ sở, nhà máy bảo quản, chế biến sản phẩm lâm sản ngoài gỗ

5

Phát triển các dịch vụ từ rừng

Chủ rừng; đại diện chủ rừng

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Xây dựng, thực hiện ít nhất 01 đề án, dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

6

Tăng cường năng lực và phát triển sinh kế cho cộng đồng, người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Đến năm 2025, góp phần tăng mức thu nhập bình quân của người làm lâm nghiệp tăng 1,25 lần /đơn vị diện tích so với năm 2020

III

TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP

 

 

 

 

1

Cơ chế, chính sách lĩnh vực lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Các văn bản hướng dẫn, đề xuất chính sách đặc thù của địa phương (nếu có)

2

Triển khai thực hiện Kế hoạch; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố;

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Các hoạt động tuyên truyền: báo, đài, đợt tuyên truyền lưu động,...

3

Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

 

 

 

 

a)

Triển khai tổ chức thực hiện Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Các hoạt động tổ chức triển khai, văn bản hướng dẫn

b)

Tiếp tục thực hiện Quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Các hoạt động tổ chức triển khai, văn bản hướng dẫn

c)

Chỉ đạo xây dựng, thực hiện phương án chuyển loại rừng theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi

Chủ rừng; đại diện chủ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định (sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hướng dẫn theo quy định

4

Triển khai các hoạt động khoa học công nghệ và khuyến lâm

 

 

 

 

a)

Khoa học, công nghệ

Cơ quan đề xuất: các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; chủ rừng; đại diện chủ rừng;

- Sở Khoa học và công nghệ ưu tiên đưa vào danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Tổ chức triển khai các đề tài, nghiên cứu giống cây bản địa và lâm sản ngoài gỗ

b)

Khuyến lâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Tổ chức thực hiện các mô hình khuyến lâm

5

Phát triển nguồn nhân lực

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Các hoạt động đào tạo, tập huấn

6

Huy động các nguồn vốn

 

 

 

 

a)

Ngân sách Nhà nước

 

 

 

 

-

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Sở Tài chính tỉnh; Sở Kế hoạch và đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Dự toán ngân sách phân bổ theo kế hoạch, đề án, dự án đầu tư,...

-

Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS và MN

Ban Dân tộc tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định phân bổ dự toán

b)

Nguồn dịch vụ môi trường rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định dự toán phê duyệt

c)

Các nguồn vốn khác

Chủ rừng; đại diện chủ rừng

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Nguồn vốn theo dự án, đề án, kế hoạch, hoạt động,..

IV

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG

1

Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Hàng năm

Kế hoạch thực hiện Chương trình

2

Tổng hợp kế hoạch phân bổ kinh phí sự nghiệp gửi Sở Tài chính tổng hợp cân đối, bố trí vốn địa phương cho các đơn vị thực hiện Chương trình

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Văn bản, kế hoạch phân bổ kinh phí

3

Cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định phân khai vốn

4

Cân đối bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định của pháp luật liên quan

Sở Tài Chính

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Quyết định phân khai vốn

5

Tổ chức thực hiện các Chương trình, Dự án, Đề án, Kế hoạch,... đã được phê duyệt, khởi công mới

Chủ dự án; chủ rừng; đại diện chủ rừng.

Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan

Hàng năm

Tổ chức thực hiện các hoạt động lâm nghiệp đã được phê duyệt

6

Phê duyệt các công trình lâm sinh

 

 

 

 

a)

Là công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định

Các Sở, ban ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh

b)

Là công trình thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư:

Phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan kiểm lâm sở tại chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh

Các phòng, ban, đơn vị liên quan

 

Quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư theo thẩm quyền

V

KIỂM TRA GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1

Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng BCĐ)

UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị lâm nghiệp trực thuộc Sở; các Công ty lâm nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Hàng năm

Báo cáo

2

Định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng BCĐ)

Hàng năm; 5 năm

Báo cáo/hội nghị

 

PHỤ LỤC II

HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 12/4/2023/của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Đơn vị

Tổng diện tích tự nhiên (ha)

Tổng cộng (ha)

Tổng diện tích đất có rừng trong quy hoạch lâm nghiệp (ha)

Ngoài quy hoạch phát triển rừng (ha)

Cây trồng phân tán (ha)

Tỷ lệ che phủ rừng (không bao gồm cây phân tán) (%)

Tỷ lệ che phủ rừng (bao gồm cây phân tán) (%)

Tổng

Phòng hộ

Sản xuất

Cộng

Diện tích đất có rừng tham gia tính độ che phủ

Diện tích rừng trồng chưa đủ tiêu chí thành rừng

Cộng

Diện tích đất có rừng tham gia tính độ che phủ

Diện tích rừng trồng chưa đủ tiêu chí thành rừng

Cộng

Diện tích đất có rừng tham gia tính độ che phủ

Diện tích rừng trồng chưa đủ tiêu chí thành rừng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

(1)

(2)

(3)

(4)=(7)+(8)+(11)+ (12)+(15)+(16)

(5)=(6)+(10)

(6)=(7)+(8)+
(9)

(7)

(8)

(9)

(10)=(11)+ (12)+(13)

(11)

(12)

(13)

(14)=(15)+ (16)+(17)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

1

Bình Sơn

46.685,24

15.803,44

9.396,29

2.191,12

1.025,79

742,34

422,99

7.205,17

43,01

5.514,65

1.647,51

9.630,70

0,59

8.477,06

1.153,05

808,00

33,85

35,58

2

Tư Nghĩa

20.560,90

5.246,32

5.702,54

2.262,60

2.152,89

45,36

64,35

3.439,94

122,95

1.890,29

1.426,70

1.622,80

2,97

1.031,86

587,97

106,00

25,52

26,03

3

Sơn Tây

38.563,67

23.138,52

21.330,28

14.448,34

10.440,64

2.877,90

1.129,80

6.881,94

1.725,02

2.992,46

2.164,46

8.905,33

413,24

4.689,26

3.802,83

18,00

60,00

60,05

4

Sơn Tịnh

24.386,00

7.294,80

4.365,53

269,22

67,41

198,14

3,67

4.096,31

42,95

2.997,84

1.055,52

5.374,13

12,99

3.975,47

1.385,67

725,00

29,91

32,89

5

Minh Long

23.729,66

15.507,71

17.532,93

9.093,44

8.338,60

573,67

181,17

8.439,49

601,31

4.585,25

3.252,93

2.487,32

21,67

1.387,21

1.078,44

71,00

65,35

65,65

6

Nghĩa Hành

23.448,56

9.589,51

10.240,55

993,46

580,83

211,80

200,83

9.247,09

2.012,20

4.573,37

2.661,52

2.588,14

-

2.211,31

376,83

276,00

40,90

42,07

7

Đức Phổ

37.305,26

14.805,13

14.142,93

3.493,72

1.451,59

1.713,59

328,54

10.649,21

496,83

7.922,61

2.229,77

3.661,31

5,09

3.215,42

440,80

919,77

39,69

42,15

8

Mộ Đức

21.408,22

5.641,00

5.459,32

2.397,76

1.138,08

1.057,43

202,25

3.061,56

24,15

2.300,61

736,80

1.391,06

0,50

1.120,23

270,33

1.097,02

26,35

31,47

9

Sơn Hà

72.826,30

41.540,45

38.752,28

24.931,05

16.850,32

5.801,85

2.278,88

13.821,23

97,76

6.877,17

6.846,30

15.766,34

37,77

11.875,58

3.852,99

83,00

57,04

57,15

10

Trà Bồng

76.040,69

45.544,11

43.331,81

19.940,00

16.148,53

2.692,50

1.098,97

23.391,81

4.658,50

13.258,68

5.474,63

13.504,34

864,34

7.921,56

4.718,44

45,45

59,89

59,95

11

Ba Tơ

113.795,69

77.425,25

86.558,94

33.990,56

24.313,14

8.045,12

1.632,30

52.568,38

12.916,07

26.063,23

13.589,08

9.598,81

62,90

6.024,79

3.511,12

504,87

68,04

68,48

12

TP Quảng Ngãi

15.734,78

1.349,61

653,37

76,76

-

73,81

2,95

576,61

0,92

500,45

75,24

940,96

-

774,43

166,53

421,60

8,58

11,26

13

Lý Sơn

1.039,90

108,60

86,86

82,84

-

82,46

0,38

4,02

-

4,02

-

24,97

-

22,12

2,85

0,75

10,44

10,52

 

TỔNG

515.524,87

262.994,45

257.553,63

114.170,87

82.507,82

24.115,97

7.547,08

143.382,76

22.741,67

79.480,63

41.160,46

75.496,21

1.422,06

52.726,30

21.347,85

5.076,45

51,01

52,00

 

PHỤ LỤC III

CÁC CHỈ TIÊU CHÍNH THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 12/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

Thực hiện

Kế hoạch

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

52

51,75

52

52

52

52

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐDSH CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tại khu vực ngoài khu vực II, III

lượt ha

58.843

5.565

5.708

8.549

17.622

21.400

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng tại khu vực ngoài khu vực II, III

lượt ha

46.571

7.734

8.191

10.203

10.066

10.377

3

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

 

208

3

4

63

67

71

3,1

Xây dựng cơ sở hạ tầng PCCCR

 

142

3

4

46

45

44

a

Chòi canh lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

chòi

28

 

 

9

9

10

b

Trạm bảo vệ rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

Trạm

8

 

 

4

3

1

c

Đường ranh cản lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

km

30

 

 

10

10

10

d

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

biển

76

3

4

23

23

23

3,2

Xây dựng, cải tạo đường lâm nghiệp

km

60

 

 

15

20

25

3,3

Các hoạt động khác

hoạt động

6

 

 

2

2

2

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG TẠI KHU VỰC NGOÀI KHU VỰC II, III

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng rừng tập trung

ha

124.945

27.468

22.227

25.100

25.100

25.050

a

Trồng rừng sản xuất

 

123.770

27.217

22.153

24.800

24.800

24.800

b

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

 

1.175

251

74

300

300

250

2

Khoanh nuôi tái sinh

ha

4.618

620

558

1.300

1.070

1.070

a

KN xúc tiến tái sinh tự nhiên TN

ha

 

 

 

 

 

 

 

KN mới

ha

 

 

 

 

 

 

 

KN chuyển tiếp

ha

 

 

 

 

 

 

b

KN xúc tiến tái sinh TN có trồng bổ sung

ha

4.618

620

558

1.300

1.070

1.070

 

KN mới

ha

1.070

 

 

742

328

 

 

KN chuyển tiếp

ha

3.548

620

558

558

742

1.070

3

Trồng cây phân tán

nghìn cây

1.107

142

147

261

280

277

4

Làm giàu rừng

 

170,00

 

 

40

130

 

IV

KHAI THÁC GỖ

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

Khai thác chính

m3

 

 

 

 

 

 

 

Khai thác tận dụng

m3

 

 

 

 

 

 

b

Từ rừng trồng tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

123.950

27.217

22.153

24.580

25.000

25.000

 

Sản lượng

m3

12.067.933

2.065.647

2.402.286

2.500.000

2.550.000

2.550.000

c

Từ cây gỗ trồng phân tán

m3

275.000

55.000

55.000

55.000

55.000

55.000

V

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

ha

369.627

5.971

13.333

111.708

116.308

122.308

1

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

ha

320.607

2.985

6.666

101.118

103.418

106.418

a

Rừng tự nhiên

 

222.656

279

889

73.829

73.829

73.829

b

Rừng trồng

 

97.951

2.707

5.777

27.289

29.589

32.589

2

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

ha

49.020

2.985

6.666

10.589

12.889

15.889

a

Rừng tự nhiên

ha

3.837

279

889

889

889

889

b

Rừng trồng

ha

45.184

2.707

5.777

9.700

12.000

15.000

 

PHỤ LỤC IV

KHÁI TOÁN CÁC NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 12/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Tổng cộng

Thực hiện

Kế hoạch

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

TỔNG CỘNG

2.182.282

431.364

362.459

422.199

461.254

505.006

I

Ngân sách nhà nước

116.150

8.012

14.632

29.199

31.054

33.253

1

Trung ương

45.243

4.000

9.280

8.781

10.537

12.645

a

Đầu tư phát triển

0

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025

45.243

4.000

9.280

8.781

10.537

12.645

2

Địa phương

70.907

4.012

5.352

20.418

20.517

20.609

a

Đầu tư phát triển

58.439

2.835

2.949

17.552

17.552

17.552

b

Sự nghiệp

12.468

1.177

2.403

2.866

2.965

3.057

II

Vốn ODA

0

0

0

0

0

0

III

Vốn ngoài ngân sách Nhà nước

2.066.132

423.352

347.827

393.000

430.200

471.753

1

Dịch vụ môi trường rừng

94.267

15.097

15.537

21.000

21.000

21.633

2

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

1.971.865

408.255

332.290

372.000

409.200

450.120

 

PHỤ LỤC V

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN (VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN - NGÂN SÁCH TỈNH) THEO KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 12/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm XD

Thời gian KC-HT

Quyết định đầu tư/điều chỉnh

Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 -2025

Thực hiện năm 2021

Thực hiện năm 2022

Dự kiến kế hoạch giai đoạn 2023-2025

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Thu hồi khoản vốn ứng trước

Thanh toán nợ đọng XDCB

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

 

TỔNG

 

 

 

442.660

151.493

291.167

58.439

 

 

2.835

 

2.835

2.949

 

2.949

52.655

 

52.655

1

Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020

 

 

 

381.960

151.493

230.467

12.774

 

 

2.835

 

2.835

2.949

 

2.949

6.990

 

6.990

a

Dự án nhóm B

 

 

 

376.556

148.154

228.402

11.990

 

 

2.835

 

2.835

2.165

 

2.165

6.990

 

6.990

 

Dự án Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 31/07/2020)

Thuộc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ

2011-2026

Quyết định số 1089/QĐ-UBND ngày 31/07/2020

376.556

148.154

228.402

11.990

 

 

2.835

 

2.835

2.165

 

2.165

6.990

 

6.990

b

Dự án nhóm C

 

 

 

5.404

3.339

2.065

784

 

 

 

 

 

784

 

784

 

 

 

 

Mô hình trồng rừng phòng hộ và mô hình trồng đai cây xanh phân định ranh giới giữa các loại rừng

Huyện Minh Long, Sơn Tây

2018-2021

Quyết định: số 51/QĐ UBND ngày 08/01/2018; số 2031/QĐ-UBND ngày 14/11/2018

5.404

3.339

2.065

784

 

 

 

 

 

784

 

784

 

 

 

2

Các dự án khởi công mới năm tới 2023

 

 

 

60.700

 

60.700

45.665

 

 

 

 

 

 

 

 

45.665

 

45.665

a

Dự án nhóm C

 

 

 

60.700

 

60.700

45.665

 

 

 

 

 

 

 

 

45.665

 

45.665

-

Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Quảng Ngãi quản lý, giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 845/QĐ-UBND ngày 03/8/2022)

Thuộc lâm phần quản lý của BQL rừng phòng hộ

 

đang lập thủ tục đầu tư

51.700

 

51.700

36.665

 

 

 

 

 

 

 

 

36.665

 

36.665

-

Hiện đại hóa, nâng cao năng lực giám sát tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn

Trên địa bàn toàn tỉnh

 

đang lập thủ tục đầu tư

9.000

 

9.000

9.000

 

 

 

 

 

 

 

 

9.000

 

9.000

 



[1] - Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0% -5,5%/năm (Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ năm 2020 (bao gồm chế biến lâm sản và các dịch vụ lâm nghiệp) 5,0%-5,5%/năm (Quyết định số 1799/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

- Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt bình quân 4,0%-5%/năm (Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

[2] Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

[3] Dự án chuyển tiếp, dự kiến thời gian kết thúc dự án đến hết năm 2026.

[4] Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt văn kiện và Quyết định đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật: sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Son thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  • Số hiệu: 86/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 12/04/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Trần Phước Hiền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản