Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 23 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 3 NĂM THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

Thực hiện Kế hoạch số 1871/KH-TTCP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Thanh tra Chính phủ về việc tổng kết đánh giá 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau;

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a. Đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế, bất cập trong tổ chức thi hành Luật Tiếp công dân.

b. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập; kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sửa đổi Luật Tiếp công dân và những văn bản pháp luật có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân (nếu cần thiết).

2. Yêu cầu

a. Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, triển khai đến từng sở, ngành và huyện, thành phố; bảo đảm tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.

b. Nội dung tổng kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế kết quả tổ chức thực hiện pháp luật của từng cấp, từng ngành, đồng thời tham khảo ý kiến đánh giá của công dân, tổ chức.

II. PHẠM VI, NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Phạm vi tổng kết

Tổng kết, đánh giá các quy định của Luật Tiếp công dân và thực tiễn 03 năm thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 đến ngày 01 tháng 7 năm 2017 trong phạm vi toàn tỉnh.

2. Nội dung tổng kết

Tổng kết thực hiện Luật Tiếp công dân tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình triển khai thực hiện Luật (công tác chỉ đạo của lãnh đạo các các sở, ngành, huyện, thành phố; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai; ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định...);

- Tình hình công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ khi Luật Tiếp công dân có hiệu lực thi hành.

- Đánh giá tình hình, kết quả của hoạt động tiếp công dân và những thuận lợi, hạn chế khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Luật Tiếp công dân:

+ Về quyền, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân;

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban Tiếp công dân các cấp;

+ Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước trong việc tiếp công dân; trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân thường xuyên;

+ Hoạt động tiếp công dân trong trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung;

+ Hoạt động phân loại và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp công dân;

+ Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân.

- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tiếp công dân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố

Xây dựng Báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân theo Đề cương kèm theo Kế hoạch này và tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Tiếp công dân (căn cứ vào tình hình thực tế, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố có thể tổ chức, hoặc không tổ chức hội nghị tổng kết). Báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để tổng hợp. Thời gian xong trước ngày 20/9/2017.

2. Đối với Ban Tiếp công dân của tỉnh

Xây dựng Báo cáo tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh gửi về Thanh tra tỉnh để tổng hợp trước ngày 25/9/2017.

3. Đối với Thanh tra tỉnh

Tổng hợp báo cáo của các huyện, thành phố, sở, ngành; xây dựng Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ xong trước ngày 05/10/2017.

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Luật Tiếp công dân trên toàn tỉnh trước ngày 15/11/2017.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện tổng kết Luật Tiếp công dân của các sở, ngành và các huyện, thành phố do các sở, ngành và các huyện, thành phố tự đảm bảo.

2. Kinh phí tổ chức thực hiện tổng kết Luật Tiếp công dân thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh: Giao Thanh tra tỉnh lập dự toán kinh phí, gửi Sở Tài chính thẩm định; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Trên đây là Kế hoạch tổng kết 3 năm thi hành Luật Tiếp công dân trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tiến hành tổng kết và xây dựng báo cáo. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, báo cáo, phản ánh về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để kịp thời chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Cục I, Thanh tra Chính phủ;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Văn phòng: Tỉnh ủy; Đoàn đại biểu QH tỉnh; HĐND tỉnh
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, VP10, VP7, VP2, VP5.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Chung Phụng

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN CỦA SỞ, NGÀNH, UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Kỳ báo cáo: từ ngày 01/7/2014 đến 01/7/2017)

Kèm theo Kế hoạch số: 86/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2017

I. VIỆC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện Luật Tiếp công dân.

2. Việc ban hành các văn bản để tổ chức triển khai Luật Tiếp công dân.

3. Hoạt động quán triệt Luật Tiếp công dân cho cán bộ, công chức, viên chức; tuyên truyền, phổ biến đối với các tầng lớp nhân dân.

4. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

II. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TỪ 01/7/2014 ĐẾN 01/7/2017

1. Bối cảnh và tình hình chung về công tác tiếp công dân từ ngày 01/7/2014 đến 01/7/2017.

2. Thống kê và phân loại khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo nội dung, tính chất vụ việc và theo thẩm quyền giải quyết:

- Theo nội dung, tính chất vụ việc: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người, phức tạp.

- Theo thẩm quyền giải quyết: khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước; Hội đồng nhân dân các cấp; Đảng bộ các cấp; Đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh.

3. Tổng hợp và phân tích kết quả xử lý các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: chuyển cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn cho công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; thụ lý để giải quyết theo thẩm quyền.

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TIẾP CÔNG DÂN

Nêu thực trạng công tác tiếp công dân và đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Luật Tiếp công dân qua các nội dung sau:

1. Quyền, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân

a. Thực trạng thực hiện các quy định về:

- Quyền, nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân.

b. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định trên.

2. Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ Sở tiếp công dân cấp huyện, việc tiếp công dân ở cấp xã

a. Thực trạng thực hiện các quy định về:

- Việc thành lập Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện (cơ cấu, số lượng, trình độ công chức được bố trí tại Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay).

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện.

- Việc tiếp công dân của đại diện các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân.

- Mối quan hệ phối hợp giữa Ban tiếp công dân với các cơ quan, đơn vị thường xuyên tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; với cơ quan Thanh tra cùng cấp, với các cơ quan, tổ chức khác của tỉnh, với Ban Tiếp công dân Trung ương.

- Việc xây dựng Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện. Điều kiện làm việc, trang thiết bị tại Trụ sở tiếp công dân.

- Việc tiếp công dân ở cấp xã; trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong công tác tiếp công dân.

b. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định trên.

3. Tiếp công dân tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị

a. Thực trạng thực hiện các quy định về:

- Việc tiếp công dân định kỳ, đột xuất của Chủ tịch UBND các cấp và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện trong việc tiếp công dân; việc trả lời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh khi tiếp công dân.

- Việc kiểm tra, đôn đốc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và người đứng đầu các cơ quan trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân.

- Việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tại UBND cấp xã.

- Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.

- Việc bố trí địa điểm tiếp công dân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, cá nhân: công bố thông tin về việc tiếp công dân; việc tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc phân loại và chuyển đơn; trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; việc thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

b. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định trên.

4. Việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung

a. Thực trạng thực hiện các quy định về:

- Số lượng đoàn đông người đến Trụ sở, địa điểm tiếp công dân tại địa phương.

- Việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung tại nơi tiếp công dân.

- Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và sự phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

b. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định trên.

5. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân

a. Thực trạng thực hiện các quy định về:

- Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân (kinh phí, trang thiết bị, việc áp dụng công nghệ thông tin...).

- Chế độ, chính sách đối với cán bộ tiếp công dân.

b. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các quy định trên.

6. Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật tiếp công dân

- Tình hình vi phạm pháp luật của công dân khi đến Trụ sở, địa điểm tiếp công dân.

- Việc xử lý đối với những hành vi vi phạm đó.

- Sự phối hợp của cơ quan Công an trong việc xử lý hành vi vi phạm.

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn.

V. KIẾN NGHỊ

1. Về các quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân.

2. Về tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; việc tiếp công dân tại cấp xã.

- Về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Ban Tiếp công dân, Trưởng Ban Tiếp công dân.

- Về mối quan hệ, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân.

- Việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân.

- Về việc tiếp công dân tại cấp xã.

3. Về hoạt động tiếp công dân tại các Cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Về trách nhiệm tiếp công dân định kỳ, đột xuất; trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc hoạt động tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Việc bố trí công chức làm công tác tiếp công dân.

- Việc tiếp nhận, xử lý đơn tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

5. Về điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân

- Về kinh phí, trang thiết bị tại Trụ sở, địa điểm tiếp công dân.

- Về chế độ bồi dưỡng, trang phục... đối với cán bộ tiếp công dân;

- Về việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tiếp công dân.

6. Việc xử lý đối với các hành vi vi phạm

7. Các vấn đề khác.

 


SỞ, NGÀNH (UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ)...

Biểu số 01

DANH SÁCH, SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN

(Gửi kèm Kế hoạch số: 86/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2017)

STT

Tên đơn vị

Tổng số CC, VC hiện có

Trong đó

Chia theo ngạch công chức

Chia theo trình độ đào tạo

Chia theo độ tuổi

Số lượt công chức, viên chức được bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân

Nữ

Đảng viên

Dân tộc thiểu số

Tôn giáo

CVCC và TĐ

CVC và TĐ

CV và TĐ

CS và TĐ

Nhân viên

Chuyên môn

Chính trị

Tin

Ngoại ngữ

Chứng chỉ tiếng dân tộc

Quản lý nhà nước

Từ 30 trở xuống

Từ 31 đến 40

Từ 41 đến 50

Từ 51 đến 60

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Cử nhân

Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Trung cấp trở lên

Chứng chỉ

Tiếng Anh

Khác

Tổng số

Nữ từ 51 đến 55

Nam từ 56 đến 60

Đại học trở lên

Chứng chỉ (A,B,C)

Đại học trở lên

Chứng chỉ (A,B,C)

CVCC và tương đương

CVC và tương đương

CV và tương đương

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

1

Lãnh đạo Ban Tiếp công dân tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Lãnh đạo Ban Tiếp công dân huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Công chức, viên chức làm công tác tiếp dân của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Công chức, viên chức chuyên trách tiếp công dân tại Ban tiếp công dân cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Công chức, viên chức chuyên trách tiếp công dân tại Ban tiếp công dân cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Người được phân công tiếp công dân ở cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Công chức của các cơ quan khác cử người tham gia tiếp công dân ở trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...... ngày     tháng     năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

SỞ, NGÀNH (UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ)...

Biểu số 2a

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TIẾP CÔNG DÂN

(số liệu tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/7/2017) (Gửi kèm Kế hoạch số:      /KH-UBND ngày      tháng 8 năm 2017)

Cơ quan

Tiếp thường xuyên

Tiếp định kỳ

Tiếp đột xuất

Nội dung tiếp công dân (số vụ việc)

Kết quả qua tiếp dân (số vụ việc)

Ghi chú

Lượt

Người

Vụ việc

Đoàn đông người

Lượt

Người

Vụ việc

Đoàn đông người

Lượt

Người

Vụ việc

Đoàn đông người

Khiếu nại

Tố cáo

Phản ánh, kiến nghị, khác

Chưa được giải quyết

Đã được giải quyết

Số đoàn

Người

Số đoàn

Người

Số đoàn

Người

Lĩnh vực hành chính

Lĩnh vực tư pháp

Lĩnh vực CT, VH, XH khác

Lĩnh vực hành chính

Lĩnh vực tư pháp

Tham nhũng

Chưa có QĐ giải quyết

Đã có QĐ giải quyết (lần 1, 2, cuối cùng)

Đã có bản án của Tòa

Về tranh chấp, đòi đất cũ, đền bù, giải tỏa...

Về chính sách

Về nhà, tài sản

Về Chế độ CC, VC

MS

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp công dân của Sở và Giám đốc sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp công dân của Trụ sở tiếp công dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp công dân của Ủy ban nhân dân cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...... ngày     tháng     năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 


SỞ, NGÀNH (UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ)...

Biểu số 2b

TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

(Số liệu tính từ ngày 01/7/2014 đến ngày 01/7/2017) (Gửi kèm Kế hoạch số:      /KH-UBND ngày      tháng 8 năm 2017)

Đơn vị

Tiếp nhận

Phân loại đơn khiếu nại, tố cáo (số đơn)

Đơn khác (kiến nghị, phản ánh, đơn nặc danh)

Kết quả xử lý đơn khiếu nại, tố cáo

Ghi chú

Tổng số đơn

Đơn tiếp nhận trong kỳ

Đơn kỳ trước chuyển sang

Đơn đủ điều kiện xử lý

Theo nội dung

Theo thẩm quyền giải quyết

Theo trình tự giải quyết

Số văn bản hướng dẫn

Số đơn chuyển cơ quan có thẩm quyền

Số công văn đôn đốc việc giải quyết

Đơn thuộc thẩm quyền

Khiếu nại

Tố cáo

Của các cơ quan hành chính các cấp

Của cơ quan tư pháp các cấp

Của cơ quan Đảng

Chưa được giải quyết

Đã được giải quyết lần đầu

Đã được giải quyết nhiều lần

Đơn có nhiều người đứng tên

Đơn một người đứng tên

Đơn có nhiều người đứng tên

Đơn một người đứng tên

Lĩnh vực hành chính

Lĩnh vực tư pháp

Về Đảng

Tổng

Lĩnh vực hành chính

Lĩnh vực tư pháp

Tham nhũng

Về Đảng

Lĩnh vực khác

Khiếu nại

Tố cáo

Tổng

Liên quan đến đất đai

Về nhà, tài sản

Về chính sách, chế độ cc,vc

Lĩnh vực CT, VH, XH khác

MS

1=2+3+
4+5

2

3

4

5

6

7=8+9+
10+11

8

9

10

11

12

13

14=15+16+
17+18+19

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở và cơ quan tương đương sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trụ sở tiếp công dân huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ủy ban nhân dân cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...... ngày     tháng      năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

- Tổng đơn cột số (7) + cột (14) = Tổng số đơn từ cột (20) đến cột (22) = Tổng số đơn từ cột (23) đến cột (25)

- Cột (6) đủ điều kiện xử lý là loại đơn không trùng lặp, có danh và rõ nội dung, địa chỉ

- Cột "Đơn vị" để các bộ, ngành, địa phương thống kê kết quả thực hiện của các đơn vị trực thuộc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2017 tổng kết 03 năm thực hiện Luật Tiếp công dân do tỉnh Ninh Bình ban hành

  • Số hiệu: 86/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Đinh Chung Phụng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản