Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8560/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 12 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 21-CTR/TU NGÀY 31/10/2022 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 16/6/2022 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI
Thực hiện Chương trình số 21-CTr/TU ngày 31/10/2022 của Tỉnh ủy Quảng Nam thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt, triển khai và cụ thể những nội dung Chương trình số 21-CTr/TU ngày 31/10/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân để đưa chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tập thể vào cuộc sống.
- Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành tập trung của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các ngành, các cấp, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tăng cường sự giám sát của Nhân dân.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành đảm bảo tính chủ động phối hợp, triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, chính sách, cơ chế gắn với kiểm tra, đánh giá theo định kỳ việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; nâng cao năng lực, hiệu quả và phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Mục tiêu đến năm 2030
- Thành lập mới khoảng từ 450 - 600 tổ hợp tác, 300 - 400 hợp tác xã, 07 liên hiệp hợp tác xã. Các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới hoạt động ổn định, hiệu quả.
- Doanh thu bình quân của hợp tác xã tăng khoảng 5% - 6%/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã tăng khoảng 3% - 5%/năm; lãi bình quân của hợp tác xã tăng khoảng 3% - 5%/năm.
- Đảm bảo khoảng 60% - 70% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động đạt loại khá, tốt; trong đó, có khoảng 50% tham gia sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
- Khoảng 30% hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ, định hướng các hợp tác xã hoạt động trung bình có khả năng củng cố, phát triển để đạt tiêu chí hợp tác xã hoạt động tốt, khá; đồng thời, xử lý giải thể các hợp tác xã yếu kém, ngừng hoạt động lâu ngày.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
- Phấn đấu tăng dần số lượng tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và nâng cao tỷ lệ người dân tham gia tổ chức kinh tế tập thể; đồng thời, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động.
- Mở rộng quy mô hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, phấn đấu có nhiều tổ chức kinh tế tập thể có chất lượng hoạt động cao; trong đó, có nhiều tổ chức kinh tế tập thể hoạt động nổi trội và hướng đến nằm trong bảng xếp hạng cao của cả nước.
- Bảo đảm khoảng 90% tổ chức kinh tế tập thể hoạt động đạt loại tốt, khá; trong đó, có khoảng 70% tham gia liên kết sản xuất theo các chuỗi liên kết.
- Các tổ chức kinh tế tập thể áp dụng công nghệ, nhất là chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý.
- Phát huy vai trò của tổ chức kinh tế tập thể trong giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho thành viên, người lao động.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường nhận thức đúng, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a) Nội dung:
- Tập trung tuyên truyền, quán triệt nội dung Nghị quyết số 20-NQ/TW gắn với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về bản chất, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, kết hợp sức mạnh tập thể với sức mạnh của từng thành viên, trong đó:
Tổ chức kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể, là tổ chức kinh tế của những thể nhân, pháp nhân có nhu cầu, tự nguyện lập ra và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật. Tổ chức kinh tế tập thể hoạt động bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác. Nhà nước không can thiệp trực tiếp, mà chỉ quản lý hoạt động của tổ chức kinh tế tập thể thông qua pháp luật và chính sách.
Các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có mục đích kinh tế - xã hội và nhân văn, không chỉ vì lợi ích kinh tế thuần túy. Kinh tế tập thể coi trọng lợi ích của thành viên, sự hợp tác, liên kết, trợ giúp lẫn nhau, hướng đến làm giàu cho từng thành viên và tập thể. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các tổ chức kinh tế tập thể còn thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn.
Đánh giá hiệu quả của tổ chức kinh tế tập thể chủ yếu dựa trên số lượng, chất lượng thành viên tham gia, lợi ích tổ chức mang lại cho thành viên và cộng đồng. Đóng góp về mặt kinh tế của kinh tế tập thể là tỷ trọng đóng góp vào GRDP, là hiệu quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của tổ chức, thu nhập của thành viên... Đóng góp về mặt xã hội của kinh tế tập thể là số lượng thành viên, số lượng việc làm, việc đóng góp vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phong trào thi đua, hoạt động nhân đạo từ thiện, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Phát triển kinh tế tập thể là một trong những phương thức để khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường, là nền tảng quan trọng để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; là cơ sở để “hợp tác” trở thành văn hóa, bản sắc trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; là một kênh quan trọng để thực hiện các chính sách phát triển văn hóa, xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư.
- Xây dựng nội dung và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực và hiệu quả, hình thức đa dạng, phong phú; kịp thời khen thưởng, tôn vinh và nhân rộng các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả.
b) Cơ quan tham mưu, thực hiện: các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
2. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
a) Căn cứ các văn bản và chỉ đạo của Chính phủ cũng như tình hình thực tế, sửa đổi, bổ sung, cập nhật kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo hướng xác định các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân, như: Chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách đất đai, chính sách tài chính, chính sách tín dụng, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách hỗ trợ về thông tin kinh tế, kỹ năng tiếp thị và nghiên cứu thị trường, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách bảo hiểm xã hội…
* Cơ quan tham mưu, thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể cho từng giai đoạn, hằng năm, tập trung nguồn lực để thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể phát triển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.
* Cơ quan tham mưu, thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là lĩnh vực nông nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị quy mô lớn. Trong lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương, cần bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể; có cơ chế ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế tập thể đã chuyển đổi và thành lập mới chưa được hỗ trợ thuê đất, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
* Cơ quan tham mưu, thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
d) Sớm tiếp cận và triển khai thực hiện đầy đủ các vấn đề liên quan về các chính sách khi Nhà nước ban hành (quy định về loại hình tổ chức kinh tế tập thể; tổ chức đại diện; huy động vốn; phát triển doanh nghiệp trong hợp tác xã; kiểm toán; tính minh bạch trong quản lý, điều hành; hiệu quả, chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước; quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể…).
* Cơ quan tham mưu, thực hiện: các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
3. Đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể
a) Nội dung:
- Xây dựng phương án tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng của kinh tế tập thể, gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (nợ nhà nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ hợp tác xã...); các quan hệ về tài sản của hợp tác xã, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đất đai.
- Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật.
- Phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động lực tinh thần. Khuyến khích mở rộng, đa dạng hóa các loại thành viên trong tổ chức kinh tế tập thể. Một thể nhân, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tập thể (nếu điều lệ tổ chức không quy định khác) và có quyền rút khỏi tổ chức kinh tế tập thể.
- Phát triển đa dạng các hợp tác xã thuộc các lĩnh vực khác nhau trên địa bàn tỉnh tại những nơi có điều kiện thành lập; khuyến khích thành lập các hợp tác xã theo ngành nghề, hoạt động theo vùng, không giới hạn đơn vị hành chính; đẩy mạnh cơ chế liên kết hợp tác giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp.
- Khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia của tổ chức kinh tế tập thể; thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; nghiên cứu ủy thác một số dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế tập thể; khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực.
- Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước ưu tiên hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả; sớm khắc phục tình trạng thiếu liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tập thể.
b) Cơ quan tham mưu, thực hiện:
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: chủ trì, hướng dẫn, hỗ trợ các HTX không hoạt động, ngừng hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố: rà soát, xây dựng phương án xử lý dứt điểm các HTX không hoạt động, ngừng hoạt động, khó khăn trong giải thể, chưa đăng ký và tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã.
- Các Sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể
a) Nội dung:
- Củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã thống nhất từ tỉnh đến huyện theo hướng Sở Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện giúp tỉnh, huyện quản lý nhà nước chung về kinh tế tập thể, hợp tác xã; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể theo nhiệm vụ được giao và quy định của Luật Hợp tác xã.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về kinh tế tập thể, có tư tưởng chính trị vững vàng, có năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để kinh tế tập thể phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Bố trí cán bộ chuyên trách để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
- Tăng cường minh bạch trong quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý; từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về kinh tế tập thể.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, tổ chức đối với việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể; kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ, tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả; đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Thành lập, kiện toàn và nâng cao vai trò của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã các cấp, tạo sự thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt, toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết và pháp luật về phát triển kinh tế tập thể.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế về phát triển kinh tế tập thể; chủ động, tích cực mở rộng quan hệ với các tổ chức, cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ nước ngoài nhằm học tập kinh nghiệm, tranh thủ các hỗ trợ tài chính, kỹ thuật dành cho kinh tế tập thể trên nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
b) Cơ quan tham mưu, thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện, tham mưu UBND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
5. Củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Nội dung:
- Đẩy mạnh và đổi mới phương thức tuyên truyền về chủ trương, chính sách pháp luật về KTTT, HTX, lợi ích của HTX mang lại cho các thành viên để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về HTX kiểu mới.
- Củng cố, kiện toàn tổ chức của Liên minh Hợp tác xã tỉnh, bảo đảm thống nhất về tổ chức và hoạt động; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, tăng cường trách nhiệm của Liên minh Hợp tác xã tỉnh với vai trò nòng cốt trong phát triển KTTT, HTX. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ Liên minh Hợp tác xã tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, hỗ trợ KTTT, HTX phát triển.
- Quản lý, điều hành Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX hoạt động đúng quy định pháp luật; tiếp nhận, quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước giao và tạo điều kiện hỗ trợ HTX, THT tiếp cận nguồn vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.
- Nghiên cứu đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX và đào tạo nghề cho thành viên, người lao động trong HTX, đặc biệt chú trọng đến khâu thực hành nhằm tăng hiệu quả của công tác đào tạo. Xây dựng mô hình HTX tham gia chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm để nhân rộng, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
b) Cơ quan tham mưu, thực hiện: Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh và UBND các địa phương căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này để xây dựng Kế hoạch của ngành, địa phương và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra. Bổ sung nhiệm vụ vào kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị để thực hiện; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và định kỳ báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 15/12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hoặc đột xuất tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chương trình số 21-CTr/TU của Tỉnh ủy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, kịp thời đề xuất UBND tỉnh giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền.
3. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam tăng cường công tác tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong quá trình triển khai thực hiện. Nghiên cứu mở các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, chuyên đề để phổ biến kiến thức về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình số 21-CTr/TU ngày 31/10/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Đề nghị các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3026/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 2Chương trình 781/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 118-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Kế hoạch 280/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 94-KH/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 15-Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6Nghị quyết 132/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát "Việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết 27/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020"
- 7Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 155-CTr/TU, Kế hoạch 78-KH/BCSĐ về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2023 về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 47-CTr/TU do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 9Nghị quyết 174/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Quyết định 3026/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Chương trình 781/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 134/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 70-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 118-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Yên Bái ban hành
- 6Kế hoạch 280/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch 94-KH/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động 15-Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 8Nghị quyết 132/NQ-HĐND năm 2022 về kết quả giám sát "Việc thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết 27/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2016-2020"
- 9Quyết định 41/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 155-CTr/TU, Kế hoạch 78-KH/BCSĐ về thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 10Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2023 về kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 47-CTr/TU do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 11Nghị quyết 174/NQ-HĐND năm 2022 về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 8560/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình 21-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới do tỉnh Quảng Nam ban hành
- Số hiệu: 8560/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 21/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Hồ Quang Bửu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra