Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020

Thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường của các địa phương trong tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2019-2020 với các nội dung sau:

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2016-2018

I. Công tác thông tin tuyên truyền:

Đã đăng tải nhiều bản tin lên trang Web khuyến nông về kỹ thuật, tình hình dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi,...; phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình các địa phương thực hiện các chuyên mục nông nghiệp nông thôn và bản tin khuyến nông để phát trên sóng truyền hình; xây dựng đĩa phim hướng dẫn kỹ thuật; tổ chức Hội nghị quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả; tham gia các Diễn đàn khuyến nông; Hội thảo khuyến nông đô thị,.... đặc biệt, trong năm 2018, đã tổ chức thành công Hội thi trái ngon Thanh trà toàn tỉnh lần thứ nhất.

II. Công tác tập huấn, huấn luyện, thăm quan học tập:

Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông từ tỉnh đến huyện, khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông về các nội dung kỹ thuật sản xuất các cây trồng vật nuôi mới; một số kiến thức và kỹ năng trong công tác khuyến nông. Qua đào tạo đã nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên; góp phần không nhỏ trong việc chỉ đạo thành công các mô hình. Tổ chức các đợt tham quan, học tập các mô hình khuyến nông có hiệu quả tại các địa phương khác trên toàn quốc.

Ngoài ra, có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất gắn với các mô hình trình diễn tại các địa phương đã được tổ chức với hàng ngàn lượt nông dân tham gia.

III. Công tác xây dựng mô hình trình diễn:

Việc xây dựng các mô hình trình diễn đã tạo điều kiện thuận lợi để người nông dân tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Qua đánh giá, các mô hình khuyến nông, lâm, ngư đã đạt được những kết quả tốt, nhiều mô hình được đánh giá cao, là cơ sở thực tế để ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vào sản xuất; từng bước đa dạng hóa ngành nghề và dịch vụ trong nông thôn; góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị sản xuất.

Một số mô hình khuyến nông có hiệu quả được nhân rộng:

1. Các mô hình nâng cao hiệu quả của sản xuất lúa:

a) Mô hình khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa có triển vọng:

Kết quả của các mô hình đã xác định được một số giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ canh tác của từng vùng như HN6, KH1, JO2, BT7,.... Ngoài xác định giống lúa mới có triển vọng để đưa vào sản xuất đại trà, việc thực hiện mô hình còn tạo điều kiện thuận lợi để chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đến người nông dân, nâng cao trình độ canh tác; bổ sung, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tại địa phương. Nhờ vậy, diện tích gieo cấy các giống lúa mới, giống lúa chất lượng cao ngày càng được mở rộng; năm 2018 chiếm 27,6%, năng suất lúa bình quân đạt 6,1 tạ/ha/vụ.

b) Mô hình ba giảm ba tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa:

Chương trình "ba giảm ba tăng" là một tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa nhằm mục đích tạo ra một giải pháp phù hợp trong thâm canh lúa tạo nên một nền nông nghiệp bền vững. Áp dụng theo chương trình 3 giảm, 3 tăng giúp người sản xuất giảm được lượng giống gieo, sử dụng phân bón hợp lý, sâu bệnh gây hại giảm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ít hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất, góp phần tăng thu nhập, lợi nhuận. Bên cạnh đó, còn góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Năm 2018, diện tích lúa áp dụng “3 giảm 3 tăng” và IPM toàn tỉnh khoảng 4.500 ha.

c) Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch:

Với việc áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch: như làm đất sớm, cày bừa kỹ, đặc biệt là ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học như dùng phân bón hữu cơ vi sinh có chứa vi sinh vật hữu ích giúp phân hủy nhanh gốc rạ, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ ngay trên đồng ruộng từ đó phần nào giảm bớt lượng phân bón vô cơ, giúp giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất lúa. Quan trọng hơn, khi rơm rạ phân hủy nhanh trong điều kiện thuận lợi sẽ góp phần làm giảm các độc tố gây hại cho quá trình sinh trưởng của cây lúa, giảm ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ... Tuy vậy, do mô hình mới triển khai nên diện tích áp dụng chưa nhiều.

2. Mô hình nuôi gà lai lông màu cho vùng đặc biệt khó khăn:

Gà lai lông màu là đối tượng dễ nuôi, phù hợp với điều kiện nuôi thả vườn ở nông hộ, đặc biệt là các vùng khó khăn. Kết quả từ mô hình cho thấy đối với vùng đặc biệt khó khăn và nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo nuôi gà lai lông màu với quy mô nhỏ là phù hợp và có hiệu quả. Vốn đầu tư không lớn và quay vòng nhanh, tận dụng thức ăn sẵn có như lúa gạo, ốc, tép... sẵn có tại địa phương để nuôi gà giai đoạn cuối nhằm hạ giá thành sản phẩm. Mô hình mang lại ý nghĩa thiết thực, góp phần tăng thêm thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân ở vùng khó khăn.

3. Mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn:

Trong điều kiện nuôi trồng thủy sản đang gặp nhiều khó khăn do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường vùng nuôi, dịch bệnh trên tôm nuôi bùng phát khắp nơi, chất lượng sản phẩm kém do dư lượng kháng sinh và hóa chất độc hại. Để khắc phục các trở ngại trên, việc xây dựng các mô hình áp dụng quy trình nuôi tôm theo hướng an toàn của Tổng cục Thủy sản, sử dụng các chế phẩm sinh học có chất lượng tốt, giá cả phù hợp,... đem lại kết quả rất khả quan. Mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường, giảm dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất, góp phần phát triển nuôi thủy sản bền vững.

IV. Kinh phí hoạt động khuyến nông:

Kinh phí cho hoạt động khuyến nông giai đoạn 2016-2018 khoảng 19.202,18 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 17%, ngân sách tỉnh 20%; kinh phí từ nguồn hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa 50%; từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 11,7%; từ các nguồn vốn khác 1,3%.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020

I. Mục tiêu:

- Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thực hiện tiêu chí thu nhập, hộ nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

II. Phạm vi, đối tượng thực hiện:

1. Phạm vi: Thực hiện trên toàn tỉnh.

2. Đối tượng: Đối tượng nhận chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm:

- Nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

III. Các nhiệm vụ, nội dung hoạt động cụ thể:

1. Công tác thông tin tuyên truyền, tham quan, học tập:

a) Hàng năm xây dựng từ 3-4 chuyên mục, 10-15 bản tin phát trên sóng truyền hình; xây dựng 3-4 đĩa hình hướng dẫn kỹ thuật, đưa 1-2 tin/ tháng trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông.

b) Tổ chức Hội thi Trái ngon Thanh trà Huế toàn tỉnh lần thứ hai vào năm 2020.

c) Tổ chức Hội nghị giới thiệu các mô hình Khuyến nông có hiệu quả hàng năm.

d) Tham dự hội thảo Khuyến nông đô thị do Câu lạc bộ khuyến nông đô thị toàn quốc tổ chức.

đ) Hàng năm tổ chức 2-3 lần học tập kinh nghiệm các mô hình ngoài tỉnh.

2. Công tác tập huấn, đào tạo:

a) Hàng năm tổ chức 05-07 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, cán bộ Hợp tác xã, tổ hợp tác và các chủ trang trại. Tập trung vào các nội dung chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới; về công nghệ sinh học; liên kết sản xuất theo chuỗi; về tiêu thụ sản phẩm và phương pháp khuyến nông,...

b) Lồng ghép với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn để mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở, nông dân tham gia mô hình, các hội viên,... Nội dung chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi; liên kết sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm.

3. Xây dựng mô hình trình diễn; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi mới:

Tập trung vào các chương trình nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh, các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, phương pháp canh tác mới, cơ giới hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

a) Lĩnh vực trồng trọt:

+ Cây lúa:

- Mô hình khảo nghiệm sản xuất, áp dụng các giống lúa mới có tiềm năng về năng suất, chất lượng đã qua khảo nghiệm cơ bản tại địa phương: Với mục tiêu đánh giá được tiềm năng về năng suất, triển vọng về chất lượng, khả năng thích ứng với ngoại cảnh, sâu bệnh hại,... của các giống lúa mới; xác định mức độ phù hợp của các giống lúa mới với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ canh tác của địa phương. Hàng năm bố trí với quy mô từ 100-150ha.

- Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch: Mô hình được thực hiện trong vụ Hè Thu sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Thực hiện mô hình này, cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, sẽ góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ khi thu hoạch vụ Đông Xuân đang xảy ra khá phổ biến hiện nay. Hàng năm triển khai khoảng 150ha.

- Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa: Chương trình "ba giảm ba tăng" là một tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Thực hiện theo chương trình này, người nông dân sẽ giảm được chi phí về giống, phân đạm, thuốc trừ sâu và tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa; góp phần làm ra nông sản sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Hàng năm triển khai với quy mô từ 240-250ha ở các địa phương toàn tỉnh.

- Mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa: Đây là giải pháp tổng hợp phát triển từ chương trình 3 giảm 3 tăng, nay có thêm giảm nước tưới và giảm tổn thất sau thu hoạch. Mô hình hướng đến làm thay đổi nhận thức cho người dân trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách giảm chi phí sản xuất; trong đó các giải pháp về tiết kiệm nước tưới bằng kỹ thuật tưới khô ướt xen kẽ; giảm tổn thất sau thu hoạch bằng cách thu hoạch đúng thời điểm, phơi sấy đảm bảo độ ẩm; bảo quản, chống tái ẩm và giảm phẩm chất lúa gạo bằng bao kín khí sẽ được triển khai áp dụng. Quy mô từ 70-80ha/năm.

- Mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa: Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, tưới nước tiết kiệm, liên kết sản xuất nhóm hộ và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm,... Mô hình dự kiến sẽ thực hiện trong năm 2020 với quy mô khoảng 50 ha, bố trí tại các địa phương đang có sản phẩm lúa gạo mang tính hàng hóa cao ở các vùng trọng điểm sản xuất lúa thuộc các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Phong Điền...

+ Cây bưởi Thanh trà:

Tiếp tục thực hiện dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Trung” năm 2019. Xây dựng 02 mô hình thâm canh bưởi Thanh trà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với tổng diện tích 06ha, 01 mô hình tưới nhỏ phun cho bưởi thâm canh với quy mô 01 ha tại các địa phương có trồng bưởi Thanh trà.

b) Lĩnh vực chăn nuôi:

+ Phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò

- Chương trình Thụ tinh nhân tạo bò. Quy mô hỗ trợ phối giống cho 3.000 bò cái mang thai/năm.

- Mô hình nâng cao chất lượng bò lai bằng giống bò Red Angus: Thời gian thực hiện từ năm 2020 với quy mô 50 bê lai sinh ra. Bố trí tại các vùng nuôi bò thâm canh của huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà.

- Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ chăn nuôi gia súc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Hỗ trợ 02 mô hình trong 02 năm. Rơm được thu gom để làm thức ăn chăn nuôi trâu bò và chế biến phân hữu cơ sẽ đem lại nguồn thu nhập cho người sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi; cải tạo đất và nâng cao năng suất cây trồng. Hạn chế việc đốt đồng vừa lãng phí nguồn chất hữu cơ, vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường, gia tăng mức độ biến đổi khí hậu và ảnh hưởng không tốt đến hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng.

+ Phát triển chăn nuôi gà lông màu quy mô nông hộ cho vùng khó khăn:

Mục tiêu của mô hình là trang bị kiến thức và kỹ năng chăn nuôi gà cho các hộ để có thể tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi lâu dài góp phần tăng thêm thu nhập và giảm nghèo bền vững. Quy mô dự kiến 1.000 con/20 hộ nuôi/năm.

c) Lĩnh vực thủy sản:

+ Năm 2019:

- Mô hình nuôi tôm sú theo hướng an toàn tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc và Quảng Điền trong năm 2019 với quy mô 05ha (dự án khuyến nông Trung ương).

- Thử nghiệm nuôi xen ghép cá bóng bớp với tôm sú theo hướng an toàn. Quy mô 02ha, bố trí tại các huyện Quảng Điền, Phú Lộc.

- Thử nghiệm nuôi cá Tầm tại huyện ALưới. Quy mô 200m3.

- Mô hình nuôi cá trắm giòn bằng lồng. Quy mô 200m3, bố trí tại huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà.

- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền Trung. Thực hiện trong 02 năm 2019 và năm 2020 với quy mô tại Thừa Thiên Huế là 02 ha/năm (dự án khuyến nông Trung ương).

+ Năm 2020:

- Mô hình nuôi cá lồng đảm bảo an toàn trên sông Bồ. Quy mô 300m3, bố trí tại huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà.

- Mô hình nuôi thủy sản theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn. Quy mô 2,0ha, bố trí tại huyện Phú Vang, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.

- Thử nghiệm nuôi cá dìa thương phẩm theo hướng an toàn gắn với xây dựng thương hiệu. Quy mô 2,0ha, bố trí tại các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.

IV. Các giải pháp thực hiện:

1. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông:

- Thường xuyên đào tạo cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bổ sung kiến thức về tổ chức sản xuất, thị trường,... hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hai hướng: Khuyến nông hàng hóa cho chủ trang trại, Hợp tác xã, tổ hợp tác và khuyến nông sinh kế cho người nghèo, các xã vùng sâu.

2. Tiếp cận, lựa chọn, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật hiệu quả:

- Tiếp cận, lựa chọn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phù hợp, đẩy mạnh việc kết nối, liên kết thị trường đầu ra thông qua các hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, công ty tạo ra các kênh liên kết phân phối bền vững.

- Tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới tiên tiến, có tính tương đồng cao với điều kiện của các địa phương, thử nghiệm, đánh giá tổng kết để nhân rộng; ưu tiên các lĩnh vực công nghệ sinh học, tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch và cơ giới hóa.

3. Tăng cường nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền thông qua các chuyên mục khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động khuyến nông:

Huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động khuyến nông, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, các tổ chức đoàn thể, các địa phương để triển khai các hoạt động khuyến nông.

5. Nhu cầu dự kiến nguồn kinh phí:

Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2019-2020 khoảng 18.005,7 triệu đồng, nguồn kinh phí bao gồm:

- Kinh phí khuyến nông Trung ương (từ các dự án khuyến nông Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh): 2.399,2 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Chính phủ: 11.550,0 triệu đồng.

- Lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác: 1.500,0 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 2.556,5 triệu đồng.

(chi tiết tại các phụ lục 1, 2 đính kèm)

V. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Trên cơ sở nguồn kinh phí được bố trí hàng năm, chủ trì, phối hợp với sở Tài chính phê duyệt kế hoạch khuyến nông thực hiện hàng năm theo kế hoạch này.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn.

2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành tham mưu lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện kế hoạch.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện kế hoạch. Xây dựng kế hoạch khuyến nông địa phương và chủ động bố trí ngân sách để thực hiện.

5. Đề nghị các đoàn thể phối hợp tăng cường tuyên truyền đoàn viên, hội viên tiếp thu, nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện chương trình Khuyến nông giai đoạn 2019-2020. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, địa phương phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Trung tâm KNQG;
- TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, TP Huế;
- Trung tâm KN tỉnh;
- VP: LĐ và các CV: TH, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC 1:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Quy mô

Kinh phí (Triệu đồng)

Địa điểm bố trí

2019

2020

2019

2020

Tổng cộng

2019

2020

1

Thông tin, tuyên truyền

 

 

 

100,0

312,0

412,0

 

 

1.1

Chuyên mục truyền hình

chuyên mục

3

4

30,0

40,0

70,0

 

 

1.2

Bản tin truyền hình

bản tin

10

12

10,0

12,0

22,0

 

 

1.3

Xây dựng đĩa hình Hướng dẫn kỹ thuật

đĩa

3

3

30,0

30,0

60,0

 

 

1.4

Hội thi trái ngon thanh trà Huế

hội thi

 

1

 

200,0

200,0

 

 

1.5

Hội nghị quảng bá các mô hình Khuyến nông có hiệu quả

 

1

1

30,0

30,0

60,0

 

 

2

Tập huấn đào tạo

 

 

 

310,0

310,0

620,0

 

 

2.1

Tập huấn cho cán bộ khuyến nông các cấp

lớp

6

6

200,0

200,0

400,0

 

 

2.2

Đào tạo học tập các mô hình mới có hiệu quả các tỉnh bạn

đợt

2

2

50,0

50,0

100,0

 

 

2.3

Hội thảo Khuyến nông đô thị

đợt

2

2

60,0

60,0

120,0

 

 

3

Xây dựng mô hình trình diễn

 

 

 

8.563,7

8.310,0

16.873,7

 

 

3.1

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

5.860,2

5.950,0

11.810,2

 

 

3.1.1

Mô hình khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới có triển vọng

ha

200

150

1.800,0

1.400,0

3.200,0

Các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh

3.1.2

Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

ha

120

150

1.100,0

1.400,0

2.500,0

Các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh

3.1.3

Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa

ha

240

240

2.000,0

2.000,0

4.000,0

Các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh

3.1.4

Mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp “1 phải, 5 giảm”

Ha

80

80

700,0

700,0

1.400,0

Các Hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh

3.1.5

Xây dựng mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa

Ha

 

50

 

450,0

450,0

Địa phương có lúa hàng hóa

3.1.6

Dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Trung”

dự án

1

 

260,2

 

260,2

Phong Thu, Hương Thọ

 

3.2

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

930,0

1.080,0

2.010,0

 

3.2.1

Hỗ trợ TTNT bò

con

3.000

3.000

700,0

700,0

1.400,0

Toàn tỉnh

3.2.2

Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng bò lai bằng giống bò Red Angus (năm thứ 1)

con

 

50

 

150,0

150,0

Phong Điền, Hương Trà

3.2.3

Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ chăn nuôi gia súc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

máy

1

1

120,0

120,0

240,0

Phong Điền

Quảng Điền

3.2.4

Mô hình nuôi gà lai lông màu cho vùng khó khăn

con

1.000

1.000

110,0

110,0

220,0

Quảng Điền

Phong Điền

3.3

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

1.773,5

1.280,0

3.053,5

 

 

1

Mô hình nuôi tôm Sú theo hướng an toàn

ha

5

 

309,0

 

309,0

Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền

 

2

Thử nghiệm Nuôi xen ghép cá bóng bớp với tôm sú theo hướng an toàn.

ha

2

 

282,0

 

282,0

Quảng Điền, Phú Lộc

 

3

Thử nghiệm nuôi cá Tầm tại ALưới

m3

200

200

235,0

 

235,0

ALưới

4

Mô hình nuôi cá trắm giòn bằng lồng

m3

200

 

147,5

 

147,5

Hương Trà, Quảng Điền

 

5

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền trung

ha

2

2

800,0

760,0

1.560,0

Phong Điền, Phú Lộc

6

Mô hình nuôi cá lồng đảm bảo an toàn trên sông Bồ

m3

 

300

 

220,0

220,0

 

Hương Trà, Quảng Điền

7

Mô hình nuôi thủy sản theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn

ha

 

2

 

100,0

100,0

 

Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền

8

Thử nghiệm nuôi cá dìa thương phẩm theo hướng an toàn gắn với xây dựng thương hiệu

ha

 

2

 

200,0

200,0

 

Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc, Quảng Điền

4

Các chương trình, dự án

 

 

 

50,0

50,0

100,0

 

 

4.1

Xây dựng nông thôn mới (kinh phí hướng dẫn kiểm tra, giám sát)

 

1

1

50,0

50,0

100,0

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

9023,7

8.982,0

18.005,7

 

 

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Nội dung

Kinh phí theo năm (Triệu đồng)

Kinh phí dự kiến theo nguồn (Triệu đồng)

2019

2020

Cộng

Trung ương

Lúa nước

Nông thôn mới

Tỉnh

Cộng

1

Thông tin, tuyên truyền

100,0

312,0

412,0

-

 

 

412,0

412,0

1.1

Chuyên mục truyền hình

30,0

40,0

70,0

 

 

 

70,0

70,0

1.2

Bản tin truyền hình

10,0

12,0

22,0

 

 

 

22,0

22,0

1.3

Xây dựng đĩa hình Hướng dẫn kỹ thuật

30,0

30,0

60,0

 

 

 

60,0

60,0

1.4

Hội thi trái ngon Thanh trà Huế

 

200,0

200,0

 

 

 

200,0

200,0

1.5

Hội nghị quảng bá các mô hình Khuyến nông có hiệu quả

30,0

30,0

60,0

 

 

 

60,0

60,0

2

Tập huấn đào tạo

310,0

310,0

620,0

270,0

 

 

350,0

620,0

2.1

Tập huấn cho cán bộ khuyến nông các cấp

200,0

200,0

400,0

270,0

 

 

130,0

400,0

2.2

Đào tạo học tập các mô hình mới có hiệu quả các tỉnh bạn

50,0

50,0

100,0

 

 

 

100,0

100,0

2.3

Hội thảo Khuyến nông đô thị

60,0

60,0

120,0

 

 

 

120,0

120,0

3

Xây dựng mô hình trình diễn

8.563,7

8.310,0

16.873,7

2.129,2

11.550,0

1.400,0

1.794,5

16.873,7

3.1

Lĩnh vực trồng trọt

5.860,2

5.950,0

11.810,2

260,2

11.550,0

-

-

11.810,2

3.1.1

Mô hình khảo nghiệm sản xuất các giống lúa mới có triển vọng

1.800,0

1.400,0

3.200,0

 

3.200,0

 

 

3.200,0

3.1.2

Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch

1.100,0

1.400,0

2.500,0

 

2.500,0

 

 

2.500,0

3.1.3

Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa

2.000,0

2.000,0

4.000,0

 

4.000,0

 

 

4.000,0

3.1.4

Mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật tổng hợp “1 phải, 5 giảm”

700,0

700,0

1.400,0

 

1.400,0

 

 

1.400,0

3.1.5

Xây dựng mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa

 

450,0

450,0

 

450,0

 

 

450,0

3.1.6

Dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình và chuyển giao quy trình sản xuất cam, bưởi an toàn gắn chuỗi giá trị tại các tỉnh miền Trung”

260,2

 

260,2

260,2

 

 

 

260,2

3.2

Lĩnh vực chăn nuôi

930,0

1.080,0

2.010,0

-

-

1.400,0

610,0

2.010,0

3.2.1

Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo bò

700,0

700,0

1.400,0

 

 

1.400,0

 

1.400,0

3.2.2

Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng bò lai bằng giống bò Red Angus (năm 1 và năm 2)

 

150,0

150,0

 

 

 

150,0

150,0

3.2.3

Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm phục vụ chăn nuôi gia súc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

120,0

120,0

240,0

 

 

 

240,0

240,0

3.2.4

Mô hình nuôi gà lai lông màu cho vùng khó khăn

110,0

110,0

220,0

 

 

 

220,0

220,0

3.3

Lĩnh vực thủy sản

1.773,5

1.280,0

3.053,5

1.869,0

 

 

1.184,5

3.053,5

1

Mô hình nuôi tôm Sú theo hướng an toàn

309,0

 

309,0

309,0

 

 

 

309,0

2

Thử nghiệm Nuôi xen ghép cá bóng bớp với tôm sú theo hướng an toàn.

282,0

 

282,0

 

 

 

282,0

282,0

3

Thử nghiệm nuôi cá Tầm tại huyện ALưới

235,0

 

235,0

 

 

 

235,0

235,0

4

Mô hình nuôi cá trắm giòn bằng lồng

147,5

 

147,5

 

 

 

147,5

147,5

5

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền trung

800,0

760,0

1.560,0

1.560,0

 

 

 

1.560,0

6

Mô hình nuôi cá lồng đảm bảo an toàn trên sông Bồ

 

220

220,0

 

 

 

220

220,0

7

Mô hình nuôi thủy sản theo hướng bền vững tại rừng ngập mặn

 

100,0

100,0

 

 

 

100,0

100,0

8

Thử nghiệm nuôi cá dìa thương phẩm theo hướng an toàn gắn với xây dựng thương hiệu

 

200

200,0

 

 

 

200

200,0

4

Các chương trình, dự án

50,0

50,0

100,0

-

-

100,0

-

100,0

4.1

Xây dựng Nông thôn mới (kinh phí hướng dẫn kiểm tra, giám sát)

50,0

50,0

100,0

 

 

100,0

 

100,0

 

Tổng cộng

9.023,7

8.982,0

18.005,7

2.399,2

11.550,0

1.500,0

2.556,5

18.005,7

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 81/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/04/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/04/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản