Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 921/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 07 tháng 6 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số: 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số: 1258/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch hành động số: 06/KH-UBND ngày 08/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc thực hiện Quyết định số: 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2021, ngày 20 tháng 3 năm 2019;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 46/TTr-SNN ngày 19 tháng 4 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2021 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Kèm theo Quyết định số: 921/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. Sự cần thiết và căn cứ xây dựng Chương trình
1. Sự cần thiết
Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá toàn diện, như: Trong trồng trọt đã hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến, vùng chuyên canh hàng hóa tập trung; chăn nuôi có bước phát triển theo hướng gia trại, trang trại; lâm nghiệp từng bước chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi, phát triển rừng gỗ lớn. Thành tựu đó có sự đóng góp tích cực của công tác khuyến nông, đặc biệt là thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Phát triển sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và phân tán; trình độ sản xuất không đồng đều, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, khả năng cạnh tranh kém. Do vậy xây dựng Chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn theo giai đoạn nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững bằng việc thực hiện các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.
2. Căn cứ xây dựng Chương trình
- Nghị định số: 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Nghị định số: 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Chính Phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Thông tư số: 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Quyết định số: 54/QĐ-BNN-KHCN ngày 09/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tạm thời các định mức kỹ thuật áp dụng cho các mô hình thuộc dự án khuyến nông Trung ương lĩnh vực chăn nuôi;
- Quyết định số: 3276/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình Khuyến ngư;
- Quyết định số: 918/QĐ-BNN-TC ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời nội dung mức hỗ trợ và mức chi cho các hoạt động khuyến nông;
- Quyết định số: 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các định mức tạm thời áp dụng cho các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư;
- Thông tư số: 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các kỹ thuật lâm sinh;
- Quyết định số: 851/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số: 1794/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số: 820/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành định mức kỹ thuật tạm thời để áp dụng trong thực hiện các chương trình, dự án, các mô hình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Nghị quyết số: 21/2018/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong nước do ngân sách địa phương đảm bảo.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 05 mô hình trồng trọt: Mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng thế mạnh, cây trồng đặc sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm; tập huấn kỹ thuật thâm canh cây ăn quả đặc sản (cam, quýt) trong thời kỳ kiến thiết cơ bản theo quy trình sản xuất an toàn;
- Chăn nuôi xây dựng 02 mô hình chăn nuôi lợn địa phương quy mô gia trại đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng; 02 mô hình chuyển giao công nghệ chăn nuôi theo hướng hữu cơ; xử lý chất thải trong chăn nuôi.
- Xây dựng 05 mô hình nuôi trồng thủy sản, trong đó xây dựng 03 mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh theo hướng an toàn sinh học cho năng suất cao, chất lượng tốt với các đối tượng nuôi chính là cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng; 02 mô hình tận dụng tiềm năng mặt nước trên sông và hồ chứa nuôi cá lồng bè, với đối tượng cá có giá trị kinh tế cao như cá Diêu Hồng, cá Rô Phi hoặc cá Trắm Cỏ...;
- Xây dựng 03 mô hình lâm nghiệp gồm: Mô hình khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng có trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa gỗ lớn; 02 mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng từ 01- 02 loài cây dược liệu.
- Các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có 32 lớp đào tạo huấn luyện gắn với mô hình cho 960 lượt người (cả trong và ngoài mô hình).
+ Tổ chức 25 cuộc sơ kết hội thảo mô hình cho 1.000 lượt người.
+ Đưa ít nhất 25 tin, bài viết về hiệu quả từng mô hình được đăng tải trên các trang tin Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tờ tin Khuyến nông Bắc Kạn và các kênh thông tin khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương...
+ Thành lập được ít nhất 01 nhóm sở thích, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã trong mỗi lĩnh vực.
- Thông tin tuyên truyền:
+ Xuất bản tờ tin thông tin khuyến nông 04 số/năm.
+ Xây dựng chương trình quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Kạn trên phương tiện thông tin đại chúng với số lượng 12 số (clip)/năm, thời lượng từ 2-3 phút/clip, mỗi tháng phát sóng 01 số (clip), phát lại 03 lần/số (clip).
+ Xây dựng chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ với số lượng 02 phóng sự/năm; thời lượng từ 10-15 phút/phóng sự, 06 tháng đầu năm phát sóng 01 phóng sự, 06 tháng cuối năm phát sóng 01 phóng sự.
+ Tổ chức các lớp đào tạo nghề lao động nông nghiệp nông thôn.
(Có danh mục chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2021 kèm theo)
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được lấy từ nguồn ngân sách theo quy định, và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện trong giai đoạn 2019-2021 là: 3.174.996.000 (Ba tỷ một trăm bảy mươi tư triệu chín trăm chín mươi sáu nghìn đồng).
2. Hằng năm, căn cứ vào Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019 - 2021, Trung tâm Khuyến nông xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
1. Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả và phương pháp hoạt động khuyến nông
Thực hiện rà soát, cập nhật, chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường (FFS); phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm... vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững.
2. Mở rộng và cải tiến các kênh thông tin tuyên truyền để chuyển tải đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết đến người dân
- Xuất bản tờ thông tin khuyến nông, phổ biến chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước, các định hướng của ngành về nông nghiệp, nông thôn; tuyên truyền các tiến bộ kỹ thuật, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông tới các cấp chính quyền, bà con nông dân.
- Có kế hoạch cụ thể để đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông cho cán bộ khuyến nông các cấp như kỹ năng viết tin, bài, xây dựng tờ rơi, áp phích, băng hình,... phát triển và cải tiến các kênh truyền thông cộng đồng về công tác khuyến nông qua hệ thống báo viết, báo hình, báo nói và báo điện tử; đồng thời cập nhật, đăng tải thông tin về giá cả, thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, tình hình hội nhập và cạnh tranh quốc tế đến tận người sản xuất.
- Thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cấp, Ban, Ngành vào hoạt động truyền thông, cập nhật thông tin một cách đa dạng, nhiều chiều, khách quan và kịp thời nhằm đưa ra các dự báo chính xác phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp
Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp. Trong đó, ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ khuyến nông huyện và xã.
Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.
4. Huy động tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông
Tranh thủ các nguồn lực thực hiện chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, trường, các trung tâm nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp nhận nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ các dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Tích cực triển khai các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác khuyến nông, thông qua việc đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức xã hội tham gia... nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và tinh thần, trách nhiệm trong công tác khuyến nông.
5. Đẩy mạnh việc tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, coi đây là một trong các giải pháp then chốt để phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian tới
Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.
Mạnh dạn thí điểm thực hiện cơ chế đối tác công tư (PPP) nhằm huy động, thu hút nguồn lực và sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động khuyến nông và tăng thu ngân sách cho địa phương.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh; chủ trì hướng dẫn lập, tổng hợp, phê duyệt kế hoạch thực hiện hằng năm và các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông theo Chương trình này.
- Chủ trì tổng hợp kinh phí thực hiện chương trình khuyến nông hằng năm để phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện tốt chương trình.
2. Các Sở, Ngành liên quan
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách địa phương hàng năm, nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn Trung ương hỗ trợ để thực hiện Chương trình.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật để thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến để thực hiện Chương trình.
- Cơ quan thông tin tuyên truyền và các tổ chức đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ nội dung Chương trình này và nhiệm vụ khuyến nông trên địa bàn, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp triển khai thực hiện các dự án, mô hình khuyến nông; chỉ đạo chuyển giao, nhân rộng các mô hình thành công vào sản xuất đại trà tại địa phương./.
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2019 - 2021
(Kèm theo Quyết định số: 921/QĐ-UBND ngày 07/6/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
TT | Nội dung | Địa điểm thực hiện | Quy mô/Khối lượng thực hiện | Đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Dự kiến kết quả đạt được | Ghi chú |
I | TRỒNG TRỌT |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Tập huấn kỹ thuật thâm canh cây có múi trong thời kỳ kiến thiết cơ bản theo quy trình sản xuất an toàn | Huyện Na Rì | 03 lớp/03 xã/ huyện Na Rì | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Na Rì, Ủy ban nhân dân các xã. | 2020 | Sau khóa học học viên thực hành được kỹ thuật thâm canh, tỉa cành tạo tán cho cây cam, quýt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản từ đó ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả đặc sản tại địa phương. |
|
2 | Mô hình chuyển giao giống mới và kết nối bao tiêu sản phẩm cây có củ (khoai tây, dong riềng) | Thành phố Bắc Kạn, huyện Ba Bể, huyện Chợ Mới, huyện Na Rì. | 05ha khoai tây; 05ha dong riềng | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình, các Công ty giống... | 2020 | Xây dựng được 05ha trồng khoai tây giống KT5 và 05ha trồng dong riềng DR3-10 năng suất tăng từ 15 - 20% so với giống trồng đại trà của địa phương. Ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nông dân sản xuất ra theo giá thỏa thuận giữa nông dân và doanh nghiệp |
|
3 | Mô hình chuỗi kiểm soát mướp đắng rừng an toàn năm 2020 | Huyện Ba Bể | 02 ha/điểm/ năm | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ba Bể, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình. | 2020 | Tạo ra sản phẩm mướp đắng rừng ăn tươi và trà mướp đắng rừng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có tem nhãn chứng nhận, truy xuất được nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường; hướng tới sản xuất sạch để giảm nghèo bền vững. Là cơ sở cho việc mở rộng sản xuất để tạo thành vùng hàng hóa |
|
4 | Mô hình sản xuất lúa hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm | Các huyện Bạch Thông, Chợ Mới, Chợ Đồn; thành phố Bắc Kạn. | 10ha/vụ xuân năm/2021 huyện | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình, các Công ty giống... | 2021 | Tạo ra vùng sản xuất lúa chất lượng cao, tăng 15 - 20% giá trị kinh tế so với sản xuất đại trà; nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích, ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân |
|
5 | Mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm | Thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông | 1000m2 nhà lưới | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông; Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bạch Thông, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình, các Công ty giống... | 2021 | Xây dựng được 1.000m2 nhà lưới kín cho 01 tổ hợp tác hoặc 01 hợp tác xã, năng suất trồng rau trong nhà lưới tăng từ 20-30% so với sản xuất đại trà, tăng thu nhập cho người dân từ 30-40% trên đơn vị diện tích. Kết nối bao tiêu toàn bộ sản phẩm với các đơn vị phân phối sản phẩm an toàn trên địa bàn thành phố |
|
II | CHĂN NUÔI |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mô hình chăn nuôi lợn địa phương quy mô gia trại đảm bảo vệ sinh môi trường có sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng | Na Rì; Chợ Đồn; Ba Bể; Chợ Mới | 02 mô hình/ 02năm | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình; doanh nghiệp... | 2020 -2021 | Hình thành phương thức chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại; người chăn nuôi sử dụng máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cung cấp sản phẩm chăn nuôi sạch có giá trị kinh tế. - Chất thải chăn nuôi quy mô gia trại, trang trại được xử lý tạo nguồn phân bón hữu cơ chất lượng phục vụ ngành trồng trọt. Mô hình là nơi các hộ chăn nuôi trong tỉnh đến thăm quan, học tập kinh nghiệm, từng bước áp dụng cơ giới hóa, tiến tới chăn nuôi hữu cơ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi |
|
2 | Mô hình chuyển giao công nghệ chăn nuôi theo hướng hữu cơ; xử lý chất thải trong chăn nuôi... | Ba Bể; Pác Nặm; Ngân Sơn; Na Rì; Chợ Đồn; Bạch Thông; Chợ Mới; thành phố Bắc Kạn | 02 mô hình/ 02năm | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình, doanh nghiệp, chủ trang trại, tổ hợp tác... | 2020 -2021 |
| |
III | THỦY SẢN |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh theo hướng an toàn sinh học | Thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể | Quy mô 10.000m2 /03 năm | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình. | 2019-2021 | Thời gian nuôi 07 tháng, tỷ lệ sống > 70%, cỡ cá thu hoạch > 0,5kg/con; năng suất đạt 10 tấn/ha. | Đã thực hiện nội dung triển khai năm 2019 |
2 | Mô hình tận dụng tiềm năng mặt nước trên sông và hồ chứa nuôi cá trong lồng bè | Huyện Ba Bể, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì. | Quy mô 200m3 lồng/02 năm | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình. | 2020-2021 | - Đối với cá rô phi đơn tính hoặc cá diêu hồng: Thời gian nuôi < 05 tháng, tỷ lệ sống > 70%, cỡ cá thu hoạch > 0,5 kg/con; năng suất đạt 35kg/m3; |
|
IV | LÂM NGHIỆP |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Khoanh nuôi tái sinh làm giàu rừng có trồng bổ sung bằng các loài cây bản địa gỗ lớn | Huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể | + Năm 2019: Diện tích 06ha | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình. | 2019 -2021 | - Xây dựng được 03 mô hình trình diễn Khuyến lâm/03 điểm, tỷ lệ cây sống trên 80% (cây trồng bổ sung), tăng sinh khối của rừng 15% sau một chu kỳ kỳ từ 05-08 năm; - Phối hợp hỗ trợ thành lập được 2-3 tổ, nhóm quản lý, bảo vệ rừng hướng tới kinh doanh rừng bền vững. | Đã thực hiện nội dung triển khai năm 2019 |
2 | Mô hình chuyển giao công nghệ thâm canh một số loài cây mọc nhanh, cây bản địa cho gỗ lớn nhằm từng bước thay thế cây gỗ nguyên liệu năng suất thấp bằng loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao | Huyện Chợ Đồn | Diện tích: 05ha | Trung tâm Khuyến nông | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình | 2019 | Tỷ lệ sống đạt trên 85%, cây sinh trưởng tốt, có sản phẩm để tổ chức tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của áp dụng công nghệ thâm canh trồng cây gỗ lớn đến người dân.Tạo ra sản phẩm cây gỗ có giá trị kinh tế cao, tăng khả năng phòng hộ, thu nhập kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu | Đã thực hiện nội dung triển khai năm 2019 |
3 | Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng, liên kết giữa các nhóm hộ với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm | Huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Ba Bể | + Năm 2020 diện tích 05 ha/mô hình | Trung tâm Khuyến nông | Ủy ban nhân dân; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố; Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã thực hiện mô hình | 2020 -2021 | Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất lâm nghiệp dưới tán rừng trong những năm đầu khi cây lâm nghiệp chưa khép tán; tận dụng đất dưới tán rừng, bìa rừng... |
|
V | THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN |
|
|
|
|
| ||
1 | Xuất bản Bản tin Khuyến nông |
| 04 số/năm | Trung tâm Khuyến nông | Các cơ quan chuyên môn trong ngành nông nghiệp, cộng tác viên | 2020 -2021 | Xuất bản, phát hành 01số/quý (04 số/năm), mỗi số 100 cuốn (400cuốn/năm). Bản tin được phát hành cho các bạn đọc là các xã khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế thông tin, internet. Bản tin được đăng lên Trang, Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gửi thư điện tử tới khoảng 400-500 địa chỉ | Đã thực hiện nội dung triển khai năm 2019 |
2 | Xây dựng chương trình quảng bá, tiêu thu sản phẩm nông sản tỉnh Bắc Kạn trên phương tiện thông tin đại chúng | Trung tâm Khuyến nông | 12 số (clip)/năm | Trung tâm Khuyến nông | Đài Truyền hình tỉnh | 2020 -2021 | Số lượng 12 số/năm (12 clip), thời lượng 2-3 phút/clip, mỗi tháng phát sóng 01 số, phát lại 03 lần/số |
|
3 | Xây dựng chương trình khoa giáo về chuỗi giá trị sản xuất nông lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ | Trung tâm Khuyến nông | 02 phóng sự/năm | Trung tâm Khuyến nông | Đài Truyền hình tỉnh | 2020 -2021 | Dựng 02 phóng sự/năm, thời lượng 10 - 15 phút/phóng sự, đăng tải được 01 chuỗi giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ các loại sản phẩm nông sản của tỉnh. |
|
4 | Tổ chức các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố | Tổng số lớp dự kiến thực hiện 05 lớp/năm, với 150 lượt người/năm tham gia | Trung tâm Khuyến nông | Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Lao động, thương binh và Xã hội. | 2019 -2021 | Tổng số lớp dự kiến thực hiện 05 lớp/năm, với 150 lượt người/năm tham gia. Các hộ dân được tham gia các lớp đào tạo nghề lao động nông thôn năm được các kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, liên kết tiêu thụ sản phẩm, trang bị về kỹ năng, tay nghề |
|
- 1Quyết định 3395/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt danh mục chương trình, dự án khuyến nông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
- 2Quyết định 1651/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 1913/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2022
- 5Quyết định 1877/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025
- 1Quyết định 3276/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 ban hành Định mức kỹ thuật tạm thời áp dụng cho các chương trình Khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 3073/QĐ-BNN-KHCN năm 2009 về định mức tạm thời áp dụng cho chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1258/QĐ-BNN-KHCN năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương trọng điểm giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 54/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về định mức kỹ thuật áp dụng cho mô hình thuộc dự án khuyến nông trung ương lĩnh vực Chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 918/QĐ-BNN-TC năm 2014 phê duyệt Quy định tạm thời nội dung, mức hỗ trợ và mức chi cho hoạt động khuyến nông do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 3395/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt danh mục chương trình, dự án khuyến nông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020
- 9Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- 10Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 11Kế hoạch 06/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 12Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 1651/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình Khuyến công tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016-2020
- 14Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông
- 15Quyết định 820/QĐ-UBND năm 2018 về định mức kỹ thuật tạm thời để áp dụng trong thực hiện các chương trình, dự án, các mô hình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 16Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về biện pháp lâm sinh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 17Nghị quyết 21/2018/NQ-HĐND quy định về mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong nước do ngân sách địa phương đảm bảo do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 18Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2019 thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 19Quyết định 1794/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Bắc Kạn
- 20Quyết định 1913/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2020-2022
- 21Quyết định 1877/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020-2025
Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2019-2021
- Số hiệu: 921/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/06/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/06/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra