Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 31 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN VIỆC THU HẸP, GIẢM, XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ VÀ CÁC VỊ TRÍ NGUY HIỂM ĐỐI VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Quyết định số 358/QĐ- TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.

- Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt.

2. Yêu cầu

- Chính quyền địa phương nơi có đường sắt đi qua bám sát Kế hoạch của UBND tỉnh để xây dựng Kế hoạch của địa phương mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của địa phương; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả; đảm bảo lộ trình đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở, có giải pháp cảnh báo, cảnh giới 100% các tuyến đường bộ giao cắt với đường sắt trên địa bàn tỉnh.

- Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời bảo đảm sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị quản lý đường sắt có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Lập Hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt và Hồ sơ quản lý lối đi tự mở qua đường sắt

a) Thành phần hồ sơ quản lý lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt bao gồm:

- Danh mục các lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.

- Bình đồ hoặc bình đồ duỗi thẳng và sơ đồ các lối đi tự mở, các vị trí nguy hiểm, trong đó phải thể hiện được tối hiểu các nội dung sau đây:

+ Tên tuyến đường sắt, tên và số hiệu tuyến đường bộ tự mở qua đường sắt.

+ Lý trình lối đi tự mở (ghi theo lý trình của đường sắt); Bề rộng lối đi tự mở và chiều dài đoạn thẳng của đường bộ từ vị trí giao với đường sắt ra mỗi phía.

+ Các báo hiệu hoặc các biện pháp phòng vệ (nếu có)

- Ảnh chụp tại khu vực có vị trí nguy hiểm qua đường sắt; Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu trữ tại doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt hoặc do cơ quan công an cung cấp (nếu có).

b) Hồ sơ quản lý lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt phải được thường xuyên cập nhật các thay đổi của lối đi tự mở, phải được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và đơn vị quản lý đường sắt để phục vụ công tác quản lý.

2. Thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở

a) Việc thu hẹp, giảm dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt phải đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; đồng thời phải có phương án giao thông thay thế để đảm bảo sự đi lại thuận tiện của người dân.

b) Việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức) để xóa bỏ các lối đi tự mở phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Đường sắt, quy định về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định khác có liên quan.

c) Ưu tiên xóa bỏ lối đi tự mở theo thứ tự sau:

- Lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm trên đường sắt;

- Lối đi tự mở có thể xóa bỏ ngay mà không cần đầu tư xây dựng công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức);

- Lối đi tự mở xóa bỏ ngay sau khi xây dựng đường gom, đường ngang;

- Lối đi tự mở xóa bỏ sau khi xây dựng nút giao khác mức.

d) Đối với các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay thì phải thực hiện các biện pháp tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông, cụ thể là:

- Cảnh giới, chốt gác, lắp đặt các thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các vị trí lối đi tự mở đồng thời là vị trí nguy hiểm trên đường sắt hoặc nguy cơ trở thành vị trí nguy hiểm trên đường sắt.

- Tổ chức giao thông tại lối đi tự mở để giảm mật độ phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở; rào chắn, thu hẹp để hạn chế các phương tiện xe cơ giới, chỉ cho phép người đi bộ, người đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy lưu thông qua lối đi tự mở.

- Xây dựng gờ giảm tốc, lắp đặt các báo hiệu giao thông đường bộ, đường sắt để cảnh báo cho người và phương tiện khi đi qua khu vực có lối đi tự mở.

- Làm êm thuận lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

- Giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý hành vi vi phạm các quy định về giao thông đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở.

Căn cứ tình hình giao thông, điều kiện thực tế tại lối đi tự mở, có thể áp dụng 01 hoặc phối hợp nhiều biện pháp nêu trên để đảm bảo an toàn giao thông.

e) Đối với lối đi tự mở vào 01 hộ dân

Chủ hộ phải có cam kết với UBND cấp xã về việc đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở, chấp hành sự sắp xếp lối đi mới khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lại giao thông qua đường sắt, không được đền bù, hỗ trợ giải tỏa lối đi.

f) Xóa bỏ ngay các vị trí lối đi tự mở qua đường sắt mà không cần xây dựng công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức)

Việc xóa bỏ ngay các lối đi tự mở mà không cần xây dựng công trình phụ trợ được áp dụng đối với các khu vực đã có sẵn hệ thống đường gom nối với đường ngang, nút giao thông khác mức hoặc tại nơi đã có phương án giao thông thay thế.

Thực hiện việc xóa bỏ lối đi tự mở bằng cách lắp đặt hàng rào ngăn cách giữa đường bộ và đường sắt.

g) Xây dựng đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Đường gom phải được xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt quy định tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và kết nối với đường ngang hoặc nút giao thông khác mức gần nhất. Khi xây dựng đường gom phải kết hợp với hàng rào ngăn cách để xóa bỏ lối đi tự mở.

h) Xây dựng đường ngang, nút giao khác mức để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Vị trí xây dựng đường ngang phải phù hợp với quy hoạch hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng đường sắt Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT; ưu tiên xây dựng đường ngang tại các vị trí lối đi tự mở là đường trục chính của huyện, xã hoặc tại các vị trí không thể xây dựng đường gom.

Việc xây dựng đường ngang, nút giao thông khác mức phải tuân thủ các quy định hiện hành.

3. Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm

a) Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt

Theo dõi, phân tích, lập danh mục, xây dựng kế hoạch, lộ trình xóa bỏ các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm, bao gồm:

- Tổ chức giao thông tại khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;

- Giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý;

- Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt để không xảy ra hoặc giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí này;

- Tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt hoặc xóa bỏ các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông (theo thứ tự ưu tiên đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông);

- Trường hợp chưa thực hiện được các biện pháp nêu trên, phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác, cơ sở vật chất cho phòng chốt, gác tại các lối đi tự mở được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; bố trí người đã được huấn luyện nghiệp vụ trước khi tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở được xác định là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Trong năm 2020 phải hoàn thành các công việc, gồm:

a) Hoàn thành việc lập hồ sơ và tổ chức quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở.

b) Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao; các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.

c) Thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với toàn bộ các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03 mét trở lên.

2. Đến năm 2025: Xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở còn lại trên các tuyến đường sắt.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố: Ninh Bình, Tam Điệp, Hoa Lư, Yên Mô

- Chủ trì, phối hợp với Cục Đường sắt và các đơn vị có liên quan thực hiện việc lập và quản lý Hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt và Hồ sơ quản lý lối đi tự mở qua đường sắt; thực hiện các biện pháp kiềm chế không để phát sinh lối đi tự mở mới. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để phát sinh lối đi tự mở;

- Chủ trì thực hiện việc thu hẹp chiều rộng xuống dưới 03 mét đối với các lối đi tự mở có chiều rộng từ 03 mét trở lên trên địa bàn được giao quản lý (Phụ lục kèm theo). Bố trí kinh phí từ ngân sách các huyện, thành phố để thực hiện việc thu hẹp lối đi tự mở;

- Hằng năm tổ chức rà soát, lập danh sách các lối đi tự mở trên địa bàn quản lý và đề xuất các biện pháp, lộ trình giảm, xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh;

- Chủ trì thực hiện việc quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm;

- Thực hiện các biện pháp tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay;

- Chủ tịch UBND huyện, thành phố chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể ở địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng mô hình “tuyến đường sắt tự quản”, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đặc biệt là của bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, nhóm tự quản, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong việc gìn giữ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, vệ sinh môi trường.

- Thực hiện có hiệu quả Công văn số 331/UBND-VP4 ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt.

2. Đề nghị Cục Đường sắt

- Phối hợp cung cấp danh mục lối đi tự mở, vị trí nguy hiểm an toàn giao thông đường sắt và các hồ sơ cần thiết để UBND cấp huyện lập Hồ sơ quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt và Hồ sơ quản lý lối đi tự mở;

- Chỉ đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt.

3. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh phương án phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng các đường gom, đường ngang, nút giao khác mức để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên cơ sở đề xuất của UBND các huyện, thành phố.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất các nguồn kinh phí từ Trung ương để hỗ trợ tỉnh thực hiện xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn kinh phí ngân sách trung ương bổ sung và khả năng cân đối kinh phí ngân sách tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hỗ trợ công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt nhằm thu hẹp, giảm và xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng các đường gom, đường ngang, nút giao khác mức có nguồn vốn là vốn đầu tư công tư ngân sách tỉnh.

6. Công an tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đặc biệt là các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông đối với các đoạn đường bộ chạy gần đường sắt, lối đi tự mở nối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý.

7. Các sở, ban, ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu UBND tỉnh thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.

8. Chế độ báo cáo

Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; định kỳ 06 tháng, cả năm báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị (nếu có) về Sở Giao thông vận tải (Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 30/6; báo cáo năm gửi trước ngày 10/12 và lồng ghép cùng với nội dung báo cáo kết quả thực hiện Công văn số 331/UBND-VP4 ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải (để b/c);
- Ủy ban ATGT quốc gia (để b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố: Ninh Bình, Tam Điệp, Hoa Lư, Yên Mô;
- Đài PTTH, Báo Ninh Bình, Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, VP4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC VỊ TRÍ LỐI ĐI TỰ MỞ TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA QUA ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TAM ĐIỆP, HOA LƯ, YÊN MÔ
(Kèm theo Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Ninh Bình)

TT

Lý trình

Xã, phường

Phân loại lối đi tự mở

Giải pháp xử lý

Ghi chú

Công cộng

Vào một hộ dân

≤1,5

m

>1,5m÷ <3m

≥ 3m

I

UBND thành phố Tam Điệp: 24 lối đi tự mở

 

 

 

Cộng

11

2

3

8

 

 

1

123+685

Yên Bình

1

 

 

 

Xây dựng đường gom

 

2

123+760

Yên Bình

 

 

 

1

3

124+170

Yên Bình

 

 

 

1

4

124+480

Yên Bình

1

 

 

 

5

124+560

Yên Bình

1

 

 

 

6

124+610

Yên Bình

1

 

 

 

7

124+656

Yên Bình

1

 

 

 

8

124+723

Yên Bình

1

 

 

 

9

125+390

Yên Bình

1

 

 

 

 

10

126+125

Yên Bình

 

 

1

 

Đã có đường gom,

bổ sung hàng rào chắn

Thu hẹp trong năm 2020

11

126+420

Yên Bình

 

 

 

1

Xây dựng đường gom

 

12

126+430

Yên Bình

 

 

1

 

Thu hẹp trong năm 2020

13

126+575

Yên Bình

1

 

 

 

 

14

126+700

P. Trung Sơn

 

 

 

1

Xây dựng đường gom

 

15

126+170

P. Trung Sơn

1

 

 

 

 

16

127+120

P. Trung Sơn

 

 

 

1

Đã có đường gom, bổ sung hàng rào chắn

 

17

127+500

P. Trung Sơn

1

 

 

 

Xây dựng đường gom

 

18

129+100

P. Trung Sơn

 

1

 

 

 

19

129+690

P. Trung Sơn

 

 

1

 

Thu hẹp trong năm 2020

20

129+980

P. Trung Sơn

 

1

 

 

 

21

131+525

P. Nam Sơn

 

 

 

1

Đã có đường gom, bổ sung hàng rào chắn

 

22

134+840

P. Nam Sơn

 

 

 

1

Xây dựng đường gom

 

23

134+880

P. Nam Sơn

 

 

 

1

 

24

134+940

P. Nam Sơn

1

 

 

 

 

II

Huyện Yên Mô: 01 lối đi tự mở

 

 

25

121+490

Mai Sơn

 

 

1

 

Xây dựng đường gom

Thu hẹp trong năm 2020

III

Huyện Hoa Lư: 04 lối đi tự mở

 

 

 

Cộng

3

1

1

 

 

 

26

119+775

Ninh An

 

1

 

 

Xây dựng đường gom

 

27

119+785

Ninh An

1

 

 

 

 

28

119+925

Ninh An

 

 

1

 

Thu hẹp trong năm 2020

29

120+300

Ninh An

1

 

 

 

 

30

120+680

Ninh An

1

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 80/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/07/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Thạch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản