- 1Luật Giao thông đường bộ 2001
- 2Nghị định 92/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- 3Chỉ thị 01/2004/CT-TTg về chấn chính hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 12/2004/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 16/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 64/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2004/CT-UB | Pleiku, ngày 13 tháng 04 năm 2004 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
V/V TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 01/2004/CT-TTG NGÀY 02- 01-2004 VÀ CHỈ THỊ SỐ 12/2004/CT-TTG NGÀY 30-3-2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải khách bằng ô tô, trong thời gian qua công tác vận tải khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tốt đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng cao và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Tuy nhiên, trong công tác vận tải hành khách bằng ô tô còn tồn tại một số vấn đề cần phải chấn chỉnh như: Còn nhiều xe chạy lòng vòng đón, trả khách ngoài bến; một số cá nhân tự lập điểm đón, trả khách trái phép; ở các bến xe còn xuất hiện "cò mồi", "bảo kê" bắt khách dẫn đến tệ tranh giành khách, chèn ép giá gây mất trật tự, an ninh; chủ phương tiện chuyển nhượng khách dọc đường không được sự đồng ý của khách; xe chở quá số lượng khách quy định, chở khách xen lẫn với chở hàng hóa thậm chí còn chở hàng lậu như gỗ, động vật quý hiếm; khách bị ép buộc ăn cơm với giá cao, chất lượng bữa ăn không bảo đảm.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ và các quy định của Nhà nước về kinh doanh vận tải khách bằng ô tô chưa được chú trọng; công tác quản lý nhà nước về vận tải mặc dù đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách như mở các tuyến vận chuyển khách mới, tuyến xe khách chất lượng cao đi thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Đăk Lăk, Bình Định ... nhưng hiệu quả còn chưa cao; các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm về lĩnh vực vận tải khách; công tác phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên, chặt chẽ; việc xử lý hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ còn chưa nghiêm.
Để thực hiện tốt Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg ngày 02-1-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô và Chỉ thị số 12/2004/CT-TTg ngày 30-3-2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2004; Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị cho các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Sở Giao thông vận tải:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng Nghị định 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Chỉ thị số 01/2004/CT-TTg, Chỉ thị 12/2004/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ, các quy định về kinh doanh vận tải khách của Bộ Giao thông vận tải cho tất cả các doanh nghiệp vận tải, lái phụ xe, các bến xe, các tổ chức có liên quan và hành khách được biết để hưởng ứng thực hiện.
- Bố trí lực lượng Thanh tra giao thông xử lý nghiêm các vi phạm của chủ phương tiện vận tải, lái xe, phụ xe tại các điểm giao thông tĩnh, các bến xe và kiểm tra đột xuất tại trạm thu phí đường bộ để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm của lái xe.
- Giao cho Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, biện pháp kiên quyết xóa bỏ tệ nạn "bến cóc", "xe dù", "cơm tù', "ép giá", "bán khách" và các tệ nạn khác tại các bến xe.
- Nghiên cứu, đề xuất các điểm dừng đỗ xe đón, trả khách trên tất cả các tuyến tỉnh lộ và quốc lộ thuộc địa phương quản lý, bảo đảm thuận tiện cho việc đi của nhân dân nhưng không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Chỉ đạo bến xe kiên quyết không để những xe không đủ điều kiện kinh doanh vận tải hành khách tham gia vận chuyển khách tại bến.
2. Công an tỉnh:
- Bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các xe hoạt động tại các điểm đón, trả khách, các bến xe bất hợp pháp. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi tiêu cực.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trong việc xóa bỏ các tệ nạn trong vận chuyển hành khách bằng ô tô.
3. Sở Văn hóa -Thông tin:
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị 01/2004/CT-TTg, Chỉ thị 12/2004/CT-TTG và các văn bản có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục về pháp luật giao thông trong trường học đối với học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong các kỳ thi và các kỳ nghỉ học của học sinh, sinh viên.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức việc đưa đón học sinh bằng xe ô tô buýt.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã An Khê và thành phố Pleiku:
- Chủ động củng cố tổ chức lực lượng vận tải khách trên địa bàn; phối hợp với các lực lượng có liên quan xoá bỏ các "bến cóc" - điểm đón trả khách trái với quy định, các quán "cơm tù" (nếu có) trên địa bàn.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải khách bằng ô tô:
- Tuyên truyền, giáo dục cho lái phụ xe về tinh thần, thái độ phục vụ khách đi xe, không vi phạm các tệ nạn trong vận chuyển khách như: "bến cóc", "xe dù', "cơm tù", "ép giá" và "bán khách" dọc đường.
- Chỉ điều động xe tham gia vận chuyển hành khách khi xe đảm bảo điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại điều 48 Luật Giao thông đường bộ và bảo đảm niên hạn xử dụng theo quy định tại khoản 4, điều 6 Nghị định 92/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
Yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã An Khê và thành phố Pleiku chịu trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 16/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Công văn 1362/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường bảo đảm an ninh trật tự trường học, an toàn giao thông trong những tháng cuối năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 64/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 4Công văn 2544/UBND-ĐT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 5Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 16/2019/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 64/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2019 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai trong kỳ 2019-2023
- 1Luật Giao thông đường bộ 2001
- 2Nghị định 92/2001/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- 3Chỉ thị 01/2004/CT-TTg về chấn chính hoạt động vận tải khách liên tỉnh bằng ô tô do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 12/2004/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1362/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường bảo đảm an ninh trật tự trường học, an toàn giao thông trong những tháng cuối năm học 2019-2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 6Công văn 2544/UBND-ĐT năm 2020 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2020 về thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chỉ thị 06/2004/CT-UB về thực hiện Chỉ thị 01/2004/CT-TTg và Chỉ thị 12/2004/CT-TTg do tỉnh Gia Lai ban hành
- Số hiệu: 06/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/04/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Nguyễn Vỹ Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực