Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 27 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRONG THỜI GIAN QUA

I. XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Trong thời gian qua, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

- Quyết định số 40/2016/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh quy định Quản lý, vận hành và khai thác hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức, quản lý, cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh về việc thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 3504/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công với các Sở, ngành tỉnh trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;

- Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 3404/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Kế hoạch s91/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện "Đề án liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí" trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng;

- Kế hoạch số 02/KH-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2019 của UBND tỉnh về Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019;

- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2020 của UBND tỉnh về Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2020;

- Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh về Hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021;

- Công văn số 2333/UBND-KSTT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 01/2018/TT-VPCP của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP;

- Công văn số 798/UBND-KSTT ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc nâng cấp mức độ Dịch vụ công trực tuyến và chọn Dịch vụ công trực tuyến kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia;

- Công văn số 835/UBND-KSTT ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP;

- Công văn số 1102/UBND-CN ngày 07 tháng 7 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP;

- Công văn số 543/UBND-KSTT ngày 05 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc cung cấp 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2021.

II. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG VÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ

1. Công bố, công khai TTHC

Tính đến thời điểm hiện nay, tổng số TTHC trên địa bàn tỉnh đã được công bố, công khai còn hiệu lực thi hành là 1.797 thủ tục, trong đó: thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành tỉnh 1.410 thủ tục; áp dụng tại cấp huyện 258 thủ tục và áp dụng tại cấp xã 129 thủ tục.

Công tác niêm yết, công khai TTHC được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, các TTHC do Chủ tịch UBND tỉnh công bố đều được đăng tải kịp thời, đy đủ trên Cng thông tin điện tử của tỉnh, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trung tâm), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đều bố trí bảng niêm yết, công khai TTHC; đồng thời đăng tải TTHC trên Trang tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các hình thức công khai khác.

2. Rà soát, đơn giản hóa TTHC

Với mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ trong thực hiện TTHC, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các quy định không cần thiết, không đáp ứng các nguyên tắc về quy định và thực hiện TTHC, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2021 về rà soát, đánh giá TTHC năm 2021 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Theo Kế hoạch, tỉnh sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và đề xuất cụ thể phương án đơn giản hóa đối với 10 TTHC thuộc 07 nhóm quy định TTHC như: Lưu thông hàng hóa trong nước, Đường bộ, Trọng tài thương mại, Thành lập và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, Du lịch, Thú y và Quản lý hoạt động xây dựng.

Ngoài rà soát, đơn giản hóa những TTHC nêu trên, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong quá trình thực hiện nếu phát hiện quy định, TTHC có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân thì chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức rà soát, đánh giá theo quy định.

3. Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC

Công tác tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Hệ thống phản ánh, kiến nghị (Hệ thống) của Cổng Dịch vụ công Quốc gia được quan tâm, theo dõi định kỳ; các sở, ban ngành, UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng tài khoản đăng nhập Hệ thống theo quy định.

Toàn tỉnh niêm yết thống nhất thông tin địa chỉ tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại Bảng niêm yết TTHC, xây dựng, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Trang thông tin điện tử, Chuyên trang Cải cách hành chính của tỉnh cũng như Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.

4. Tình hình, kết quả giải quyết TTHC

Trong năm 2020, toàn tỉnh đã tiếp nhận 814.602 hồ sơ (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến), trong đó có 15.280 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến.

Kết quả giải quyết TTHC (bao gồm cả hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; theo dịch vụ công trực tuyến):

- Số hồ sơ đã giải quyết: 808.423 hồ sơ, trong đó, đúng hạn: 808.143 hồ sơ, quá hạn: 280 hồ sơ (175 hồ sơ quá hạn do chậm xử lý trên phn mm một cửa điện tử và lỗi kỹ thuật của hệ thống, 105 hồ sơ đã thực hiện nghiêm túc việc xin lỗi người dân bằng văn bản).

- Số hồ sơ đang giải quyết 6.179 hồ sơ, trong đó, giải quyết trong hạn 6.145 hồ sơ, quá hạn 34 hồ sơ.

5. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC

100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị được giải quyết theo cơ chế một cửa (trừ một số TTHC thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP). Trong tỉnh có 93 TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp; trong đó có 56 TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp, 37 TTHC được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền trong các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, lý lịch tư pháp, tài nguyên và môi trường, đăng ký đầu tư, quản lý công sản, đất đai... và liên thông tại 109 xã, phường, thị trấn đối với 03 nhóm TTHC: “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi”, “Đăng ký khai sinh, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí”.

Tỉnh đã ban hành các Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của các sở, ngành tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; Quyết định phê duyệt thực hiện thí điểm chuyển giao cho Bưu điện tỉnh tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của một số Sở, ngành có TTHC tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Sóc Trăng.

Việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng được quan tâm, các đơn vị chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, các ứng dụng phần mềm và cử công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn k năng, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thực hiện chấm điểm, tổng hợp kết quả, đánh giá giải quyết TTHC định kỳ hàng quý và năm của các đơn vị có TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và công khai kết quả phân loại giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

6. Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử

Triển khai Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các văn bản hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, tỉnh đã ban hành Công văn số 835/UBND-KSTT ngày 26 tháng 5 năm 2020 chỉ đạo các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 45/2020/NĐ-CP, trong đó, tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thông tin nội dung văn bản đê thu hút tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng TTHC trên môi trường điện tử; hoàn thiện tính năng, chức năng kỹ thuật của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh; số hóa kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực thi hành...

Bên cạnh đó, thực hiện Công văn số 531/HTQTCT-CT ngày 18 tháng 5 năm 2020 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp và triển khai thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, tỉnh đã chỉ đạo địa phương bố trí kinh phí, trang bị cơ sở vật chất để thực hiện cấp bản sao điện tử và khẩn trương triển khai thực hiện đồng bộ dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Tiếp tục triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2021 và Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; hằng năm, tỉnh đều bố trí ngân sách đđầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho nhu cầu hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. 100% TTHC của tỉnh được cung cấp dịch vụ công trực tuyến tối thiểu ở mức độ 2, trong đó có 346 TTHC ở mức độ 3 và 675 TTHC ở mức độ 4. Tỉnh đã hoàn thành việc tích hợp, kết nối, cung cấp 341 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; kết nối, tích hợp với nền tảng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia với Cổng Dịch vụ công của tỉnh và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện thanh toán trực tuyến đối với hồ sơ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, đảm bảo đạt tỷ lệ theo yêu cầu của Văn phòng Chính phủ.

Tình hình tiếp nhận và kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh: Trong quý I năm 2021, toàn tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết đúng hạn trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh: 114.579/114.671 hồ sơ đạt tỷ lệ 99,93% (trong đó có 1.734 hồ sơ nộp từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia), số hồ sơ tiếp nhận và xử lý trực tuyến mức độ 3, mức độ 4: 6.240/32.681, đạt tỷ lệ 19,09%, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến: 165/1021, đạt tỷ lệ 16,16%. Nhìn chung, các đơn vị quan tâm, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đúng quy định.

III. HẠ TẦNG KỸ THUẬT, CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

1. Hệ thống thông tin một cửa điện tử

Triển khai hoàn tất hệ thống Một cửa điện tử cho 100% các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện, cấp xã. Tất cả các hệ thống này được đồng bộ, liên thông lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh kết nối liên thông với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Hiện tại 100% TTHC (1.797 thủ tục) của tỉnh đã được cung cấp lên Cng Dịch vụ công ti thiu ở mức độ 2, trong đó có 346 TTHC được cung cấp ở mức độ 3, đạt tỷ lệ 19,28 % và 675 TTHC được cung cấp ở mức độ 4, đạt tỷ lệ 37% so với tổng số TTHC được cung cấp lên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; thực hiện liên thông đầy đủ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia các dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4, gồm: Lý lịch tư pháp, Hộ tịch, Thông báo hoạt động khuyến mãi, Đổi giấy phép lái xe, cấp phiếu lý lịch tư pháp, Đăng ký khai sinh,... và đang thực hiện tích hợp tiếp tục các dịch vụ công mức 3, mức độ 4 theo tiến độ của Văn phòng Chính phủ. Hiện tại, Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã thực hiện tích hp dịch vụ thanh toán trực tuyến trên nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đã đồng bộ trạng thái xử lý của 108.828 hồ sơ TTHC với Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Triển khai, ứng dụng Zalo để thực hiện tra cứu kết quả giải quyết hồ sơ TTHC (tra cứu mã hồ sơ, quét mã QR code qua Zalo...), cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, các thông tin về kinh tế - xã hội nhanh chóng, hiệu quả.

2. Kết nối, chia sẻ dữ liệu

Tỉnh đã triển khai xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh để phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử với những chức năng cụ thể như sau:

- Nền tảng xác thực và quản lý định danh tập trung: Cơ chế đăng nhập một lần (Single Sign-On) đảm bảo cho người dùng hp pháp có thể truy nhập vào những dịch vụ khác nhau trên hệ thống mà chỉ phải sử dụng một khóa duy nhất.

- Xây dựng trục liên thông dịch vụ (bao gồm: hệ thống trục kết nối, hệ thống xác thực và phân quyền, hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ, hệ thống quản lý giao diện lập trình ứng dụng, hệ thống giám sát quy trình xử lý nghiệp vụ, hệ thống dịch vụ dữ liệu). Tính đến thời điểm xây dựng Kế hoạch thì Trục LGSP của tỉnh đã kết nối với tất cả các hệ thống dùng chung nêu trên. Ngoài ra, Trục LGSP của tỉnh đã sẵn sàng cung cấp các API để kết nối, liên thông giữa các hệ thống thông tin của tỉnh với Trục liên thông quốc gia NGSP (hộ tịch tư pháp; lý lịch tư pháp; văn bản quy phạm pháp luật; cơ sở dữ liệu đăng ký doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin đầu tư nước ngoài; hệ thống VNPost; danh mục dùng chung; tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội; hệ thống hỗ trợ thanh toán trực tuyến Paygov;... Trong đó, đã kết nối liên thông lý lịch tư pháp).

- Xây dựng kênh thông báo: Thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của các hệ thống thông tin kết nối vào Trục LGSP; phân tích, tổng hợp tình trạng hoạt động của các hệ thống này và gửi thông báo đến các tài khoản quản trị.

3. Số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC

- Số lượng máy quét được trang bị tại Trung tâm Phục vụ hành chính công (Trung tâm): 31 máy; tại Bộ phận Một cửa cấp huyện: 06 máy và tại Bộ phận Một cửa cấp xã: 72 máy.

- Trong năm 2020, số lượng hồ sơ được tiếp nhận tại Trung tâm: 114.771; số lượng hồ sơ được tiếp nhận, số hóa: 38.340 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được số hóa: 33,4%.

- Số lượng Bộ phận một cửa cấp huyện đã số hóa hồ sơ tiếp nhận trong năm 2020: 07 huyện (63,63%).

- Trong năm 2020, số lượng hồ sơ được tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa cấp huyện: 81.822; số lượng hồ sơ được tiếp nhận, số hóa: 23.870 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được số hóa: 29,17%.

- Số lượng Bộ phận Một cửa cấp xã đã số hóa hồ sơ tiếp nhận trong năm 2020: 22 xã (20,18%).

- Trong năm 2020, số lượng hồ sơ được tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa cấp xã: 541.244; số lượng hồ sơ được tiếp nhận, số hóa: 148.807 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được số hóa: 27,49%.

4. Hạ tầng công nghệ thông tin

a) Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh

Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Tích hợp dữ liệu với 31 máy chủ; Hệ thống bảo mật, an ninh bao gồm các thiết bị firewall (07 thiết bị, trong đó có 01 web filter, 01 spam mail, 01 thiết bị tường lửa Layer 7 Center), 01 thiết bị phòng chống tấn công DDOS, 02 hệ thống lưu trữ tập trung SAN (dung lượng 24 TB và 64TB), hệ thống lưu trữ dự phòng NAS có dung lượng 128 TB, hệ thống cân bằng tải đường truyền (link balancer), hệ thống giám sát an ninh phòng máy, hệ thống phòng cháy chữa cháy tự động, hệ thống chống sét, hệ thống lưu điện 20 KVA và một số thiết bị khác; tổng dung lượng kết nối Internet tại Trung tâm Tích hợp dữ liệu là 532 Mbps (01 leased line 32 Mbps, 01 line FTTH 100 Mbps và 02 line FTTH 200 Mbps); cung cấp dịch vụ ảo hóa máy chủ trên nền Điện toán đám mây (Cloud Computing).

b) Tại Bộ phận Một cửa

- Số lượng máy tính, laptop được trang bị tại Trung tâm: 49 máy; tại Bộ phận Một cửa cấp huyện: 89 máy và tại Bộ phận một cửa cấp xã: 482 máy.

- Số lượng máy in được trang bị tại Trung tâm Phục vụ hành chính công: 34 máy; tại Bộ phận một cửa cấp huyện: 41 máy và tại Bộ phận một cửa cấp xã: 320 máy.

IV. NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tại Bộ phận Một cửa

- Số lượng nhân sự làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công: 07 người.

- Số lượng nhân sự của các Sở, ngành biệt phái/làm việc tại Trung tâm: 52 người.

- Số lượng nhân sự đang làm việc tại Bộ phận một cửa cấp huyện: 103 người.

- Số lượng nhân sự đang làm việc tại Bộ phận một cửa cấp xã: 574 người.

2. Nhân lực công nghệ thông tin

Đến nay, 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều có cán bộ chuyên trách, phụ trách hoặc kiêm nhiệm công nghệ thông tin. Trong đó scán bộ chuyên trách/phụ trách, kiêm nhiệm tại cơ quan cấp tỉnh là 43 người, tại UBND cấp huyện là 15 người, số cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của tỉnh có 25 người được đào tạo về công nghệ thông tin, trong đó có 03 Thạc sĩ, 20 Đại học, 01 Cao đng và 01 trình độ khác. Tất cả cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước đều có trình độ tối thiểu cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định.

V. HẠN CHẾ

- Tỉnh chưa có cơ chế tạo điều kiện để đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, chủ động trong triển khai các giải pháp, mô hình, sáng kiến cải cách, cắt giảm các TTHC và huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình đổi mới, tạo ra các dịch vụ công trực tuyến thông minh để giải quyết TTHC.

- Việc phân giao thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của nhiều TTHC theo địa giới hành chính sẽ không còn phù hợp với thời đại số khi thông tin, dữ liệu đã được quản lý, chia sẻ trên môi trường số giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có đủ căn cứ xử lý, ra quyết định mọi lúc, mọi nơi.

- Việc giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đã được triển khai, tuy nhiên chưa hình thành được cơ chế giám sát, đánh giá việc giải quyết TTHC đồng bộ theo thời gian thực từ hệ thống một cửa các cấp dn đến chưa kịp thời cung cấp thông tin cho chỉ đạo, điều hành, nhất là xử lý kịp thời hạn chế, bất cập, các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.

- Việc triển khai, cung cấp Dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ trực tuyến theo từng dịch vụ rất thấp hoặc không phát sinh hồ sơ trực tuyến; kết quả thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích chưa cao; việc triển khai thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến, không dùng tiền mặt chưa đạt hiệu quả.

- Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh chưa có Kho lưu trữ điện tử riêng phục vụ lưu trữ hồ sơ điện tử của các cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC theo phương thức cá thể hóa nên chưa tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức.

- Nguồn kinh phí của địa phương còn hạn chế, chưa xây dựng được các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh, còn tồn tại vấn đề “cát cứ” thông tin, thiếu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ giải quyết TTHC. Vì vậy, việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử chưa thật sự thuận lợi, đơn giản hơn so với phương thức truyền thống đặc biệt khi các TTHC còn chưa liên thông để phục vụ theo phương thức cá thể hóa nên chưa thu hút được người dân, doanh nghiệp tham gia, dẫn đến khó hình thành công dân điện tử, doanh nghiệp điện tử để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Việc shóa, xây dựng các cơ sở dữ liệu hầu như còn độc lập với quy trình chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, kết quả số hóa chưa được sử dụng, gắn kết với các hệ thống thông tin khác. Trong đó, phần lớn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa coi hoạt động số hóa như là một phần trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của mình, dẫn đến chưa thực sự thúc đẩy được nhân tố con người (công chức điện tử) là nhân tố tiên quyết của quá trình thực hiện thành công chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước. Kết quả số hóa chưa gắn liền, chưa phục vụ thực chất cho nâng cao chất lượng phục vụ, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, tăng năng suất lao động trong tiếp nhận, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

- Thiếu tính liên thông, xử lý giữa các cơ quan, đơn vị khi giải quyết TTHC.

- Hạ tầng kthuật của Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh chỉ đáp ứng nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm, chưa đáp ứng theo các yêu cầu của Đề án.

- Số lượng máy tính, máy in, máy quét chưa đáp ứng theo Đề án về yêu cầu số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC. Các máy móc trang bị tại cấp xã có thời gian đầu tư đã lâu, hiện tại phần lớn đã xuống cấp, chưa đáp ứng yêu cầu công việc.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính, gắn với số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động, góp phần hình thành công dân số, doanh nghiệp số trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội s.

II. MỤC TIÊU CỤ TH

1. Năm 2021

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

- Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.

2. Năm 2022

- Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết, tăng tối thiểu 20% đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

- Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và đất đai với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã.

- Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền địa phương.

- Tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu.

- Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại Bộ phận Một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch.

3. Năm 2023 - 2025

- Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

- Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

- Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

- 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

- Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.

- Tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC.

- Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả.

- Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025.

III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2025

1. Đối với người dân, doanh nghiệp

- Được định danh số thống nhất trên môi trường điện tử trong các hoạt động giao tiếp với cơ quan nhà nước trên cơ sở mã số định danh của cá nhân, doanh nghiệp.

- Được tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, trừ trường hợp TTHC yêu cầu phải kiểm tra thực địa, đánh giá, kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.

- Được tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC theo nhiều phương thức cá thể hóa phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng thực hiện.

- Không phải thực hiện các thủ tục kiểm tra, xác nhận hoặc cung cấp lại hồ sơ, giấy tờ, thông tin, kết quả giải quyết đã được số hóa.

- Được trả và công nhận tính pháp lý của kết quả giải quyết TTHC ký số trong tất cả các giao dịch với cơ quan nhà nước.

- Được giám sát, đánh giá, phản hồi trực tuyến quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả TTHC của các cơ quan nhà nước.

2. Đối với cơ quan nhà nước

- Việc số hóa, xây dựng, duy trì, phát triển các cơ sở dữ liệu là nhiệm vụ của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công.

- Bộ phận Một cửa các cấp:

+ Bộ phận Một cửa các cấp trở thành điểm đầu vào của quy trình số hóa và là nơi sử dụng kết quả số hóa để cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ, trình tự, TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

+ Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh) được kết nối, chia sẻ, liên thông dữ liệu với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công theo sự điều phối, tổ chức theo mô hình thống nhất, thông suốt, hiệu quả.

+ Việc liên thông giữa Bộ phận Một cửa và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử bảo đảm tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ bằng phương thức điện tử đngười sử dụng chỉ cần nhập dữ liệu tối đa một lần.

+ 100% kết quả giải quyết TTHC đang còn hiệu lực được số hóa và kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC.

+ Tăng năng suất lao động trong tiếp nhận, giải quyết TTHC, cụ thể: Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 01 nhân sự trực tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh trong 01 năm lên mức tối thiểu là 1.600 hồ sơ; vùng nông thôn 1.200 hồ sơ; vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn 800 hồ sơ.

+ Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch và thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ vào năm 2025.

+ Các Bộ phận Một cửa và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được thiết kế bản sắc thương hiệu thống nhất toàn quốc.

- Các nền tảng dùng chung (như: Thanh toán trực tuyến; xác thực, định danh; dữ liệu TTHC; phản ánh, kiến nghị...) được xây dựng và sử dụng trên cơ sở chuẩn hóa thống nhất các bước, công đoạn của quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu và đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí trong phát triển các hệ thống thông tin.

- Tạo cơ chế để người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai giải pháp, mô hình, sáng kiến cải cách, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động, chất lượng giải quyết TTHC.

- Triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công đoạn trong quá trình tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại một số địa phương trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính nhà nước và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Trung ương.

- Việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC được thực hiện theo thời gian thực trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới cho phép điều hành chất lượng giải quyết TTHC kịp thời và hiệu quả.

IV. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện: 51.021 triệu đồng (Bằng chữ: Năm mươi mốt tỷ, không trăm hai mươi mốt triệu đồng), trong đó:

Nguồn vốn trung hạn: 51.021 triệu đồng.

(Phụ lục II. Chi tiết nhiệm vụ, phân kỳ đầu tư và kinh phí kèm theo).

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thin thể chế

a) Sửa đổi, bổ sung quy chế, quy định liên quan đến việc tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh để đáp ứng yêu cầu triển khai các nội dung nhiệm vụ theo Đề án.

b) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở triển khai tiếp nhận, giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

2. Triển khai nhiệm vụ số hóa

a) Nâng cấp Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đáp ứng yêu cầu số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC, cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

b) Rà soát các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý để xác định các thông tin, dữ liệu, kết quả giải quyết TTHC cần số hóa hoặc đã có làm cơ sở tổ chức quy trình số hóa, cũng như thực hiện kết nối, chia sẻ và xây dựng Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.

c) Xây dựng, hoàn thiện Kho dữ liệu cá nhân, tổ chức trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu lưu trữ điện tử, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết TTHC của Đề án.

d) Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh là lõi của Bộ phận một cửa do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thống nhất.

đ) Thực hiện đồng bộ, liên kết tài khoản của cá nhân, tổ chức trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

e) Rà soát, cập nhật, hoàn thiện danh mục tài liệu, hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

g) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối, tích hợp dữ liệu kết quả giải quyết TTHC giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý với Cng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử phục vụ giải quyết TTHC theo yêu cầu của Đề án.

h) Tổ chức triển khai quy trình số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đáp ứng yêu cầu của Đề án.

k) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án.

l) Tái cấu trúc, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng cắt giảm thủ tục hoặc các bước kiểm tra, xác nhận, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ TTHC trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống.

m) Tổ chức sắp xếp lại bộ phận một cửa để triển khai quy trình số hóa theo yêu cầu, tiến độ triển khai theo Đề án.

3. Triển khai nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa gii hành chính

Rà soát, đánh giá, phê duyệt các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết có thể triển khai ngay việc tiếp nhận và giải quyết không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với các TTHC chưa được triển khai toàn quốc để tổ chức triển khai thí điểm tại địa phương.

4. Triển khai các mô hình, giải pháp mới tăng năng suất lao động trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

a) Tổ chức rà soát, đánh giá lại hoạt động của Bộ phận một cửa để đề xuất cơ cấu, số lượng nhân sự phù hợp để triển khai bảo đảm nâng cao năng suất lao động và đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.

b) Nghiên cứu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh triển khai các mô hình, giải pháp đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế để nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng phục vụ.

c) Thực hiện đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh áp dụng (phạm vi, quy mô, nội dung tổ chức triển khai) cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

5. Thiết kế bản sắc thương hiệu của Bộ phận một cửa

Triển khai nhận diện thương hiệu của Bộ phận một cửa các cấp và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

6. Thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới

a) Căn cứ Bộ chỉ số đánh giá, giám sát, đo lường chất lượng giải quyết TTHC, hoàn thiện chức năng giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC trên Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của Đề án. Tiếp tục hoàn thiện chức năng này của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (sau khi hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh).

b) Kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ theo dõi, giám sát, đánh giá giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo thời gian thực.

c) Tổ chức triển khai thực hiện giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo các yêu cầu, nhiệm vụ của Đề án.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn phòng UBND tỉnh:

Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan thực hiện các nội dung tại Mục 1; điểm e, k, 1 Mục 2; Mục 3; điểm a, b Mục 4; Mục 5 và điểm c Mục 6 Phần V.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, 1 Mục 2; điểm c Mục 4; Mục 5; điểm a, b Mục 6 Phần V.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Đề án theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.

4. Các Sở, ban ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại điểm m, Mục 2; điểm a, b Mục 4 Phn V.

Chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện, đảm bảo đạt mục đích, yêu cầu, tiến độ đề ra tại Kế hoạch này. Riêng UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo UBND cấp xã trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo cùng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và TTHC thực hiện trên môi trường điện tử của cơ quan, đơn vị.

Giao Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm làm đầu mối theo dõi, kim tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (ngay sau khi được Chính phủ ban hành) và Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- TT
. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- Các cơ quan thuộc Trung ương đặt tại tỉnh;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- Ban Quản lý các KCN tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Sóc Trăng, Đài PTTH Sóc Trăng;

- Cổng TTĐT tỉnh;
- Phòng KSTTHC, TH, VX;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHTỊCH




Trần Văn Lâu

 

PHỤ LỤC I

CHI TIẾT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

STT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Sản phẩm

Ghi chú

 

Năm 2021

 

 

 

 

 

1

Xây dựng Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Tháng 4/2021

Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

2

Xây dựng, ban hành Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo trin khai thực hiện.

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Tháng 5/2021

Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

3

Triển khai rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng Dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

4

Triển khai thực hiện việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Văn phòng Chính phủ

- Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

5

Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa các cấp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các bộ, ngành liên quan

 

 

 

6

Thực hiện số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, cụ thể: Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu tương ứng 30%, 20%, 15% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

Hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được s hóa.

 

7

Triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Văn phòng UBND tỉnh

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Các sở, ngành có TTHC thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công

 

Trung tâm Phục vụ hành chính công triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được s hóa.

 

8

Rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp, triển khai đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa thuộc phạm vi quản lý.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

 

9

Cập nhật, chuẩn hóa danh mục tài liệu, hồ sơ TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

 

 

10

Đánh mã giấy tờ là thành phần hồ sơ giải quyết TTHC được shóa tại Bộ phận Một cửa thống nhất.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

- Sở Thông tin và Truyền thông

- Văn phòng UBND tỉnh

 

 

 

11

Rà soát, tái cấu trúc quy trình, điện tử hóa mẫu đơn, tờ khai, kết quả giải quyết TTHC.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Văn phòng Chính phủ

- Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

Thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo

12

Đánh giá để đề xuất đưa vào triển khai tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính.

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

13

Triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với các TTHC về hộ tịch, cư trú, quản lý xuất nhập cảnh, bảo hiểm xã hội, thuế và các TTHC đáp ứng yêu cầu tại điểm a, mục 3 phần III Đề án theo Quyết định 468/QĐ-TTg

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

- Công an tỉnh

- Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Cục Thuế tỉnh

 

 

 

14

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương mình có liên quan đến việc thực hiện các nội dung đổi mới.

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

Thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo.

15

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa.

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

Thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo.

16

Triển khai thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực của cơ quan hành chính nhà nước và khả năng đảm nhận các nhiệm vụ này của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Văn phòng UBND tỉnh - Sở Thông tin và Truyền thông

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích

 

 

 

17

Hoàn thành việc hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh đtạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

 

18

Tổng hợp danh mục dự án đầu tư phục vụ mục tiêu đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC được giao vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư công (nhiệm vụ này được thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo).

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

19

Bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao (nhiệm vụ này được thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo).

Sở Tài chính

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

20

Thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện Đề án (lồng ghép vào báo cáo công tác kiểm soát TTHC tại phần nội dung thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao).

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

Thực hiện năm 2021 và các năm tiếp theo.

 

Năm 2022

 

 

 

 

 

1

Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết, tăng tối thiểu 20% đối với kết quả thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

Hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC được số hóa

 

2

Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm xã hội và đất đai với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ quan có liên quan

 

 

 

3

Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại 50% Bộ phận Một cửa cấp huyện và 30% Bộ phận Một cửa cấp xã.

UBND cấp huyện, cấp xã có tổ chức Trung tâm phục vụ hành chính công

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

4

Hoàn thành việc hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền địa phương.

 

5

Hoàn thành việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu của các phần mềm ứng dụng của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

Sở Thông tin và Truyền thông

Văn phòng Chính phủ

 

 

 

6

Thực hiện đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp thông qua Hệ thống giám sát, đánh giá tự động theo thời gian thực.

Văn phòng UBND tỉnh

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

7

Hoàn thành việc nâng cấp, hiệu chỉnh Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

 

8

Tối thiểu 30% tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó).

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

9

Giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/01 lần đến giao dịch.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

 

 

Năm 2023 - 2025

 

 

 

 

 

1

Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các CSDL quốc gia còn lại, các CSDL chuyên ngành với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

2

Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% đđảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

3

Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại các Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã theo tỷ lệ tăng mỗi năm tối thiểu 30% cho đến khi đạt 100%, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

4

80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

5

Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

6

Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 01 nhân sự trực tại Bộ phận Một cửa trong 1 năm lên mức tối thiểu: tỉnh 1.600 hồ sơ; vùng nông thôn 1.200 hồ sơ; vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn 800 hồ sơ (trừ trường hợp tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm/01 Bộ phận Một cửa ít hơn chỉ tiêu trên).

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

 

7

Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ.

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

 

8

Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

 

 

 

9

Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025

Các sở, ngành, UBND cấp huyện

Văn phòng UBND tỉnh

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN TRIỂN KHAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung công việc

Tiến đ

Phân kỳ kinh phí đầu tư

Ghi chú

2021

2022

2023-2025

I

Kết nối liên thông chia sẻ dữ liệu

 

 

 

 

 

1

Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp.

2021

350

 

 

 

2

Kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai và bảo hiểm xã hội với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

2022

 

 

 

 

2.1

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ xác thực, định danh và giải quyết TTHC.

 

 

580

 

 

2.2

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ giải quyết TTHC.

 

 

580

 

 

3

Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các Cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại.

2023-2025

 

 

 

 

3.1

Kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ các cơ quan có thẩm quyền xác thực, định danh và giải quyết TTHC.

 

 

 

580

 

3.2

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh phục vụ giải quyết TTHC.

 

 

 

580

 

3.3

Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu thuế với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh phục vụ giải quyết TTHC.

 

 

 

580

 

II

Nâng cấp Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử

 

 

 

 

 

1

Xác thực, định danh và kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh.

2021

500

 

 

 

2

Lưu trữ điện tử đối với hồ sơ TTHC.

2021

 

 

 

 

2.1

Thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP bao gồm: (1) Giấy tờ trong thành phần hồ sơ mà cá nhân, tổ chức nộp là kết quả giải quyết của TTHC trước đó; (2) Kết quả xử lý hồ sơ của các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; (3) Kết quả giải quyết của TTHC.

 

410

 

 

 

2.2

Xây dựng chức năng tạo lập, số hóa hồ sơ TTHC theo đề nghị của cá nhân, tổ chức (cá nhân, tổ chức phải trả chi phí số hóa bằng mức chi theo quy định pháp luật cho việc tạo lập, chuyn đi thông tin điện tử, số hóa thông tin trên môi trường mạng phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước).

 

250

 

 

 

2.3

Số hóa các loại giấy tờ không thuộc loại phải số hóa: Thực hiện việc tiếp nhận như quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.

 

80

 

 

 

3

Xây dựng chức năng đáp ứng quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh.

2021

100

 

 

 

4

Xây dựng chức năng đáp ứng quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã.

2022

 

290

 

 

5

Đổi mới tổ chức quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc đơn giản hóa trong chun bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

2022

 

 

 

 

5.1

Thực hiện đồng bộ, liên kết tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh với tài khoản của Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo mã số định danh tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đăng ký doanh nghiệp để hình thành một tài khoản thống nhất, cho phép liên kết, chia sẻ dữ liệu của tổ chức, cá nhân.

 

 

290

 

 

5.2

Hợp nhất Cổng Dịch vụ công với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh đtạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh là lõi của Bộ phận Một cửa các cấp nhằm thống nhất, liên thông giữa các cấp chính quyền địa phương

 

 

290

 

 

5.3

Tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia qua Trục liên thông văn bản quốc gia:

- Kết nối, chia sẻ đồng bộ trạng thái, kết quả xử lý hồ sơ giữa các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công.

- Cắt giảm, đơn giản hóa trong chuẩn bị, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC: cắt giảm các thủ tục hoặc các bước kiểm tra, xác nhận thông tin khi đã có thông tin; đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ phải nộp và tiếp nhận trên cơ sở tái sử dụng các hồ sơ, giấy tờ đã được số hóa.

 

 

290

 

 

6

Nâng cao tính chủ động trong đổi mới, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động của Bộ phận Một cửa.

2023-2025

 

 

 

 

6.1

Tổ chức thực hiện tiếp nhận hoặc hỗ trợ cá nhân, tổ chức thực hiện TTHC tại nhà hoặc hẹn giờ giải quyết TTHC theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

 

 

 

564

 

6.2

Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả.

 

 

 

2.223

 

6.3

Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025.

 

 

 

464

 

6.4

Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) phân tích, hỗ trợ ra quyết định về việc nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.

 

 

 

 

 

7

Đồng bộ TTHC từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, xác thực tài khoản qua tin nhắn SMS.

2021

426

 

 

 

III

Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, phần cứng thiết bị

 

 

 

 

 

1

- Trang bị hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử.

- Trang bị hạ tầng kỹ thuật cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh.

- Tổ chức triển khai quy trình số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã.

- Trang bị hệ thống giám sát, đánh giá tự động.

2021-2025

6.800

19.600

11.300

 

2

Thiết kế bản sắc thương hiệu thống nhất cho Bộ phận Một cửa và hệ thống thông tin giải quyết TTHC.

2023-2025

 

 

522

 

IV

Tổ chức cài đặt, tập huấn và hỗ trợ vận hành

2021-2025

175

175

522

 

V

Phát triển nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

1

Nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các dịch vụ công.

2021-2025

100

100

300

 

2

Đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp.

2021-2025

500

1000

500

 

 

 

 

9.691

23.195

18.135

 

Tổng cộng

51.021