Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 24 tháng 3 năm 2021 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NĂM 2021
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia;
Thực hiện Công văn số 9175/VPCP-KGVX ngày 09/10/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc chỉ đạo triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia;
Thực hiện Công văn số 482/BYT-DP ngày 21/01/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Nhằm triển khai các hoạt động thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trên địa bàn thành phố năm 2021; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của rượu bia; thực thi nghiêm túc các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật;
- Nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại của cộng đồng; để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
- Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học... xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu bia; tổ chức tuyên truyền, phổ biến về tác hại của rượu bia.
- Xác định cụ thể các nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (sau đây gọi là Luật), bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trọng việc triển khai thi hành Luật.
- Thường xuyên kịp thời, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ, hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.
- 100% các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học... có quy định cấm uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, áp dụng đối với tất cả công chức, viên chức và người lao động, học sinh sinh viên.
- 100% các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu bia triển khai thực hiện các quy định của Luật.
- 80% cán bộ tham gia vào hoạt động phòng chống tác hại của rượu bia được tập huấn về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người, nội dung cơ bản của Luật và các văn bản liên quan.
- 70% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của rượu bia đối với sức khỏe con người và các nội dung cơ bản của Luật.
- Thành lập Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại rượu bia của thành phố (trên cơ sở hợp nhất chức năng với Ban Chỉ đạo PCTH thuốc lá thành phố) do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế là Phó Trưởng ban thường trực, cùng sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội liên quan.
- Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị căn cứ tình hình thực tế để thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương, cơ quan đơn vị, bệnh viện, trường học, doanh nghiệp...
- Tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn.
- Tổ chức phát động ký cam kết giữa cơ quan, đơn vị với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia tại nơi làm việc; không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc; không uống rượu, bia trước và trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia.
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến thường xuyên trên phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, quận huyện: Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng; Báo Hải Phòng, Chuyên đề An ninh Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố... về tác hại của rượu bia, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
- Cung cấp tài liệu, tờ rơi, panô về phòng, chống tác hại của rượu bia do trung ương và thành phố sản xuất đến các sở, ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố. Khuyến khích các đơn vị tự thực hiện sản xuất, treo lắp và sử dụng.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, thiết thực, trực quan đến các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể, các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân như: mít tinh, nói chuyện chuyên đề về tác hại của rượu bia, tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hình thức trao đổi, tọa đàm, hội thi, hội thảo, phát động các cuộc thi sáng tác: tác phẩm, tiểu phẩm, thi tìm hiểu, các hình thức sân khấu hóa; tuyên truyền bằng các tranh ảnh truyền thông, pano, áp phích... về tác hại của rượu bia, Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.
- Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan, đơn vị ký giao ước thi đua với các tiêu chí: Đơn vị không có cán bộ, công chức, viên chức lao động vi phạm Luật Phòng, chống tác hại rượu bia; tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức lao động tham gia ký cam kết thi đua thực hiện Luật.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt, mô hình hay, có ý tưởng sáng tạo, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm các quy định cấm uống rượu bia tại các bệnh viện, trường học, nơi làm việc.
4. Tập huấn về tác hại của rượu bia và các văn bản liên quan
- Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức cho cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống tác hại rượu bia của các sở, ban ngành, đoàn thể, các địa phương.
- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên ngành cho cán bộ thanh tra sở, ngành liên quan, công an, quản lý thị trường về các quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và các văn bản liên quan.
- Tổ chức tập huấn cho chủ cơ sở, người tham gia sản xuất, kinh doanh rượu, bia các quy định của pháp luật về PCTH của rượu, bia; tác hại của rượu, bia; cách nhận biết tuổi, nhận biết biểu hiện về lạm dụng rượu, bia của khách hàng...
5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia
- Lồng ghép công tác kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống tác hại thuốc lá. Tăng cường kiểm tra, xử lý trong các đợt cao điểm.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm đưa quy định về cấm sử dụng rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tổ chức, giám sát việc thực hiện. Không sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác.
- Quản lý chặt chẽ việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại rượu, bia đảm bảo đúng quy định. Kiểm tra thực hiện và xử lý vi phạm quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; cấm khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; cấm khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; cấm sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức...
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật đối với các địa điểm không được bán rượu, bia; các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia vi phạm Luật.
1. Từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương).
2. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
3. Tài trợ của Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
* Các Sở, Ban ngành, đoàn thể, UBND các quận huyện, các cơ quan đơn vị, trường học, doanh nghiệp...chủ động lập kế hoạch và bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia năm 2021.
1. Sở Y tế - Cơ quan thường trực Chương trình phòng, chống tác hại rượu bia
- Là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch PCTH của rượu, bia trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia của Ủy ban nhân dân thành phố và hỗ trợ về chuyên môn trong công tác PCTH của rượu, bia.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai, giám sát thực hiện quy định của Luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Phát động và duy trì phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Y tế nói không với rượu bia" trong toàn ngành y tế. Phát động cuộc thi tuyên truyền phòng chống tác hại của rượu bia tại các đơn vị y tế.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông, phòng ngừa, sàng lọc phát hiện sớm, tư vấn, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia; chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh hoặc rối loạn chức năng do uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện rượu, bia.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền Thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải phòng,... tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại rượu bia, các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn.
- Tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia lồng ghép vào hoạt động của đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành thành phố về phòng, chống tác hại thuốc lá. Giao Thanh tra Sở Y tế làm đầu mối các hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước trong dự toán ngân sách chi hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
- Làm đầu mối tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại rượu bia trên địa bàn thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hướng dẫn, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố, Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận, huyện tăng cường thông tin, tuyên truyền về Luật và các văn bản quy định, hướng dẫn có liên quan.
- Phối hợp với Sở Y tế, các ngành chức năng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các quy định, chính sách về PCTH của rượu, bia. Tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; PCTH rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không uống rượu, bia trước, trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và các quy định khác của Luật.
- Chủ trì, hướng dẫn các địa phương, đơn vị, tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao “Nói không với rượu bia”.
- Hướng dẫn bổ sung các tiêu chí về thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vào các hương ước, quy ước của làng, thôn, khu dân cư, tổ dân phố văn hóa; không lạm dụng rượu, bia trong đám tang, đám cưới, lễ hội.
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các sự kiện, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức bằng các hình thức trực quan, sinh động; triển khai treo pano, khẩu hiệu tuyên truyền về tác hại của rượu bia và Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý đối với vi phạm tại địa điểm đã có quy định cấm, vi phạm quy định về trưng bày, bán, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tài trợ,... theo Luật PCTH của rượu, bia.
- Thực hiện việc cấp phép hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, lễ hội, có tài trợ quảng cáo khuyến mại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, bia theo đúng quy định hiện hành. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị sau cấp phép.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức các sự kiện về du lịch “Nói không với rượu bia”. Chỉ đạo các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch thực hiện nghiêm quy định của Luật tại nhà hàng, khách sạn.
- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động xây dựng mô hình nhà hàng, khách sạn, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại rượu bia. Có kế hoạch kiểm tra các đơn vị thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch, khách sạn, nhà hàng.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại rượu bia, các quy định của Luật phòng, chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn cho các đối tượng học sinh, sinh viên và cán bộ, giáo viên tại các đơn vị trong ngành.
- Phối hợp Ngành Y tế tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông PCTH của rượu, bia trong trường học.
- Lồng ghép nội dung giảng dạy, tuyên truyền về PCTH của rượu, bia và Luật vào chương trình giáo dục phù hợp với từng cấp học.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trong lĩnh vực quản lý; xây dựng quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ các sản phẩm rượu bia theo quy định của Luật; cấp phép các điểm bán lẻ rượu bia theo quy định.
- Chỉ đạo hướng dẫn, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Quản lý điều kiện kinh doanh rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia nhập lậu, giả, không đảm bảo chất lượng, không an toàn.
- Kiểm soát việc quảng cáo, tiếp thị, tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia.
- Phối hợp Cục Quản lý thị trường và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả phòng, chống các vi phạm về buôn bán, kinh doanh, quảng cáo, địa điểm bán rượu, bia theo quy định của Luật.
- Tổ chức thông tin, truyền thông về PCTH của rượu, bia trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, rượu, bia; hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấp phép sản xuất...
7. Cục Quản lý thị trường Hải Phòng
- Tăng cường các hoạt động kiểm tra các hoạt động bán buôn, bán lẻ rượu bia; Chỉ đạo hướng dẫn, giám sát các đơn vị thực thuộc thực hiện các quy định của Luật.
- Thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia; thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rượu bia, các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn tại các đơn vị trong ngành.
- Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của rượu, bia; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý.
- Xây dựng nội dung của Luật trong chương trình đào tạo cấp giấy phép lái xe.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rượu bia, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và các văn bản hướng dẫn tại các đơn vị trong ngành. Tổ chức các lớp tập huấn Luật và các văn bản liên quan cho công an quận, huyện, xã phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
- Tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực thi các quy định của pháp luật về PCTH của rượu, bia; phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi nhập lậu, kinh doanh sản phẩm rượu, bia không đúng quy định.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân kiến thức, pháp luật liên quan đến quy định về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới, các chế tài xử phạt và vận động người dân tuân thủ quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch phát sóng và dành thời lượng phù hợp để phát sóng, đưa tin bài tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rượu bia, các quy định của Luật và kết quả thực hiện Luật tại các cơ quan đơn vị, sở ngành, địa phương...
Tham mưu bố trí kinh phí và thực hiện quản lý nhà nước về việc sử dụng kinh phí cho công tác PCTH của rượu, bia theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tại địa phương tham gia triển khai, kiểm tra giám sát việc thực hiện Luật ; tăng cường quản lý đối với sản xuất và kinh doanh rượu thủ công trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về PCTH của rượu, bia.
- Chủ động huy động nguồn lực, bố trí ngân sách hàng năm để đáp ứng yêu cầu của công tác PCTH của rượu, bia tại địa phương.
- Tích cực vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên tham gia phòng chống tác hại rượu bia, gương mẫu, tự giác chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.
- Thành lập hoặc kiện toàn lại Ban Chỉ đạo PCTH rượu, bia của cơ quan, đơn vị.
- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu bia; quan tâm chỉ đạo, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghiêm túc triển khai thực hiện và vận động gia đình, người thân chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đưa quy định không uống rượu, bia trước, trong thời gian làm việc và tại nơi làm việc vào nội quy, quy chế của đơn vị; là chỉ tiêu bình xét thi đua cá nhân, tập thể hàng năm.
- Đưa nội dung PCTH của rượu, bia vào kế hoạch hoạt động hàng năm và chủ động bố trí kinh phí cho hoạt động từ ngân sách được cấp của đơn vị và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tác hại của rượu, bia, các quy định của Luật, các văn bản hướng dẫn và các quy định xử phạt vi phạm trên website của các cơ quan, đơn vị.
- Huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTH của rượu, bia; về sản xuất, kinh doanh rượu, bia trong cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát, phát hiện và kịp thời ngăn ngừa hành vi điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia, hành vi gây rối trật tự xã hội, bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác do sử dụng rượu, bia.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nghiêm túc triển khai kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế - Cơ quan thường trực Chương trình phòng, chống tác hại rượu bia của thành phố trước ngày 15/12/2021 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Y tế./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2020 thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 5Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống tác hại của rượu, bia giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đắk Lắk
- 6Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Kế hoạch 187/KH-UBND về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 8Kế hoạch 2431/KH-UBND thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019
- 3Nghị định 24/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
- 4Công văn 9175/VPCP-KGVX năm 2019 về triển khai Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do tỉnh Yên Bái ban hành
- 7Kế hoạch 131/KH-UBND năm 2020 về triển khai thi hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Công văn 482/BYT-DP năm 2021 về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế ban hành
- 9Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2020 thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 10Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phòng, chống tác hại của rượu, bia giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 991/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 12Kế hoạch 187/KH-UBND về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022
- 13Kế hoạch 2431/KH-UBND thực hiện công tác Phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
Kế hoạch 77/KH-UBND triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia tại thành phố Hải Phòng năm 2021
- Số hiệu: 77/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/03/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Khắc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra