Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ, LÀNG NGHỀ VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XUẤT KHẨU NĂM 2013
Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khôi phục và phát triển một số nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2013 với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lực lượng chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
2. Phát triển làng nghề kết hợp với phát triển du lịch ở những làng nghề có cảnh quan và vị trí thích hợp góp phần khai thác thế mạnh của vùng đất du lịch.
3. Nâng cao năng lực cho các làng nghề: chế biến dầu tràm Lộc Thủy, huyện Phú Lộc; làng nghề chế biến nước mắm Phú Hải, Phú Thuận,…
4. Tiếp tục cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mẫu mã mới cho các nghề, làng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao.
5. Phát triển ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và một số làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (sau đây viết tắt là TTCN) khác.
6. Đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm xuất khẩu gắn với giải quyết việc làm trong nông nghiệp nông thôn. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 1.800 - 2.000 lao động trong nông nghiệp nông thôn.
7. Tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (sau đây viết tắt là TCMN), sản phẩm xuất khẩu năm 2013 của chương trình là 5 triệu USD.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Bảo tồn, khôi phục và phát triển các nghề, làng nghề sau
a) Bảo tồn làng nghề gốm Phước Tích theo hướng phục vụ du lịch:
- Tập trung thiết kế, xây dựng 2 đến 3 mẫu mã gốm Phước Tích theo thị hiếu thị trường, nhất là thị hiếu của khách du lịch.
- Hỗ trợ đào tạo nghề sản xuất gốm cho lao động tại làng nghề.
- Hỗ trợ để hoàn chỉnh các hạng mục phục vụ trình diễn kỹ thuật sản xuất đồ gốm phục vụ du lịch.
- Xây dựng điểm giới thiệu, bán sản phẩm phục vụ du lịch.
Tổng vốn ngân sách đầu tư: 0,750 tỷ đồng.
b) Phát triển làng nghề mây tre đan Bao La theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu:
- Xây dựng mô hình trình diễn nghề truyền thống mây tre đan phục vụ du lịch.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho làng nghề mây tre đan Bao La và các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất hàng mây tre đan có thị trường.
- Hỗ trợ nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm sử dụng nguyên liệu thay thế nhằm tăng năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng theo hướng sản xuất hàng TCMN, hàng lưu niệm, quà tặng phục vụ du lịch và xuất khẩu.
- Tập huấn khởi sự doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề.
Tổng vốn ngân sách đầu tư cho nghề, làng nghề mây tre đan trên địa bàn tỉnh: 0,55 tỷ đồng.
c) Tiếp tục phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam, Thủy Thanh, Phong Sơn, Đông Đô:
Hoàn chỉnh mô hình trình diễn, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng bán hàng, xây dựng mẫu mã sản phẩm nón lá phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất trong làng nghề.
Tổng vốn ngân sách đầu tư: 0,20 tỷ đồng.
2. Phát triển nghề chế biến dầu tràm, nước mắm, các làng nghề, ngành nghề TTCN khác và sản xuất sản phẩm xuất khẩu
- Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề: chế biến dầu tràm Lộc Thủy, dệt Zèng A Lưới, chế biến nước mắm Vinh Hiền, Lộc Vĩnh, Phú Thuận, Phú Hải,…
- Tập huấn cải tiến mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề: chế biến dầu tràm Lộc Thủy, dệt Zèng A Lưới, chế biến nước mắm Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền, Lộc Vĩnh,…
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN và ngành nghề truyền thống (sản xuất các sản phẩm mới từ nấm Linh chi, mộc mỹ nghệ…).
- Đào tạo nghề cho các doanh nghiệp sản xuất TTCN và hàng xuất khẩu gắn với giải quyết việc làm: mộc, may gia công, thêu ren, dệt zèng, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ,… để tăng năng lực và phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu tỉnh.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất TTCN và xuất khẩu tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước và các nước trong khu vực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Tổng vốn ngân sách đầu tư: 3,150 tỷ đồng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Về nguồn lực
Tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2013 khoảng 9,5 tỷ đồng (chi tiết Phụ lục II).
Trong đó:
+ Vốn ngân sách bố trí: 4,95 tỷ đồng;
+ Vốn huy động của các cơ sở/doanh nghiệp đóng góp: 4,55 tỷ đồng.
Vốn ngân sách bố trí chủ yếu cho các chương trình đào tạo, nhân cấy nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, cải tiến mẫu mã,…
2. Phân công thực hiện
1. Giao Sở Công Thương chủ trì với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai Kế hoạch này; tổng hợp, định kỳ 6 tháng báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện; báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh, đánh giá kết quả đạt được và không đạt được, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục giai đoạn 2014 - 2015.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát tổng thể các chương trình đào tạo nghề truyền thống liên quan, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề đối với các cơ sở nghề, phát triển nghề truyền thống và người lao động sau khi được đào tạo.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
3. UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thành phố Huế phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch về chương trình trọng điểm ở địa phương, đơn vị mình.
4. Giao trách nhiệm các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh các vấn đề mới cần giải quyết đề nghị các cơ quan liên quan gửi ý kiến, đề xuất về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC I
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
| Nội dung, nhiệm vụ | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện | Ghi chú |
1 | Chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nghề, làng nghề truyền thống, ngành nghề TTCN và sản xuất sản phẩm xuất khẩu | Sở Công Thương | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế | Năm 2013 |
|
2 | Chủ trì triển khai công tác đào tạo nghề với các nghề truyền thống, ngành nghề TTCN và sản phẩm xuất khẩu | Sở Công Thương | Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, thị xã; thành phố Huế, các DN/HTX | Năm 2013 |
|
3 | Cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng TCMN phù hợp với nhu cầu thị hiếu phục vụ du lịch và xuất khẩu | Sở Công Thương | UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế | Năm 2013 |
|
4 | Xây dựng mô hình trình kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất CN-TTCN và làng nghề truyền thống | Sở Công Thương | UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp/HTX | Năm 2013 |
|
5 | Xét tặng danh hiệu nghệ nhân; bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu | Sở Công Thương | Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp/HTX; các Nghệ nhân. | Năm 2013 |
|
6 | Nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất làng nghề, ngành nghề TTCN và hàng xuất khẩu | Sở Công Thương | UBND các huyện, thị xã, các doanh nghiệp/HTX | Năm 2013 |
|
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
STT | Nội dung, nhiệm vụ | Tổng vốn | Cơ cấu huy động vốn | Làng nghề gốm Phước Tích | Nghề, Làng nghề mây tre đan | Làng nghề chế biến dầu tràm | Các Làng nghề nón lá | LN Phú Thuận, Phú Hải | Làng nghề, Ngành nghề TTCN khác | Sản xuất hàng xuất khẩu | |
Ngân sách tỉnh | Vốn huy động của DN | ||||||||||
I | Đào tạo nghề, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho các làng nghề, ngành nghề TTCN và SX hàng xuất khẩu: | 6850 | 3000 | 3850 |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đào tạo tại chỗ và ngoại tỉnh gốm Phước Tích: 100 lao động | 300 | 150 | 150 | 150 |
|
|
|
|
|
|
2 | Đào tạo tay nghề đan lát (sợi mây nhựa, mây, tre tự nhiên): 300 lao động | 1150 | 450 | 700 |
| 450 |
|
|
|
|
|
3 | Đào tạo nghề TTCN: mộc, may gia công, SX VLXD, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng TTCN khác: 800 lao động | 2700 | 1200 | 1500 |
|
|
|
|
| 1,200 |
|
4 | Đào tạo sản xuất sản phẩm xuất khẩu: mộc, dệt sợi, may gia công, thêu xuất khẩu, …: 800 lao động | 2700 | 1200 | 1500 |
|
|
|
|
|
| 1,200 |
II | Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2013 và nghệ nhân ưu tú 2013 | 300 | 300 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
III | Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm | 400 | 400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Nâng cao năng lực về cải tiến mẫu mã sản phẩm nghề, làng nghề nón Thủy Thanh, Phong Sơn, Đông Đỗ, CB nước mắm Phú Hải, Vinh Hiền, Lộc Vĩnh, dệt Zèng A Lưới; Phước Tích,… phù hợp với thị hiếu khách hàng (08 lớp). | 400 | 400 | 0 | 50 | 50 | 50 | 100 | 50 | 100 |
|
IV | Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến nghề, làng nghề và ngành nghề TTCN, sản phẩm xuất khẩu | 1150 | 550 | 600 |
|
|
|
|
|
|
|
| Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến sản xuất sản phẩm mới (cấp huyện, thị xã): sản xuất các sản phẩm mới từ nấm linh chi ở Thị xã Hương Thủy và sản xuất hàng mộc mỹ nghệ tại Quảng Điền, gốm Phước Tích | 1150 | 550 | 600 | 200 |
|
|
|
| 100 | 250 |
V | Tập huấn khởi sự doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý, marketing - tiếp cận thị trường sản phẩm,… cho các làng nghề (08 lớp). | 400 | 400 | 0 | 50 | 50 | 50 | 100 | 50 | 100 |
|
VI | Xây dựng điểm giới thiệu, bán hàng sản phẩm du lịch của làng nghề gốm Phước Tích | 400 | 300 | 100 | 300 |
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng | 9500 | 4950 | 4550 | 750 | 550 | 100 | 200 | 100 | 1500 | 1450 |
- 1Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015
- 2Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 7430/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020
- 1Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015
- 2Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015
- 3Quyết định 12/2014/QĐ-UBND về chính sách củng cố, khôi phục và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 4Quyết định 7430/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của làng nghề Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020
Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2012 về khôi phục và phát triển nghề, làng nghề và sản xuất sản phẩm xuất khẩu năm 2013 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 75/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra