Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ VÀ NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2014 - 2015

Căn cứ Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28/3/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề TTCN tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2015 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Trên cơ sở đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 661/QĐ-UBND ngày 28/3/2009 của UBND tỉnh tập trung khắc phục các khó khăn tồn tại, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ còn lại trong 02 năm 2014-2015. Triển khai thực hiện quy hoạch nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

2. Nâng cao năng lực cho các làng nghề truyền thống và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN); Tiếp tục cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mẫu mã mới cho các nghề, làng nghề phù hợp với nhu cầu thị trường, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao; Phát triển ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề và ngành nghề TTCN phục vụ du lịch.

3. Hình thành lực lượng lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, lực lượng chủ cơ sở sản xuất tại các làng nghề có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Đào tạo, phát triển nghề gắn với giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho 1.500 lao động trong nông nghiệp nông thôn.

4. Đầu tư phát triển hạ tầng và xử lý môi trường làng nghề, làng nghề truyền thống.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Phát triển một số nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống theo đúng quy hoạch được phê duyệt:

- Nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất TTCN và làng nghề: nón lá Truyền Nam, mây tre đan Trạch Phổ, dệt Zèng A Lưới, chế biến hải sản Quảng Công, Quảng Ngạn, bún Vân Cù, hoa giấy Thanh Tiên, đúc đồng, mộc An Bình...

- Nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề về cách tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm làng nghề.

- Tập huấn cải tiến mẫu mã sản phẩm cho các làng nghề: chế biến dầu tràm Lộc Thủy, dệt Zèng, chế biến thủy hải sản Tân Thành, An Lộc (Quảng Công), khảm xà cừ Địa Linh, điêu khắc Mỹ Xuyên, mộc Xước Dũ, chế biến tương măng Phong Mỹ,...

- Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất ở làng nghề: nón lá Mỹ Lam, Mây tre đan Bao La, Thủy Lập, đúc đồng, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích,...

- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; Hỗ trợ đầu tư thiết bị thay thế các công đoạn thủ công truyền thống nhằm tăng năng lực sản xuất.

- Đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho các cơ sở sản xuất nghề truyền thống và TTCN gắn với giải quyết việc làm: nghề pháp lam, mộc, dệt zèng, chế biến nông lâm thủy sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,...

- Xây dựng các phòng trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch cho làng nghề gốm Phước Tích và các cơ sở sản xuất ở các làng nghề có tour du lịch.

- Hỗ trợ cho các DN sản xuất TTCN và xuất khẩu tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước và các nước trong khu vực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

- Công nhận Làng nghề, Làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế; Phong tặng danh hiệu nghệ nhân cấp tỉnh và cấp quốc gia cho các ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Chỉnh trang hoàn thiện một số công trình hạ tầng chủ yếu (đường giao thông, cấp nước sạch, bãi thu gom rác) và đầu tư hệ thống xử lý môi trường cho các làng nghề.

- Tổng vốn ngân sách đầu tư: 4,6 tỷ đồng (khái toán).

2. Tiếp tục phát triển các nghề, làng nghề sau:

a) Phát triển nghề, làng nghề mây tre đan theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu:

- Đầu tư xây dựng điểm dịch vụ làng nghề truyền thống Bao La phục vụ du lịch

- Hỗ trợ đào tạo nghề và nâng cao tay nghề làm mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu phục vụ du lịch và xuất khẩu.

- Tập huấn khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh và kỹ năng phục vụ du lịch cho các cơ sở sản xuất ở làng nghề.

- Cải tiến mẫu mã sản phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường thông qua tính đa năng của sản phẩm, đảm bảo tính nghệ thuật truyền thống và thương mại cao.

- Xây dựng trang Website cho làng nghề để quảng bá sản phẩm.

Tổng vốn ngân sách đầu tư cho nghề, làng nghề mây tre đan trên địa bàn tỉnh: 0,65 tỷ đồng (khái toán).

b) Tiếp tục phát triển làng nghề nón lá Mỹ Lam và các làng nghề nón khác trên địa bàn tỉnh:

- Hình thành tuyến du lịch Cầu ngói Thanh Toàn, làng nghề nón lá Mỹ Lam.

- Nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng bán hàng, cải tiến mẫu mã sản phẩm nón lá phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất trong làng nghề.

- Xây dựng doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho các cơ sở sản xuất làng nghề.

- Tổng vốn ngân sách đầu tư: 0,75 tỷ đồng (khái toán).

III. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Tổng nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện kế hoạch phát triển nghề, làng nghề năm 2014-2015 là 9,0 tỷ đồng (Phụ lục II). Trong đó:

- Vốn ngân sách bố trí: 6,0 tỷ đồng;

- Vốn huy động của các cơ sở/doanh nghiệp đóng góp: 3,0 tỷ đồng.

Vốn ngân sách bố trí chủ yếu cho các chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, cải tiến mẫu mã sản phẩm; xúc tiến quảng bá... và một phần đào tạo nhân cấy nghề, bảo tồn một số nghề truyền thống.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thưong chủ trì với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai Kế hoạch này; tổng hợp, định kỳ 6 tháng báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020, phối kết hợp với quá trình xây dựng nông thôn mới; tổ chức xét duyệt, công nhận các làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, lập kế hoạch xử lý môi trường làng nghề, làng nghề truyền thống.

4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội rà soát tổng thể các chương trình đào tạo nghề, nghề truyền thống; đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề đối với các cơ sở nghề, phát triển nghề truyền thống và người lao động sau khi được đào tạo.

5. Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ tại kế hoạch này; phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong quá trình thẩm định các đề án đào tạo nghề và tổ chức giám sát, thẩm tra kết quả đào tạo nghề, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng.

6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình xây dựng và triển khai cụ thể kế hoạch tại địa phương, đơn vị mình; tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp và xử lý môi trường tại các làng nghề gây ô nhiễm.

Các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh các vấn đề mới cần giải quyết đề nghị các cơ quan liên quan gửi ý kiến, đề xuất về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả và phù hợp mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể./.

 

 

Nơi nhận:
- TVTU, TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: CT, VHTTDL, TC, NNPTNT, KHĐT, LĐTBXH;
- UBND các huyện, TX, TP;
- CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 02/10/2013 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung, nhiệm vụ

Ngân sách tỉnh

Vốn huy động của DN

Tổng vốn 2 năm

Năm 2014

Năm 2015

I

Tập huấn khởi sự doanh nghiệp; nâng cao năng lực quản lý sản xuất - kinh doanh cho các làng nghề

100

50

50

 

II

Phổ biến kiến thức cho các cơ sở sản xuất làng nghề về tiếp cận thị trường, xây dựng chiến lược marketing

100

50

50

 

III

Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm

1,200

600

600

 

1

Nâng cao năng lực về cải tiến mẫu mã sản phẩm nghề, làng nghề mộc Mỹ Xuyên, dệt zèng A Lưới, nón Truyền Nam, nón Phú Lễ - Hạ Lang, nón lá Lang Xá Cồn, mộc An Bình, mộc Xước Dũ,...

700

350

350

 

2

Cải tiến bao bì sản phẩm các làng nghề chế biến thủy hải sản Tân Thành, An Lộc (Quảng Công), dầu tràm Lộc Thủy, chế biến tương măng Phong Mỹ, ...

500

250

250

 

IV

Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất ở làng nghề: nón lá Mỹ Lam, Mây tre đan Bao La, Thủy Lập, đúc đồng, hoa giấy Thanh Tiên, gốm Phước Tích,...

600

300

300

 

V

Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho các nghề, làng nghề và ngành nghề TTCN (nghề pháp lam, làm nón, mộc, mây tre đan, đúc đồng, may áo dài...)

1,500

700

800

1,600

VI

Đào tạo nghề, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho các làng nghề, ngành nghề TTCN (đúng đối tượng nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy hoạch); bảo tồn các nghề truyền thống

1,000

500

500

1,400

1

Đào tạo nghề, truyền nghề các nghề truyền thống; pháp lam, mộc mỹ nghệ, gốm Phước Tích, hoa giấy Thanh Tiên, nón lá, dệt zèng, thêu, may áo dài, dệt lưới,...

300

150

150

400

2

Đào tạo tay nghề đan lát (sợi mây nhựa, mây, tre tự nhiên,...)

300

150

150

400

3

Đào tạo nghề khác: mộc, may, sản xuất chổi đót, chế biến nông thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng TTCN khác

400

200

200

600

VII

Hỗ trợ cho các DN sản xuất TTCN và xuất khẩu tham gia các hội chợ, hội thảo, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tổ chức ở trong nước và các nước trong khu vực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

500

250

250

 

VIII

Đầu tư các phòng trưng bày giới thiệu, trưng bày, quảng bá, bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch tại làng nghề gốm Phước Tích, Bao La...

1,000

400

600

 

IX

Xây dựng khu vực trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch

Phê duyệt theo dự án cụ thể

X

Phát triển hạ tầng và xử lý môi trường

Phê duyệt theo dự án cụ thể

 

Tổng cộng

6,000

2,850

3,150

3,000

 

 

 

 

 

 

 

 

(Các khoản mục kinh phí nêu trên là tạm tính sau khi được phân bổ sẽ xem xét phân khai các khoản mục theo nhiệm vụ cụ thể)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2013 khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015

  • Số hiệu: 109/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/10/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/10/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản