ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 749/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 16 tháng 03 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai có hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 và phù hợp với đặc thù của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cảng, cửa khẩu và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí cho doanh nghiệp, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước.
- Tham gia góp phần làm giảm thời gian thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa theo đúng lộ trình của Chính phủ (Năm 2016: dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu; đến năm 2020 còn dưới 05 ngày đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu).
- Đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu, nhất là các mặt hàng có khả năng ảnh hưởng đến môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng, an ninh xã hội.
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Rà soát, góp ý xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ ngành Trung ương liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; kiến nghị loại bỏ những bất cập, những quy định chưa phù hợp đối với công tác kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, lưu ý công tác quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc những ngành nghề ưu tiên phát triển của tỉnh, những sản phẩm lợi thế của địa phương.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả kiểm tra chuyên ngành; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan kiểm tra chuyên ngành và cơ quan hải quan; kịp thời thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành cho cơ quan hải quan để thông quan nhanh chóng hàng hóa; quản lý và kiểm tra hàng hóa tại địa điểm bảo quản hàng hóa trong nội địa; xử lý vi phạm trong quá trình chấp hành pháp luật về hải quan và pháp luật về quản lý chuyên ngành.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành; đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm tra chuyên ngành cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.
4. Thực hiện công tác kiểm tra chuyên ngành tại tỉnh đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Y tế; Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giao thông - Vận tải; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh:
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ của ngành mình để nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất các Bộ quản lý chuyên ngành sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo phụ lục kèm theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát các cơ quan tổ chức có chức năng kiểm tra chuyên ngành thuộc ngành mình quản lý đóng trên địa bàn tỉnh để phối hợp với cơ quan hải quan hướng dẫn doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành tại địa điểm đưa hàng hóa về bảo quản của doanh nghiệp đúng quy định của pháp luật, ngoại trừ các loại hàng hóa bắt buộc phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan để tuyên truyền phổ biến quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành.
- Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo, tập huấn, phổ biến các quy định về kiểm tra chuyên ngành cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thường xuyên cập nhật và công khai các quy định về các loại hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thuộc ngành mình quản lý trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
- Hàng năm, tiến hành lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án chuyển Chi cục Hải quan để tổng hợp chung trước khi gửi Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Chi cục Hải quan Bình Thuận:
- Phối hợp với các Sở ngành có liên quan của tỉnh tháo gỡ các vướng mắc phát sinh của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa có liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị loại bỏ những bất cập về danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và những bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành Trung ương.
- Là đầu mối có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu: Sân bay Phan Thiết (khi được phép xuất nhập khẩu hàng hóa), cảng biển Phú Quý, cảng tổng hợp Vĩnh Tân (khi được công bố là cảng biển quốc tế); các cảng chuyên dùng, khu chuyển tải hàng hóa thuộc địa bàn tỉnh quản lý. Đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng pháp luật và phải đảm bảo thời gian thông quan hàng hóa không vượt quá thời gian quy định theo lộ trình của Chính phủ.
- Khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để đề xuất các Bộ ngành Trung ương xem xét nhằm tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp.
- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra chuyên ngành kịp thời, đúng với quy định trên hệ thống “thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia” đảm bảo thuận lợi, rút ngắn thời gian thông quan của doanh nghiệp.
- Khi có đủ điều kiện thuận lợi, đề xuất cấp có thẩm quyền thành lập địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung tại tỉnh theo đúng quy định của pháp luật để cùng phối hợp với các đơn vị có cơ quan thực hiện kiểm tra chuyên ngành, hạn chế hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu thẩm thấu vào nội địa.
- Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí chung gửi Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
Trên cơ sở dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án hàng năm do Chi cục Hải quan Bình Thuận lập, Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính xem xét, bố trí vốn để triển khai các nhiệm vụ nêu tại Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận, các cơ quan thông tin đại chúng có kế hoạch và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Kế hoạch này để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ và thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các yêu cầu, nội dung của Kế hoạch này trên địa bàn.
Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các sở, ngành, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Chi cục Hải quan Bình Thuận) để có ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2641/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 159/QĐ-HQTTH năm 2016 Quy định về giám sát, quản lý hải quan đặc thù đối với hàng hóa xuất khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại Khu chuyển tải cửa biển Tư Hiền - Tư Dung tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019
- 7Quyết định 607/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Quyết định 2641/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 6Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 159/QĐ-HQTTH năm 2016 Quy định về giám sát, quản lý hải quan đặc thù đối với hàng hóa xuất khẩu; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại Khu chuyển tải cửa biển Tư Hiền - Tư Dung tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019
- 9Quyết định 607/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2016 triển khai Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 749/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định