ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 379/KH-UBND | Kon Tum, ngày 29 tháng 02 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN GIẢ, KÉM CHẤT LƯỢNG, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC VÀ CHẤT CẤM DÙNG TRONG CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM.
Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ Đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về Kế hoạch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trên, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với nhũng nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm trên địa bàn tỉnh, chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
- Đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả đối với những hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành, lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn và lĩnh vực quản lý theo dõi, nắm vững diễn biến tình hình, tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động tổ chức lực lượng, triển khai các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hiệu quả các hành vi hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm của các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân.
- Phát hiện những thiếu sót, chồng chéo, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm để làm căn cứ kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực trên.
- Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường sản xuất, kinh doanh; không làm ảnh hưởng, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các doanh nghiệp.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; gắn nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát với công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật cho thương nhân để nâng cao ý thức chấp hành.
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP
1. Tổ chức kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tổng hợp số liệu đánh giá từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y xác định những doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
2. Trên cơ sở kết quả thực hiện nội dung 1, tập trung điều tra, xác minh những hành vi vi phạm xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
3. Tăng cường công tác thông tin truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép và không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỞ NGÀNH, CƠ QUAN CHỨC NĂNG
1. Sở Công Thương (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan tăng cường thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo, tổ chức các lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, UBND các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón vô cơ trên địa bàn tỉnh; phát hiện và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, cơ quan chức năng điều tra, kết luận, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
- Chỉ đạo, đôn đốc lực lượng Quản lý thị trường, các phòng chức năng thuộc Sở nghiêm chỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo các cơ quan thuộc tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón hữu cơ, phân bón khác, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản trên địa bàn.
- Phát hiện và phối hợp chặt chẽ các ngành, cơ quan chức năng điều tra, kết luận, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản nông sản, thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.
3. Sở Y tế:
- Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn diện các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; việc kinh doanh, sử dụng thuốc có chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (salbutamol); chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm (nếu có).
- Phối hợp với các ngành chức năng rà soát, đánh giá những bất cập, chồng chéo và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi.
- Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong điều tra làm rõ nguồn gốc các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Phối hợp, hỗ trợ các sở ngành, cơ quan chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong việc thử nghiệm, đánh giá chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; xác định hàng giả, hàng kém chất lượng để làm căn cứ kết luận, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng đề xuất phương án xử lý (tiêu hủy) tang vật là tất cả các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, cấm sử dụng, tịch thu.
5. Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng tại các địa bàn thuộc khu vực được phân công tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thủ tục Hải quan đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng; các chất cấm dùng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
6. Cục Thuế tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra, rà soát, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm trong việc chấp hành các quy định về thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
- Phối hợp với các sở ngành chức năng liên quan phát hiện những sai phạm, bất cập, thiếu sót, chồng chéo; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
7. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân; xác minh, kết luận các hành vi vi phạm pháp luật hình sự và pháp luật hành chính; xác lập và tổ chức đấu tranh các chuyên án, tập trung điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm những vụ việc phức tạp trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng nhập lậu, không rõ nguồn gốc và việc sử dụng các chất cấm trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi; tiếp nhận điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật do cơ quan chức năng khác chuyển đến.
- Phát hiện những sai phạm, bất cập, thiếu sót, chồng chéo; kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật trong quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan nhất là lực lượng Hải quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới, khu vực cửa khẩu.
- Phát hiện, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua biên giới đường bộ, tại khu vực cửa khẩu.
9. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo quyết liệt, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo Mặt trận, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/3/2016 đến ngày 10/11/2016.
2. Tổ chức triển khai thực hiện:
- Giao Sở Công Thương (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) đôn đốc các sở, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng căn cứ kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao nghiêm túc thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch đề ra.
- Định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo kết quả thành một nội dung riêng trong báo cáo kết quả công tác hàng tháng của đơn vị; báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 20/11/2016; các báo cáo gửi về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công Thương) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 thực hiện biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Kế hoạch 1974/KH-UBND năm 2015 thực hiện cuộc phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Chỉ thị 12/2015/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 20/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2016 triển khai Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Chỉ thị 05/2004/CT-UB về tăng cường chỉ đạo, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y và an toàn vệ sinh thủy sản tỉnh Thái Bình
- 7Quyết định 91/2015/QĐ-UBND Quy định về hoạt động kinh doanh thuốc Thú y trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Kế hoạch 586/KH-UBND năm 2016 triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi do tỉnh Hà Nam ban hành
- 9Công điện 04/CĐ-UBND về quản lý buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2016 tỉnh Thái Bình
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu tỉnh Hà Tĩnh
- 11Kế hoạch 114/KH-BCĐ389 năm 2016 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh
- 12Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 13Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y do thành phố Hà Nội ban hành
- 14Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2018 về công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 15Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Điện Biên ban hành
- 16Kế hoạch 790/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 tỉnh Hà Nam
- 17Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 18Quyết định 622/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 19Kế hoạch 830/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 thực hiện biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Kế hoạch 1974/KH-UBND năm 2015 thực hiện cuộc phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Chỉ thị 12/2015/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 20/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 31/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý chất lượng phân bón trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Kế hoạch 749/KH-UBND năm 2016 triển khai Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Chỉ thị 05/2004/CT-UB về tăng cường chỉ đạo, quản lý chất lượng con giống, thức ăn, thuốc thú y và an toàn vệ sinh thủy sản tỉnh Thái Bình
- 7Quyết định 91/2015/QĐ-UBND Quy định về hoạt động kinh doanh thuốc Thú y trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Kế hoạch 586/KH-UBND năm 2016 triển khai ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi do tỉnh Hà Nam ban hành
- 9Công điện 04/CĐ-UBND về quản lý buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2016 tỉnh Thái Bình
- 10Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu tỉnh Hà Tĩnh
- 11Kế hoạch 114/KH-BCĐ389 năm 2016 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh
- 12Quyết định 46/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý phân bón trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 13Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y do thành phố Hà Nội ban hành
- 14Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2018 về công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Nghệ An ban hành
- 15Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2018 về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng do tỉnh Điện Biên ban hành
- 16Kế hoạch 790/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 tỉnh Hà Nam
- 17Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ cỏ tại các khu vực đầu nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 18Quyết định 622/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Kiểm soát nguồn gốc thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 19Kế hoạch 830/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 379/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Đức Tuy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định