Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/KH-UBND

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ NĂM 2013 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát đánh giá đầu tư; Thông tư 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; Thông tư số 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND Thành phố ban hành một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư năm 2013 của thành phố Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Công tác giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ, nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng dự án cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông qua giám sát, đánh giá đầu tư giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm thông tin và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư; đồng thời giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để tổng hợp, phân tích, đánh giá tinh hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư nền kinh tế, kịp thời điều chỉnh các các chính sách về đầu tư và quy hoạch, kế hoạch đầu tư từng thời kỳ.

2. Yêu cầu:

Công tác giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chinh phủ, đàm bảo các yêu cầu sau:

-    Giám sát thường xuyên quá trình đầu tư; đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.

-    Phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.

-    Đề xuất, kiến nghị kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ:

1. Giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư:

Các Sở, Ban, ngành Thành phố và UBND các Quận, Huyện, Thị xã, Ban quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội và các đơn vị trực thuộc UBND Thành phố thực hiện công tác giám sát đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định so 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và số 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư; Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND Thành phố ban hành một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong lĩnh vực, phạm vi quản lý và thực hiện tổng hợp báo cáo theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; tiếp tục kiến toàn bộ máy thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đáp ứng yêu cầu, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về công tác giám sát đánh giá đầu tư cho các cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đối tượng liên quan. Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của Sở, ngành, địa phương hoặc các dự án (đối với các Chủ đầu tư) do mình quản lý.

2. Giám sát đánh giá dự án đầu tư:

2.1. Đối với các dự án sử dụng từ 30% vốn nhà nước trở lên:

a) Các đơn vị, Ban quản lý dự án trực thuộc UBND Thành phố làm chủ đầu tư các dự án thực hiện:

-    Theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo trách nhiệm của chủ đầu tư;

-    Chịu sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá của UBND Thành phố (trực tiếp là Sở Kế hoạch và Đầu tư) theo trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

b) Giao các Sở, Ngành, UBND cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất thực hiện:

-    Chỉ đạo các chủ đầu tư trực thuộc thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư theo trách nhiệm của chủ đầu tư;

-    Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá dự án đầu tư do Sở và các đơn vị thuộc Sở làm chủ đầu tư theo trách nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cụ thể gồm: Xây dựng và quyết định ban hành kế hoạch giám sát, đánh giá dự án đầu tư để triển khai thực hiện theo dối thường xuyên đối với các dự án theo quy định; kiểm tra ít nhất 01 lần đối với các dự án có thời gian thực hiện hơn 12 tháng; kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu, vượt tổng mức đầu tư từ 30% trở lên.

-    Phối hợp các Sở, Ngành, UBND quận (huyện, thị xã) đề xuất UBND Thành phố chỉ đạo và giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của đơn vị khi có yêu cầu của các Bộ, Ngành và Chủ đầu tư; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo môi trường đối với các dự án trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.

-    Tổng hợp, trình UBND Thành phố các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư.

2.2. Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác:

a) Đối với dự án do UBND Thành phố cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư dự án của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại điều 9 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ.

b) Đối với dự án do Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đàu tư theo quy định tại điều 9 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ.

2.3. Kiểm tra, đánh giá đột xuất các dự án:

Thực hiện kiểm tra, đánh giá đột xuất các dự án theo danh mục tại phụ lục kèm theo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Trách nhiệm các cơ quan thực hiện kế hoạch: 1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của Thành phố theo quy định tại điểm b khoản 6 Điếu 15 của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ, có nhiệm vụ cụ thể sau:

Hướng đẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố (bao gồm cả đầu tư của cấp huyện, xã); Tổng hợp giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố (bao gồm cả đầu tư của cấp huyện, xã);

Chủ trì lập kế hoạch và phối hợp với các Sở, ngành và quận (huyện, thị xà) liên quan thực hiển kiểm tra, đánh giá các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư;

Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư trong phạm vi quản lý của Thành phố theo chế độ quy định.

Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố những khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động đầu tư, các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành xem xét, giải quyết kịp thời, đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;

b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân thành phố do các đơn vị, Ban quản lý dự án trực thuộc Thành phố làm chủ đầu tư;

c) Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố cấp Sở chứng nhận đầu tư;

d) Phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có yêu cầu của Bộ, ngành và chủ đầu tư;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến giám sát và đánh giá đầu tư khi Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu.

1.2 Các Sở của Ủy ban nhân dân thành phố:

Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc lĩnh vực được giao quản lý của Sở, ngành theo phân cấp quan lý một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố, có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý;

b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do Sở, ngành và các đơn vị thược Sở, ngành làm chủ đầu tư;

c) Phối hợp theo kế hoạch với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình;

d) Phối hợp với các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và giải quyết các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có yêu cầu của Bộ, ngành và chủ đầu tư;

đ) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;

e) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do đơn vị quản lý và giám sát, đánh giá dự án do Sở, ngành và các đơn vị thuộc Sở, ngành làm chủ đầu tư theo chế độ quy định.

i) Sở Xây dựng tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới; chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở;

g) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo môi trường các dự án trên địa ban Thành phố.

1.3. Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội:

a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư;

b) Phối hợp theo kế hoạch với Sở Kế hoạch và đầu tư, tổ chức đánh giá dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác;

c) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;

d) Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý do đơn vị quản lý và giám sát, đánh giá dự án thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị theo chế độ quy định.

1.4. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trực thuộc Thành phố:

Chịu trách nhiệm thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã, có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã;

b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án do quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư (bao gồm cả các dự án do Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định đầu tư);

c) Tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra, đánh giá các dự án phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chấp thuận đầu tư;

d) Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố các kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành về những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý và các dự án thuộc thẩm quyền quản lý của quận (huyện, thị xã) để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư;

đ) Phối hợp các Sở, ngành đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo và giải quyết kịp thòi các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, sử dụng đất thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị khi có yêu cầu của Bộ, ngành và Chủ đầu tư;

Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường các dự án trên địa bàn của quận, huyện, thị xã;

e) Báo cáo công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của quận, huyện, thị xã; giám sát, đánh giá dự án do quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã làm chủ đầu tư theo chế độ quy định.

1.5. Chủ đầu tư các dự án:

Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Chế độ, thời hạn và biểu mẫu báo cáo: Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị đính số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2010 của UBND Thành phố và quy định cụ thể như sau:

2.1.Chế độ báo cáo:

a) Định kỳ 6 tháng và năm, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Chủ đầu tư các dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên báo cáo tháng với người quyết định đầu tư; báo cáo quý, 6 tháng và năm với cơ quan chủ quản đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư; báo cáo giám sát đầu tư khi điều chỉnh dự án với người quyết định đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thuộc cơ quan chủ quản của mình đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, ngoài việc gửi báo cáo giám sát, đánh giá đến cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thuộc cơ quan chủ quản của mình, đồng gửi Bộ kế hoạch và Đầu tư báo cáo quý, 6 tháng, năm và báo cáo khi điều chỉnh dự án để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính.phủ.

c) Chủ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác: báo cáo 6 tháng và năm với cơ quan đầu mối thục hiện giám sát đánh giá đầu tư thuộc cơ quan chủ quản và Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đăng ký/thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư).

2.2.Thời hạn báo cáo định kỳ

a) Chủ đầu tư: gửi báo cáo tháng đến người quyết định đầu tư trước ngày 05 của tháng tiếp theo; gửi báo cáo quý về giám sát, đánh giá dự án đầu tư đến các cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thuộc cơ quan chủ quản của mình và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp (đối với dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A) trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo.

b) Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dan thành phố về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05 tháng 7 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và 05 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Kế hoạch và Đầu tư

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trước ngày 20 tháng 7 hàng năm (đối với báo cáo 6 tháng) và 20 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm); tổng hợp, báo cáo đột xuất khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên.

3. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:

Thực hiện quy định tại Điều 18 Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; Thông tư số 22/2010/TT-BKH ngày 02/12/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư, Thông tư của các Bộ, Ngành liên quan;

Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp danh mục, đề xuất báo cáo UBND Thành phố bố trí nguồn vốn ngân sách Thành phố thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn lập dự toán và thanh quyết toán chi phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo Kế hoạch.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị trực thuộc Thành phố, UBND các Quận (Huyện, Thị xã), Ban quản lý Khu công nghiệp và Chế xuất chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các chủ đầu tư, Ban quan lý dự án nghiêm túc thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố về kết quả triển khai, thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư thuộc phạm vi mình quản lý; chịu trách nhiẹm về các hậu quả do không tổ chức thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư hoặc không báo cáo theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư đế tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 73/KH-UBND giám sát và đánh giá đầu tư năm 2013 của thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 73/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/05/2013
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Văn Sửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/05/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản