Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 03 năm 2021 |
NGĂN CHẶN VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ
Thực hiện nội dung Công điện khẩn số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 và Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò.
Để chủ động ngăn chặn và phòng, chống bệnh VDNC trên trâu, bò, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ngăn chặn và phòng, chống bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh như sau:
I. THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ BỆNH VDNC
Bệnh VDNC (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD) là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người. Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4-14 ngày. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10-20%; tỷ lệ chết khoảng 1-5%; triệu chứng chính của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41°C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2-5cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu; các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh và tiêm phòng cho trâu, bò.
2. Tình hình dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam
Bệnh VDNC lần đầu tiên được phát hiện và mô tả tại Zambia vào năm 1929, sau đó dịch bệnh đã lây lan và lưu hành ở hầu khắp các Châu lục. Đến nay, bệnh VDNC là dịch bệnh địa phương tại hầu hết các nước Châu Phi. Từ năm 2012, bệnh đã lây lan nhanh sang khu vực Trung Đông, Đông Nam Châu Âu, Ban-căng, biên giới Á - Âu, Nga và Kazakhstan. Bệnh VDNC đã xảy ra trên diện rộng tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi có tới 131 ổ dịch được ghi nhận trong năm 2019.
Tại Trung Quốc, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận vào tháng 8/2019 tại khu vực Tân Cương, tháng 7/2020 tại tỉnh Quảng Tây đã ghi nhận 5 ổ dịch bệnh VDNC (chỉ cách tỉnh Cao Bằng khoảng 200 km); tính đến ngày 13/9/2020, tổng số đã phát hiện 14 ổ dịch bệnh VDNC tại nước này.
Tại Việt Nam dịch bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện từ tháng 10/2020, đến ngày 25/02/2021 đã xảy ra tại 163 xã, 65 huyện của 18 tỉnh với tổng số gia súc mắc bệnh là 2.240 con, số gia súc đã tiêu hủy 267 con, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đến ngày 25/02/2021 chưa phát hiện có gia súc mắc bệnh.
Nguy cơ bệnh VDNC tiếp tục lây lan nhanh, rộng ở trong nước và xâm nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế là rất cao do: Bệnh lần đầu tiên xuất hiện và Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu và tiêm phòng thử nghiệm vắc xin ở một số tỉnh); dịch bệnh lây lan nhanh do các véc tơ truyền bệnh (gồm ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu, truyền bệnh,...); việc chăn nuôi trâu, bò thiếu an toàn sinh học, chủ yếu chăn thả chung trên các bãi chăn còn phổ biến; nhu cầu vận chuyển, giết mổ trâu, bò ngày càng tăng; thời tiết thay đổi thất thường; điều kiện chăn nuôi của các hộ, nhất là tại các huyện miền núi còn hạn chế, khó áp dụng các biện pháp để chủ động phòng bệnh.
1. Chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh VDNC.
2. Xử lý kịp thời ổ dịch khi mới phát hiện, không để lây lan, hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra trên địa bàn tỉnh.
IV. CÁC TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Tình huống 1: Khi chưa phát hiện bệnh VDNC
1.1. Mục tiêu cụ thể:
Giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm bệnh VDNC vào tỉnh, đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời nếu vi rút xâm nhập vào địa bàn.
1.2. Giải pháp
1.2.1. Công tác chỉ đạo
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các nội dung phòng, chống dịch bệnh VDNC theo Luật Thú y, Công điện số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020, Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công điện số 21/CĐ-UBND ngày 10/11/2020 của UBND tỉnh và Kế hoạch này.
- Thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc các địa phương nhất là các địa phương có nguy cơ cao, các địa phương có tổng đàn trâu, bò lớn, các địa phương có nhiều khách du lịch.
1.2.2. Công tác kiểm soát vận chuyển
- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
- Tập trung ngăn chặn, kịp thời phát hiện những trường hợp vi phạm trong kinh doanh, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò; khi phát hiện thực hiện tiêu hủy đối với các loại trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép vào tỉnh.
- Tổ chức kiểm soát, giám sát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các tỉnh đã và đang có dịch bệnh mang trâu bò, sản phẩm trâu, bò vào tỉnh.
1.2.3. Công tác quản lý chăn nuôi trâu, bò
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn chủ nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; khuyến khích các trang trại chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người chăn nuôi trâu, bò tự bảo vệ đàn trâu bò bằng việc sử dụng con giống an toàn; quản lý chặt chẽ việc xuất nhập động vật, phương tiện, dụng cụ... ra vào khu vực chăn nuôi; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho trâu, bò đặc biệt là vắc xin phòng bệnh VDNC khi có chỉ đạo từ chính quyền; thực hiện vệ sinh cơ giới, tiêu độc bằng hóa chất thường xuyên; dùng thuốc diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng...; theo dõi, giám sát lâm sàng để phát hiện sớm dịch bệnh và thông tin cho cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý kịp thời.
- Tổ chức rà roát, thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi trâu, bò và số lượng trâu, bò trên địa bàn để quản lý và giám sát dịch bệnh.
1.2.4. Công tác tiêu độc khử trùng
Thường xuyên tổ chức triển khai vệ sinh tiêu độc khử trùng tại những nơi nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ trâu, bò; huy động nguồn lực của địa phương và của người dân để mua hóa chất, vôi bột, ... dùng thuốc tiêu diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng... là vật chủ trung gian mang mầm bệnh truyền lây.
1.2.5. Công tác tiêm phòng
- Thống kê, rà soát tổng đàn trâu, bò và tổng đàn trâu bò nguy cơ ở từng địa phương để chuẩn bị cho công tác tiêm phòng.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò (khi có vắc xin) theo hướng dẫn của Cục Thú y.
1.2.6. Công tác chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh
- Tăng cường năng lực chẩn đoán, giám sát, điều tra ổ dịch và ứng phó với dịch bệnh của lực lượng thú y toàn tỉnh; chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết cho việc tổ chức giám sát, điều tra ổ dịch và lấy mẫu gửi xét nghiệm bệnh.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn trâu, bò; nếu phát hiện trâu, bò bệnh, nghi mắc bệnh chết do bệnh VDNC cần thông báo với cơ quan thú y gần nhất để lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định) gửi chẩn đoán, xét nghiệm bệnh.
- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với trâu bò, sản phẩm của trâu, bò nhập lậu, nghi nhập lậu, bị bệnh, nghi bị bệnh, (bao gồm cả các sản phẩm thịt trâu, bò đông lạnh, thịt trâu, bò tươi, ...) tại các cơ sở giết mổ hoặc trong quá trình vận chuyển.
- Hàng tháng, tổ chức giám sát định kỳ ở các vùng có nguy cơ, có mật độ chăn nuôi trâu, bò cao...
1.2.7. Công tác truyền thông nguy cơ và tập huấn
- Theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước để kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi về sự nguy hiểm, đường lây lan, các biện pháp chủ động phòng, chống bệnh VDNC để tự bảo vệ đàn trâu, bò của mình.
- Tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở về các biện pháp phòng, chống và biện pháp xử lý khi phát hiện gia súc mắc bệnh. Tập huấn về chăn nuôi an toàn sinh học và phòng, chống bệnh cho hộ chăn nuôi trâu, bò quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.
2. Tình huống 2: Khi phát hiện ổ dịch bệnh VDNC trong tỉnh
2.1. Mục tiêu cụ thể
Giảm thiểu nguy cơ vi rút nhân lên và phát tán rộng; khống chế bệnh dịch nhanh, gọn, hiệu quả.
2.2. Giải pháp
2.2.1. Thực hiện tiêu hủy trâu, bò, sản phẩm trâu, bò bị bệnh, nghi bị bệnh VDNC
- Khi có thông tin nghi ngờ dịch bệnh, khẩn trương kiểm tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm tác nhân gây bệnh và tiến hành đồng thời các giải pháp khống chế.
- Khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh VDNC thực hiện tiêu hủy bắt buộc. Phạm vi, thời gian và kỹ thuật tiêu hủy bắt buộc theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có trâu, bò buộc phải tiêu hủy theo quy định.
2.2.2. Công bố dịch và khoanh vùng ổ dịch
- Khi đủ điều kiện theo Luật Thú y, thực hiện công bố dịch bệnh theo quy định theo Điều 26, Luật Thú y (sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung bệnh VDNC vào danh mục các bệnh phải công bố dịch).
- Khoanh vùng ổ dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm để áp dụng các giải pháp hành chính, kỹ thuật cụ thể, phù hợp cho từng vùng tại Điều 27,28,29,30, Luật Thú y.
2.2.3. Thực hiện tạm dừng vận chuyển trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò
- Nghiêm cấm vận chuyển trâu, bò và các sản phẩm trâu, bò ra vào vùng dịch; đối với các vùng uy hiếp, vùng đệm nếu trâu, bò xét nghiệm âm tính với bệnh VDNC thì được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của địa phương).
- Không vận chuyển trâu, bò và trâu, bò giống từ bên ngoài vào trong vùng bị dịch uy hiếp để nuôi khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y.
2.2.4. Công tác quản lý chăn nuôi trâu, bò
- Tại các cơ sở chăn nuôi chưa có bệnh VDNC thực hiện nghiêm việc chăn nuôi an toàn sinh học; quản lý chặt chẽ các yếu tố như: phương tiện, con người, côn trùng, động vật ra vào khu vực chăn nuôi,... Tạm thời không tái đàn, không nhập mới trâu, bò về nuôi nếu ở trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm.
- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc bằng các loại hóa chất và dùng thuốc tiêu diệt côn trùng, ruồi muỗi, ve, mòng,.. .hằng ngày trong vòng 21 ngày.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức kháng cho trâu, bò và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để tạo miễn dịch chủ động đối với các loại dịch bệnh truyền nhiễm thông thường.
- Thường xuyên theo dõi lâm sàng đàn trâu, bò, lượng thức ăn tiêu thụ; kịp thời thông tin, báo cáo khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh xảy ra để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tổ chức rà roát, thống kê toàn bộ các hộ chăn nuôi trâu, bò và số lượng trâu, bò trên địa bàn đặc biệt ở vùng dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm và vùng nguy cơ cao để quản lý và giám sát.
2.2.5. Công tác tiêm phòng
Tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC cho đàn trâu, bò để khoanh vùng, bao vây ổ dịch ở các vùng có dịch, vùng uy hiếp, vùng đệm và khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Cục Thú y.
2.2.6. Công tác giám sát và cảnh báo dịch bệnh
- Thực hiện như ở mục 1.2.6 (tình huống 1) nhưng ở mức độ cao hơn, tần suất nhiều hơn. Đặc biệt giám sát tại các hộ chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan sang diện rộng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh xảy ra.
- Nắm chắc tình hình dịch, phân tích điều tra ổ dịch, các yếu tố nguy cơ để cảnh báo, hướng dẫn, chỉ đạo các ngành, các cấp và người dân thực hiện đồng bộ các giải pháp khống chế dịch bệnh.
2.2.7. Công tác truyền thông nguy cơ
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thông tin chính thức về các ca bệnh, tình hình bệnh VDNC địa bàn tỉnh.
- Hằng ngày cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước, trong tỉnh để thông báo diễn biến, tình hình dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang điện tử.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến Thú y cơ sở, người chăn nuôi và toàn dân về bệnh VDNC kịp thời trong đó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Ngân sách tỉnh: Đảm bảo kinh phí đối với các hoạt động bao gồm: Chỉ đạo, kiểm tra, tập huấn, hội nghị, hội thảo, thông tin tuyên truyền, giám sát, lấy mẫu, xét nghiệm, vắc xin, dụng cụ, vật tư, hóa chất, bảo hộ, ... ở cấp tỉnh; kinh phí hỗ trợ chủ nuôi khi có trâu, bò bắt buộc phải tiêu hủy.
- Ngân sách huyện, xã: Chi phí cho các hoạt động ngăn chặn, phòng, chống dịch cấp huyện, xã bao gồm: Thống kê, quản lý đàn trâu bò, giám sát, kiểm tra, tập huấn, hội nghị, hội thảo, thông tin tuyên truyền, lấy mẫu, dụng cụ, vật tư, hóa chất, bảo hộ, tổ chức xử lý ổ dịch, vắc xin phòng bệnh VDNC... ở cấp huyện, xã.
- Hộ chăn nuôi và doanh nghiệp: Đối với hộ chăn nuôi, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã chăn nuôi trâu, bò: Chi trả kinh phí thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước.
Căn cứ vào thực tiễn tình hình dịch bệnh VDNC trong nước và trong tỉnh, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất kinh phí cấp tỉnh để bố trí cho công tác ngăn chặn và phòng, chống dịch bệnh theo quy định; giao UBND cấp huyện bố trí kinh phí từ nguồn kinh phí dự phòng để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Trong trường hợp nguồn lực về phòng, chống dịch bệnh động vật vượt quá khả năng, UBND cấp huyện tổng hợp đề nghị UBND cấp tỉnh bổ sung theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là đơn vị thường trực của Ban Chỉ đạo phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản tỉnh, là đầu mối chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống bệnh VDNC của tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện các nội dung:
- Tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản tỉnh triển khai các hoạt động tương ứng với các tình huống nêu trên; cập nhật và điều chỉnh kịp thời bản kế hoạch này tùy theo diễn biến của tình hình dịch trong nước, trong tỉnh những thông tin khoa học cập nhật về bệnh VDNC và thực tiễn quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Trực tiếp phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc đôn đốc, kiểm tra các địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng Kế hoạch ngăn chặn và phòng, chống của địa phương, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực và các phương án cụ thể trong mỗi tình huống dịch.
- Tổ chức tập huấn cho lực lượng thú y toàn tỉnh về bệnh VDNC, tình hình diễn biến của bệnh dịch, phương pháp chẩn đoán bệnh, kỹ thuật khống chế và xử lý ổ dịch...
- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong việc triển khai các giải pháp phòng bệnh và xử lý ổ dịch VDNC theo quy định.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện điều tra ổ dịch, giám sát lưu hành bệnh; phân tích các yếu tố nguy cơ để có giải pháp phòng, chống dịch.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng xây dựng thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh VDNC.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Củng cố Ban Chỉ đạo phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản cấp huyện, xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh thuộc phạm vi được giao.
- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế phối hợp với các Ban, ngành để tham mưu xây dựng Kế hoạch ngăn chặn và phòng, chống của địa phương, chủ động bố trí đủ kinh phí để thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh VDNC trình UBND cấp huyện phê duyệt.
- Chỉ đạo UBND cấp xã (nhất là các xã có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi trâu, bò lớn), các ban, ngành của địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn, phòng, chống dịch bệnh động vật nói chung và bệnh VDNC nói riêng theo các tình huống của kế hoạch này và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện chế độ báo cáo dịch bệnh định kỳ và đột xuất theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế khẩn trương tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và khách du lịch từ các nước đã và đang có dịch bệnh mang thịt trâu, bò đến địa bàn tỉnh.
Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình, diễn biến thị trường đối với thịt trâu, bò và các sản phẩm của trâu, bò để có giải pháp tránh gây bất ổn về thị trường; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền, hướng dẫn các chủ kinh doanh, buôn bán, vận chuyển trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò rõ nguồn gốc và an toàn thực phẩm.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng
Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình bệnh VDNC và các biện pháp phòng, chống dịch. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh VDNC xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, tránh gây hoang mang trong xã hội.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý môi trường phục vụ công tác phòng chống bệnh VDNC.
- Phối hợp với các địa phương chuẩn bị vị trí xử lý chôn hủy trâu, bò, sản phẩm của trâu, bò nếu có dịch bệnh xảy ra.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác ngăn chặn, phòng, chống bệnh và đề xuất phương án kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi có trâu, bò bệnh VDNC khi phải bắt buộc tiêu hủy.
Chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, theo dõi nắm tình hình, cập nhật danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép; có biện pháp giáo dục, vận động, răn đe nhằm chủ động phòng ngừa, đồng thời tập trung các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng tổ chức đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường phối hợp với lực lượng thú y, công an giao thông, công an môi trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt trâu, bò và các sản phẩm thịt trâu, bò trái phép.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
Chỉ đạo lực lượng bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu.
11. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống bệnh VDNC.
Trên đây là Kế hoạch Ngăn chặn và phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, vấn đề phát sinh và vượt thẩm quyền, đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 2Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
- 4Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Chì thị 06/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 1001/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống, khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 7575/CĐ-BNN-TY năm 2020 về tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 8634/CT-BNN-TY năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Kế hoạch 15/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 6Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
- 8Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Chì thị 06/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 1001/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống, khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2021 về ngăn chặn và phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 68/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra