- 1Công điện 7575/CĐ-BNN-TY năm 2020 về tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 8634/CT-BNN-TY năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1076/BNN-TY năm 2021 về tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 223/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 20 tháng 4 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TIÊM PHÒNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC, SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH
Trên cả nước, từ giữa tháng 10/2020 đến ngày 31/3/2021, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC) đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành với tổng số 11.101 con trâu, bò mắc bệnh trong đó có 717 con chết, buộc tiêu hủy (chiếm 6,45% trong tổng số con mắc bệnh).
Tại tỉnh Bắc Kạn từ ngày 08/11/2020 đến ngày 18/4/2021 bệnh VDNC xảy ra tại 60 hộ, 32 thôn, 22 xã thuộc 06 huyện làm 143 con trâu, bò mắc bệnh (137 bò, 06 trâu) trong đó chết 09 con bò với tổng khối lượng tiêu hủy 1.611 kg.
Trước diễn biến của bệnh VDNC có chiều hướng lây lan diện rộng do giao thời tiết từ mùa Xuân sang mùa Hè là điều kiện véc tơ truyền bệnh (ve, ruồi, mòng,...) phát triển mạnh. Do vậy, ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Văn bản số 1076/BNN-TY chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò.
Xét thấy tiêm phòng vắc xin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi, bao vây, khống chế các ổ dịch đang xảy ra và ngăn chặn sự bùng phát từ các ổ dịch cũ, hạn chế lây lan của dịch bệnh, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Do đó, việc ban hành “Kế hoạch triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là rất cần thiết.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Công điện số 7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC);
- Chỉ thị số 8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC;
- Văn bản số 8985/BNN-TY ngày 18/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức tiêm thí điểm vắc xin phòng bệnh VDNC;
- Văn bản số 1076/BNN-TY ngày 24/02/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh VDNC.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Mục đích, yêu cầu
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC đạt hiệu quả, chủ động tạo miễn dịch khống chế các ổ dịch cũ xảy ra trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho đàn trâu, bò vùng giáp ranh, xung quanh ổ dịch.
- Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các bước tiêm phòng vắc xin VDNC theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
2. Đối tượng và nguyên tắc thực hiện tiêm phòng
2.1. Đối với năm 2021
- Đối tượng tiêm phòng: Tiêm phòng cho trâu, bò, bê, nghé khỏe mạnh từ một tháng tuổi trở lên (tại vùng dịch cũ và vùng bị dịch uy hiếp với các ổ dịch cũ), các vùng còn lại tiêm phòng cho đàn trâu, bò trên sáu tháng tuổi.
- Số lượng gia súc tiêm phòng: Triển khai tiêm phòng cho đàn trâu, bò tại các thôn, xã thuộc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng nguy cơ cao.
- Nguyên tắc thực hiện:
Tiêm vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò tại vùng bị dịch uy hiếp với các ổ dịch cũ sau đó mới tiêm cho đàn trâu, bò của các hộ tại vùng đã xảy ra ổ dịch cũ.
Bảo đảm tuyệt đối tránh làm nhiễm chéo giữa các hộ, khu vực khi tổ chức tiêm vắc xin.
Vắc xin chỉ dùng tiêm phòng cho trâu bò khỏe mạnh, không tiêm cho trâu, bò đã có biểu hiện triệu chứng của bệnh VDNC hoặc trâu, bò bị các bệnh khác.
Thực hiện việc bảo quản, sử dụng vắc xin, tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn.
- Thời gian: Tổ chức tiêm phòng trong tháng 4 đến hết ngày 10/5/2021.
1.2. Từ năm 2022 trở đi
Căn cứ vào tình hình dịch tễ của bệnh VDNC, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố xác định các vùng nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh để triển khai tiêm phòng vắc xin VDNC, đồng thời xây dựng dự toán kinh phí tiêm phòng hàng năm trình Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Phạm vi tiêm phòng: Tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC trên trâu, bò tại các thôn, xã thuộc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và các xã có chợ buôn bán trâu, bò với số lượng 8.000 con trâu, bò.
4. Loại vắc xin tiêm phòng, liều lượng sử dụng: Sử dụng loại vắc xin tiêm phòng Lumpyvac của Thổ Nhĩ Kỳ theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1076/BNN-TY ngày 24/02/2021.
5. Tiêm phòng vắc xin
5.1. Lực lượng tiêm phòng
- Thành lập các Tổ tiêm phòng thành phần gồm có: Viên chức Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, nhân viên thú y viên cấp xã, trưởng thôn... để thực hiện tiêm phòng. Căn cứ vào số lượng trâu, bò và tình hình thực tế tại địa phương, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện, trưng tập lực lượng thú y cơ sở cho phù hợp để đảm bảo tiêm phòng theo đúng lịch, không tiêm phòng dàn trải, kéo dài.
- Yêu cầu đối với lực lượng thú y tham gia tiêm phòng có trình độ, kinh nghiệm thú y, tay nghề vững, có sức khỏe tại địa phương.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y bố trí hỗ trợ cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn, phối hợp chỉ đạo triển khai tiêm phòng, giám sát trước, sau tiêm phòng.
5.2. Vật tư
- Sở Nông nghiệp và PINT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị vật tư, hóa chất, dụng cụ, bảo hộ cho cán bộ Chi cục được cử tham gia trực tiếp tiêm phòng, lấy mẫu giám sát trước, sau tiêm phòng.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện chuẩn bị vật tư phục vụ tiêm phòng (xi lanh, kim tiêm, quần áo bảo hộ, giầy ủng, bình bảo quản vắc xin...).
- UBND xã được triển khai tiêm phòng: Để đảm bảo tiêm phòng đúng thời gian, kỹ thuật, liều lượng đảm bảo, an toàn cho người tiêm phòng, lấy mẫu giám sát đề nghị UBND xã chỉ đạo mỗi một thôn tùy vào điều kiện địa hình đi lại thực hiện làm ít nhất 01 gióng để thực hiện cố định trâu, bò (lựa chọn địa điểm làm gióng cho phù hợp đảm bảo tiêm phòng hết các hộ chăn nuôi trong thôn).
5.3. Giám sát lấy mẫu xét nghiệm trước, sau tiêm phòng: Thực hiện lấy mẫu giám sát trước, sau tiêm, phòng theo hướng dẫn của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh.
5.4. Công tác khử trùng tiêu độc: Thực hiện vệ sinh, sát trùng, tiêu độc chuồng trại; phun thuốc diệt các loại côn trùng hút máu như ruồi, muỗi, ve, mòng... tại các hộ chăn nuôi trâu, bò, bãi chăn thả gia súc tập trung; vệ sinh cơ giới, phun khử trùng tiêu độc tại các điểm tiêm phòng tập trung (điểm đặt vị trí làm gióng cố định để tiêm phòng, hoặc chuồng nuôi) trước, sau tiêm phòng.
6. Dự phòng và xử lý sự cố sau tiêm phòng
Mặc dù vắc xin VDNC đã được đánh giá là an toàn và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, tuy nhiên về nguyên tắc, để đảm bảo tính chủ động, phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra, khi chuẩn bị tổ chức tiêm phòng, UBND các huyện, thành phố giao cho cơ quan chuyên môn cấp huyện chuẩn bị đủ cơ số thuốc men và các vật tư cần thiết khác để xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng (nếu có).
7. Quản lý gia súc được tiêm phòng vắc xin
- Trước khi tiêm vắc xin: UBND cấp xã lập danh sách các hộ chăn nuôi trâu, bò và số lượng trâu, bò trong diện tiêm phòng trên địa bàn; yêu cầu chủ gia súc cam kết, phối hợp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Bắc Kạn và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Sau khi tiêm phòng vắc xin: Tổ chức theo dõi, giám sát, quản lý chặt toàn bộ số trâu, bò tại các thôn, tổ dân phố đã được tiêm vắc xin; khuyến cáo người dân không được bán hay di chuyển trâu, bò đã được tiêm đi nơi khác.
- Hướng dẫn, hỗ trợ chủ vật nuôi thực hiện chăm sóc tốt đàn gia súc đã được tiêm vắc xin.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí cấp tỉnh hỗ trợ kinh phí mua vắc xin, vật tư lấy mẫu, gửi mẫu trước, sau tiêm phòng, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật tiêm phòng, hỗ trợ tiền công, chi phí xăng xe cho cán bộ kỹ thuật cấp tỉnh.
- Kinh phí cấp huyện bố trí kinh phí triển khai tiêm phòng tại địa phương gồm: Công tác thông tin, tuyên truyền; dụng cụ, vật tư phục vụ công tác tiêm phòng (làm gióng cố định gia súc để tiêm phòng, bảo hộ cho cán bộ thực hiện tiêm phòng, dụng cụ tiêm phòng, dụng cụ bảo quản vắc xin, thuốc trợ sức trợ lực, thuốc diệt ve, ruồi, mòng...); hỗ trợ công cán bộ tham gia tiêm phòng tại địa phương và thực hiện việc giám sát của cấp huyện (nếu có).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng kế hoạch triển khai tiêm phòng vắc xin VDNC cấp tỉnh và tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác tiêm phòng trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng dự toán kinh phí phục vụ việc triển khai thực hiện Kế hoạch tiêm phòng vắc xin VDNC trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định.
- Giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin VDNC, lấy mẫu giám sát theo hướng dẫn của Cục Thú y và hướng dẫn xử lý các sự cố xảy ra (nếu có) trong quá trình tiêm phòng; thực hiện cấp phát, bảo quản vắc xin cho các huyện, thành phố triển khai tiêm phòng; hướng dẫn biểu mẫu hồ sơ quyết toán vắc xin sau tiêm phòng; bố trí cán bộ chuyên môn kỹ thuật phối hợp với các địa phương để triển khai kế hoạch, tiêm phòng vắc xin, lấy mẫu giám sát đạt hiệu quả; chuẩn bị các dụng cụ, vật tư phục vụ việc triển khai tiêm phòng, lấy mẫu giám sát trước, sau tiêm phòng. Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí triển khai kế hoạch tiêm phòng vắc xin VDNC do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, Sở Tài chính thẩm định, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí cho đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin VDNC tại địa phương;
- Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ thú y cơ sở trực tiếp thực hiện công tác tiêm phòng, xử lý gia súc bị phản ứng sau tiêm phòng; tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi trâu, bò về các quy định tiêm phòng vắc xin để thực hiện.
- Bố trí đầy đủ nhân lực, vật tư, dụng cụ, kinh phí phục vụ công tác tổ chức triển khai thực hiện, tiêm phòng theo đúng tiến độ kế hoạch của tỉnh và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
Chuẩn bị địa điểm tiêm phòng, gióng cố định gia súc, bố trí cán bộ thú y thực hiện tiêm phòng và nhân lực đảm bảo thực hiện công tác sát trùng tiêu độc, ghi chép sổ sách theo dõi, hỗ trợ trong quá trình tiêm phòng.
Giao nhiệm vụ cho các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố lập danh sách các hộ đăng ký tiêm phòng (có chữ ký xác nhận của các hộ dân đăng ký); thông báo cụ thể đến từng hộ chăn nuôi trâu, bò có trách nhiệm đưa gia súc đến địa điểm để tiêm phòng vắc xin.
Yêu cầu các hộ dân đăng ký tiêm phòng vắc xin VDNC cam kết không bán trâu, bò, không di chuyển trâu, bò sang các vùng khác trong thời gian tiêm phòng; thực hiện nuôi nhốt, theo dõi, chăm sóc gia súc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 2Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
- 3Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2021 về ngăn chặn và phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Chì thị 06/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1001/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6Quyết định 188/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống, khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Kế hoạch 488/KH-UBND năm 2021 về truyền thông chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2021-2022
- 9Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2024
- 1Công điện 7575/CĐ-BNN-TY năm 2020 về tập trung nguồn lực và khẩn trương triển khai biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 8634/CT-BNN-TY năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 1076/BNN-TY năm 2021 về tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Quyết định 261/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2021
- 6Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2021 về ngăn chặn và phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 7Chì thị 06/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 1001/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 9Quyết định 188/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống, khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11Kế hoạch 488/KH-UBND năm 2021 về truyền thông chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2021-2022
- 12Quyết định 2208/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2024
Kế hoạch 223/KH-UBND năm 2021 triển khai tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 223/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định