Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5956/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Đánh giá chung

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác

a) Hợp tác xã

Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 245 Hợp tác xã (HTX), giảm 8,9% so với năm 2011 (giảm 30 HTX); trong đó, có 223 HTX đang hoạt động, 22 HTX ngừng hoạt động; có 83 HTX đã tổ chức hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012. Từ năm 2011 đến nay, số lượng HTX biến động giảm hàng năm do quá trình củng cố hợp nhất, sáp nhập, giải thể và thành lập mới, cụ thể giai đoạn 2011-2015, có 37 HTX giải thể, 7 HTX thành lập mới.

Về phân loại HTX: HTX khá giỏi: 112 HTX, chiếm 45,7%; HTX trung bình: 83 HTX, chiếm 33,9%; HTX yếu kém: 50 HTX, chiếm 20,4%.

Doanh thu bình quân của HTX 1,2 tỷ đồng/năm tăng 60% so với năm 2011.

Lãi bình quân của HTX: 75,6 triệu đồng/năm, tăng 33,8% so với năm 2011.

Tỷ suất lãi (lãi/vốn) đạt 6,4%.

b) Tổ hợp tác

Năm 2015, tỉnh Quảng Ngãi có 365 tổ hợp tác các loại, trong đó có 300 tổ đoàn kết khai thác trên biển, 01 tổ hợp tác phát triển thành HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ Lý Sơn Hoàng Sa, huyện Lý Sơn. Tổ hợp tác tạo điều kiện hỗ trợ mang lại hiệu quả cao cho các thành viên, đặc biệt đối với những người thiếu vốn và lao động. Các tổ hợp tác đoàn kết khai thác hải sản trên biển đã phát huy tinh thần đoàn kết trong khai thác, hỗ trợ giúp đỡ nhau để sản xuất và phòng chống các tai nạn, biến cố trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

2. Về thành viên, lao động của hợp tác xã

- Tổng số thành viên HTX 348.476 thành viên, tăng 48,2% so với năm 2011.

- Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX 2.648 lao động, tăng 52,5% so với năm 2011.

- Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX 18 triệu đồng/người/năm, tăng 89% so với năm 2011.

3. Về trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã

- Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã 1.225 người.

- Số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp: 762 người, chiếm 62,2%.

- Số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học là 100 người, chiếm 8,2%, chiếm 29,6%.

- Số cán bộ quản lý HTX chưa qua đào tạo 363 người.

II. Đánh giá theo lĩnh vực

1. Đối với Hợp tác xã nông nghiệp

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 178 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN); số lượng thành viên tham gia: 203.000 thành viên; số lượng lao động làm việc thường xuyên trong HTXNN: 1.103 người; Doanh thu bình quân của HTXNN: 500 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của HTXNN: 30 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTXNN: 12 triệu đồng/người/năm.

Hợp tác xã nông nghiệp có số lượng thành viên đông đảo, hoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ, hỗ trợ các thành viên của hợp tác xã: có 92% hợp tác xã làm dịch vụ thủy lợi, 70% hợp tác xã làm dịch vụ khuyến nông, 70% hợp tác xã dịch vụ thú y, 41% hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật, 40% hợp tác xã dịch vụ giống, cây trồng; 27% hợp tác xã làm dịch vụ tín dụng nội bộ, 14% hợp tác xã làm dịch vụ vật tư phân bón, 11% hợp tác xã làm dịch vụ làm đất, 4% hợp tác xã làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.

HTX nông nghiệp phát triển theo hướng đa ngành nghề, kinh doanh tổng hợp, đáp ứng nhu cầu hộ thành viên và thị trường; hoạt động tập trung vào các lĩnh vực: làm đất, thủy lợi, khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm, chế biến, tín dụng nội bộ, kinh doanh thương mại.

HTX nông nghiệp hoạt động lợi nhuận không cao nhưng thực hiện được chức năng định hướng, tổ chức, hướng dẫn nông dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường biến động bất thường đã ảnh hưởng bất lợi đến đời sống, sản xuất của thành viên và hoạt động của các HTXNN. Tuy nhiên, các HTXNN đã khắc phục khó khăn, duy trì, tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, đầu tư phát triển sản xuất. Điển hình có HTXNN Bình Dương đã hoàn thành dồn điền đổi thửa 365 ha đất canh tác, đạt 100% kế hoạch; HTXNN Nghĩa Kỳ Đông thực hiện liên kết 4 nhà nuôi heo công nghiệp, mỗi năm xuất chuồng khoảng 200 tấn thịt lợn.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động một số địa phương đã chủ động củng cố bằng giải pháp hợp nhất nhiều HTXNN quy mô thôn thành một HTXNN quy mô xã, hoặc quy mô lớn hơn; đã thành lập 08 HTX/11 HTX dịch vụ hậu cần nghề cá và đánh bắt hải sản xa bờ theo Đề án 58 của tỉnh.

Thời gian qua, các HTXNN đã tổ chức tốt hơn các hoạt động kinh tế, duy trì các dịch vụ phục vụ hỗ trợ thiết thực cho nhu cầu kinh tế hộ thành viên, góp phần ổn định an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ thành viên, tham gia xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

2. Đối với Hợp tác xã vận tải

Đến năm 2015, toàn tỉnh có 06 Hợp tác xã vận tải (HTXVT) với số lượng 255 thành viên; 125 lao động làm việc thường xuyên trong HTXVT; doanh thu bình quân của HTXVT: 10.400 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân của HTXVT: 1.200 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTXVT: 62,4 triệu đồng/người/năm.

Cùng với các thành phần kinh tế vận tải khác, các HTXVT đã đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo thuận lợi giao lưu vận chuyển hàng hóa, giải quyết việc làm người lao động, hộ thành viên, đóng góp ngân sách tỉnh, phát triển kinh tế địa phương.

Điển hình là HTX vận tải Thống Nhất khai thác tuyến xe khách Quảng Ngãi - Đà Nẵng với 26 đầu xe, hoạt động ổn định, chất lượng, hành khách tin tưởng, từng bước chấn chỉnh tình trạng xe dù bến cóc gây lộn xộn, mất trật tự, mất lòng tin của hành khách trước đây.

3. Đối với HTX công nghiệp - TTCN và thương mại dịch vụ

Toàn tỉnh có 44 Hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ (HTXCN-TMDV). Hoạt động của HTX đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương; thực hiện ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ thành viên.

Điển hình có HTX TMDV Hiệp Lực, HTX thêu nghệ thuật Trường Xuân, HTX dịch vụ điện Bình Thạnh, HTX xếp dỡ, xây dựng và dịch vụ Dung Quất.

Đối với các HTX dịch vụ điện thực hiện chuyển giao, theo hướng: các HTX dịch vụ điện trong vùng Dự án năng lượng nông thôn (REII) chuyển giao dịch vụ điện cho Công ty cổ phần điện các huyện và trở thành cổ đông của công ty, các HTX ngoài vùng dự án REII thì chuyển giao cho ngành điện. Hiện nay, còn 2 HTX dịch vụ điện hoạt động độc lập, đang tiếp tục củng cố phát triển. Việc sắp xếp, tổ chức lại các HTX dịch vụ điện đang được các địa phương, cơ quan quản lý tập trung giải quyết.

4. Đối với Quỹ tín dụng nhân dân

Trên địa bàn tỉnh có 13 Quỹ tín dụng nhân dân, vốn bình quân từ 15 đến 20 tỷ đồng/quỹ, loại hình này hoạt động ổn định, hiệu quả, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quỹ tín dụng nhân dân ra đời, hỗ trợ tích cực trong việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn người dân nông thôn; các Quỹ đến nay kinh doanh đều có lãi. Tổng nguồn vốn hoạt động hơn 150 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 10%/năm, hàng năm có khoảng trên 8.000 lượt người vay, trong đó vay sản xuất nông nghiệp chiếm 90%.

Lợi thế của các Quỹ tín dụng nhân dân là địa bàn hoạt động chủ yếu ở nông thôn, thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn, thuận tiện đi lại, giao dịch, điều kiện cho vay không quá khắt khe, đáp ứng được nhu cầu vay vốn đông đảo hộ thành viên, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không tiếp cận được với nguồn vốn tại các Ngân hàng thương mại; hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã trở thành kênh huy động vốn và cho vay hiệu quả ở nông thôn, phát triển kinh tế hộ thành viên.

III. Đánh giá tổng quát

1. Kết quả đạt được

- Nhìn chung 5 năm qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực. Một số hợp tác xã kiểu mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng. Những hợp tác xã từng bước chuyển đổi theo quy định của Luật HTX 2012, khắc phục yếu kém, củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động hiệu quả, phấn đấu vươn lên thành HTX trung bình, khá và một số HTX đạt danh hiệu HTX điển hình tiên tiến. Liên kết giữa các hợp tác xã và HTX với các tổ chức kinh tế khác có sự phát triển. HTX đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

- Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, một số HTX có ý chí tự lực vươn lên, tự khẳng định mình, chủ động trong cách nghĩ, cách làm, phát triển đa dạng các hoạt động dịch vụ, liên kết kinh tế, nâng cao hiệu quả, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, hình thức hoạt động, đầu tư và mở rộng quy mô; tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước từ các chính sách khuyến khích, ưu đãi; phát huy quyền tự quyết và quản lý hợp tác xã phát triển, các HTX đã tổ chức mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ thiết thực cho kinh tế hộ thành viên phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống hộ thành viên, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc và chung sức xây dựng nông thôn mới.

- Bên cạnh những đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh, hầu hết các HTX đều tham gia tích cực vào một số hoạt động xã hội như: xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học...

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

- Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật HTX còn nhiều yếu kém; nhiều HTX quy mô nhỏ; HTX thiếu vốn để hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng việc tiếp cận để vay được vốn từ các ngân hàng là rất khó khăn.

- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý và hỗ trợ cho HTX chuyển đổi, xây dựng và phát triển HTX kiểu mới, nhưng sự tác động vào thực tế chưa nhiều, đa phần các HTX chưa được hưởng lợi từ những chính sách đó.

- Một số HTX chưa tổ chức lại hoạt động chưa đảm bảo theo quy định của Luật Hợp tác xã, từ đó không ít HTX tồn tại trên danh nghĩa, hình thức; nhiều HTX hoạt động yếu kém.

- Tư duy quản lý chậm đổi mới, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, thiếu năng động, sáng tạo, quản lý điều hành kém hiệu quả, nguồn nhân lực trẻ có trình độ, năng lực tham gia quản lý HTX chưa nhiều.

b) Nguyên nhân

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cũng như vai trò, vị trí của kinh tế tập thể; đánh giá về kinh tế tập thể chưa toàn diện, chỉ thấy những hạn chế, yếu kém và hiệu quả hoạt động kinh tế thuần tuý của HTX mà không xét đến vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ và tính chất xã hội của HTX. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với HTX còn những hạn chế, có nơi buông lỏng lãnh đạo, thiếu quan tâm hỗ trợ HTX.

- Trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ quản lý HTX vừa thiếu, vừa yếu; tỷ lệ cán bộ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều, một số cán bộ HTX có trình độ và năng lực công tác tốt thì được điều động bổ sung nguồn cán bộ cho Đảng ủy, UBND xã, nhưng chuẩn bị chưa kịp thời nguồn cán bộ kế thừa cho HTX.

- Chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đã ban hành nhưng thực tế mức hỗ trợ còn quá ít hoặc chưa thực hiện; các hướng dẫn cụ thể chậm ban hành và chưa bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách; quy trình thủ tục vay vốn còn nhiều rào cản, bất cập.

- Các sở, ngành liên quan, UBND các huyện hiện có cán bộ theo dõi HTX, nhưng phần nhiều là kiêm nhiệm, nên việc tham mưu trong công tác quản lý nhà nước về HTX chưa kịp thời, chưa quan tâm lồng ghép các Chương trình, mục tiêu với củng cố và phát triển HTX.

- Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh, kinh tế tư nhân cạnh tranh có hiệu quả hơn, chiếm ưu thế trong các hoạt động mang lại lợi nhuận cao, HTX chủ yếu làm dịch vụ và hỗ trợ xã viên nên thu nhập thường thấp và năng lực cạnh tranh hạn chế.

3. Bài học kinh nghiệm

- Địa phương nào, cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hỗ trợ cho kinh tế tập thể thì nơi đó phong trào kinh tế tập thể phát triển.

- Trong thời kỳ đầu mới thành lập, chuyển đổi, KTTT còn nhiều khó khăn, các HTX cần sự hỗ trợ đầu tư cơ bản của Nhà nước mới có khả năng vươn lên.

- Quan tâm đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cho các cơ sở kinh tế tập thể, đặc biệt là cán bộ chủ chốt HTX phải luôn được đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn và phải có tâm huyết, gắn bó với HTX.

- Các HTX phải chủ động vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò, phát huy nội lực của chính mình để phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thử thách, tập trung nguồn lực ra sức củng cố, phát triển theo quy định của pháp luật.

IV. Kết quả triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển HTX, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 Quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015-2020, kết quả thực hiện như sau:

1. Về Hợp nhất, sáp nhập, thành lập mới HTX

- Hỗ trợ hợp nhất, sáp nhập các HTX quy mô thôn, hoạt động trì trệ, yếu kém nhiều năm, không có khả năng phát triển được thành các HTX quy mô xã. Các HTX hợp nhất, sáp nhập quy mô toàn xã, triển khai thực hiện từ năm 2014.

- Kinh phí hỗ trợ thành lập mới HTX 20 triệu đồng/HTX. Đối với các HTX khai thác hải sản xa bờ được hỗ trợ theo Quyết định số 58/QĐ-UBND của UBND tỉnh do ngân sách huyện hỗ trợ thành lập 30 triệu đồng/HTX.

2. Chính sách bồi dưỡng, đào tạo

Giai đoạn 2011-2015, tổng số lớp học được tổ chức là 17 lớp, thu hút 991 lượt cán bộ tham gia học tập. Tổng kinh phí hỗ trợ 1.677.816 ngàn đồng, trong đó kinh phí ngoài ngân sách là 237 triệu đồng.

3. Về chính sách đất đai

Toàn tỉnh có 80 HTX (đang hoạt động) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó có một số HTX được hỗ trợ cấp mặt bằng tương đối lớn để sản xuất kinh doanh như HTX đóng sửa tàu thuyền Viễn Đông - Sa Huỳnh. Tổng diện tích đất các HTX được cấp là 235.751,2 m2, chủ yếu là đất trụ sở HTX và đất sản xuất kinh doanh.

4. Về chính sách thuế

Các chính sách về thuế đối với HTX được Cục Thuế tỉnh triển khai tương đối đầy đủ, tạo điều kiện cho các HTX phát triển sản xuất và làm nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, số lượng HTX nộp thuế vẫn còn ít, vì đa phần là HTX nông nghiệp nên được miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội.

5. Quỹ hỗ trợ phát triển HTX và chính sách tín dụng

Tỉnh đang triển khai thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX nên các HTX chưa tiếp cận được các nguồn vay ưu đãi của nhà nước. Các ngân hàng thương mại còn ngại cho HTX vay, phần lớn HTX chưa tiếp cận được với các chính sách tín dụng của Chính phủ (trừ Quỹ tín dụng nhân dân). Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thành lập và hoạt động vào đầu năm 2016.

6. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại và đổi mới công nghệ

- Hỗ trợ 02 HTX hoạt động quản lý chợ, đưa hàng Việt về chợ nông thôn; hỗ trợ 01 HTX tham gia hội chợ quảng bá thương hiệu sản phẩm.

- Hỗ trợ 04 HTX nông nghiệp đổi mới công nghệ: 01 HTX ứng dụng công nghệ sản xuất bịch phôi nấm; HTX Tịnh Trà cơ giới hóa làm đất, thu hoạch chế biến hạt giống lúa; HTX Nghĩa Dũng ứng dụng quy trình chăn nuôi bò; HTX Đức Vĩnh xây dựng mô hình canh tác lạc, ngô gắn với nuôi bò, heo.

- Tổ chức 04 hội thảo nhân rộng mô hình Gạch không nung, Tín dụng nội bộ HTX, mô hình kinh doanh lâm nghiệp.

7. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

Đa số các HTX chưa được thụ hưởng từ các chính sách của nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển kinh tế tập thể nhanh và bền vững với nòng cốt là hợp tác xã, góp phần xây dựng xã hội hợp tác, đoàn kết, cùng chia sẻ các lợi ích và quản lý một cách dân chủ, góp phần xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã nâng cao vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

- Phát triển mới các loại hình HTX trên các lĩnh vực, trong đó chú ý lĩnh vực môi trường, quản lý chợ, dịch vụ, khai thác hải sản xa bờ, lâm nghiệp, chuyên canh; phát triển HTX trên các địa bàn, nhất là mở rộng phát triển HTX tại các miền núi.

2. Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020

- Số lượng HTX đến năm 2020 đạt 223 HTX; trong đó, thành lập mới 21 HTX, giải thể 30 HTX; số Tổ hợp tác đạt 22 tổ hợp tác.

- 100% HTX tổ chức hoạt động theo Luật HTX mới.

- Số lượng HTX thành lập mới bình quân 3 HTX/năm.

- Có 65% HTX đạt loại khá, giỏi.

- Có dưới 10% HTX yếu kém.

- Có 80% các HTX hoạt động hiệu quả theo tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế tập thể bình quân hàng năm đạt trên 6%.

- Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong HTX 23 triệu đồng/năm.

- Doanh thu bình quân của HTX 1,4 tỷ đồng/năm.

- Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ sơ cấp, trung cấp 70%.

- Tỷ lệ cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học 20%.

- Xây dựng 3-5 mô hình HTX hoạt động hiệu quả gắn với liên kết theo chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Phát triển kinh tế tập thể theo lĩnh vực, ngành nghề

a) Đối với Tổ hợp tác

Phát triển các tổ hợp tác trên các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với khả năng quản lý và điều kiện kinh tế của các thành viên; tập trung vận động thành lập mới các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, khai thác thủy, hải sản, ngành nghề nông thôn), lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống...) ở khu vực nông thôn, miền núi; khuyến khích phát triển tạo điều kiện để tổ hợp tác liên kết với HTX, tham gia các dự án và các tổ chức kinh tế khác.

b) Đối với Hợp tác xã

b1) Hợp tác xã nông nghiệp

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chủ yếu cung cấp các sản phẩm dịch vụ đầu vào (giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y, thức ăn chăn nuôi); bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các xã viên, hộ gia đình; tham gia các hoạt động dịch vụ vệ sinh trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường.

Xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp chuyên canh như: HTX rau sạch, HTX chăn nuôi, HTX sản xuất nấm, hoa, cây cảnh... có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi ở nông thôn có đầu tư thiết bị bảo quản, chế biến sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm nông nghiệp đảm bảo chất lượng và an toàn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nghiên cứu phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới để từ đó tổ chức thí điểm và nhân rộng.

b2) Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tập trung duy trì, củng cố và phát triển các hợp tác xã hiện có, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường; hỗ trợ các HTX sản xuất công nghiệp có quy mô khá trở thành những đơn vị mạnh, làm hạt nhân cho phong trào phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Phát triển thành lập mới các HTX ở những nơi có thế mạnh về nguồn nhân lực và nguyên liệu tại chỗ, chú ý các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu; hỗ trợ giới thiệu sản phẩm của các hợp tác xã nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của các hợp tác xã ra thị trường.

b3) Hợp tác xã giao thông vận tải

Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX vận tải; kết nối các ngân hàng nhằm hỗ trợ vốn cho các HTX thực hiện vay vốn đổi mới phương tiện đáp ứng tiêu chuẩn ngành, ưu tiên phát triển phương tiện mới sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện môi trường; phát triển thêm các hoạt động dịch vụ của HTX như sửa chữa phương tiện, cứu hộ, cung ứng vật tư, xăng dầu, kho hàng bến bãi.

Phát triển các HTX bốc xếp, xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển, đóng gói và các dịch vụ khác tại các kho bãi, bến cảng, các chợ đầu mối, các khu công nghiệp; tăng cường các lớp tập huấn, tuyên truyền về pháp luật cho lái xe, tiếp viên nhất là các hợp tác xã vận chuyển hành khách tuyến cố định trong cả nước.

b4) Quỹ tín dụng nhân dân

Ổn định địa bàn hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động hiệu quả, củng cố hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân theo hướng dẫn hoạt động của Ngân hàng nhà nước.

b5) Hợp tác xã kiểu mới

Tập trung hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX Nông nghiệp chuyển đổi, có đủ điều kiện, năng lực mở thêm dịch vụ vệ sinh môi trường để thu gom rác thải trên đồng ruộng, khu dân cư nơi HTX đóng trụ sở.

Vận động, tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các THT, HTX thu gom rác thải ở các khu dân cư, khu công nghiệp nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị.

2. Hỗ trợ phát triển hợp tác xã

Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 và Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 Quy định chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2014-2020; Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX dịch vụ khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 - 2020.

a) Nội dung hỗ trợ

Thực hiện theo khoản 2 Công văn số 4014/UBND-NNTN ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thi hành Luật HTX, nội dung chủ yếu như sau:

Hỗ trợ theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 (gọi tắt là Quyết định 2261):

- Đối với các khoản hỗ trợ chung cho các hợp tác xã (theo khoản 1 mục III Quyết định 2261) thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; trước mắt thực hiện theo Công văn số 8883/BTC-TCDN ngày 29/6/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.

- Đối với các khoản hỗ trợ cho hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp (ngoài các khoản hỗ trợ chung):

+ Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thực hiện theo Thông tư số 15/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện và tiêu chí thụ hưởng hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đối với hợp tác xã nông nghiệp.

+ Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

+ Hỗ trợ chế biến sản phẩm thực hiện theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

b) Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020 là: 189.036 triệu đồng.

(Chi tiết như phụ lục kèm theo)

Trong đó:

- Ngân sách trung ương:

136.420 triệu đồng

- Ngân sách tỉnh:

20.546 triệu đồng

- Vốn đối ứng của hợp tác xã:

32.070 triệu đồng

Phân theo nguồn vốn

- Vốn đầu tư phát triển (NSTW):

128.280 triệu đồng

- Vốn sự nghiệp:

28.686 triệu đồng

+ Ngân sách trung ương:

8.140 triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh:

20.546 triệu đồng

III. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020

1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012

Thực hiện đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong việc áp dụng đối với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012; tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký và đầu tư của hợp tác xã để đề xuất loại bỏ những thủ tục không cần thiết, giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký thành lập và hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

2. Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012 và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực HTX

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể.

Dự kiến giai đoạn 2016 - 2020, giao Liên minh HTX tỉnh phối hợp với các huyện, thành phố cử 300 cán bộ đi đào tạo trong nước với mức hỗ trợ bình quân 10 triệu đồng/người; hơn 1.000 lượt cán bộ, thành viên HTX tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý HTX, nghiệp vụ kế toán, kỹ năng xây dựng kế hoạch, quản lý sản xuất, kinh doanh.

Hàng năm, Liên minh HTX phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, tuyên truyền Luật HTX 2012 và các văn bản liên quan, nhằm thống nhất nhận thức trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước, nhân dân về bản chất HTX.

Bố trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh như Đài phát thanh truyền hình, Báo Quảng Ngãi, Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi. Hàng năm, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tổ chức ít nhất 01 hội nghị tuyên truyền cấp tỉnh, 12-13 hội nghị cấp huyện, thành thị và nhiều hội nghị cấp xã, phường, thị trấn.

3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển hợp tác xã theo Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ

Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí các nguồn lực hàng năm từ ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ ngân sách Trung ương về kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giao các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng được nhu cầu cần thiết của hợp tác xã trên địa bàn; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.

4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTT, HTX

- Thực hiện hoàn thành việc rà soát, tổ chức hoạt động của các HTX theo luật HTX năm 2012; đảm bảo các HTX sau chuyển đổi hoạt động đúng bản chất, nguyên tắc và sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

- Quan tâm củng cố, khắc phục những yếu kém của các HTX, tạo điều kiện cho các HTX phát triển, mở rộng nội dung, đa dạng hình thức hoạt động, thành lập mới, xây dựng và phát triển KTTT trên tất cả các lĩnh vực, ngành, nghề. Phát huy tốt tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh liên doanh, liên kết tăng hiệu quả hoạt động của các HTX.

- Tổ chức rà soát, hướng dẫn các hợp tác xã thành lập trước ngày 01/7/2013 cần phải tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã 2012 hoặc chuyển đổi sang hình thức tổ chức khác; tiến hành giải thể các hợp tác xã không còn hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả, không bảo đảm tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã. Bố trí, phân công cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã, bảo đảm đủ cán bộ thực hiện việc đăng ký hợp tác xã, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; theo dõi giám sát thi hành Luật Hợp tác xã và hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã; tiến hành giải thể các hợp tác xã ngừng hoạt động, hoạt động kém hiệu quả.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về KTTT

Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể tỉnh, huyện tổ chức hoạt động có chiều sâu, hiệu quả và thiết thực, chủ động tích cực tham mưu cho cấp ủy, Chính quyền thực hiện tốt việc củng cố và phát triển kinh tế tập thể.

Nâng cao vai trò quản lý nhà nước, tích cực phối hợp với các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách để hỗ trợ KTTT phát triển: Chính sách đất đai, chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về công nghệ, chính sách về thị trường, truyền thông.

UBND cấp huyện, xã rà soát cụ thể lại diện tích đất và thực trạng sử dụng đất của các HTX nông nghiệp; chỉ đạo các HTX nông nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng để tổ chức sản xuất ngay khi được giao đất.

Các HTX chưa có mặt bằng xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh khẩn trương đăng ký nhu cầu sử dụng đất với UBND các huyện, thành phố để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho thuê đất theo quy định.

UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các HTX nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi, nhà kho, xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất phải chuyển sang thuê đất theo quy định của Luật đất đai 2013, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

6. Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển KTTT

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể chính trị, xã hội và hội nghề nghiệp tham gia thúc đẩy thành lập HTX, củng cố, phát triển KTTT.

IV. Tổ chức thực hiện

1. UBND các huyện, thành phố xây dựng, ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện, thành phố; trên cơ sở đó, hàng năm, đến kỳ lập kế hoạch đầu tư phát triển và lập dự toán ngân sách nhà nước, tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể cho năm sau, gửi Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Ngoài các khoản hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, tùy theo điều kiện cụ thể, các huyện, thành phố cân đối, bố trí ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội khác tại địa phương.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ đối với hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển đối với các hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.

3. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Quảng Ngãi tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ Quỹ tín dụng nhân dân, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.

4. Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổng hợp đề xuất kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính; chủ trì hoặc tham gia triển khai thực hiện các chương trình, dự án và các hoạt động dịch vụ công hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh xem xét, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan; cân đối, phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ hợp tác xã theo các quy định, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trình UBND tỉnh xem xét quyết định; hướng dẫn về cơ chế quản lý thực hiện đầu tư hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

6. Sở Tài chính chịu trách nhiệm tổng hợp kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể vào dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan; hàng năm, cân đối bố trí kinh phí từ ngân sách để thực hiện hỗ trợ phát triển hợp tác xã, trình UBND tỉnh xem xét quyết định; tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

7. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi và các sở, ban ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, tiếp cận với quỹ khuyến nông, khuyến công của địa phương; trong xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình, đề án, nghiên cứu tạo điều kiện cho hợp tác xã tham gia và hưởng các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực mình phụ trách.

8. Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã trong hoạt động ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm; hỗ trợ xã xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tổ hợp tác, hợp tác xã.

9. Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với UBND các huyện, thành phố thực hiện hoàn thành việc tổ chức lại hợp tác xã theo đúng quy định; bố trí, phân công cán bộ tham mưu, theo dõi, quản lý, giám sát và báo cáo hoạt động của hợp tác xã trong lĩnh vực được phân công quản lý; kêu gọi sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã tiếp cận với thị trường quốc tế.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh Quảng Ngãi;
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính;
- Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi;
- Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi;
- Thành viên BCĐ PT KT tập thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: CVP; PCVP (NL), CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN427.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

Thực hiện 2011

Thực hiện 2012

Thực hiện 2013

Thực hiện 2014

Thực hiện 2015

Thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu 2011-2015

I

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số HTX

HTX

 

275

275

269

263

245

245

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX thành lập mới

HTX

 

0

2

2

8

5

17

 

 

Số HTX giải thể

HTX

 

0

2

1

5

3

11

 

 

Số HTX đã chuyển đổi theo Luật 2012

HTX

 

 

 

3

40

40

83

 

3

Tổng số thành viên HTX

Người

 

233.960

233.960

371.000

370.367

348.476

348.476

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Người

 

80

80

80

100

100

440

 

4

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Người

 

2.783

2.783

2.750

2.863

2.648

2.648

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

 

213

213

190

140

100

 

 

 

Số lao động là thành viên HTX

Người

 

2.783

2.783

2.750

2.765

2.800

 

 

5

Doanh thu bình quân một HTX

Trđồng/ năm

 

750

777

955

1.110

1.100

1.200

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr.đồng/ năm

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một HTX

Tr.đồng/ năm

 

45,6

50

60

69,9

61

75,6

 

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX

Tr.đồng/ năm

 

9,5

12

13

16

18

18

 

8

Tổng số cán bộ quản lý HTX

Người

 

1.752

1.752

1.440

1.351

1.351

1.225

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

 

650

700

724

750

762

 

 

 

Số cán bộ HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

 

94

94

94

93

115

 

 

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

 

56

57

60

364

365

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số THT thành lập mới

THT

 

 

0

3

300

1

 

 

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

Thực hiện 2011

Thực hiện 2012

Thực hiện 2013

Thực hiện 2014

Thực hiện 2015

Thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu 2011-2015

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số HTX

HTX

 

276

275

269

263

245

 

 

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX nông-lâm-ngư, diêm nghiệp

HTX

 

196

196

193

193

188

 

 

 

HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

 

39

39

39

37

24

 

 

 

HTX xây dựng

HTX

 

1

1

1

1

1

 

 

 

Quỹ tín dụng nhân dân

HTX

 

14

13

13

13

13

 

 

 

HTX thương mại

HTX

 

8

8

8

8

9

 

 

 

HTX vận tải

HTX

 

11

11

11

10

10

 

 

 

HTX khác

HTX

 

7

7

4

1

0

 

 

2

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

 

57

57

60

364

365

 

 

 

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu KH 2011-2015

Thực hiện 2011

Thực hiện 2012

Thực hiện 2013

Thực hiện 2014

Thực hiện 2015

Thực hiện 2011-2015

So với mục tiêu giai đoạn 2011-2015

I

Hỗ trợ thành lập mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hợp tác xã được hỗ trợ

HTX

10

2

0

2

4

6

14

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

170

20

0

60

90

0

170

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

170

20

0

60

90

0

170

 

II

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Sơ cấp, trung cấp

Người

40

40

28

26

0

0

66

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

738,420

184,420

385,580

168,420

0,000

0,000

738,420

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

738,420

184,420

385,580

168,420

0,000

0,000

738,420

 

-

Cao đẳng

 

-

0

0

0

0

0

-

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

-

Đại học

Hợp tác xã

-

0

0

0

0

0

-

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

-

 

2

Bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

-

 

-

Cán bộ HTX nông nghiệp

Người

1.004

267

249

197

131

120

964

 

3

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

1.155,377

101,323

167,000

257,054

315,000

315,000

1.155,377

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

-

 

 

 

 

 

 

 

-

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

673

101,323

167,000

257,054

315,000

315,000

1.155,377

 

-

Cán bộ HTX phi nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổ trưởng Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Hỗ trợ đất đai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giao đất không thu tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Thuê đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được giao đất

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng diện tích đất được giao

m2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX được cấp giấy

HTX

80

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng diện tích được cấp giấy

m2

235.751

 

 

 

 

 

 

 

IV

Hỗ trợ thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Ưu đãi thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được ưu đãi

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số tiền thuế được ưu đãi

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Miễn thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được miễn thuế

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số tiền được miễn

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hỗ trợ tín dụng

 

 

0

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số vốn được vay

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Hỗ trợ xúc tiến thương mại

 

 

0

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

VII

Hỗ trợ về khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

2

10

 

 

-

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

193,5

1.000

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

1.000

 

 

VIII

Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

 

-

0

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được hỗ trợ

HTX

-

0

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số tiền được hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

IX

Hỗ trợ tuyên truyền về kinh tế tập thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số HTX được hỗ trợ

HTX

 

 

 

 

 

10

 

 

-

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

 

 

 

 

 

100

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

100

 

 

X

Hỗ trợ khác

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2015

Kế hoạch 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

I

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

 

2

Tổng số HTX

HTX

245

230

225

225

224

223

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số HTX thành lập mới

HTX

6

3

6

5

4

3

 

Số HTX giải thể

HTX

10

5

11

5

5

4

 

Số HTX đã chuyển đổi theo Luật 2012

HTX

 

150

225

225

222

223

3

Tổng số thành viên HTX

Người

348.476

350.150

351.000

346.750

341.500

334.150

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Người

35

2.100

2.100

3.150

1.050

1.050

4

Tổng số lao động thường xuyên trong HTX

Người

2.648

2.950

3.000

3.050

3.060

3.100

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

 

20

20

30

10

10

 

Số lao động là thành viên HTX

Người

 

2.800

2.850

2.850

2.850

2.850

5

Doanh thu bình quân một HTX

Tr.đồng/năm

1.100

1.200

1.250

1.300

1.350

1.400

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một HTX

Tr.đồng/năm

61

76

79

81

85

90

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX

Tr.đồng/năm

18

19

20

21

22

23

8

Tổng số cán bộ quản lý HTX

Người

1.351

1.230

1.250

1.250

1.250

1.250

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

762

827

868

868

920

970

 

Số cán bộ HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

115

120

130

140

150

160

II

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

365

12

17

18

20

22

 

PHỤ LỤC 5

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2015

Kế hoạch 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số HTX

HTX

245

230

225

225

224

223

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

 

HTX nông-lâm-ngư, diêm nghiệp

HTX

188

181

173

169

167

165

 

HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

24

21

21

19

18

18

 

HTX xây dựng

HTX

1

0

1

1

1

1

 

Quỹ tín dụng nhân dân

HTX

13

13

13

15

17

19

 

HTX thương mại

HTX

9

9

10

10

11

10

 

HTX vận tải

HTX

10

6

7

8

8

8

 

HTX khác

HTX

0

0

0

3

2

2

2

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số THT

THT

365

12

17

18

20

22

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 5956/KH-UBND ngày 21/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng cộng

Kế hoạch 2016-2020

2016

2017

2018

2019

2020

I

HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI CÁC HTX

 

 

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người được cử đi đào tạo

Lượt Người

281

41

60

60

60

60

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 13 triệu đồng/người)

Tr.đồng

3.320

200

780

780

780

780

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

3.120

-

780

780

780

780

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

200

200

-

 

 

 

 

- Số người được tham gia bồi dưỡng

Lượt Người

1.135

135

200

250

250

300

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 2 triệu đồng/người)

Tr.đồng

2.270

370

400

500

500

500

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

1.900

-

400

500

500

500

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

370

370

-

-

-

-

2

Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

9

1

2

2

2

2

 

Tổng kinh phí hỗ trợ

Tr.đồng

256

16

60

60

60

60

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

120

-

30

30

30

30

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

136

16

30

30

30

30

3

Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

30

6

6

6

6

6

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 200 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

6.000

1.200

1.200

1.200

1.200

1.200

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

3.000

600

600

600

600

600

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

3.000

600

600

600

600

600

4

Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển HTX

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

60

5

10

10

15

20

 

Tổng số vốn được vay (dự kiến 200 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

12.000

1.000

2.000

2.000

3.000

4.000

5

Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế-xã hội

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

165

25

30

35

35

40

6

Hỗ trợ thành lập mới

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

21

3

6

5

4

3

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 50 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

1.050

150

300

250

200

150

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương

Tr.đồng

-

-

-

-

-

-

 

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

1.050

150

300

250

200

150

II

HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HTX NÔNG, LÂM, NGƯ, DIÊM NGHIỆP

 

-

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

 

-

 

 

 

 

 

1.1

Hỗ trợ về trụ sở làm việc của HTX nông nghiệp

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

150

30

30

30

30

30

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (theo tổng mức đầu tư, dự kiến 1.000 triệu đồng/công trình)

Tr.đồng

150.000

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương (80%)

Tr.đồng

120.000

24.000

24.000

24.000

24.000

24.000

 

Hợp tác xã (20%)

Tr.đồng

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

1.2

Hỗ trợ về sân phơi, nhà kho, cửa hàng vật tư nông nghiệp

 

-

 

 

 

 

 

1.2.1

Hỗ trợ về sân phơi

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

27

7

5

5

5

5

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (theo tổng mức đầu tư, dự kiến 50 triệu đồng/công trình)

Tr.đồng

1.350

350

250

250

250

250

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương (80%)

Tr.đồng

1.080

280

200

200

200

200

 

Hợp tác xã (20%)

Tr.đồng

270

70

50

50

50

50

1.2.2

Hỗ trợ về nhà kho

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

10

2

2

2

2

2

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (theo tổng mức đầu tư, dự kiến 400 triệu đồng/công trình)

Tr.đồng

4.000

800

800

800

800

800

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương (80%)

Tr.đồng

3.200

640

640

640

640

640

 

Hợp tác xã (20%)

Tr.đồng

800

160

160

160

160

160

1.2.3

Hỗ trợ về cửa hàng vật tư nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

50

10

10

10

10

10

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (theo tổng mức đầu tư, dự kiến 100 triệu đồng/công trình)

Tr.đồng

5.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

 

Trong đó:

 

-

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Trung ương (80%)

Tr.đồng

4.000

800

800

800

800

800

 

Hợp tác xã (20%)

Tr.đồng

1.000

200

200

200

200

200

1.3

Hỗ trợ về xưởng sơ chế, chế biến

 

 

 

 

 

 

 

1.4

Hỗ trợ về công trình điện, nước sinh hoạt, chợ đầu mối, đấu giá nông sản

 

 

 

 

 

 

 

1.5

Hỗ trợ về công trình thủy lợi, giao thông nội đồng trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1.6

Hỗ trợ về kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng thủy, hải sản

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ cho thuê đất

HTX

91

10

15

18

22

26

 

Tổng diện tích đất được thuê

m2

91.000

10.000

15.000

18.000

22.000

26.000

 

- Số HTX được hỗ trợ giao đất

HTX

125

15

20

25

30

35

 

Tổng diện tích đất được giao

m2

375.000

45.000

60.000

75.000

90.000

105.000

III

HỖ TRỢ HTX THỰC HIỆN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 04/2014/QĐ-UBND NGÀY 13/01/2014 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NGÃI (Về việc phê duyệt Đề án củng cố phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức HTX trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020)

 

15.790

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ thu hút sinh viên tốt nghiệp Đại học về HTX công tác

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số sinh viên thu hút về làm việc tại HTX

Lượt Người

250

50

50

50

50

50

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 6 triệu đồng/sinh viên)

Tr.đồng

1.500

300

300

300

300

300

2

Hỗ trợ hợp nhất, sáp nhập HTX

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

27

16

11

 

 

 

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 20 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

540

320

220

 

 

 

3

Hỗ trợ HTX nông nghiệp đầu tư cơ giới hóa mua: máy làm đất, máy thu hoạch, hệ thống sấy, hệ thống bảo quản sản phẩm...

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

50

10

10

10

10

10

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 200 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

4

Hỗ trợ tuyên truyền phát triển, nhân rộng mô hình HTX

 

-

 

 

 

 

 

 

- Số HTX được hỗ trợ

HTX

15

3

3

3

3

3

 

Tổng kinh phí hỗ trợ (dự kiến 250 triệu đồng/HTX)

Tr.đồng

3.750

750

750

750

750

750

Tổng nguồn vốn thực hiện kế hoạch hỗ trợ HTX giai đoạn 2016-2020: 189.036 Triệu đồng

Trong đó:

- Ngân sách Trung ương:

136.420

Triệu đồng

- Ngân sách tỉnh:

20.546

Triệu đồng

- Vốn đối ứng của HTX:

32.070

Triệu đồng

Phân theo loại nguồn vốn

 

- Vốn đầu tư phát triển (TW)

128.280

Triệu đồng

- Vốn sự nghiệp

28.686

Triệu đồng

+ Ngân sách Trung ương

8.140

Triệu đồng

+ Ngân sách tỉnh

20.546

Triệu đồng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5956/KH-UBND năm 2016 phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 5956/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/10/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Đặng Văn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản