Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND | Hải Phòng, ngày 11 tháng 3 năm 2022 |
Thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP[1], Nghị định số 108/2020/NĐ-CP[2] và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP[3]; ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 640-TB/TU ngày 27/12/2021 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy sở, ngành; các cơ quan hành chính trực thuộc sở, ngành; phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố theo Nghị định mới của Chính phủ;
UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các sở, ngành; các cơ quan hành chính trực thuộc sở, ngành; phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố theo quy định của Chính phủ, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC SẮP XẾP
- Tiến hành triển khai việc sắp xếp, kiện toàn lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, UBND quận, huyện; tổ chức thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, sở, ngành và UBND quận, huyện (gọi chung là các cơ quan, đơn vị), đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và theo Phương án sắp xếp đã được Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến.
- Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị đảm bảo tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan, đơn vị.
- Triển khai theo chủ trương về sắp xếp tổ chức bộ máy các sở, ngành; các cơ quan hành chính trực thuộc sở, ngành; phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố của Ban Thường vụ Thành ủy tại Thông báo số 640-TB/TU ngày 27/12/2021.
- Triển khai thực hiện đúng quy định, thẩm quyền, tuân thủ theo các Nghị định mới của Chính phủ; đảm bảo nguyên tắc, có lộ trình thực hiện để ảnh hưởng ít nhất đến quá trình hoạt động của đơn vị.
- Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị phải gắn với phương án xử lý cụ thể về công tác nhân sự, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan, đơn vị sau khi tiến hành sắp xếp và đảm bảo chế độ, chính sách theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Kết quả sắp xếp, tổ chức các cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch này là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và khen thưởng đối với Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện và Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong năm 2022.
- Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh văn bản sửa đổi, bổ sung các Nghị định của Chính phủ hoặc quy định, hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương về lĩnh vực chuyên ngành liên quan thì thực hiện theo quy định, hướng dẫn tại văn bản đó; giao Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND thành phố hướng dẫn thực hiện cụ thể.
a) Đối với các phòng chuyên môn và tương đương thuộc sở, ngành:
- Về tiêu chí thành lập phòng chuyên môn: (1) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở; (2) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu 06 biên chế (trừ biên chế thanh tra sở); cụ thể:
Tổng số phòng | = | Tổng số biên chế được giao - Biên chế lãnh đạo - Biên chế Thanh tra |
6 biên chế |
* Riêng đối với Thanh tra sở không quy định phải bố trí tối thiểu 06 biên chế.
- Về tiêu chí bố trí số lượng Phó trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Phòng có dưới 09 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; Phòng có từ 09 đến 14 biên chế công chức được bố trí không quá 02 Phó trưởng phòng; Phòng có từ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 03 Phó trưởng phòng.
- Về số lượng Phó Chánh Thanh tra sở: Thanh tra sở có dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Chánh Thanh tra; Thanh tra sở có từ 08 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.
- Ngoài các tiêu chí theo quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, việc sắp xếp số lượng phòng chuyên môn, số lượng cấp phó phòng chuyên môn được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ Tổng số phòng, ban, chi cục thuộc sở, ngành và tổng số phòng thuộc ban, chi cục và tương đương sau sắp xếp đảm bảo thấp hơn hoặc bằng số lượng hiện có (trừ các sở sắp xếp các chi cục thành phòng chuyên môn thuộc sở).
+ Cơ cấu tổ chức Thanh tra tại các sở có tổ chức Thanh tra, gồm: Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra (nếu có) và Thanh tra viên.
+ Việc sắp xếp tổ chức bộ máy trên cơ sở số biên chế được giao năm 2022 đối với các cơ quan, đơn vị (trong quá trình thực hiện có thể xem xét điều chỉnh biên chế trong nội bộ của từng sở, ngành). Khi thực hiện điều chỉnh, chức năng nhiệm vụ theo quy định mới giữa các cơ quan, sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung biên chế cho cơ quan, đơn vị được điều chỉnh cho phù hợp.
b) Đối với các ban, chi cục và tương đương
- Tiêu chí giữ nguyên, thành lập ban, chi cục và tương đương: Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 12 biên chế công chức.
- Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn thuộc ban, chi cục và tương đương:
+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 05 biên chế công chức
Tổng số phòng chuyên môn | = | Tổng biên chế được giao - biên chế lãnh đạo |
5 biên chế |
+ Ban, chi cục và tương đương thuộc sở có thể không tổ chức cơ cấu cấp phòng.
- Tiêu chí bố trí số lượng Phó trưởng ban, Phó Chi cục trưởng và tương đương: (1) Ban, chi cục và tương đương có từ 01 đến 03 phòng và tương đương được bố trí 01 Phó trưởng ban, Phó Chi cục trưởng và tương đương; (2) Ban, chi cục và tương đương không có phòng hoặc có từ 04 phòng và tương đương trở lên được bố trí không quá 02 Phó trưởng ban, Phó Chi cục trưởng và tương đương.
- Tiêu chí bố trí số lượng Phó Trưởng phòng thuộc ban, chi cục và tương đương: (1) Phòng có dưới 07 biên chế công chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; (2) Phòng có từ 07 biên chế công chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
c) Đối với các phòng chuyên môn thuộc UBND quận, huyện
* Số lượng phòng chuyên môn: Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP.
* Về số lượng cấp phó: Để đảm bảo thống nhất số lượng cấp phó phòng chuyên môn thuộc UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố, định hướng một số nội dung thực hiện như sau:
- Đối với 13 UBND quận, huyện (trừ 02 huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ):
+ Bình quân mỗi phòng có 02 Phó Trưởng phòng; tổng số Phó trưởng phòng chuyên môn của UBND quận, huyện không vượt quá tổng số phòng chuyên môn x 2.
+ Phòng Y tế nếu bố trí từ 4 biên chế có mặt trở lên thì được bố trí 1 Phó trưởng phòng.
+ Trường hợp cần thiết có thể bố trí 03 Phó trưởng phòng tại các phòng: Văn phòng HĐND&UBND, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Phòng Quản lý đô thị (đối với quận); trường hợp bố trí 03 Phó trưởng phòng tại các phòng nêu trên thì bố trí 01 Phó trưởng phòng tại các Phòng: Tư pháp; Văn hóa và Thông tin (đối với quận Đồ Sơn là Phòng Du lịch, Văn hóa và Thể thao) và Thanh tra quận.
Căn cứ tình hình cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, UBND quận, huyện báo cáo UBND thành phố xem xét, thống nhất việc bố trí 03 Phó trưởng phòng chuyên môn ngoài các phòng nêu trên. Đảm bảo tổng số lượng Phó trưởng phòng không vượt quá quy định.
+ Tổng số lãnh đạo phòng (gồm Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng) không vượt quá 50% tổng số công chức hiện có của phòng.
- Đối với UBND huyện Cát Hải: Thực hiện số lượng cấp phó theo các quy định nêu trên. Đồng thời có thể bố trí 03 Phó trưởng phòng tại các phòng: Văn phòng HĐND&UBND, Phòng Nội vụ - Lao động, Thương binh và Xã hội; trường hợp bố trí 03 Phó trưởng phòng tại các phòng nêu trên thì bố trí 01 Phó trưởng phòng tại các Phòng: Tư pháp, Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch.
- Đối với UBND huyện Bạch Long Vĩ:
+ Bố trí 01 Phó trưởng phòng tại 03 phòng, gồm: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Tư pháp;
+ Bố trí 02 Phó trưởng phòng tại 02 phòng, gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
Tổng số lãnh đạo phòng (gồm Trưởng phòng và các Phó trưởng phòng) không vượt quá 50% tổng số công chức hiện có của phòng.
3.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp
3.2.1. Thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và các quy định hiện hành.
3.2.2. về số lượng phòng chuyên môn:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Việc quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc theo đề án tự chủ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách đảm bảo chi thường xuyên phải đáp ứng điều kiện sau: (1) Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; (2) Khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
3.2.3. Về số lượng cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp:
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Số lượng cấp phó của đơn vị được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Số lượng cấp phó được bố trí không quá 03 người;
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố: (1) Đơn vị có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống bố trí không quá 02 cấp phó; (2) Đơn vị có trên 20 người làm việc là viên chức bố trí không quá 03 cấp phó;
+ Đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, ngành và tương đương, chi cục và tương đương, UBND quận, huyện: Được bố trí không quá 02 cấp phó.
3.2.4. Về số lượng cấp phó phòng chuyên môn thuộc đơn vị sự nghiệp công lập: (1) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Số lượng cấp phó thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng; (3) Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
3.2.5. Đối với các đơn vị sự nghiệp công cung ứng dịch vụ công cơ bản thiết yếu không nhất thiết phải đảm bảo có tối thiểu 15 người làm việc. Các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành và pháp luật về ngân sách nhà nước, gồm: Các dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, hải đảo; khám, chữa các bệnh phong, lao, tâm thần; nghiên cứu khoa học cơ bản; văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống, đào tạo huấn luyện vận động viên, huấn luyện viên thể thao quốc gia; chăm sóc người có công và bảo trợ xã hội và các dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo các lĩnh vực quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.
3.2.6. Đối với các đơn vị không phải đơn vị sự nghiệp công cơ bản thiết yếu, nhưng cần thiết phải duy trì, hiện nay chưa đáp ứng số lượng người làm việc theo quy định thì có thể thực hiện giữ nguyên, nhưng chuyển ra tự chủ (đơn vị phải xây dựng Đề án vị trí việc làm đảm bảo 15 người làm việc).
3.2.7. Xem xét sáp nhập, hợp nhất những đơn vị sự nghiệp công lập có quy mô nhỏ; có chức năng, nhiệm vụ tương đồng trong cùng sở, ngành, quận, huyện hoặc giữa các sở, ngành.
3.2.8. Rà soát, xem xét tiếp tục thực hiện các nội dung sắp xếp đơn vị sự nghiệp theo Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 16/3/2020 của UBND thành phố về sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố, trực thuộc các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện (những nội dung đến thời điểm hiện nay chưa hoàn thành).
3.2.9. Đối với đơn vị sự nghiệp đặc thù thuộc quận, huyện
a) Đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo:
(1) Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC ngày 24/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
(2) Đối với bậc học mầm non: Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có không quá 01 trường mầm non trên địa bàn. Những nơi có trên 1 trường mầm non/1 xã, phường, thị trấn thực hiện sáp nhập thành một trường có nhiều điểm trường. Xem xét thực hiện sắp xếp, sáp nhập trường mầm non không đảm bảo quy mô tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với trường mầm non khác phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương. Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông.
(3) Đối với bậc học tiểu học và trung học cơ sở:
+ Từ nay đến hết năm 2022: Thực hiện sắp xếp, sáp nhập các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở có quy mô từ 10 lớp trở xuống thành trường liên cấp TH&THCS trên địa bàn một xã, phường, thị trấn hoặc trường liên xã, phường, thị trấn.
+ Từ năm 2023 - 2024: Thực hiện sắp xếp, sáp nhập các trường tiểu học, các trường trung học cơ sở có quy mô dưới 15 lớp thành trường liên cấp TH&THCS hoặc trường liên xã, phường, thị trấn.
(4) Đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận, huyện: Nghiên cứu, báo cáo, xin chủ trương của các Bộ, ngành trung ương liên quan: Giải thể các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận, huyện; chuyển chức năng, nhiệm vụ và biên chế về các tổ chức có chức năng tương đồng.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc huyện Cát Hải, Bạch Long Vĩ
- Cơ bản giữ nguyên không thực hiện sắp xếp do tính chất đặc thù huyện đảo (dân cư sinh sống phân tán, không tập trung...).
- Chỉ sắp xếp đơn vị sự nghiệp tại khu vực có biến động lớn về dân cư do triển khai công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án theo quy định hoặc các trường có quy mô nhỏ không đảm bảo mức tối thiểu theo quy định năm trên cùng một địa bàn xã, thị trấn.
c) Đối với Trung tâm Phát triển quỹ đất quận, huyện
Thực hiện khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động của mô hình Trung tâm Phát triển quỹ đất quận, huyện; trên cơ sở đó nghiên cứu thực hiện thí điểm sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất quận, huyện vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, huyện.
Căn cứ tiêu chí sắp xếp theo quy định hiện hành và nguyên tắc sắp xếp nêu tại mục 3 phần I Kế hoạch này; trên cơ sở phương án sắp xếp Ban Cán sự Đảng UBND thành phố đã báo cáo và được Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất thông qua; phương án sắp xếp như sau:
1.1. Số lượng Phó Giám đốc: Tổng số Phó Giám đốc sở và tương đương không quá 57 người.
- 11 sở, ngành có 03 Phó Giám đốc, gồm: Sở Nội vụ; Sở Công Thương; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thanh tra thành phố.
- 04 sở, ngành có không quá 04 Phó Giám đốc: Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng UBND thành phố.
- 04 sở, ngành có không quá 03 Phó Giám đốc, gồm: Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; Sở Du lịch.
Trong quá trình thực hiện, UBND thành phố sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét, điều chỉnh theo yêu cầu công tác cán bộ và nhiệm vụ cụ thể.
1.2. Phòng chuyên môn và tương đương thuộc Sở, ngành: giảm 05 phòng chuyên môn và giải thể 02 chi cục, cụ thể:
- Giảm: 08 phòng
+ Các sở, ngành sau mỗi đơn vị giảm 01 phòng chuyên môn, gồm: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Ngoại vụ; Sở Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo; Thanh tra thành phố.
+ Sở Khoa học và Công nghệ giảm 02 phòng chuyên môn.
- Tăng: 03 phòng
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng 01 phòng chuyên môn (giải thể Chi cục Phát triển nông thôn; để thành lập phòng chuyên môn thuộc sở);
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tăng 02 phòng chuyên môn (giải thể Chi cục Quản lý đất đai để thành lập 02 phòng chuyên môn thuộc Sở).
- Đối với Chi cục Biển và Hải đảo: Tạm thời chưa sắp xếp, sau khi có ý kiến chỉ đạo của cơ quan trung ương, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo, đề xuất UBND thành phố.
1.3. Phòng chuyên môn thuộc Chi cục và tương đương: giảm 20 phòng, cụ thể:
- Sở Nội vụ: Giảm 02 phòng (01 phòng thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng; 01 phòng thuộc Ban Tôn giáo).
- Sở Xây dựng: Giảm 03 Đội Thanh tra thuộc Thanh tra Sở;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Giảm 01 phòng thuộc Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội;
- Sở Y tế: Giảm 02 phòng (01 phòng thuộc Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; 01 phòng thuộc Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm);
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Giảm 09 phòng (03 phòng, đơn vị thuộc Chi cục Kiểm lâm; 01 phòng thuộc Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; 01 phòng thuộc Chi cục Thủy sản và 04 phòng thuộc Chi cục Phát triển nông thôn do giải thể Chi cục). Đồng thời rà soát, sắp xếp các trạm thuộc các Chi cục đảm bảo theo quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Giảm 03 phòng thuộc Chi cục Quản lý đất đai do giải thể Chi cục.
- Đối với UBND Cát Hải: Giảm 02 phòng chuyên môn, cụ thể:
+ Không tổ chức Phòng Y tế, chuyển chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về Y tế cho Văn phòng HĐND&UBND thực hiện;
+ Hợp nhất Phòng Nội vụ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành Phòng Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với UBND huyện Bạch Long Vĩ: Đổi tên 3/5 phòng chuyên môn trực thuộc, cụ thể:
+ Phòng Tài chính thành Phòng Tài chính - Kế hoạch;
+ Phòng Văn xã thành Phòng Văn hóa và Thông tin;
+ Phòng Kinh tế - Kế hoạch thành Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
3.1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố: Thực hiện sáp nhập Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng vào Trường Cao đẳng Công nghiệp Hải Phòng.
3.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc các sở, ngành:
(1) Sở Văn hóa và Thể thao:
- Hợp nhất Trung tâm Tổ chức biểu diễn nghệ thuật vào Trung tâm Văn hóa thành phố;
- Triển khai đánh giá kết quả thực hiện Đề án sân khấu truyền hình, thực hiện đề xuất việc sắp xếp 05 đơn vị nghệ thuật (Đoàn Chèo, Đoàn nghệ thuật múa Rối, Đoàn Cải lương, Đoàn Ca múa, Đoàn Kịch nói).
(2) Sở Giáo dục và Đào tạo: Sáp nhập Trung tâm Tin học và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Phòng.
(3) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Sáp nhập Quỹ Bảo trợ trẻ em vào Trung tâm Công tác xã hội;
- Chuyển Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn Hải Phòng sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần;
- Thực hiện việc hợp nhất 05 đơn vị bảo trợ (Trường Lao động xã hội Thanh Xuân; Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần; Trung tâm Điều dưỡng người có công; Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội; Làng Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Phượng) thành Trung tâm Bảo trợ đa năng sau khi có hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(4) Sở Giao thông vận tải: Chuyển Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
(5) Sở Tư pháp: Năm 2022 thực hiện chuyển đổi Phòng Công chứng số 2 sang mô hình Văn phòng Công chứng. Sau năm 2022, căn cứ tình hình thực tế, tiến hành chuyển đổi các Phòng Công chứng số 1, số 4, số 5 sang mô hình Văn phòng Công chứng.
(6) Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng: Sáp nhập Trường Trung cấp Khu kinh tế Hải Phòng vào Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Dịch vụ việc làm Khu kinh tế.
(7) Sở Xây dựng: Thực hiện, sáp nhập Trường Trung cấp Xây dựng vào Trường Cao đẳng công nghiệp Hải Phòng.
(8) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Sáp nhập Trung tâm Giống và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao vào Trung tâm Khuyến nông;
- Sáp nhập Trường Trung cấp Nông nghiệp - Thủy sản vào Trường Cao đẳng Lao động xã hội Hải Phòng.
- Ban Quản lý cảng cá, bến cá: Thực hiện chuyển sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên (đảm bảo 15 người làm việc tối thiểu theo quy định).
(9) Sở Khoa học và Công nghệ: Chuyển Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
(10) Sở Ngoại vụ: Chuyển Trung tâm Thông tin phát triển đối ngoại sang cơ chế tự chủ một phần chi thường xuyên (đảm bảo 15 người làm việc tối thiểu theo quy định).
(11) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chuyển Trung tâm Tư vấn đấu thầu sang cơ chế tự chủ chi thường xuyên (đảm bảo 15 người làm việc tối thiểu theo quy định).
(12) Văn phòng UBND thành phố: Chuyển Trung tâm Hội nghị và Nhà khách; Trung tâm Thông tin - Tin học sang cơ chế tự chủ một phần chi thường xuyên (đảm bảo có 15 người làm việc tối thiểu theo quy định).
(13) Các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc UBND thành phố, trực thuộc các sở, ngành khác giữ nguyên như hiện nay và triển khai rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy bên trong theo quy định.
3.3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND quận, huyện
a) Đối với sự nghiệp giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở: Thực hiện việc sắp xếp theo nguyên tắc quy định tại điểm a mục 3.2.9 phần I Kế hoạch này, cụ thể:
- Năm 2022 giảm 53 trường: 05 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 37 trường trung học cơ sở.
- Từ năm 2023 trở đi: Rà soát, đối chiếu theo nguyên tắc nêu tại điểm a mục 3.2.9 phần thứ I Kế hoạch này để thực hiện giảm số lượng đơn vị sự nghiệp giáo dục.
b) Đối với 14 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận, huyện: Thực hiện giải thể (chuyển chức năng nhiệm vụ về các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng) sau khi các Bộ, ngành trung ương liên quan có văn bản đồng ý chủ trương.
c) Đối với Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Hợp nhất 14 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế quận, huyện trực thuộc Sở Y tế.
d) Sáp nhập 13 Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, huyện sau khi các Bộ, ngành trung ương liên quan có văn bản đồng ý chủ trương.
đ) Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý đối với 07 Ban Quản lý chợ tại 07 quận, huyện: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Thủy Nguyên, Cát Hải, Tiên Lãng.
e) Một số đơn vị khác:
- Chuyển Trạm Khuyến ngư - Nông - Lâm nghiệp huyện Cát Hải vào Chi cục Chăn nuôi và Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sắp xếp lại theo quy định.
- Giải thể Công ty Quản lý Công trình công cộng và Dịch vụ đô thị Cát Hải; chuyển chức năng, nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cát Hải và Ban Quản lý các vịnh Cát Bà thực hiện.
- Giải thể Ban Quản lý dải trung tâm thành phố, chuyển chức năng, nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hồng Bàng thực hiện.
g) Các đơn vị sự nghiệp khác giữ nguyên và triển khai rà soát, kiện toàn sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong đảm bảo theo đúng quy định.
4. Các sở, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố: Đề xuất, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố quyết định số lượng cấp phó phòng chuyên môn thuộc Sở, ngành và cấp phó của người đứng đầu cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố, trực thuộc sở, ngành theo quy định tại điểm 3 Khoản 14 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Phương án giải quyết số lượng cấp phó theo quy định (gồm: cấp phó phòng chuyên môn, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở; cấp phó phòng thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập)
- Đối với các cơ quan, đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất làm tăng số lượng cấp phó của cơ quan, đơn vị, phòng, khoa thì trong thời hạn tối đa 03 năm kể từ ngày có quyết định kiện toàn, sắp xếp, phải sắp xếp, bố trí giảm số lượng cấp phó để đảm bảo thực hiện số lượng cấp phó theo đúng quy định; chỉ được bổ sung cấp phó khi số lượng cấp phó hiện có thấp hơn quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và đã giải quyết xong số cấp phó thừa (nếu có).
- Đối với cơ quan, đơn vị không thuộc diện sắp xếp mà thừa số lượng cấp phó thì trong thời hạn 12 tháng (kể từ ngày Ban Thường vụ Thành ủy cho chủ trương thực hiện việc sắp xếp, ngày 27/12/2021) phải sắp xếp số lượng cấp phó theo quy định.
Ngoài nội dung nêu trên, trường hợp không sắp xếp được số lượng cấp phó thì thực hiện điều chuyển công tác khác (giữ chức vụ lãnh đạo thấp hơn hoặc không giữ chức vụ, bảo lưu hệ số phụ cấp theo quy định); thực hiện tinh giản biên chế nếu cá nhân có nguyện vọng và đủ điều kiện tinh giản theo quy định. Trường hợp không giữ chức vụ sau thời gian nêu trên, đến khi cơ quan, đơn vị khuyết chức danh lãnh đạo thì được ưu tiên xem xét bổ nhiệm nếu đảm bảo đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn và năng lực.
1. Đối với cơ quan hành chính (sở, ngành và cơ quan hành chính trực thuộc sở, ngành)
- Thực hiện trình tự, thủ tục về việc kiện toàn, sắp xếp theo quy định tại Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, gồm:
+ Đối với cơ quan có thay đổi về cơ cấu tổ chức và đã có Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Bộ quản lý chuyên ngành: Xây dựng Tờ trình, Đề án và dự thảo Quyết định kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Đối với cơ quan có thay đổi về cơ cấu tổ chức nhưng chưa có Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ của Bộ quản lý chuyên ngành: Xây dựng Tờ trình, Đề án và dự thảo quyết định kiện toàn cơ cấu tổ chức báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đối với cơ quan không thay đổi cơ cấu tổ chức nhưng đã có Thông tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Xây dựng Tờ trình, dự thảo Quyết định kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Đối với cơ quan thực hiện giải thể: Xây dựng Tờ trình, Đề án và dự thảo Quyết định giải thể, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện
UBND huyện Cát Hải và UBND huyện Bạch Long Vĩ xây dựng Tờ trình, Đề án kiện toàn, sắp xếp các cơ quan chuyên môn trực thuộc theo quy định tại Nghị định số 158/2018/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Đối với UBND huyện Cát Hải: Xây dựng Đề án kiện toàn, sắp xếp 12 phòng chuyên môn thành 10 phòng chuyên môn trực thuộc.
- Đối với UBND huyện Bạch Long Vĩ: Trình HĐND huyện xem xét, quyết định về việc đổi tên 3/5 phòng chuyên môn trực thuộc.
- Đối với đơn vị thực hiện kiện toàn, sắp xếp thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
- Đối với đơn vị thực hiện chuyển đổi cơ chế tài chính thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.
1. Các sở, ngành (bao gồm cả cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc) triển khai thực hiện xây dựng Tờ trình, Đề án và dự thảo Quyết định kiện toàn, sắp xếp gửi xin ý kiến sở, ngành có liên quan và gửi Sở Nội vụ thẩm định; tổng hợp ý kiến, hoàn thiện gửi Sở Tư pháp thẩm định (đối với nội dung kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các sở, ngành) trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định trong tháng 3 năm 2022.
2. Đối với UBND huyện Cát Hải và UBND huyện Bạch Long Vĩ xây dựng Tờ trình, Đề án và dự thảo Quyết định kiện toàn, sắp xếp báo cáo Hội đồng nhân dân huyện xem xét, quyết định. Thời hạn hoàn thành chậm nhất trong tháng 7 năm 2022.
3. Đối với một số đơn vị sự nghiệp công lập:
- Việc sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo thuộc UBND quận, huyện: Thực hiện theo lộ trình quy định tại điểm a mục 3.2.9 phần I Kế hoạch này và đảm bảo đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% số đơn vị sự nghiệp giáo dục - đào tạo công lập theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương.
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần hoặc chuyển đổi cơ chế tự chủ chi thường xuyên: Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có liên quan.
1. Giám đốc sở, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện và Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:
a) Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, vận động, thuyết phục cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ và phương án sắp xếp của thành phố.
b) Khẩn trương triển khai thực hiện việc sắp xếp theo các quy định hiện hành và theo nội dung nêu tại phần III Kế hoạch này, đảm bảo tiến độ, thời gian.
c) Trước khi hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu, tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị: Các cơ quan, đơn vị chỉ được bổ nhiệm mới cấp phó khi số lượng cấp phó thấp hơn quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP, Nghị định số 120/2020/NĐ-CP và đã giải quyết xong số lượng cấp phó thừa theo quy định.
d) Ngoài các nội dung nêu trên, các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:
(1) Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tiếp tục tham mưu UBND thành phố có văn bản đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sớm cho ý kiến việc sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề); thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022. Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khẩn trương hoàn thiện, trình UBND thành phố quyết định việc sắp xếp theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND thành phố xin ý kiến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
+ Việc hợp nhất 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc[4] thành Trung tâm Bảo trợ đa chức năng để triển khai thực hiện việc sắp xếp tại thành phố;
+ Chuyển chức năng nhiệm vụ dạy nghề từ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận, huyện (sau giải thể) về Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện.
Thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022. Sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan, báo cáo UBND thành phố xem xét triển khai thực hiện theo quy định.
(2) Giao Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển Phòng Công chứng số 2 thành Văn phòng Công chứng trong năm 2022 và tiến hành chuyển đổi các Phòng Công chứng số 1, số 4, số 5 sau năm 2022 theo Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 21/4/2020 của UBND thành phố về thực hiện chuyển đổi Phòng Công chứng thành Văn phòng Công chứng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(3) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND thành phố xin ý kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện một số nội dung sau:
- Giải thể Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận, huyện;
- Chuyển chức năng nhiệm vụ giáo dục thường xuyên từ Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên quận, huyện (sau giải thể) về Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.
Thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022. Sau khi có ý kiến hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy định.
(4) Giao Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đánh giá kết quả thực hiện Đề án sân khấu truyền hình; trên cơ sở đó đề xuất việc sắp xếp 05 đoàn nghệ thuật (Đoàn Chèo, Đoàn nghệ thuật múa Rối, Đoàn Cải lương, Đoàn Ca múa, Đoàn kịch nói). Thời hạn báo cáo UBND thành phố trong tháng 3 năm 2022.
(5) Giao Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với UBND quận, huyện xây dựng Đề án hợp nhất 14 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vào Trung tâm Y tế tại các quận, huyện trực thuộc Sở Y tế. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3/2022.
(6) Giao Sở Công Thương: Khẩn trương triển khai, hướng dẫn thực hiện chuyển mô hình quản lý đối với 07 Ban Quản lý chợ tại 07 quận, huyện: Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Thủy Nguyên, Cát Hải, Tiên Lãng theo quy định. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022.
(7) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan liên quan và UBND quận, huyện nghiên cứu, đề xuất báo cáo UBND thành phố xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện thí điểm sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, huyện; việc sắp xếp đối với Chi cục Biển và Hải đảo. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022.
Sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giao UBND quận, huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, báo cáo UBND thành phố triển khai thực hiện thí điểm sáp nhập Trung tâm Phát triển quỹ đất vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, huyện theo quy định và lộ trình thực hiện:
- Trong năm 2022 thực hiện hoàn thành việc sáp nhập tại 03 quận, huyện: Hồng Bàng, Kiến Thụy, Cát Hải;
- Từ năm 2023 đến năm 2025 hoàn thành việc sáp nhập đối với các địa phương còn lại.
(8) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Cát Hải và sở, ngành có liên quan xây dựng phương án tiếp nhận Trạm Khuyến ngư - Nông - lâm nghiệp huyện Cát Hải về Chi cục Chăn nuôi và Thú y; đồng thời xây dựng Đề án kiện toàn các đơn vị thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo phương án đã được phê duyệt, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thời hạn hoàn thành trong tháng 3 năm 2022.
2. Giao Sở Tư pháp thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện hồ sơ, trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
3. Giao Sở Tài chính có trách nhiệm: Hướng dẫn sở, ngành liên quan xây dựng Đề án tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.
4. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chuyển một số đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định.
5. Giao Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với sở, ban, ngành, UBND quận, huyện thực hiện và thẩm định Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị theo quy định.
b) Phối hợp với sở, ngành liên quan báo cáo UBND thành phố xin ý kiến của các bộ, ngành những khó khăn vướng mắc (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy tại thành phố để nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương án giải quyết cụ thể.
c) Đề xuất UBND thành phố xem xét, điều chỉnh biên chế công chức, số lượng người làm việc đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập gắn với quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, địa phương, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[2] Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
[3] Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
[4] Gồm 05 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trường Lao động xã hội Thanh Xuân, Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần, Trung tâm Điều dưỡng người có công, Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội và Làng Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Phượng).
- 1Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2016 thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, biên chế các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc các sở, ban, ngành do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Quyết định 61/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự đối với các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn và chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 1215/QĐ-UBND năm 2022 về tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng
- 7Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình Hội đồng nhân dân các cấp thông qua nội dung Đề án, Phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021
- 8Công văn 4040/UBND-VX năm 2020 về đề nghị đăng tải kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019-2021
- 9Quyết định 3200/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn nhân sự, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động Thành phố Hồ Chí Minh
- 10Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2023 về tiếp tục kiện toàn cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2023-2025 định hướng đến năm 2030 theo Kết luận 50-KL/TW; Nghị quyết 99/NQ-CP và Kế hoạch 221-KH/TU
- 11Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2024 sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2024-2025 theo kết luận 62-KL/TW thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW
- 1Nghị định 107/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 2Kế hoạch 132/KH-UBND năm 2016 thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn
- 3Nghị định 108/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- 4Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
- 6Nghị định 158/2018/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính
- 7Công văn 3712/BGDĐT-CSVC năm 2018 hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 8Quyết định 1354/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, biên chế các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc các sở, ban, ngành do tỉnh Yên Bái ban hành
- 9Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 10Kế hoạch 81/KH-UBND về sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, trực thuộc các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trong năm 2020 và 2021
- 11Quyết định 61/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự đối với các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
- 12Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- 13Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế các phòng chuyên môn và chi cục chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 14Quyết định 1947/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Quyết định 1215/QĐ-UBND năm 2022 về tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng
- 16Kế hoạch 173/KH-UBND năm 2020 về tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình Hội đồng nhân dân các cấp thông qua nội dung Đề án, Phương án sắp xếp đơn vị hành chính phường thuộc Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2021
- 17Công văn 4040/UBND-VX năm 2020 về đề nghị đăng tải kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2019-2021
- 18Quyết định 3200/QĐ-UBND năm 2015 về kiện toàn nhân sự, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Bảo hộ lao động Thành phố Hồ Chí Minh
- 19Kế hoạch 317/KH-UBND năm 2023 về tiếp tục kiện toàn cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2023-2025 định hướng đến năm 2030 theo Kết luận 50-KL/TW; Nghị quyết 99/NQ-CP và Kế hoạch 221-KH/TU
- 20Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2024 sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2024-2025 theo kết luận 62-KL/TW thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW
Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các sở, ngành; các cơ quan hành chính trực thuộc sở, ngành; phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố theo quy định của Chính phủ do thành phố Hải Phòng ban hành
- Số hiệu: 57/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/03/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra