Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5408/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 26 tháng 12 năm 2017 |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN NĂM 2018
Trong năm 2017, dịch bệnh trên tôm nuôi có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm 2016, tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh 83,3 ha (tăng 66,6 % so với năm 2016); trong đó: Diện tích bị bệnh Đốm trắng là 50,2 ha, chiếm 5,4%; Hoại tử gan tụy cấp là 33,1 ha, chiếm 3,6% tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 929,2 ha.
Đối với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm: Trong tháng 3/2017, ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) típ A đã xảy ra tại thôn Hoài Trung, xã Phước Thái, làm 32 con trâu, bò của 07 hộ dân bị mắc bệnh; ngay khi dịch bệnh xảy ra, cơ quan Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp chống dịch tích cực, ổ dịch nhanh chóng được khống chế, không để lây lan trên diện rộng. Các dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Tai xanh heo,...không xảy ra; các bệnh truyền nhiễm khác (như: Tụ huyết trùng trên trâu, bò, heo, dê, cừu; Phó thương hàn heo; Viêm ruột hoại tử trên dê, cừu; Dịch tả vịt; Gumboro trên gà,...) chỉ xảy ra rải rác ở một số địa phương nhưng đã được phát hiện và khống chế kịp thời. Tuy nhiên, do sự biến đổi bất lợi của thời tiết ngày càng phức tạp, sự lưu hành mầm bệnh tại địa bàn có nguy cơ cao, khu vực có dịch cũ,... làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Riêng dịch bệnh thủy sản, với việc xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường là nguyên nhân dẫn đến mối nguy bùng phát dịch bệnh tăng cao.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan, ngăn ngừa dịch bệnh động vật lây truyền sang người, bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như an toàn dịch bệnh cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018, với những nội dung như sau:
1. Mục đích:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản;
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của pháp luật về thú y nhằm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản, bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định và bền vững;
- Chủ động các phương án, nguồn nhân lực, vật tư để xử lý khi phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và thủy sản; ứng phó kịp thời, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các bệnh mới xuất hiện có khả năng truyền lây từ động vật sang người, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.
2. Yêu cầu:
- Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và sự phối kết hợp đồng bộ với các Sở, ngành từ tỉnh đến cơ sở và cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh;
- Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh bảo đảm nhanh, gọn, an toàn và hiệu quả nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm, LMLM gia súc, bệnh Tai xanh heo, các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi;
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, các ổ dịch cũ, nơi có nguy cơ cao, khoanh vùng khống chế không để lây lan ra diện rộng;
- Kiểm soát chặt chẽ động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra, vào tỉnh; tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định.
II. NỘI DUNG, ĐƠN VỊ THỰC HIỆN:
1. Công tác phòng dịch:
a) Công tác tuyên truyền, tập huấn:
- Chính quyền địa phương chủ trì, phối hợp với Cơ quan Thú y cấp huyện:
+ Tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về Thú y, cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; trách nhiệm của các tổ chức cá nhân về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; biểu dương gương điển hình hoạt động về phòng, chống dịch;
+ Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, trọng điểm về công tác tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Thông tin, cảnh báo kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật; những ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng con người;
+ Duy trì đường dây tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xây dựng chuyên mục chăn nuôi, thú y trên Cổng thông tin điện tử của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho hệ thống thú y về giám sát, xác minh dịch bệnh và báo cáo dịch bệnh, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch; bồi dưỡng kiến thức thú y cho cán bộ làm công tác thú y tại các xã, phường, thị trấn.
b) Công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh:
- Chủ cơ sở nuôi có trách nhiệm thường xuyên theo dõi giám sát dịch bệnh tại hộ nuôi, khi phát hiện gia súc, gia cầm, động vật thủy sản nuôi có biểu hiện bất thường, có dấu hiệu mắc bệnh, chết bất thường không rõ nguyên nhân phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Thú y cấp huyện để xử lý kịp thời;
- Lực lượng Thú y cơ sở (trực tiếp là nhân viên phụ trách thú y cấp xã): Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, đoàn thể, quần chúng tại địa phương để theo dõi dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản từng hộ nuôi, nhằm phát hiện kịp thời khi có dịch xảy ra;
- Ủy ban nhân dân cấp xã: Giám sát, phát hiện và báo cáo dịch bệnh trên địa bàn quản lý. Khi phát hiện gia súc, gia cầm và động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân phải khẩn trương báo cáo Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện;
- Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện: Phối hợp với chính quyền địa phương giám sát dịch bệnh động vật và thống kê về thú y; khi tiếp nhận thông tin về dịch bệnh phải kịp thời xác minh và lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán dịch bệnh, đồng thời báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Chăn nuôi thú y để có phương án chống dịch phù hợp, dập tắt nhanh ổ dịch;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo Trạm chăn nuôi và Thú y cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát, dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật thuộc địa bàn quản lý;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Chủ động xây dựng Kế hoạch lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và động vật thủy sản; đặc biệt, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh Cúm gia cầm, bệnh LMLM và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên tôm nuôi như Đốm trắng (WSD), Hoại tử gan tụy cấp (AHPND), Hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV), Vi bào tử trùng (EHP); tổ chức các đợt giám sát sau tiêm phòng để xác định mức độ bảo hộ của vắc xin phòng bệnh và rút kinh nghiệm về công tác tiêm phòng.
- Chi cục Thủy sản: Thường xuyên lấy mẫu nước môi trường tại các vùng nuôi trọng điểm trên địa bàn tỉnh để kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường nuôi để phục vụ công tác cảnh báo sớm dịch bệnh thủy sản (các thông số DO, NH3, NO2, pH, H2S, nhiệt độ, độ trong,...).
c) Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm:
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
+ Duy trì hoạt động Trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A để kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm ra, vào tỉnh;
+ Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá phân loại về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, giết mổ, sơ chế, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm theo phân công, phân cấp;
+ Thực hiện kiểm dịch động vật trên cạn theo quy định tại Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và kiểm dịch giống thủy sản theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Thực hiện giám sát sản xuất, thu mẫu kiểm tra các bệnh nguy hiểm trong quá trình sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo hướng dẫn của Cục Thú y tại Công văn số 1657/TY-KD ngày 22/8/2016;
+ Kiểm soát chặt chẽ bảo đảm nguồn tôm bố mẹ, ấu trùng Nauplius, tôm giống nhập vào địa bàn tỉnh phải có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh nguy hiểm và có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định về công tác quản lý giống thủy sản;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra giao thông: Kiểm tra chặt chẽ các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào tỉnh; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch, động vật, sản phẩm động vật nhiễm bệnh hoặc chết do mắc bệnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp Sở, ngành có liên quan: Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;
d) Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm:
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai hội nghị tiêm phòng theo nội dung cụ thể sau:
+ Triển khai tiêm phòng định kỳ (2 đợt chính/năm) các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 07, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016:
o Đợt 1: Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018;
o Đợt 2: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018;
o Tiêm phòng bổ sung cho số gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong 2 đợt chính và số gia súc, gia cầm mới tái đàn đã đến tuổi tiêm phòng.
+ Sử dụng các loại vắc xin tiêm phòng theo hướng dẫn của Cục Thú y;
+ Kinh phí tiêm phòng: Các trang trại, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm (gà, vịt...) tự chủ động kinh phí tiêm phòng (bao gồm chi phí mua vắc xin và trả công tiêm phòng) cho đàn gia súc, gia cầm của mình nhằm bảo đảm bảo hộ miễn dịch ở mức an toàn, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y, Ủy ban nhân dân cấp xã, Thú y cơ sở thực hiện việc tiêm phòng theo nội dung trên.
e) Công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường:
- Các trang trại, hộ chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và thực hiện triệt để các biện pháp tiêu độc, khử trùng ít nhất 01 lần/tuần;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức, thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các ổ dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, thu gom, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh 2 đợt/năm; thực hiện thường xuyên tiêu độc, khử trùng định kỳ và đột xuất khi có dịch bệnh xảy ra;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn tỉnh.
g) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, khuyến khích áp dụng công nghệ cao;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Công tác chống dịch:
a) Khi dịch bệnh có nguy cơ xảy ra:
- Khi dịch bệnh gia súc, gia cầm có nguy cơ xảy ra:
+ Khi các tỉnh giáp ranh với tỉnh ta (Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng) xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (Cúm gia cầm, LMLM, Tai xanh heo,…), có nguy cơ lây lan sang tỉnh ta: Các hoạt động phòng, chống dịch bệnh vẫn được triển khai như trong tình huống khi chưa có dịch. Trường hợp các tỉnh trên đã công bố có dịch bệnh động vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm phòng khẩn cấp cho vùng uy hiếp, 80% động vật mẫn cảm với dịch bệnh động vật đã công bố tại vùng bị dịch uy hiếp phải được tiêm phòng bằng vắc xin;
+ Đối với trường hợp đặc biệt: Ngay khi phát sinh ổ dịch đầu tiên cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm (chưa đủ điều kiện công bố dịch) theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế lây lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh và mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo quy định nhà nước hiện hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm phòng vắc xin khẩn cấp (bao vây) cho gia súc, gia cầm vùng bị dịch uy hiếp (các xã tiếp giáp với xã có dịch và các hộ có gia súc, gia cầm khỏe mạnh của xã có dịch).
- Khi dịch bệnh động vật thủy sản có nguy cơ xảy ra: Khi xuất hiện ổ dịch bệnh nguy hiểm theo quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (danh mục bệnh động vật thủy sản phải công bố dịch nhưng chưa đủ điều kiện phải công bố dịch), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân bổ hóa chất Cholorine để xử lý môi trường và tiêu diệt mầm bệnh tại ao nuôi.
b) Công bố dịch:
- Đối với dịch bệnh gia súc, gia cầm:
+ Khi có đủ các điều kiện công bố dịch theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 Luật Thú y; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của Trạm Chăn nuôi và Thú y cấp huyện quyết định công bố dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ đề nghị của Chi cục Chăn nuôi và Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh;
+ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật từ cấp tỉnh đến cấp xã tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các ban, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016;
- Đối với dịch bệnh động vật thủy sản:
+ Khi có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 2, Điều 34 Luật Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định công bố dịch;
+ Căn cứ tình hình dịch bệnh và thống kê diện tích thiệt hại của các vùng nuôi, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện chủ trì, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y phân bổ hóa chất kịp thời nhằm khống chế dịch bệnh, tránh lây lan mầm bệnh. Đồng thời, tổ chức thực hiện các biện pháp chống dịch theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016;
c) Công bố hết dịch:
- Đối với dịch bệnh động vật trên cạn: Khi hội đủ điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, Người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật được quy định tại Điều 26 Luật Thú y thì có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật.
- Đối với dịch bệnh động vật thủy sản: Khi hội đủ điều kiện công bố hết dịch theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 Luật Thú y; Chi cục Chăn nuôi và Thú y có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh gửi Cục Thú y thẩm định, công nhận. Trên cơ sở công nhận của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố hết dịch.
III. DỰ TRÙ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH:
1. Dự trù kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 là 10.552.500.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí khi dịch bệnh có nguy cơ xảy ra: 1.816.100.000 đồng;
- Kinh phí khi có dịch bệnh xảy ra: 8.736.400.000 đồng;
(Kèm theo phụ lục chi tiết)
2. Định mức kinh phí hỗ trợ gia súc, gia cầm và thủy sản khi dịch bệnh xảy ra và có Quyết định công bố dịch:
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Đối với trường hợp đặc biệt: Ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm (chưa đủ điều kiện công bố dịch) theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế lây lan, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước cho phù hợp nhưng tối đa không vượt quá mức hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 và 4, Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ.
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
Ngân sách nhà nước hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản: Thực hiện theo quy định nhà nước hiện hành.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo đảm hiệu quả;
- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý dịch bệnh nhằm giúp các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó kịp thời khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản xảy ra;
- Là cơ quan thường trực (theo Quyết định số 1922/QĐ-UBND ngày 02/8/2016) chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; theo dõi, tổng hợp, tham mưu, thông tin, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
2. Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương liên quan trong việc phòng, chống bệnh bệnh truyền lây từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh; tham mưu phân cấp quản lý, sử dụng kinh phí cho các huyện, thành phố và đơn vị liên quan; hướng dẫn việc mua sắm, kiểm tra, thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định hiện hành.
4. Sở Công Thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường, các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp với lực lượng Thú y, Công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
5. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với lực lượng chức năng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc. Thu thập, củng cố về hành vi vi phạm để xử lý theo quy định pháp luật.
6. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên các phương tiện vận chuyển công cộng.
7. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, cơ quan liên quan xây dựng các chương trình, chuyên mục truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; thông tin, tuyên truyền chính xác, kịp thời về diễn biến tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Xây dựng, ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 trên địa bàn quản lý trước 31/01/2018;
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện và phân công, giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị trực thuộc có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y, nhất là mạng lưới thú y cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh đến từng thôn, khu phố, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở sản xuất giống thủy sản; xử lý triệt để, kịp thời ổ dịch theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn của cơ quan chức năng;
- Chỉ đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp huyện theo dõi chặt chẽ để nắm chắc tình hình dịch bệnh, thực hiện có hiệu quả việc tiêm phòng vắc xin, các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo cho người dân về nguy cơ lây lan, mức độ nguy hiểm và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; vận động người dân chủ động khai báo dịch bệnh và tham gia phòng, chống dịch bệnh.
1. Khi chưa có dịch xảy ra:
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cấp, ngành định kỳ báo cáo hàng tháng kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm và thủy sản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp, báo cáo).
2. Khi có dịch xảy ra:
Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các cấp, ngành phải báo cáo kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trực tiếp Chi cục Chăn nuôi và Thú y) trước 16 giờ hàng ngày qua Email: chicucthuy@ninhthuan.gov.vn, bằng văn bản 2 ngày/lần (địa chỉ: Đường 16 tháng 4, phường Mỹ Hải, thành phố Phan Rang -Tháp Chàm) để tổng hợp, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu lãnh đạo các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả. Quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị khẩn trương báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
DỰ TRÙ KINH PHÍ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM VÀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 5408/KH-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh)
ĐVT: 1.000 Đồng
TT | Diễn giải | ĐVT | Số lượng | Đơn Giá(2) | Thành tiền | Ghi chú |
A. ĐỐI VỚI DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM | 9.512.500 |
| ||||
I | KHI DỊCH CÓ NGUY CƠ XẢY RA | 1.576.100 |
| |||
1 | Vắc xin |
|
|
| 1.089.000 | Tiêm cho địa bàn có nguy cơ xảy ra dịch |
a | Cúm gia cầm | Liều | 500.000(1) | 0,4 | 200.000 | |
b | LMLM trâu bò (típ O, A) | Liều | 15.000(1) | 27 | 405.000 | |
c | LMLM heo (típ O) | Liều | 11.000(1) | 18 | 198.000 | |
d | Tai xanh heo | Liều | 11.000(1) | 26 | 286.000 | |
2 | Thuốc tiêu độc khử trùng | Lít | 1.000(1) | 175 | 175.000 |
|
3 | Công tiêm phòng, tiêu độc khử trùng |
|
|
| 312.100 |
|
a | Công tiêm phòng vắc xin |
|
|
| 292.100 | Tiêm 4 loại vắc xin |
b | Công tiêu độc khử trùng |
|
|
| 20.000 | Phun xịt 1.000 lít |
II | KHI DỊCH XẢY RA |
| 7.936.400 |
| ||
1 | Cúm gia cầm |
|
|
| 1.589.400 |
|
a | Vắc xin H5N1 Re-6 hoặc Navet - Vifluvac | Liều | 1.270.000 | 0,4 | 508.000 |
|
b | Thuốc tiêu độc khử trùng | Lít | 1.000 | 175 | 175.000 | Benkocid hoặc Iodine |
c | Công tiêm phòng | Liều | 1.270.000 | 0,32 | 406.400 |
|
d | Chi phí hỗ trợ gia cầm bị tiêu hủy | Con | 12.000 | 35 | 420.000 |
|
e | Chi phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch, công tiêu độc khử trùng, trực Trạm, Chốt kiểm dịch, đào hố tiêu hủy, thuê xe,... |
|
|
| 80.000 | Chi theo thực tế |
2 | LMLM trâu, bò |
|
|
| 2.697.000 |
|
a | Vắc xin LMLM (típ O, A) | Liều | 60.000 | 27 | 1.620.000 | Tiêm địa bàn 5 huyện thuộc chương trình quốc gia |
b | Thuốc tiêu độc khử trùng | Lít | 1.000 | 175 | 175.000 | Benkocid hoặc Iodine |
c | Công tiêm phòng | Liều | 60.000 | 4,7 | 282.000 |
|
d | Hỗ trợ tiêu hủy gia súc bệnh chết | Kg | 12.000 | 45 | 540.000 | Bình quân 120kg/con |
e | Chi phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch: Công tiêu độc khử trùng, trực Trạm, Chốt kiểm dịch, trực đường dây nóng, đào hố tiêu hủy, thuê xe,... |
|
|
| 80.000 | Chi theo thực tế |
3 | Lở mồm long móng heo |
|
|
| 1.725.000 |
|
a | Vắc xin LMLM heo (típ O) | Liều | 25.000 | 18 | 450.000 |
|
b | Thuốc tiêu độc, khử trùng | Lít | 1.000 | 175 | 175.000 | Benkocid hoặc Iodine |
c | Công tiêm phòng | Liều | 25.000 | 2,8 | 70.000 |
|
d | Hỗ trợ tiêu hủy gia súc bệnh chết | Kg | 25.000 | 38 | 950.000 | Bình quân 50kg/con |
e | Chi phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch: Công tiêu độc khử trùng, trực Trạm, Chốt kiểm dịch, trực đường dây nóng, đào hố tiêu hủy, thuê xe... |
|
|
| 80.000 | Chi theo thực tế |
4 | Tai xanh ở heo: |
|
|
| 1.925.000 |
|
a | Vắc xin (chủng JXA1-R) | Liều | 25.000 | 26 | 650.000 |
|
b | Thuốc tiêu độc, khử trùng | Lít | 1.000 | 175 | 175.000 | Benkocid hoặc Iodine |
c | Công tiêm phòng | Liều | 25.000 | 2,8 | 70.000 |
|
d | Hỗ trợ tiêu hủy gia súc bệnh chết | Kg | 25.000 | 38 | 950.000 | Bình quân 50kg/con |
e | Chi phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch: Công tiêu độc khử trùng, trực Trạm, Chốt kiểm dịch, trực đường dây nóng, đào hố tiêu hủy,... |
|
|
| 80.000 | Chi theo thực tế |
B. ĐỐI VỚI DỊCH BỆNH THỦY SẢN | 1.040.000 |
| ||||
I | KHI DỊCH CÓ NGUY CƠ XẢY RA |
| 240.000 |
| ||
1 | Hóa chất xử, lý môi trường, kênh mương | Kg | 1.000 | 40 | 40.000 | Hóa chất Chlorine |
2 | Hóa chất diệt khuẩn ao nuôi bị dịch bệnh | Kg | 5.000 | 40 | 200.000 | Hóa chất Chlorine |
II | KHI CÓ DỊCH XẢY RA | 800.000 |
| |||
1 | Hóa chất xử lý môi trường, kênh mương | Kg | 3.000 | 40 | 120.000 | Hóa chất Chlorine |
2 | Hóa chất diệt khuẩn ao nuôi bị dịch bệnh | Kg | 17.000 | 40 | 680.000 | Hóa chất Chlorine |
TỔNG CỘNG (A+B) | 10.552.500 |
| ||||
Bằng chữ: Mười tỷ, năm trăm năm mươi hai triệu, năm trăm nghìn đồng |
Ghi chú:
(1): Số lượng vắc xin và hóa chất dự kiến tiêm cho đàn gia súc, gia cầm có nguy cơ ở những vùng giáp ranh với các tỉnh có dịch, đảm bảo 80% động vật trong diện tiêm vùng bị uy hiếp phải được tiêm phòng.
(2): Đơn giá vắc xin và hóa chất tiêu độc khử trùng: Tạm tính theo báo giá của Công ty CP thuốc Thú y Trung ương NAVETCO ngày 02/11/2017. Đơn giá công tiêm phòng vắc xin: Theo quy định tại Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài Chính. Số lượng gia súc, gia cầm tính đến 31/10/2017. Đơn giá hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh chết: Theo quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017.
- 1Chỉ thị 05/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 2612/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 1Chỉ thị 05/2007/CT-UBND về triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tỉnh Đồng Tháp
- 2Thông tư liên tịch 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật thú y 2015
- 4Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 283/2016/TT-BTC quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, tiêu độc, khử trùng cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 11Quyết định 2612/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 12Kế hoạch 212/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản, giám sát dịch bệnh trên tôm phục vụ xuất khẩu và tiêm phòng gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2018
- 13Công văn 1657/TY-KD năm 2016 hướng dẫn lấy mẫu xét nghiệm thủy sản giống vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh do Cục Thú y ban hành
Kế hoạch 5408/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 5408/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/12/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Trần Quốc Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra