Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2016/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định Điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu xây dựng, đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật tại Việt Nam; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y trong vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

2. Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn là cơ sở chăn nuôi hoặc một xã, một phường, thị trấn (sau đây gọi là cơ sở chăn nuôi cấp xã) được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

3. Vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là các cơ sở hoặc các hộ nuôi trồng thủy sản ở cùng một vùng nuôi và có chung nguồn nước được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật và hoạt động thú y tại vùng đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

4. Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản là cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được xác định không xảy ra ca bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh trong một Khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật thủy sản và hoạt động thú y tại cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh.

5. An toàn sinh học là các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc và lây lan của các tác nhân gây bệnh xuất hiện tự nhiên hoặc do con người gây ra trong các hoạt động chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, làm cho các tác nhân gây bệnh không có khả năng xâm nhập, gây nguy hại đến động vật trong cơ sở, trong vùng.

6. Giám sát dịch bệnh động vật là quá trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật; theo dõi quá trình chăn nuôi, sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây bệnh để cảnh báo, áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng, chống.

Điều 3. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản; thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu; cơ sở sản xuất thủy sản giống bố mẹ.

2. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (sau đây gọi là Chi cục Thú y) tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sau đây gọi chung là Cơ quan thú y.

Điều 4. Phí và lệ phí

Việc thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 5. Quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 39 và Khoản 2 Điều 55 của Luật thú y.

2. Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và theo hướng dẫn của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

3. Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thuỷ sản: Được xem xét để xuất bán động vật thủy sản thương phẩm mà không phải qua sơ chế, chế biến khi có công bố dịch tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT).

4. Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu.

5. Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Chương II

VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Mục 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Điều 6. Yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh

1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, Khoản 1 Điều 19, Điều 20, Khoản 1 Điều 25, Khoản 9 Điều 27, Khoản 3 Điều 28, Khoản 2 Điều 29Khoản 6 Điều 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này.

Điều 7. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

1. Cơ sở chăn nuôi cấp xã thực hiện quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại Điều 14, các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều 15 của Luật thú y, cụ thể như sau:

a) Địa Điểm chăn nuôi phải theo quy hoạch của địa phương hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép, bảo đảm cách biệt với khu dân cư, công trình công cộng, đường giao thông chính, nguồn gây ô nhiễm;

b) Có khu vực để xử lý chất thải; nơi nuôi cách ly động vật; khu vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi;

c) Khu vực sản xuất, chế biến và kho chứa thức ăn chăn nuôi phải cách biệt với nơi để các hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải;

d) Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi;

đ) Lối ra vào khu chăn nuôi phải được áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho người và phương tiện vận chuyển đi qua;

e) Dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển dùng trong chăn nuôi phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng;

g) Nước sử dụng trong chăn nuôi phải bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 39: 2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi số hoặc đã được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật;

h) Chất thải chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và thú y;

i) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Động vật mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn khi đưa vào cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

a) Có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

b) Đã được kiểm tra, xét nghiệm và có kết quả của Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn (sau đây gọi chung là Phòng thử nghiệm được chỉ định) xác nhận không mang tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

c) Đã được phòng bệnh bằng vắc-xin đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn và còn miễn dịch bảo hộ.

Điều 8. Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

1. Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

a) Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;

b) Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).

2. Lấy mẫu, xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn theo các yêu cầu sau đây:

a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê; đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát (hoặc số động vật kiểm tra) theo quy định tại Mục A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên) đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; đối với bệnh Lao, kiểm tra 100 số động vật nuôi và kết quả kiểm tra phải bảo đảm 100% âm tính;

c) Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại Mục B của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm trên 70% số mẫu có kháng thể đạt mức bảo hộ đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Cơ quan Thú y vùng thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

đ) Chi cục Thú y thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;

e) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo QCVN số 01 - 3: 2011/BNNPTNT được ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

g) Mẫu phải được xét nghiệm tại Phòng thử nghiệm được chỉ định; phản ứng tiêm nội bì do Cơ quan thú y thực hiện;

h) Phương pháp xét nghiệm để giám sát chủ động được thực hiện theo quy định hiện hành tại Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy trình chẩn đoán bệnh động vật đối với từng bệnh cụ thể được đăng ký chứng nhận an toàn.

3. Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Chi cục Thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh Mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh Mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

4. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện duy trì Điều kiện của cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.

Điều 9. Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.

3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được xử lý hoặc khỏi bệnh.

Mục 2: YÊU CẦU ĐỐI VỚI VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Điều 10. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng chăn nuôi động vật trên cạn được chứng nhận an toàn dịch bệnh

1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

3. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 25 và 30 của Luật thú y và các quy định tại Thông tư này; các xã bao quanh tiếp giáp với vùng an toàn dịch bệnh phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 11. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng

1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Trường hợp xây dựng vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vắc xin, phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin phòng bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Luật thú y. Chi cục Thú y xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng vắc xin trên địa bàn.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn theo quy định của Điều 12 của Thông tư này.

Điều 12. Yêu cầu về giám sát dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng

1. Các cơ sở chăn nuôi trong vùng thực hiện giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

2. Chi cục Thú y xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh động vật đối với bệnh đăng ký an toàn trên địa bàn, gửi và chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của Cục Thú y, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh động vật.

3. Nội dung của chương trình giám sát dịch bệnh động vật bao gồm:

a) Hình thức giám sát: Giám sát lâm sàng, giám sát sau tiêm phòng hoặc giám sát phát hiện sự có mặt của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đăng ký an toàn;

b) Phương pháp chọn mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu, tần suất lấy mẫu, xét nghiệm mẫu;

c) Thu thập, quản lý, phân tích thông tin, dữ liệu;

d) Các biện pháp xử lý kết quả giám sát.

4. Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chi cục Thú y, Cục Thú y gửi văn bản cho ý kiến về chuyên môn đối với chương trình giám sát dịch bệnh động vật của địa phương.

Điều 13. Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh trên cạn trong vùng

1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh của bệnh đăng ký công nhận an toàn trong ít nhất 12 (mười hai) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có ca bệnh lâm sàng của bệnh được chứng nhận an toàn trong vùng tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.

3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có ca bệnh của bệnh được chứng nhận an toàn trong t nhất 03 (ba) tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng được tiêu hủy hoặc khỏi bệnh.

Chương III

VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Mục 1: YÊU CẦU ĐỐI VỚI CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Điều 14. Yêu cầu cần đáp ứng để cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh

1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

2. Không xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.

3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Thông tư này.

4. Hoạt động thú y tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở

1. Cơ sở sản xuất thủy sản giống phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT với một số nội dung cụ thể như sau:

a) Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản;

b) Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại;

c) Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm t nh của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành;

d) Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở;

đ) Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh;

e) Có Phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với Phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

2. Cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Người trực tiếp nuôi động vật thủy sản phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát;

b) Đáp ứng yêu cầu quy định tại các Điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều này.

3. Cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản làm cảnh phải thực hiện quy định tại Điều 14 và các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 15 của Luật thú y và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản làm cảnh: Áp dụng các Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Đối với các cơ sở sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản có trang bị bể k nh để nuôi giữ động vật thủy sản phải được thường xuyên vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bể trước và sau khi sử dụng.

Điều 16. Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở

1. Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc cơ sở đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.

3. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của cơ sở được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản mang mầm bệnh.

Điều 17. Xây dựng Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở

Cơ sở có nhu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Kế hoạch giám sát) bao gồm:

1. Giám sát chủ động

a) Theo dõi, ghi chép thông tin về các hoạt động kiểm soát trong sản xuất thủy sản giống, nuôi trồng thủy sản bảo đảm an toàn dịch bệnh; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;

b) Theo dõi, ghi chép thông tin về tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh, sử dụng thuốc thú y, sản phẩm cải tạo, xử lý môi trường; sử dụng thức ăn, biện pháp vệ sinh thú y, xử lý dịch bệnh;

c) Lấy mẫu động vật thủy sản nuôi, mẫu môi trường, mẫu chất thải, mẫu thức ăn tươi sống (nếu có) và mẫu vật chủ trung gian để xét nghiệm xác định mầm bệnh theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

2. Đối với cơ sở đ được chứng nhận VietGAP, cơ sở xây dựng Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1, các Khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.

3. Đối tượng thuộc diện giám sát

a) Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh;

b) Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở;

c) Thức ăn dùng cho động vật thủy sản;

d) Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh;

đ) Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.

4. Địa Điểm giám sát

a) Khu vực sản xuất giống, ương, nuôi động vật thủy sản; nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật thủy sản; nguồn cung cấp nước, nơi thu gom chất thải, nước thải;

b) Khu vực nghi có bệnh, khu vực trước đây có dịch bệnh, khu vực có nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

5. Giám sát bị động thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan thú y và khi có nghi ngờ xuất hiện bệnh tại cơ sở.

6. Các bước xây dựng Kế hoạch giám sát

a) Xác định Mục tiêu giám sát phát hiện tác nhân gây bệnh;

b) Rà soát, kiểm tra, bổ sung các nguồn lực cần thiết, bao gồm: Dụng cụ lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xử lý mẫu; năng lực của Phòng thử nghiệm, trang thiết bị, hóa chất, dụng cụ xét nghiệm; các quy trình xét nghiệm; hệ thống ghi chép thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu, kết quả xét nghiệm; nguồn nhân lực và kinh phí cần thiết để triển khai giám sát;

c) Nội dung chi Tiết để thực hiện giám sát; phân công trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, thời gian thực hiện từng nội dung của Kế hoạch;

d) Gửi Kế hoạch giám sát đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

Điều 18. Thực hiện Kế hoạch giám sát tại cơ sở

1. Cơ sở đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh chủ động thực hiện Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y.

2. Thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát:

a) Đối với cơ sở lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Tối thiểu 02 (hai) năm tính đến thời Điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch giám sát, nếu phát hiện có mầm bệnh đăng ký chứng nhận an toàn thì cơ sở tiếp tục thực hiện Kế hoạch giám sát thêm ít nhất 06 (sáu) tháng đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, ít nhất 03 (ba) tháng đối với cơ sở nuôi thủy sản thương phẩm so với Kế hoạch giám sát ban đầu;

b) Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Thực hiện giám sát trong thời gian tối thiểu là 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Nội dung giám sát phải bảo đảm đúng như nội dung Kế hoạch giám sát đã được cơ sở thực hiện trước khi được cấp Giấy chứng nhận.

3. Khi có Điều chỉnh về thời gian, số lượng mẫu, tần suất thu mẫu so với Kế hoạch giám sát đã gửi Cơ quan thú y, cơ sở phải có văn bản báo cáo lý do Điều chỉnh kèm theo Kế hoạch giám sát đã được Điều chỉnh.

4. Kết thúc quá trình giám sát, cơ sở tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả, nhận định tình hình và xây dựng báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 21 của Thông tư này.

Điều 19. Lấy mẫu

1. Nguyên tắc lấy mẫu:

a) Phải dựa trên Mục tiêu giám sát để phát hiện bệnh, mầm bệnh và áp dụng phương pháp lấy mẫu xác suất;

b) Số lượng mẫu giám sát theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tần suất lấy mẫu:

a) Đối với cơ sở sản xuất thủy sản giống, lấy mẫu ít nhất 01 (một) tháng/lần;

b) Đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, lấy mẫu ít nhất 03 (ba) tháng/lần.

3. Cơ sở lấy mẫu, bảo quản và xét nghiệm hoặc gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

4. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu giám sát: Thực hiện theo QCVN 01-83:2011/BNNPTNT (ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Điều 20. Xét nghiệm mẫu

1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận mẫu, Phòng thử nghiệm được chỉ định phải trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở.

2. Xử lý kết quả xét nghiệm:

a) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh âm tính: Cơ sở sử dụng kết quả này để đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh sau khi kết thúc Kế hoạch giám sát;

b) Trường hợp kết quả xét nghiệm bệnh dương tính: Cơ sở phải triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.

3. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Chi cục Thú y cử cán bộ đến cơ sở để phối hợp, hướng dẫn thực hiện những nội dung sau:

a) Khoanh vùng ao, bể có mẫu xét nghiệm dương t nh; kiểm tra lâm sàng toàn bộ các ao, bể còn lại của cơ sở, nếu phát hiện thủy sản có các dấu hiệu của bệnh, phải thực hiện các biện pháp chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT;

b) Lấy mẫu, xét nghiệm lại nếu có nghi ngờ hoặc theo yêu cầu của cơ sở: Trường hợp kết quả xét nghiệm lại âm tính, cơ sở thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này. Trường hợp kết quả xét nghiệm lại dương tính, cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT.

Điều 21. Nội dung báo cáo kết quả giám sát tại cơ sở

1. Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào cơ sở.

2. Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản tại cơ sở trong thời gian thực hiện Kế hoạch giám sát.

3. Kết quả giám sát bị động: Thời gian, địa Điểm phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, số mẫu lấy, chỉ tiêu kiểm tra bao gồm cả môi trường, mẫu bệnh kèm theo kết quả xét nghiệm, kết quả xử lý ổ dịch.

4. Kết quả giám sát chủ động:

a) Kiểm tra về bệnh: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu, nguyên tắc lấy mẫu theo quy định tại các Điều 17, 18 và 19 của Thông tư này và kèm theo kết quả xét nghiệm mẫu, xử lý kết quả xét nghiệm theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Thông tư này;

b) Kiểm tra về môi trường nuôi: Số Điểm, vị trí, thời gian lấy mẫu tại cơ sở, loại mẫu, số mẫu/lần lấy, chỉ tiêu kiểm tra và kèm theo kết quả xét nghiệm;

c) Nội dung ghi chép: Đối với cơ sở sản xuất giống, ghi chép các nội dung theo quy định tại Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 25/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống thủy sản; đối với cơ sở nuôi động vật thủy sản thương phẩm, thực hiện ghi chép các nội dung theo Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 16 và hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.

Mục 2: YÊU CẦU ĐỐI VỚI VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Điều 22. Yêu cầu cần đáp ứng để vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh

1. Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật quy định tại Điều 23 của Thông tư này.

2. Không xảy ra dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này.

3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại các Điều 26 của Thông tư này.

4. Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 19, 20, 32, 33 và 35 của Luật thú y, các quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT và các quy định tại Thông tư này.

Điều 23. Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng

1. Các cơ sở hoặc hộ nuôi trồng thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 của Thông tư này và các quy định sau đây:

a) Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh;

b) Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng chung Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng (sau đây gọi đại Đại diện vùng) đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương);

c) Trường hợp không thuộc quy định tại Điểm b Khoản này, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có nguồn gốc từ cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;

d) Thống nhất thực hiện ghi chép nhật ký nuôi theo cùng biểu mẫu đáp ứng quy định hiện hành;

đ) Phối hợp với Đại diện vùng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Thông tư này.

2. Định kỳ tổ chức họp giữa các cơ sở, hộ nuôi trong vùng để báo cáo tiến độ thực hiện và kế hoạch triển khai tiếp theo. Mọi Điều chỉnh trong Kế hoạch giám sát, Đại diện vùng phải tổng hợp báo cáo Cục Thú y.

Điều 24. Yêu cầu về tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng

1. Đối với vùng lần đầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong t nhất 06 (sáu) tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

2. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại các Điểm a và d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này hoặc vùng đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký lại.

3. Đối với vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này: Không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 06 (sáu) tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.

Điều 25. Xây dựng và triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng

1. Các cơ sở thuộc vùng cử Đại diện vùng để triển khai xây dựng và thực hiện chương trình giám sát, thực hiện các thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

2. Đại diện vùng chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng và thống nhất thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và Điều 20 của Thông tư này.

3. Đối với địa Điểm thu mẫu: Ngoài các địa Điểm quy định tại Khoản 4 Điều 17 của Thông tư này, phải thực hiện thu mẫu tại các khu vực chung, tại kênh cấp, thoát nước của vùng nuôi, những nơi nguy cơ cao trong vùng có khả năng xuất hiện bệnh hoặc mầm bệnh đăng ký chứng nhận.

Điều 26. Nội dung báo cáo kết quả giám sát trong vùng

1. Đối với cơ sở nuôi trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh: Thực hiện quy định tại Điều 21 của Thông tư này.

2. Đối với vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh, Đại diện vùng tổng hợp báo cáo của các cơ sở nuôi trong vùng gồm các nội dung sau:

a) Tình hình sản xuất, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả hoạt động xuất, nhập động vật thủy sản ra, vào vùng;

b) Tình hình dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng;

c) Kết quả giám sát bị động;

d) Kết quả giám sát chủ động;

đ) Tình trạng dịch bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Điều 24 và hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Mục 1: CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Điều 27. Hồ sơ đăng ký

1. Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa);

b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII);

c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư này;

d) Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ Điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);

đ) Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).

2. Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb);

b) Báo cáo Điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục IIb);

c) Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Điều 28. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.

1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn kiểm tra, đánh giá (sau đây gọi chung là Đoàn đánh giá) và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho cơ sở.

2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho cơ sở để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Điều 29. Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá

1. Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 03 (ba) người. Trưởng đoàn là lãnh đạo Cơ quan thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cơ quan thú y, thành viên là các cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại cơ sở.

Điều 30. Nội dung kiểm tra, đánh giá tại cơ sở

1. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP hoặc cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, nội dung kiểm tra gồm:

a) Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận;

b) Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;

c) Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này;

d) Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.

2. Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc cơ sở chăn nuôi đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, kiểm tra việc thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

3. Đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc VietGAP hoặc đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT được thực hiện như sau:

a) Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Nội dung kiểm tra theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Thông tư này. Biên bản kiểm tra, đánh giá tại cơ sở theo quy định Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản: Nội dung kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này và quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

4. Trong quá trình kiểm tra:

a) Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh của cơ sở;

b) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm.

5. Tại thời Điểm kết thúc việc kiểm tra, Đoàn đánh giá lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục Ia hoặc Phụ lục VIIIa hoặc Phụ lục VIIIb ban hành kèm theo Thông tư này; thông báo kết quả kiểm tra cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

6. Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.

Điều 31. Cấp Giấy chứng nhận

1. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

2. Mẫu Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật:

a) Cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

b) Chi cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.

4. Cơ sở có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp, thực hiện như sau:

a) Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cục Thú y, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIb); báo cáo kết quả giám sát được Chi cục Thú y xác nhận đã thẩm định (đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản); bản sao các kết quả xét nghiệm, biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá và Giấy chứng nhận đã được cấp;

b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định nội dung hồ sơ và cấp đổi giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu. Thời hạn của giấy chứng nhận được cấp đổi tương đương với thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y cấp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Thú y trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

Điều 32. Đánh giá lại

1. Cơ sở có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì chủ cơ sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIb);

b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Thông tư này.

3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại cơ sở theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 31 của Thông tư này.

Mục 2: VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Điều 33. Hồ sơ đăng ký

Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:

1. Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc).

2. Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục III).

3. Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12, tình trạng dịch bệnh theo quy định tại Điều 13 và hoạt động thú y theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

Điều 34. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ.

1. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thành lập Đoàn đánh giá và thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá cho đơn vị đăng ký.

2. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho đơn vị đăng ký để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Điều 35. Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá

1. Thành phần Đoàn đánh giá gồm ít nhất 05 (năm) người. Trưởng đoàn là đại diện lãnh đạo Cục Thú y hoặc lãnh đạo phòng chuyên môn của Cục Thú y; thành viên là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Cơ quan thú y vùng, trung tâm chuyên ngành thuộc Cục Thú y, Chi cục Thú y và các đơn vị khác có liên quan.

2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại vùng.

Điều 36. Nội dung kiểm tra, đánh giá tại vùng

1. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này và công tác quản lý các hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

2. Kết quả thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

3. Thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cục Thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh của đơn vị.

4. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá theo quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 37. Cấp Giấy chứng nhận

1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm của Phòng thử nghiệm được chỉ định và căn cứ kết quả kiểm tra của Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Thông tư này, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu; trường hợp không cấp, Cục Thú y phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.

3. Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu khác, Cục Thú y Điều chỉnh các nội dung Giấy chứng nhận cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 38. Đánh giá lại

1. Vùng chăn nuôi có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VIc);

b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.

3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 37 của Thông tư này.

Mục 3: VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Điều 39. Hồ sơ đăng ký, tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký

1. Đại diện vùng lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);

b) Báo cáo Điều kiện vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII đối với từng cơ sở; kèm theo sơ đồ mặt bằng, vị trí các cơ sở và bản mô tả hệ thống cấp thoát nước chung trong vùng);

c) Báo cáo kết quả giám sát theo quy định tại Điều 26 của Thông tư này kèm theo bản sao báo cáo của từng cơ sở nuôi trong vùng.

2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 34 của Thông tư này.

Điều 40. Thành phần Đoàn đánh giá, thời gian và nội dung kiểm tra, đánh giá tại vùng

1. Thành phần Đoàn đánh giá, thời gian đánh giá: Theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này.

2. Nội dung kiểm tra, đánh giá tại vùng:

a) Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này và công tác quản lý các hoạt động thú y trong vùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Thông tư này;

b) Kết quả thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 25 của Thông tư này;

c) Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm.

3. Kết quả kiểm tra được thể hiện trong biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá quy định tại Phụ lục VIIIc ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 41. Cấp Giấy chứng nhận

1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Thú y trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.

2. Hiệu lực của Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.

3. Mẫu Giấy chứng nhận theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu khác, Cục Thú y Điều chỉnh các nội dung Giấy chứng nhận cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 42. Đánh giá lại

1. Vùng nuôi động vật thủy sản có kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 hoặc Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này hoặc có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thì Đại diện vùng nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị (Phụ lục VId);

b) Báo cáo kết quả khắc phục các nội dung không đạt yêu cầu.

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Thú y kiểm tra tính hợp lệ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.

3. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung không đạt yêu cầu tại vùng theo quy định tại Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 41 của Thông tư này.

Chương V

DUY TRÌ VÀ QUẢN LÝ VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Điều 43. Đánh giá định kỳ, đột xuất

1. Định kỳ hằng năm, Cơ quan thú y xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh giá 01 (một) lần đối với vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh, cụ thể như sau:

a) Nội dung đánh giá theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 36 hoặc Khoản 2 Điều 40 của Thông tư này;

b) Kết quả kiểm tra được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá.

2. Đánh giá đột xuất: Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.

3. Trường hợp phát hiện lỗi ảnh hưởng đến việc kiểm soát an toàn dịch bệnh, Đoàn đánh giá có văn bản đề nghị cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có biện pháp và thời hạn khắc phục. Nếu không khắc phục lỗi đúng hạn, Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 47 của Thông tư này và Cơ quan thú y thực hiện công bố danh sách vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực.

Điều 44. Cấp lại Giấy chứng nhận

1. Trước 03 (ba) tháng tính đến thời Điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, chủ cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã an toàn dịch bệnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn), hoặc Đại diện vùng (đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) có nhu cầu đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận lập hồ sơ và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId);

b) Báo cáo kết quả hoạt động trong thời hạn ghi tại Giấy chứng nhận, gồm: Số lượng giống xuất, nhập tại vùng, cơ sở; sản lượng động vật thương phẩm xuất bán cho mỗi vụ, đợt trong năm; báo cáo kết quả hoạt động thú y trong cơ sở, vùng; kết quả phòng bệnh bằng vắc-xin (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn);

c) Báo cáo kết quả giám sát dịch bệnh tại vùng, cơ sở; bản sao kết quả xét nghiệm bệnh của Phòng thử nghiệm được chỉ định, Giấy chứng nhận kiểm dịch;

d) Bản sao kết quả đánh giá định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Thông tư này (nếu có).

2. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ Cơ quan thú y kiểm tra tính hợp lệ và thẩm định nội dung của hồ sơ:

a) Trường hợp vùng, cơ sở đã được đánh giá định kỳ mà thời gian đánh giá không quá 12 (mười hai) tháng (tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận): Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ và căn cứ vào kết quả đánh giá định kỳ, Cơ quan thú y xem xét cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở và không cần thành lập Đoàn đánh giá;

b) Trường hợp vùng, cơ sở chưa được đánh giá định kỳ hoặc được đánh giá định kỳ nhưng thời gian đánh giá quá 12 (mười hai) tháng tính đến ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận: Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày thẩm định xong hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này.

3. Đoàn đánh giá đề xuất nội dung cần đánh giá với Cơ quan thú y để xem xét, phê duyệt.

4. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá tiến hành kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở.

5. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi kết thúc việc kiểm tra, đánh giá, Đoàn đánh giá gửi báo cáo kèm biên bản đến Cơ quan thú y.

6. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, căn cứ vào kết quả đánh giá và ý kiến đề xuất của Đoàn đánh giá, Cơ quan thú y cấp hoặc không cấp lại Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.

7. Hiệu lực và mẫu Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.

Điều 45. Cấp đổi Giấy chứng nhận

1. Các vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận bị rách, cũ nát hoặc bị mất có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận nộp Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId) trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y.

2. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan thú y cấp đổi Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở.

3. Giấy chứng nhận được cấp đổi giữ nguyên số, ngày cấp và mọi thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đã cấp.

Điều 46. Bổ sung nội dung chứng nhận an toàn dịch bệnh

1. Vùng, cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật có nhu cầu bổ sung thêm bệnh được chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện:

a) Đối với cơ sở chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi cấp xã: Thực hiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này;

b) Đối với vùng chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này;

c) Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20 và Điều 21 của Thông tư này;

d) Đối với vùng nuôi trồng thủy sản: Thực hiện quy định tại các Điều 24, 25 và Điều 26 của Thông tư này.

2. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với vùng, cơ sở động vật trên cạn:

a) Hồ sơ đăng ký: Thực hiện quy định tại Điểm a và c Khoản 1 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều 27 hoặc Khoản 1 và Khoản 3 Điều 33 của Thông tư này;

b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Thực hiện quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;

c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Thực hiện quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;

d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc các Khoản 2, 3 và 4 Điều 36 của Thông tư này.

3. Đăng ký, tiếp nhận, xử lý hồ sơ và đánh giá đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi thủy sản và vùng nuôi trồng thủy sản:

a) Hồ sơ đăng ký: Theo quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 27 hoặc Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 39 của Thông tư này;

b) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 34 của Thông tư này;

c) Thành phần Đoàn đánh giá và thời gian đánh giá: Theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 35 của Thông tư này;

d) Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 của Thông tư này.

4. Cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh:

a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 hoặc Khoản 3 Điều 36 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;

b) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.

Điều 47. Hết hiệu lực Giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

a) Sau 05 (năm) năm kể từ ngày cấp;

b) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện mầm bệnh tại vùng, cơ sở đã được chứng nhận an toàn;

c) Không thực hiện giám sát, lấy mẫu đúng, đủ số lượng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này;

d) Không khắc phục lỗi theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 của Thông tư này;

đ) Vùng, cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động.

2. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Thông tư này.

3. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận, thực hiện như sau:

a) Giám sát theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Thông tư này;

b) Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc mail đến Cơ quan thú y, hồ sơ gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị (Phụ lục VIb hoặc VIc hoặc VId); Báo cáo kết quả thực hiện quy định tại Khoản 3 của một trong các Điều 9, 13, 16 và 24 của Thông tư này; bản sao các kết quả xét nghiệm;

c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thú y thẩm định nội dung hồ sơ và thành lập Đoàn đánh giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 hoặc Khoản 1 Điều 35 của Thông tư này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày thành lập, Đoàn đánh giá phải thực hiện kiểm tra, đánh giá tại vùng, cơ sở;

d) Nội dung kiểm tra: Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong vùng, cơ sở; kết quả thực hiện hoạt động giám sát;

đ) Trong quá trình kiểm tra, thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh (đối với vùng, cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) và phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh của vùng, cơ sở. Đối với vùng, cơ sở nuôi, sản xuất thủy sản giống nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh hoặc môi trường không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm;

e) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại vùng, cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho vùng, cơ sở đạt yêu cầu. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn vùng, cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu;

g) Mẫu Giấy chứng nhận, hiệu lực của Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 31 hoặc Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 của Thông tư này.

4. Vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều này có nhu cầu đăng ký cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định tại Điều 32 hoặc Điều 38 hoặc Điều 42 của Thông tư này.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN

Điều 48. Cục Thú y

1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này.

2. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Chi cục Thú y theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

3. Công bố danh sách vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách vùng, cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực lên trang thông tin điện tử (website) của Cục Thú y.

4. Tổ chức quản lý các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận.

5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

6. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm tra, đánh giá và chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật.

Điều 49. Chi cục Thú y

1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.

2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận.

3. Công bố danh sách cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực lên website của Chi cục Thú y (nếu có) hoặc trên các phương tiện thông tin truyền thông của địa phương.

4. Tổ chức quản lý các cơ sở an toàn dịch bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận.

5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

6. Hướng dẫn và hỗ trợ vùng, cơ sở thực hiện các quy định tại Thông tư này.

7. Báo cáo Cục Thú y:

a) Những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý hoặc chưa có quy định;

b) Danh sách các cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, danh sách các cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực ở địa phương.

Điều 50. Vùng, cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh

1. Tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt.

2. Tạo Điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại vùng, cơ sở.

3. Duy trì Điều kiện của vùng, cơ sở sau khi được cấp chứng nhận:

a) Thực hiện Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với bệnh đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn, bao gồm cả việc thu mẫu đúng, đủ số lượng với tần suất tối thiểu 01 (một) năm/lần và gửi mẫu xét nghiệm bệnh tại Phòng thử nghiệm được chỉ định;

b) Thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh tại vùng, cơ sở;

c) Báo cáo Cơ quan thú y những thay đổi liên quan đến nội dung được chứng nhận chậm nhất là 10 (mười) ngày kể từ ngày có thay đổi.

4. Thông báo kịp thời và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của nước nhập khẩu.

5. Đối với trường hợp gửi hồ sơ qua email, sau khi hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Cơ quan thú y, chủ cơ sở nộp lại hồ sơ bản chính theo các quy định của Thông tư này cho Cơ quan thú y.

6. Nộp các chi phí thực tế triển khai theo quy định của Bộ Tài chính.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Chuyển tiếp

1. Đối với các cơ sở đã được Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật: Tiếp tục thực hiện việc duy trì Điều kiện an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Cục Thú y và theo quy định tại Chương V và Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.

2. Hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp, cơ sở thực hiện đăng ký cấp lại theo quy định tại Điều 44 của Thông tư này.

Điều 52. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:

a) Quyết định số 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

b) Điều 3 của Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành ch nh trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/10/2010.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, ngành liên quan;
- UBND các tỉnh, TP;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP;
- CCTY/CCCN&TY, CCTS các tỉnh, TP;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám

PHỤ LỤC IA

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày tháng năm ……

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………..

2. Tên cơ sở kiểm tra: ………………………………………………………………...

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….

- Đối tượng nuôi: ………………………………………………………………………

- Điện thoại:………………….Fax: ……………………….Email: ……………………

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ Quyết định thành lập: ..............

…………………………………………………………………………………………..

Tên cơ quan cấp: ……………………………………Ngày cấp:……………………….

- Người đại diện của cơ sở: ………………………… Chức vụ: ………………………

- Mã số cơ sở (nếu có):…………………………………………………………………

3. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Trưởng đoàn: Ông (bà):…………………………… Chức vụ:………………………...

Thành viên: Ông (bà): ………………………..…….Chức vụ:……………………….

- Ông (bà): ………………………………..Chức vụ:…………………………………..

- Ông (bà):………………………………….Chức vụ:…………………………………

…………………………………………………………………………………………..

B. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt

Không đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

I

Địa Điểm trại chăn nuôi

1

Vị trí xây dựng trang trại có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?

[ ]

[ ]

2

Khoảng cách từ trang trại đến khu dân cư, các công trình xây dựng khác, đến nguồn nước có đúng với các quy định hiện hành không?

[ ]

[ ]

[ ]

II

Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi

3

Bố trí, thiết kế khu chăn nuôi có phù hợp với qui mô chăn nuôi, đầy đủ các khu vực xử lý chất thải, nuôi cách ly động vật; nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

4

Khu vực sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi, các kho chứa thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng thiết kế đảm bảo cho việc bảo quản không? Có cách biệt với nơi để hoá chất độc hại, khu vực xử lý chất thải không?

[ ]

[ ]

5

Có biện pháp ngăn ngừa động vật khác xâm nhập vào khu vực chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

6

Diện tích chuồng nuôi có phù hợp với số lượng động vật không?

[ ]

[ ]

7

Các thiết bị chăn nuôi và dụng cụ chứa thức ăn, nước uống có đầy đủ, bố trí hợp lý và phù hợp với Mục đích chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

8

Hướng chuồng, kích thước, kiểu chuồng, Khoảng cách giữa các dãy chuồng, vách, mái chuồng, cửa chuồng có phù hợp với yêu cầu chăn nuôi không? Thiết kế chuồng trại bảo đảm thông thoáng, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không? Chất lượng không khí chuồng nuôi đạt yêu cầu không?

[ ]

[ ]

[ ]

III

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

9

Lối ra vào khu chăn nuôi có áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc không? Có thường xuyên bổ sung hoặc thay thuốc sát trùng hàng ngày tại các hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu mỗi chuồng

[ ]

[ ]

10

Có sử dụng riêng và vệ sinh phương tiện vận chuyển động vật, thức ăn, chất thải và các dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi trước khi đưa vào cơ sở và trước khi sử dụng không?

[ ]

[ ]

[ ]

11

Có thực hiện vệ sinh, khử trùng trang bị bảo hộ lao động như áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng cao su cho công nhân làm việc trong trại không?

[ ]

[ ]

[ ]

12

Có thực hiện khử trùng, thay quần áo, ủng cho khách tham quan khi vào trong khu chăn nuôi không? Có ghi nhật ký khách tham quan không?

[ ]

[ ]

[ ]

13

Có sát trùng chuồng trại trước khi nuôi; sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn không?

[ ]

[ ]

[ ]

14

Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không?

[ ]

[ ]

[ ]

15

Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi (15 ngày); khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không?

[ ]

[ ]

[ ]

16

Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày và định kỳ không?

[ ]

[ ]

17

Có chương trình kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác không? Nếu có, đã ghi sơ đồ chi Tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra để xử lý không?

[ ]

[ ]

[ ]

18

Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

IV

Quản lý con giống

19

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

[ ]

[ ]

20

Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn gia súc, gia cầm mới nhập không?

[ ]

[ ]

21

Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không?

[ ]

[ ]

22

Động vật đưa vào cơ sở nuôi có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật không? hoặc đã được kiểm tra xác định không mang tác nhân gây bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin?

[ ]

[ ]

V

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

23

Nguồn nước dùng trong chăn nuôi có đạt yêu cầu theo QCVN 01-39:2011/ BNNPTNT không?

[ ]

[ ]

[ ]

24

Nước có được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật không?

[ ]

[ ]

25

Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

26

Có vệ sinh định kỳ hệ thống nước cấp và có đầy đủ hóa chất, dụng cụ để khử trùng định kỳ cho hệ thống xử lý nước cấp không?

[ ]

[ ]

[ ]

VI

Quản lý chất thải chăn nuôi

27

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không?

[ ]

[ ]

[ ]

28

Có nơi xử lý động vật chết (lò thiêu, đất chôn) đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y không?

[ ]

[ ]

29

Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không?

[ ]

[ ]

30

Chất thải lỏng từ chuồng nuôi đến khu xử lý có chảy ngang qua những khu chăn nuôi khác, hệ thống nước thải riêng biệt với nước mưa không?

[ ]

[ ]

[ ]

31

Nước thải sau khi xử lý có đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành hay không?

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

VII

Giám sát dịch bệnh

32

Định kỳ 01 lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe vật nuôi không?

[ ]

[ ]

33

Ghi chép đầy đủ về dịch bệnh,thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày; liều lượng, tên thuốc, vắc xin, hóa chất khử trùng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời Điểm ngưng thuốc không?

[ ]

[ ]

34

Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có) không?

[ ]

35

Có lịch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn gia súc, gia cầm không? Có thực hiện giám sát sau tiêm phòng không?

[ ]

[ ]

[ ]

36

Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin có kiểm tra, xét nghiệm để giám sát chủ động dịch bệnh bằng cách lấy mẫu giám sát không?

[ ]

[ ]

37

Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi động vật có biểu hiện bệnh không?

[ ]

[ ]

38

Khi phát hiện động vật chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không?

[ ]

[ ]

VIII

Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở

39

Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

[ ]

[ ]

Tổng

39

18

21

18

Kết quả đánh giá

Đánh giá kết quả

Kết quả đánh giá

Mức lỗi

Đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Đạt

>20

≤ 20

0

0

Đạt

>30

≤ 10

≤ 10

0

Không đạt

-

-

-

≥ 1

Không đạt

-

-

> 10

0

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

C. LẤY MẪU VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy

- Loại mẫu:……………………………………………………………………………...

- Số lượng mẫu: ………………………………………………………………………...

- ..................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

D. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

2. Đề xuất xếp loại cơ sở:

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Đ. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

................................................................................................................................. ....

.....................................................................................................................................

................................................................................................................................. ....

.....................................................................................................................................

……, ngày tháng năm …..
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có)

……, ngày tháng năm …..
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC IB

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI VÙNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN CẤP TRÊN
CƠ QUAN THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày tháng năm ….

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TẠI VÙNG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Ngày kiểm tra: ……………………………………………………………………

2. Vùng kiểm tra: ……………………………………………………………………

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………

- Đối tượng nuôi:………………………………Hình thức nuôi:………………………

- Đại diện liên hệ:……………………………Chức vụ: ………………………………

- Điện thoại:……………….Fax: ………………….Email: …………………………..

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ Quyết định thành lập: ..............

…………………………………………………………………………………………..

Tên cơ quan cấp: …………………………………….Ngày cấp:………………………

- Số cơ sở trong vùng: ……………………….. Tổng diện tích:……………………….

3. Thành phần Đoàn kiểm tra:

Trưởng đoàn: Ông (bà):…………………………Chức vụ:………………………… …

Thành viên: Ông (bà):…………………………….Chức vụ:………………………….

- Ông (bà):………………………………… Chức vụ:…………………………………

- Ông (bà):……………………………..Chức vụ:……………………………………..

………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………..

B. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Kết quả đánh giá

Lỗi vi phạm và hành động khắc phục

Đạt

Không đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Phần 1: Kiểm tra ngẫu nhiên một số cơ sở chăn nuôi trong vùng:

I

Địa Điểm nơi chăn nuôi

1

Nơi chăn nuôi có theo quy hoạch của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép không?

[ ]

[ ]

II

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng trong cơ sở chăn nuôi

2

Có vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, các dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi định kỳ và sau mỗi đợt nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

3

Có thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, nơi chăn nuôi định kỳ và sau mỗi đợt nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

4

Có quy định và định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng nuôi, trong khu chăn nuôi 2 tuần/lần không?

[ ]

[ ]

[ ]

5

Có thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần /lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi (15 ngày); khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày) không?

[ ]

[ ]

[ ]

6

Có vệ sinh máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày và định kỳ không?

[ ]

[ ]

7

Có diệt vật chủ trung gian định kỳ không?

[ ]

[ ]

[ ]

8

Có định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để diệt ruồi xung quanh các dãy chuồng và khu chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

[ ]

III

Quản lý con giống

9

Con giống có nguồn gốc rõ ràng không?

[ ]

[ ]

10

Có tuân thủ quy trình nhập đàn như nuôi cách ly, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại cho đàn gia súc, gia cầm mới nhập không?

[ ]

[ ]

11

Có sổ sách ghi chép việc quản lý con giống và xuất nhập đàn không?

[ ]

[ ]

12

Động vật đưa vào cơ sở nuôi có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật không? hoặc đã được kiểm tra xác định không mang tác nhân gây bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc-xin?

[ ]

[ ]

IV

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi

13

Nước có được xử lý để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật không?

[ ]

[ ]

14

Nước có đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi không?

[ ]

[ ]

V

Quản lý chất thải chăn nuôi

15

Chất thải rắn có được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không?

[ ]

[ ]

[ ]

16

Có hệ thống lọc, lắng để phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt không?

[ ]

[ ]

17

Nước thải sau khi xử lý có đảm bảo vệ sinh thú y theo quy định hiện hành hay không?

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

VI

Sử dụng vắc-xin

18

Có kế hoạch tiêm phòng và thực hiện tiêm phòng các bệnh chính cho đàn gia súc, gia cầm không? Có thực hiện giám sát sau tiêm phòng không?

[ ]

[ ]

[ ]

19

Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin có kiểm tra, xét nghiệm để giám sát chủ động dịch bệnh bằng cách lấy mẫu giám sát không?

[ ]

[ ]

VII

Giám sát dịch bệnh

20

Có tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật trên địa bàn không?

[ ]

[ ]

21

Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có) không?

[ ]

22

Ghi chép đầy đủ về dịch bệnh, thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày; liều lượng, tên thuốc, vắc-xin, hóa chất khử trùng, lý do dùng, thời gian dùng, trọng lượng, người tiêm, thời Điểm ngưng thuốc không?

[ ]

[ ]

23

Có lập tức cách ly để phòng ngừa lây lan khi động vật có biểu hiện bệnh không?

[ ]

[ ]

24

Khi phát hiện động vật chết có báo với cán bộ kỹ thuật/thú y để có biện pháp xử lý không? Có thực hiện xử lý hợp vệ sinh động vật chết do bệnh hoặc không rõ nguyên nhân không?

[ ]

[ ]

VIII

Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở

25

Không có ca bệnh của bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 12 tháng trước thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký.

[ ]

[ ]

Tổng

25

10

12

12

Kết quả đánh giá

Đánh giá kết quả

Kết quả đánh giá

Mức lỗi

Đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Đạt

>15

≤ 10

0

0

Đạt

>20

≤ 5

≤ 5

0

Không đạt

-

-

-

≥ 1

Không đạt

-

-

> 5

0

Ghi chú: ( - ) Không tính đến

C. KẾT QUẢ LẤY MẪU GIÁM SÁT (kèm theo Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm)

1. Thông tin về mẫu lấy

- Ngày lấy mẫu:…………………………………………………………………………

- Loại mẫu:……………………………………………………………………………...

- Số lượng mẫu:…………………………………………………………………………

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Kết quả lấy mẫu giám sát:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

D. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Đề xuất xếp loại vùng:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Đ. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN VÙNG

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

................................................................................................................................. .....

.......................................................................................................................................

……, ngày tháng năm …..
ĐẠI DIỆN VÙNG ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có)

……, ngày tháng năm …..
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC IIA

MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

…………, ngày …… tháng…… năm …….

BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN

CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Kính gửi: ………………………………………..

Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ..

Địa chỉ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Điện thoại . . . . . . . . . . . . …

1. Mô tả vị trí địa lý

- Tổng diện tích đất tự nhiên. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……

- Vùng tiếp giáp xung quanh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …

2. Cơ sở vật chất

- Hàng rào (tường) ngăn cách: Có. . . . Không . . . . .

- Khu hành chính gồm: Phòng thường trực Có ........ Không ................

Phòng giao dịch: Có ......... Không ................

- Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái ........... Tổng diện tích ...................

Số nhà nuôi lợn đực giống .............Tổng diện tích ...................

Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai . . . Tổng diện tích...................

- Khu nhà kho: Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích ......................................

Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ....

- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: Có . . . . Không. . . . .

(Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ….

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …

- Khu cách ly: Cách ly gia súc mới nhập: Có . . . . Không. . . .

Cách ly gia súc bệnh: Có. . . . .Không. . . .

(Nếu có mô tả quy mô, Khoảng cách với khu khác).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Khu tiêu hủy gia súc bệnh: Có. . . .Không . . . .

- Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi: Có . . . . Không . . ..

- Phòng thay quần áo: Có. . . . .Không . . . .

- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: Có. . . . Không. . . .

(Nếu có mô tả phòng tắm, hoá chất sát trùng).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại: Có. . . . Không . . . . .

(Nếu có mô tả, hoá chất sát trùng).

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng

- Quy mô: Tổng đàn: . . . .

- Cơ cấu đàn: Ví dụ: Lợn nái . . . . .con

Lợn đực giống . . . .con

Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến khi cai sữa (theo mẹ).

Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn choai): . . . .

Lợn thịt > 4 tháng: .................................................

- Sản phẩm bán ra: (loại gia súc gì). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm:

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

4. Nguồn nhân lực

- Người quản lý: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Số công nhân chăn nuôi: . . . . Số được đào tạo . . . .Số chưa được đào tạo . .

- Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

15. Hệ thống quản lý chăn nuôi

- Gồm những giống gia súc gì ? nhập từ đâu?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến ? thức ăn xanh?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự nhiên?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm.

Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ...

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong tuần, tháng làm gì?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại động vật: Có. .. Không . . . .

(nếu có cung cấp bản photo kèm theo)

- Nội quy ra vào trại: Có. . . . Không . . . .

(Nếu có photo kèm theo)

- Chế độ tiêm phòng: Loại vắc-xin, thời gian tiêm?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp nào?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? ước tính số lượng mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 12 tháng qua

- Tình hình dịch bệnh động vật tại trại?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh.

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Kết quả thực hiện giám sát dịch bệnh động vật tại trại?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị giá bao nhiêu?

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

. . . . . . . ., ngày tháng năm
Chủ cơ sở

Ghi chú:

Nếu có hoặc không đánh ấu " v"

PHỤ LỤC IIB

MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN …..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………

………, ngày …… tháng …… năm ……

BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ

Kính gửi: Cục Thú y.

I. ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG

1. Địa Điểm vùng an toàn dịch bệnh:

2. Địa lý tự nhiên:

3. Khí hậu, thời Tiết:

4. Giao thông:

5. Sông rạch:

6. Đặc Điểm kinh tế - xã hội:

7. Hệ thống thú y:

II. CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Đặc Điểm, tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn:

2. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm, nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình:

III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH

1. Mục đích, yêu cầu

2. Nội dung kế hoạch

3. Giải pháp thực hiện kế hoạch

3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra

3.2. Về nguồn lực

a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.

3.3. Kế hoạch sử dụng vắc xin (nêu kết quả cụ thể)

3.4. Chương trình giám sát dịch bệnh (nêu kết quả cụ thể)

3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác

a) Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra.

b) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

c) Về kiểm dịch vận chuyển

d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

đ) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y

e) Quản lý người hành nghề thú y

3.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính

5. Tổ chức thực hiện

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ


Nơi nhận:
- Như trên;
- ...................;
- Cơ quan Thú y vùng;
- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN …..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……………………

………, ngày …… tháng …… năm ……

BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN

VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

Kính gửi: Cục Thú y.

I. ĐIỀU KIỆN CỦA VÙNG

1. Địa Điểm vùng an toàn dịch bệnh:

2. Địa lý tự nhiên:

3. Khí hậu, thời Tiết:

4. Giao thông:

5. Sông rạch:

6. Đặc Điểm kinh tế - xã hội:

7. Hệ thống thú y:

II. CHĂN NUÔI VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

1. Đặc Điểm, tình hình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn:

2. Tình hình dịch bệnh động vật trên địa bàn trong năm (nêu rõ nguyên nhân, nhận định tình hình):

III. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH

1. Mục đích, yêu cầu

2. Nội dung kế hoạch

3. Giải pháp thực hiện kế hoạch

3.1. Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra

3.2. Về nguồn lực

a) Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

b) Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, Điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu.

3.3. Kế hoạch sử dụng vắc xin (nêu kết quả cụ thể)

3.4. Chương trình giám sát dịch bệnh (nêu kết quả cụ thể)

3.5. Các giải pháp kỹ thuật khác

a) Các biện pháp xử lý khi có dịch bệnh xảy ra

b) Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc

c) Về kiểm dịch vận chuyển

d) Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

đ) Về quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y

e) Quản lý người hành nghề thú y;

3.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động thú y trên địa bàn; tập huấn cho người chăn nuôi, nhân viên thú y xã, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống thú y địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ trương, chính sách, các quy định của nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

4. Nguồn kinh phí và cơ chế tài chính

5. Tổ chức thực hiện

Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch.

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ


Nơi nhận:
- Như trên;
- ...................;
- Cơ quan Thú y vùng;
- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu

PHỤ LỤC IV

SỐ LƯỢNG MẪU GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

A. Giám sát bệnh động vật

1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên

a) Công thức tính số mẫu: Số lượng gia súc, gia cầm được lấy mẫu để xét nghiệm phải t nh dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán là 10% theo công thức sau:

n: Số mẫu cần lấy

p: Xác suất để phát hiện được bệnh (0,95)

d: Số con mắc bệnh (d=N x P)

P: Tỷ lệ hiện mắc dự đoán (Ví dụ: 10%)

N: Tổng đàn vật nuôi

Riêng đối với bệnh Lao bò, kiểm tra bằng phản ứng tiêm nội bì đối với 100% động vật thuộc diện phải kiểm tra.

b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để xác định bệnh động vật

Tổng đàn

Tỷ lệ hiện mắc dự đoán

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

10

10

10

10

10

10

10

7

20

20

20

20

20

19

15

10

30

30

30

30

30

26

18

11

40

40

40

40

39

31

20

11

50

50

50

50

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1000

950

450

258

138

57

29

14

5000

2253

564

290

147

59

29

14

10000

2588

581

294

148

59

29

14

¥

2995

598

299

149

59

29

14

2. Xử lý kết quả kiểm tra

a) Trường hợp không phát hiện bệnh: Đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là không có mầm bệnh lưu hành đối với bệnh được kiểm tra và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.

b) Trường hợp phát hiện bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh cụ thể đối với từng bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

B. Giám sát sau tiêm phòng

1. Số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu xét nghiệm để đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng:

a) Công thức tính để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:

n1 = Số mẫu huyết thanh cần lấy

p = Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán

d = Sai số ước lượng (Ví dụ: 10%)

b) Bảng tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ có đạt mức 80% hay không:

Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán

Sai số ước lượng

10%

5%

1%

10%

35

138

3457

20%

61

246

6147

30%

81

323

8067

40%

92

369

9220

50%

96

384

9604

60%

92

369

9220

70%

81

323

8067

80%

61

246

6147

90%

35

138

3457

Ghi chú: Yêu cầu số lượng mẫu huyết thanh cần lấy là 61 mẫu (dựa trên Tỷ lệ có kháng thể bảo hộ ước đoán là 80% và Sai số ước lượng là 10%).

b) Trường hợp quy mô đàn dưới 2000 con thì tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu huyết thanh theo công thức sau:

n2: Số mẫu huyết thanh cần lấy

N: Tổng đàn

n1: Số mẫu huyết thanh cần lấy (theo công thức tại Điểm a) nêu trên)

2. Xử lý kết quả xét nghiệm

a) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt từ 70% trở lên, đàn gia súc, gia cầm được đánh giá là có miễn dịch đạt tỷ lệ bảo hộ và cơ sở được sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để đăng ký cơ sở an toàn dịch bệnh.

b) Trường hợp tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng đạt dưới 70%, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cơ sở tổ chức tiêm phòng lại hoặc áp dụng biện pháp giám sát bệnh tại Mục của Phụ lục này.

C. Chọn mẫu hai giai đoạn áp dụng đối với xã an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (trừ bệnh Lao)

1. Lập Danh sách hộ gia đình, cơ sở có nuôi gia súc, gia cầm kèm theo số lượng cụ thể gia súc, gia cầm (gọi chung là cơ sở chăn nuôi).

2. Giai đoạn 1: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi (số lượng là X cơ sở)

a) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục A của Phụ lục này.

b) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng cơ sở chăn nuôi phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp cơ sở chăn nuôi) có đạt mức 70% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục B của Phụ lục này.

Lựa chọn ngẫu nhiên các cơ sở chăn nuôi trong Danh sách tại Khoản 1 Mục này cho đến khi đủ số lượng X cơ sở.

3. Giai đoạn 2: Tính số lượng gia súc, gia cầm (số lượng là Y con động vật) nuôi trong xã cần phải lấy mẫu.

a) Trường hợp giám sát bệnh động vật: Tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ hiện mắc dự đoán (đối với cấp động vật nuôi) là 5%, sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục A của Phụ lục này.

b) Trường hợp giám sát sau tiêm phòng: Tính số lượng gia súc, gia cầm phải lấy mẫu để đánh giá tỷ lệ bảo hộ (đối với cấp động vật nuôi) có đạt mức 70% hay không (sai số ước lượng là 10%), sử dụng công thức hoặc Bảng tính số lượng tại Mục B của Phụ lục này.

Tính số lượng động vật cần lấy mẫu trong mỗi cơ sở chăn nuôi (số trung bình) tại Khoản 4 Mục này bằng cách lấy Y chia cho X.

4. Lựa chọn ngẫu nhiên số lượng gia súc, gia cầm trong mỗi cơ sở chăn nuôi cho đến khi đủ số lượng Y/X con động vật. Trường hợp cơ sở chăn nuôi không có đủ số lượng Y/X con động vật, người thực hiện lấy mẫu Điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp với thực tế, bảo đảm lấy đủ số lượng Y con động vật tại X cơ sở chăn nuôi.

Xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm theo hướng dẫn tại Mục A và Mục B của Phụ lục này./.

PHỤ LỤC V

SỐ LƯỢNG MẪU CẦN PHẢI LẤY ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Số lượng mẫu được tính dựa theo quy trình và công thức sau:

1. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản ở hai giai đoạn, gồm:

- Giai đoạn 1: Lựa chọn số lượng ao cần phải lấy mẫu (ví dụ tại Bảng 1).

- Giai đoạn 2: Tại mỗi ao được lựa chọn tại giai đoạn 1, lựa chọn số lượng cá thể động vật cần lấy mẫu (ví dụ tại Bảng 2).

2. Công thức tính số lượng mẫu:

Trong đó:

- n: Là số ao (nếu tính số lượng ao), số cá thể (nếu tính số lượng cá thể động vật) cần lấy mẫu.

- a: Mức độ tin cậy = 1 – p (p là độ tin cậy 95%);

- N: Là tổng số ao (nếu tính số lượng ao), tổng số cá thể (nếu tính số lượng cá thể động vật).

- D: Là số ao, số cá thể động vật có thể bị bệnh. D = Se x P x N

Trong đó:

+ S: Độ nhạy của phương pháp xét nghiệm.

+ P: Mức độ lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh.

BẢNG 1

TÍNH SỐ LƯỢNG AO, BỂ CẦN PHẢI LẤY MẪU ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Tổng số ao, bể

Số ao, bể phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ (%) lưu hành ước tính ở cấp độ ao

P=1%

P=2%

P=3%

P=4%

P=5%

P=6%

P=7%

P=8%

P=9%

P=10%

P=15%

P=20%

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

5

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

6

8

8

8

8

8

8

8

8

8

8

8

7

7

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

8

7

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

8

7

11

11

11

11

11

11

11

11

11

10

10

9

8

12

12

12

12

12

12

12

12

11

11

11

9

8

13

13

13

13

13

13

13

13

12

12

12

10

8

14

14

14

14

14

14

14

13

13

13

12

10

9

15

15

15

15

15

15

15

14

14

13

13

11

9

16

16

16

16

16

16

15

15

14

14

13

11

9

17

17

17

17

17

17

16

16

15

14

14

11

9

18

18

18

18

18

17

17

16

16

15

14

11

9

19

19

19

19

19

18

18

17

16

15

15

12

10

20

20

20

20

20

19

18

17

17

16

15

12

10

21

21

21

21

20

20

19

18

17

16

16

12

10

22

22

22

22

21

21

20

19

18

17

16

12

10

23

23

23

23

22

21

20

19

18

17

16

13

10

24

24

24

24

23

22

21

20

19

18

17

13

10

25

25

25

25

24

23

21

20

19

18

17

13

10

26

26

26

26

25

23

22

21

19

18

17

13

10

27

27

27

26

25

24

22

21

20

19

18

13

11

28

28

28

27

26

25

23

22

20

19

18

13

11

29

29

29

28

27

25

24

22

21

19

18

14

11

30

30

30

29

27

26

24

22

21

20

18

14

11

31

31

31

30

28

26

24

23

21

20

19

14

11

32

32

32

31

29

27

25

23

22

20

19

14

11

33

33

33

31

29

27

25

24

22

20

19

14

11

34

34

34

32

30

28

26

24

22

21

19

14

11

35

35

35

33

31

28

26

24

22

21

19

14

11

36

36

36

34

31

29

27

25

23

21

20

14

11

37

37

36

34

32

29

27

25

23

21

20

14

11

38

38

37

35

32

30

27

25

23

21

20

15

11

39

39

38

36

33

30

28

25

23

22

20

15

11

40

40

39

37

34

31

28

26

24

22

20

15

11

41

41

40

37

34

31

28

26

24

22

20

15

11

42

42

41

38

35

31

29

26

24

22

21

15

11

43

43

42

39

35

32

29

26

24

22

21

15

12

44

44

43

39

36

32

29

27

24

23

21

15

12

45

45

43

40

36

33

30

27

25

23

21

15

12

46

46

44

41

37

33

30

27

25

23

21

15

12

47

47

45

41

37

33

30

27

25

23

21

15

12

48

48

46

42

38

34

30

28

25

23

21

15

12

49

49

47

42

38

34

31

28

25

23

22

15

12

50

50

48

43

38

34

31

28

26

23

22

15

12

51

51

48

44

39

35

31

28

26

24

22

15

12

52

52

49

44

39

35

31

28

26

24

22

15

12

53

53

50

45

40

35

32

29

26

24

22

16

12

54

54

51

45

40

36

32

29

26

24

22

16

12

55

55

51

46

40

36

32

29

26

24

22

16

12

56

56

52

46

41

36

32

29

26

24

22

16

12

57

57

53

47

41

36

33

29

27

24

22

16

12

58

58

54

47

42

37

33

29

27

24

22

16

12

59

59

54

48

42

37

33

30

27

25

23

16

12

60

60

55

48

42

37

33

30

27

25

23

16

12

61

61

56

49

43

38

33

30

27

25

23

16

12

62

62

56

49

43

38

34

30

27

25

23

16

12

63

63

57

50

43

38

34

30

27

25

23

16

12

64

64

58

50

44

38

34

30

27

25

23

16

12

65

65

58

51

44

38

34

30

28

25

23

16

12

66

65

59

51

44

39

34

31

28

25

23

16

12

67

66

60

52

45

39

34

31

28

25

23

16

12

68

67

60

52

45

39

35

31

28

25

23

16

12

69

68

61

52

45

39

35

31

28

25

23

16

12

70

69

62

53

45

40

35

31

28

25

23

16

12

71

70

62

53

46

40

35

31

28

26

23

16

12

72

71

63

54

46

40

35

31

28

26

23

16

12

73

72

63

54

46

40

35

31

28

26

24

16

12

74

73

64

54

46

40

35

32

28

26

24

16

12

75

74

65

55

47

41

36

32

28

26

24

16

12

76

75

65

55

47

41

36

32

29

26

24

16

12

77

76

66

55

47

41

36

32

29

26

24

16

12

78

76

66

56

47

41

36

32

29

26

24

16

12

79

77

67

56

48

41

36

32

29

26

24

16

12

80

78

67

57

48

41

36

32

29

26

24

16

12

81

79

68

57

48

42

36

32

29

26

24

16

12

82

80

69

57

48

42

37

32

29

26

24

17

12

83

81

69

58

49

42

37

32

29

26

24

17

12

84

82

70

58

49

42

37

33

29

26

24

17

12

85

83

70

58

49

42

37

33

29

26

24

17

12

86

83

71

59

49

42

37

33

29

27

24

17

12

87

84

71

59

50

42

37

33

29

27

24

17

12

88

85

72

59

50

43

37

33

29

27

24

17

12

89

86

72

59

50

43

37

33

30

27

24

17

12

90

87

73

60

50

43

37

33

30

27

24

17

12

91

88

73

60

50

43

37

33

30

27

24

17

13

92

88

74

60

50

43

38

33

30

27

24

17

13

93

89

74

61

51

43

38

33

30

27

24

17

13

94

90

75

61

51

43

38

33

30

27

25

17

13

95

91

75

61

51

44

38

33

30

27

25

17

13

96

92

75

61

51

44

38

34

30

27

25

17

13

97

93

76

62

51

44

38

34

30

27

25

17

13

98

93

76

62

52

44

38

34

30

27

25

17

13

99

94

77

62

52

44

38

34

30

27

25

17

13

100

95

77

63

52

44

38

34

30

27

25

17

13

BẢNG 2

TÍNH SỐ LƯỢNG THỦY SẢN CẦN PHẢI LẤY MẪU ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH, TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Mật độ (cá thể thủy sản/m2)

Số cá thể thủy sản phải lấy mẫu dựa trên tỷ lệ (%) lưu hành ước tính ở cấp độ cá thể

P=1%

P=2%

P=3%

P=4%

P=5%

P=6%

P=7%

P=8%

P=9%

P=10%

P=15%

P=20%

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

3

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

4

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

5

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

6

8

8

8

8

8

8

8

8

8

8

8

7

7

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

8

7

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

8

7

11

11

11

11

11

11

11

11

11

10

10

9

8

12

12

12

12

12

12

12

12

11

11

11

9

8

13

13

13

13

13

13

13

13

12

12

12

10

8

14

14

14

14

14

14

14

13

13

13

12

10

9

15

15

15

15

15

15

15

14

14

13

13

11

9

16

16

16

16

16

16

15

15

14

14

13

11

9

17

17

17

17

17

17

16

16

15

14

14

11

9

18

18

18

18

18

17

17

16

16

15

14

11

9

19

19

19

19

19

18

18

17

16

15

15

12

10

20

20

20

20

20

19

18

17

17

16

15

12

10

21

21

21

21

20

20

19

18

17

16

16

12

10

22

22

22

22

21

21

20

19

18

17

16

12

10

23

23

23

23

22

21

20

19

18

17

16

13

10

24

24

24

24

23

22

21

20

19

18

17

13

10

25

25

25

25

24

23

21

20

19

18

17

13

10

26

26

26

26

25

23

22

21

19

18

17

13

10

27

27

27

26

25

24

22

21

20

19

18

13

11

28

28

28

27

26

25

23

22

20

19

18

13

11

29

29

29

28

27

25

24

22

21

19

18

14

11

30

30

30

29

27

26

24

22

21

20

18

14

11

31

31

31

30

28

26

24

23

21

20

19

14

11

32

32

32

31

29

27

25

23

22

20

19

14

11

33

33

33

31

29

27

25

24

22

20

19

14

11

34

34

34

32

30

28

26

24

22

21

19

14

11

35

35

35

33

31

28

26

24

22

21

19

14

11

36

36

36

34

31

29

27

25

23

21

20

14

11

37

37

36

34

32

29

27

25

23

21

20

14

11

38

38

37

35

32

30

27

25

23

21

20

15

11

39

39

38

36

33

30

28

25

23

22

20

15

11

40

40

39

37

34

31

28

26

24

22

20

15

11

41

41

40

37

34

31

28

26

24

22

20

15

11

42

42

41

38

35

31

29

26

24

22

21

15

11

43

43

42

39

35

32

29

26

24

22

21

15

12

44

44

43

39

36

32

29

27

24

23

21

15

12

45

45

43

40

36

33

30

27

25

23

21

15

12

46

46

44

41

37

33

30

27

25

23

21

15

12

47

47

45

41

37

33

30

27

25

23

21

15

12

48

48

46

42

38

34

30

28

25

23

21

15

12

49

49

47

42

38

34

31

28

25

23

22

15

12

50

50

48

43

38

34

31

28

26

23

22

15

12

51

51

48

44

39

35

31

28

26

24

22

15

12

52

52

49

44

39

35

31

28

26

24

22

15

12

53

53

50

45

40

35

32

29

26

24

22

16

12

54

54

51

45

40

36

32

29

26

24

22

16

12

55

55

51

46

40

36

32

29

26

24

22

16

12

56

56

52

46

41

36

32

29

26

24

22

16

12

57

57

53

47

41

36

33

29

27

24

22

16

12

58

58

54

47

42

37

33

29

27

24

22

16

12

59

59

54

48

42

37

33

30

27

25

23

16

12

60

60

55

48

42

37

33

30

27

25

23

16

12

61

61

56

49

43

38

33

30

27

25

23

16

12

62

62

56

49

43

38

34

30

27

25

23

16

12

63

63

57

50

43

38

34

30

27

25

23

16

12

64

64

58

50

44

38

34

30

27

25

23

16

12

65

65

58

51

44

38

34

30

28

25

23

16

12

66

65

59

51

44

39

34

31

28

25

23

16

12

67

66

60

52

45

39

34

31

28

25

23

16

12

68

67

60

52

45

39

35

31

28

25

23

16

12

69

68

61

52

45

39

35

31

28

25

23

16

12

70

69

62

53

45

40

35

31

28

25

23

16

12

71

70

62

53

46

40

35

31

28

26

23

16

12

72

71

63

54

46

40

35

31

28

26

23

16

12

73

72

63

54

46

40

35

31

28

26

24

16

12

74

73

64

54

46

40

35

32

28

26

24

16

12

75

74

65

55

47

41

36

32

28

26

24

16

12

76

75

65

55

47

41

36

32

29

26

24

16

12

77

76

66

55

47

41

36

32

29

26

24

16

12

78

76

66

56

47

41

36

32

29

26

24

16

12

79

77

67

56

48

41

36

32

29

26

24

16

12

80

78

67

57

48

41

36

32

29

26

24

16

12

81

79

68

57

48

42

36

32

29

26

24

16

12

82

80

69

57

48

42

37

32

29

26

24

17

12

83

81

69

58

49

42

37

32

29

26

24

17

12

84

82

70

58

49

42

37

33

29

26

24

17

12

85

83

70

58

49

42

37

33

29

26

24

17

12

86

83

71

59

49

42

37

33

29

27

24

17

12

87

84

71

59

50

42

37

33

29

27

24

17

12

88

85

72

59

50

43

37

33

29

27

24

17

12

89

86

72

59

50

43

37

33

30

27

24

17

12

90

87

73

60

50

43

37

33

30

27

24

17

12

91

88

73

60

50

43

37

33

30

27

24

17

13

92

88

74

60

50

43

38

33

30

27

24

17

13

93

89

74

61

51

43

38

33

30

27

24

17

13

94

90

75

61

51

43

38

33

30

27

25

17

13

95

91

75

61

51

44

38

33

30

27

25

17

13

96

92

75

61

51

44

38

34

30

27

25

17

13

97

93

76

62

51

44

38

34

30

27

25

17

13

98

93

76

62

52

44

38

34

30

27

25

17

13

99

94

77

62

52

44

38

34

30

27

25

17

13

100

95

77

63

52

44

38

34

30

27

25

17

13

PHỤ LỤC VIA

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

.................., ngày tháng năm ……..

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Kính gửi: (Cơ quan thú y)

1. Tên cơ sở: ………………………………..……………….…………………

Địa chỉ: ………………………………..…………………….…………………..

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

2. Tên chủ cơ sở: ................................................................................................

Địa chỉ thường trú: ..............................................................................................

Điện thoại: ……………. Fax: ………..………Email:…………………………..

3. Đăng ký chứng nhận:

Lần đầu

Đánh giá lại

Cấp lại

Bổ sung

Cấp đổi

Lý do khác: .................................... ................

(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: .........…………………………...

…………………………………………………………………………………..)

4. Loại hình hoạt động: Sản xuất giống Nuôi thương phẩm Làm cảnh

5. Thị trường tiêu thụ: Nội địa Xuất khẩu Cả nội địa, xuất khẩu

6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ......................................

trên đối tượng….................................................. .................................................

7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).

Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu) (*)

(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

PHỤ LỤC VIB

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐỐI VỚI CƠ SỞ CHĂN NUÔI CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

V/v đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

………., ngày ..… tháng…… năm .....

Kính gửi: (Tên Cơ quan thú y)

Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ……….. đề nghị (tên Cơ quan thú y) xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Kèm theo là …………………………………………….../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)


Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để báo cáo);
- ...................;
- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu

PHỤ LỤC VIC

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

V/v đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn

………., ngày ..… tháng…… năm .....

Kính gửi: Cục Thú y.

Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân huyện/tỉnh ……….. đề nghị Cục Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Kèm theo là:

- ………………………………………………..;

- …………………………………………………../.

(Trường hợp cấp đổi phải ghi rõ lý do)


Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND cấp trên hoặc Bộ NN&PTNT (để báo cáo);
- Sở NN&PTNT;
- Chi cục Thú y;
- Lưu: ........

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Ký tên, đóng dấu

PHỤ LỤC VID

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên vùng nuôi trồng thủy sản
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

V/v đăng ký chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản

………., ngày … tháng … năm .....

Kính gửi: Cục Thú y.

Thực hiện quy định tại Thông tư số /2016/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật, Đại diện vùng nuôi trồng thủy sản …………….. (ghi tên vùng nuôi) kính đề nghị Cục Thú y xét duyệt hồ sơ đăng ký và cấp/cấp lại/cấp đổi Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản.

Thông tin liên lạc:

Họ và tên:

Chức vụ:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Kèm theo là:

- ………………………………………………..;

- …………………………………………………….../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND huyện (để b/c);
- Chi cục Thú y (để b/c);
- UBND các xã liên quan (để b/c);
- Lưu: ........

TM. VÙNG NUÔI

PHỤ LỤC VII

MẪU BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

…......., ngày…… tháng …… năm ……..

BÁO CÁO ĐIỀU KIỆN

CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Kính gửi: ………………………………………..

1. Vị trí cơ sở:

- Các khu vực xung quanh………………………………………………...

- Hệ thống bao quanh cơ sở: Có Không ; ngăn cách với cơ sở xung quanh bằng .............................................................................................

- Nguồn nước: Ngọt Mặn

- Vị trí giao thông:……………………………………………………...…

- Hệ thống điện: ………………….………………………………………

2. Điều kiện cơ sở sản xuất

2.1. Diện tích cơ sở (ghi chi Tiết từng hạng Mục): ………………………………

2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng……………………………………………………...

2.2.1. Sơ đồ bố trí mặt bằng (bản vẽ kèm theo)

Hệ thống bể trong khu vực có mái che: Có Không

2.2.2. Hệ thống ao và cấp thoát nước

- Hệ thống ao bể Có Không

- Hệ thống cấp thoát nước Có Không

- Khu vực xử lý Có Không

2.3. Trang thiết bị phục vụ sản xuất

2.4. Thực trạng sản xuất

2.4.1. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng đối với:

- Hệ thống ao, bể:

Không

Loại hóa chất:……….

- Thiết bị, dụng cụ:

Không

Loại hóa chất:……….

- Nguồn nước:

Không

Loại hóa chất:……….

- Xử lý thủy sản chết:

Không

Loại hóa chất:……….

- Vệ sinh cá nhân:

Không

2.4.2. Biện pháp phòng bệnh

- Xử lý khi cải tạo ao, bể: Không Có

Loại hóa chất: ............................................................................................

- Thay nước định kỳ: Không Có

- Dinh dưỡng: Không Có Nếu có, ghi rõ

Loại gì: ..................................................................................................

- Vệ sinh ao/bể: Không Có Nếu có, ghi rõ

Loại hóa chất: ............................................................................................

2.4.3.Tình hình sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh:

- Kháng sinh Không Có Nếu có, ghi rõ

Loại gì: ……………………………………………………………………

- Diệt khuẩn định kỳ Không Có Nếu có, ghi rõ

Loại hóa chất: …………………………………………………………….

- Bón vi sinh định kỳ Không Có Nếu có, ghi rõ

Loại gì: ..................................................................................................

2.5. Hồ sơ ghi chép

2.5.1. Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản bố mẹ nhập, xuất

Ghi chép theo dõi số lượng thủy sản giống xuất

Ghi chép quá trình nuôi, chăm sóc thủy sản

2.5.2. Ghi chép tình hình dịch bệnh tại cơ sở: Không Có Lý do:

Có xét nghiệm bệnh trước khi cho thủy sản sinh sản không?..................

Nếu có xét nghiệm bệnh gì?..............................Đơn vị xét nghiệm?...................................

Nếu phát hiện có tác nhân gây bệnh, xử lý như thế nào?.......................

Chủ cơ sở
(ký tên, đóng dấu) (*)

(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)

PHỤ LỤC VIIIA

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIỐNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên cơ quan kiểm tra)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...………., ngày ....... tháng .... năm .....

BIÊN BẢN

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN GIỐNG AN TOÀN DỊCH BỆNH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

2. Tên cơ sở kiểm tra: ...........................................................................................................

- Địa chỉ: ...............................................................................................................................

- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: ...................................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ quyết định thành lập: .

…………………………………………………………………………………………

Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………

- Người đại diện của cơ sở: …........................................... Chức vụ: .............................

- Mã số cơ sở (nếu có): ................................................... ...............................................

3. Địa Điểm kiểm tra:

- Địa chỉ: .........................................................................................................................

- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ...................................... Chức vụ: ...............................

....................................................................................... ..................................................

....................................................................................... ..................................................

....................................................................................... ..................................................

5. Đối tượng sản xuất: ..................................................................................................

....................................................................................... ..................................................

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

STT

Nội dung cần đánh giá

Kết quả kiểm tra, phân loại

Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục

Đạt

Mức lỗi

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

I

Nhóm các tiêu chí về địa Điểm và đăng ký sản xuất, kinh doanh

1

Địa Điểm của cơ sở sản xuất thủy sản giống, đăng ký sản xuất, kinh doanh

[ ]

[ ]

II

Nhóm các tiêu chí về ghi chép, hồ sơ cho từng lô sản xuất

2

Ghi chép về sử dụng thủy sản giống bố mẹ, quá trình sinh sản giống

[ ]

[ ]

[ ]

3

Ghi chép về các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất , kết quả xét nghiệm

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

4

Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

5

Nguồn gốc, xuất xứ, kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định

[ ]

[ ]

[ ]

III

Nhóm các tiêu chí về người trực tiếp tham gia sản xuất, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

6

Trình độ nhân viên kỹ thuật

[ ]

[ ]

7

Khu cách ly theo dõi sức khỏe giống thuỷ sản mới nhập về

[ ]

[ ]

[ ]

8

Hệ thống xử lý nước cấp như ao chứa, ao lắng, hệ thống lọc nước và hệ thống bể đẻ, bể ương nuôi ấu trùng và nuôi thức ăn kèm phiếu kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước.

[ ]

[ ]

[ ]

9

Biện pháp ngăn chặn các loài động vật xâm nhập, không rò rỉ nước từ nơi nuôi giữ ra ngoài và ngược lại

[ ]

[ ]

10

Hệ thống xử lý nước thải

[ ]

[ ]

[ ]

11

Kho nguyên vật tư, dụng cụ và trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh giống thuỷ sản

[ ]

[ ]

[ ]

IV

Nhóm các tiêu chí về chất lượng nguồn nước cấp và nước thải

12

Chất lượng nước nguồn nước cấp

[ ]

[ ]

[ ]

13

Chất lượng nước thải

[ ]

[ ]

[ ]

V

Nhóm các tiêu chí về lao động và vệ sinh, khử trùng

14

Trang bị bảo hộ lao động

[ ]

[ ]

15

Khu vệ sinh cho công nhân

[ ]

[ ]

16

Thu gom xử lý rác thải và vệ sinh cơ sở sản xuất

[ ]

[ ]

17

Các nội quy, quy trình vệ sinh, xử lý dịch bệnh, quy định khử trùng…

[ ]

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu

17

11

15

4

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

....

Số chỉ tiêu không đạt

...

...

...

III. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ NHẬN BIẾT, XỬ LÝ DỊCH BỆNH

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu, số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu,..)

...........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Đề xuất xếp loại cơ sở:..............................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Mức lỗi

Đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Đạt

>9

≤ 6

≤ 2

0

Không đạt

-

-

-

≥ 1

Không đạt

-

-

>2

0

Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30%, Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.

PHỤ LỤC VIIIB

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ NUÔI THỦY SẢN THƯƠNG PHẨM AN TOÀN DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tên Cơ quan Thú y)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày … tháng … năm .....

BIÊN BẢN

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THƯƠNG PHẨM AN TOÀN DỊCH BỆNH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Ngày kiểm tra: ...........................................................................................................

2. Tên cơ sở kiểm tra: ..................................................................................................

- Địa chỉ: ........................................................................................................................

- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: ............................

- Tên và số giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/ quyết định thành lập: .

…………………………………………………………………………………………

Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………

- Người đại diện của cơ sở: …........................................... Chức vụ: .............................

- Mã số cơ sở (nếu có): ................................................... ...............................................

3. Địa Điểm kiểm tra:

- Địa chỉ: .........................................................................................................................

- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................

4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ...................................... Chức vụ: ...............................

....................................................................................... ..................................................

....................................................................................... ..................................................

....................................................................................... ..................................................

5. Đối tượng nuôi: ……......; diện tích nuôi: ................; Hình thức nuôi: ................

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Phần 1. Biểu mẫu kiểm tra cơ sở nuôi trồng thủy sản

TT

Nội dung cần đánh giá

Kết quả kiểm tra đánh giá

Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục

Đạt

Mức lỗi

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

I

Nhóm các tiêu chí về hồ sơ quản lý của cơ sở nuôi

1

Ghi nhật ký nuôi; Lưu giữ các chứng từ liên quan

[ ]

[ ]

2

Ghi chép về các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất, kết quả xét nghiệm.

[ ]

[ ]

[ ]

3

Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền.

[ ]

[ ]

[ ]

II

Nhóm các tiêu chí về địa Điểm, cơ sở hạ tầng và công trình phụ trợ

4

Địa Điểm của cơ sở nuôi, biện pháp ngăn chặn động vật ra vào cơ sở

[ ]

[ ]

5

Đối với ao nuôi, ngăn chặn rò rỉ nước từ nơi nuôi ra môi trường và ngược lại

[ ]

[ ]

[ ]

6

Hệ thống xử lý nước cấp, kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước

[ ]

[ ]

7

Hệ thống cấp và thoát nước

[ ]

[ ]

8

Khu xử lý bùn thải

[ ]

[ ]

9

Khu xử lý rác thải và động vật thủy sản chết

[ ]

[ ]

[ ]

10

Kho chứa

[ ]

[ ]

[ ]

11

Quy định về nhà vệ sinh

[ ]

[ ]

[ ]

II

Nhóm các tiêu chí về máy móc, dụng cụ chuyên dùng

12

Thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản: Máy sục khí, quạt nước, bơm nước

[ ]

[ ]

[ ]

13

Dụng cụ (vợt vớt bẩn, thuyền, thau nhựa, xô nhựa) chuyên dùng trong quá trình sản xuất (chỉ áp dụng với cơ sở nuôi tôm)

[ ]

[ ]

IV

Nhóm các tiêu chí về công tác quản lý hoạt động nuôi tại cơ sở

14

Cải tạo ao

[ ]

[ ]

15

Sử dụng con giống: kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định

[ ]

[ ]

[ ]

16

Sử dụng thức ăn và chất bổ sung thức ăn

[ ]

[ ]

[ ]

17

Sử dụng thuốc thú y thủy sản

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

18

Sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

[ ]

[ ]

19

Phòng thử nghiệm được chỉ định (hoặc hợp đồng với PTN)

[ ]

[ ]

20

Công tác quản lý ao nuôi

[ ]

[ ]

[ ]

21

Quy định về bảo hộ lao động

[ ]

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu

21

9

20

5

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

....

Số chỉ tiêu không đạt

...

...

...

III. ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ NHẬN BIẾT, XỬ LÝ DỊCH BỆNH

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

2. Đề xuất xếp loại cơ sở:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

……, ngày tháng năm .....
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có)

……, ngày tháng năm .....
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Mức lỗi

Đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Đạt

>12

≤ 7

≤ 2

0

không đạt

-

-

-

≥ 1

không đạt

-

-

>2

0

Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30 , Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.

PHỤ LỤC VIIIC

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày … tháng … năm .....

BIÊN BẢN

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN AN TOÀN DỊCH BỆNH

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Ngày kiểm tra: ...........................................................................................................

2. Vùng kiểm tra: ...........................................................................................................

- Địa chỉ: ..........................................................................................................................

- Đại diện liên hệ: …………………………………………………………………………

- Điện thoại: ...................................Fax: ............................... Email: .............................

…………………………………………………………………………………………

Tên cơ quan cấp: …………………………………………..Ngày cấp: ………………

- Số cơ sở trong vùng ….. ................................................. Tổng diện tích……………

- Sơ đồ bố trí mặt bằng các cơ sở trong vùng

4. Thành phần Đoàn kiểm tra: ... Chức vụ: .......................

....................................................................................... .................................................

....................................................................................... .................................................

....................................................................................... .................................................

5. Đối tượng nuôi: ……...................... Hình thức nuôi: ................

II. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

Phần 1. Biểu mẫu kiểm tra vùng nuôi trồng thủy sản

TT

Nội dung cần đánh giá

Kết quả kiểm tra đánh giá

Diễn giải các lỗi, hành động và thời gian khắc phục

Đạt

Mức lỗi

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

I

Nhóm các tiêu chí về hồ sơ quản lý

1

Ghi nhật ký nuôi theo mẫu thống nhất

trong vùng; Lưu giữ các chứng từ liên quan (tại cơ sở)

[ ]

[ ]

2

Ghi chép, Tổng hợp các lần thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ, đột xuất, kết quả xét nghiệm của vùng

[ ]

[ ]

[ ]

3

Biện pháp đã xử lý khi xảy ra dịch bệnh, kết quả xử lý, xác nhận của cơ quan thẩm quyền trong vùng

[ ]

[ ]

[ ]

II

Nhóm các tiêu chí về địa Điểm, cơ sở hạ tầng và công trình phụ trợ

4

Các quy định về biện pháp ngăn chặn động vật ra vào vùng, từng cơ sở

[ ]

[ ]

[ ]

5

Hệ thống xử lý nước cấp, kết quả kiểm tra lưu hành bệnh trong môi trường nước

[ ]

[ ]

6

Hệ thống cấp và thoát nước riêng và chung của vùng

[ ]

[ ]

7

Khu xử lý rác thải và động vật thủy sản chết

[ ]

[ ]

8

Quy định về vệ sinh chung trong vùng

[ ]

[ ]

III

Nhóm các tiêu chí về công tác quản lý hoạt động nuôi tại cơ sở/vùng

9

Cải tạo kênh cấp thoát nước chung

[ ]

[ ]

10

Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc con giống: kết quả kiểm dịch, xét nghiệm bệnh theo quy định

[ ]

[ ]

[ ]

[ ]

11

Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc thức ăn và chất bổ sung thức ăn

[ ]

[ ]

[ ]

12

Sử dụng thuốc thú y thủy sản

[ ]

[ ]

13

Quản lý, sử dụng chung/riêng nguồn gốc hóa chất, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản

[ ]

[ ]

14

Phòng thử nghiệm được chỉ định (hoặc hợp đồng với PTN)

[ ]

[ ]

15

Công tác quản lý ao/vùng nuôi

[ ]

[ ]

[ ]

16

Quy định về tổ chức, vận hành trong vùng

[ ]

[ ]

[ ]

Tổng số chỉ tiêu

16

5

15

4

Số chỉ tiêu đánh giá thực tế

....

Số chỉ tiêu không đạt

...

...

...

(Trường hợp đánh giá tại từng cơ sở: sử dụng biểu mẫu VIIIb)

III. ĐÁNH GIÁ XỬ LÝ DỊCH BỆNH XẢY RA TRONG VÙNG

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

IV. LẤY MẪU (nếu có) VÀ CHỈ ĐỊNH CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH (kèm theo Biên bản lấy mẫu)

1. Thông tin về mẫu lấy (loại mẫu; số lượng mẫu; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu...):

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Chỉ định chỉ tiêu phân tích:

................................................................................................................................. ........

..........................................................................................................................................

V. Ý KIẾN CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

1. Nhận xét của đoàn kiểm tra:

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

2. Đề xuất xếp loại vùng:

................................................................................................................................. .........

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

VI. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN VÙNG

................................................................................................................................. .........

...........................................................................................................................................

................................................................................................................................. .........

...........................................................................................................................................

……, ngày tháng năm .....
ĐẠI DIỆN VÙNG ĐƯỢC KIỂM TRA
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu-nếu có)

……, ngày tháng năm .....
TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

*Hướng dẫn xếp loại theo nhóm chỉ tiêu đánh giá

Kết quả đánh giá

Mức lỗi

Đạt

Nhẹ

Nặng

Nghiêm trọng

Đạt

>9

≤ 5

≤ 2

0

Không đạt

-

-

-

≥ 1

Không đạt

-

-

>2

0

Hoặc đạt yêu cầu khi: mức lỗi Nhẹ: ≤30 , Nặng < 10% tổng số chỉ tiêu đánh giá thực tế và không có lỗi nghiêm trọng.

PHỤ LỤC IX

MẪU NHẬT KÝ AO NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

NHẬT KÝ AO NUÔI SỐ: …………………………………………..

THÔNG TIN CHUNG

Tên chủ cơ sở nuôi: ………………………………………………....................

Điện thoại …………………………………………………...............................

Địa chỉ (ghi chi Tiết đến thôn/ấp, xã, huyện, tỉnh): …….....................................

Tọa độ PS: Toạ độ X …………........Toạ độ ……………….…….……….

Mã số cơ sở: ……………………………………………………………………

Mã ao/bể: …………………………………………………………………….

Diện tích ao/đầm/vuông: ………………(ha).

Ao có đường nước vào và thoát nước chung hay riêng biệt

(Đánh dấu vào ô bên): Chung Riêng

Ao nuôi đã được: Phơi đáy trong bao nhiêu ngày trước khi thả? ……….. Ngày

Thời gian nuôi/Niên vụ:…………………………………………………………

Ngày thu hoạch: ……………… Tổng sản lượng thu hoạch: ………………….

Tên cơ sở/công ty thu mua: ……………………………………………………..

SỔ THEO DÕI AO/BỂ NUÔI SỐ ………………

(Trang này và trang tiếp theo đóng thành 01 mặt để ghi chép, mỗi quyển có 1 trang này và trang tiếp theo)

Ao số (m ao): …………………… Mã số nhận diện: ………………………

Diện tích: ……..……m2 Chiều sâu mực nước:…… .m Tuổi ao nuôi:.….. năm

Loài thả: ……………………... Cán bộ hoặc tổ phụ trách kỹ thuật: ………………………..

Tọa độ PS: Kinh độ………………………... Vĩ độ: ……………………………

XỬ LÝ AO NUÔI TRƯỚC KHI THẢ (CHUẨN BỊ AO):

TT

Nội dung

Tên sản phẩm

Lượng sử dụng (kg)

Ghi chú

1

Thuốc, hóa chất diệt tạp, khử trùng trước khi nuôi

Diệt tạp:

Khử trùng:

2

Chỉ tiêu môi trường trường trước khi thả nuôi

Chỉ tiêu đo

Giá trị đo

Thời gian đo

Độ mặn

Độ kiềm

pH

Sáng chiều

Độ trong

Oxy hòa tan

Sáng chiều

……

THÔNG TIN GIỐNG:

Ngày thả

Nhà cung cấp

Mã số lô giống

Tuổi giống

Số lượng giống thả (con)

Giấy chứng nhận kiểm dịch số

Địa chỉ nhà cung cấp giống: …………………………………………………………………..

Đơn vị cấp giấy chứng nhận kiểm dịch: ………………………………………………………

Giống được xét nghiệm bệnh: ……………………………………………………………….

THÔNG TIN THỨC ĂN

TT

Hãng thức ăn (tên công ty)

Loại thức ăn (tươi sống, thức ăn viên)

Tổng số lượng của lô thức ăn (kg)

Ngày nhập kho (ngày/tháng/năm)

Ngày bắt đầu sử dụng (ngày/tháng/năm)

Ngày sử dụng cuối cùng của lô thức ăn (ngày/tháng/ năm)

SỔ THEO DÕI HÀNG NGÀY

(Trang này và trang tiếp theo đóng thành 01 mặt để ghi chép)

Ngày/ tháng

THỨC ĂN

Cỡ thủy sản hiện tại (con/kg)

Số lượng thủy sản chết quan sát được (con)

Dấu hiệu bất thường

Cỡ thức ăn

Mã lô thức ăn (lô thức ăn)

Khối lượng (kg)

Tổng trang

Lũy kế

THUỐC VÀ HÓA CHẤT

CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG

Tên thuốc

Liều dùng

Mục đích sử dụng (Điều trị, diệt khuẩn, ..)

Độ mặn

Độ kiềm

pH

Oxy hòa tan (mg/l)

NH3 (mg/l)

H2S (mg/l)

…..

PHỤ LỤC X

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-------------------------

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
CỤC THÚ Y VIỆT NAM
DEPARTMENT OF ANIMAL HEALTHEOF VIETNAM
---------------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

CERTIFICATE OF DISEASE FREE STATUS FOR ESTABLISHMENT/ZONE

CHỨNG NHẬN

THIS IS TO CERTIFY THAT

Cơ sở/vùng:

The establishment/zone:

Địa chỉ:

Address:

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh:

In recognition of the free status in regard to the following disease(s):

Số (No.): /TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến...........................

This certificate is valid to..............

…....., ngày…... tháng ....... năm ...
CỤC TRƯỞNG
Director General

PHỤ LỤC XI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Logo của Chi cục Thú y

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI CỤC THÚ Y…………
-----------------

GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

CHỨNG NHẬN

Cơ sở:

Địa chỉ:

Được chứng nhận an toàn dịch bệnh đối với các bệnh:

Số: /TY-ATDB

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ............................

……...., ngày….. tháng …... năm …...
CHI CỤC TRƯỞNG

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 14/2016/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/06/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Vũ Văn Tám
  • Ngày công báo: 16/07/2016
  • Số công báo: Từ số 559 đến số 560
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản