- 1Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 17/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục, thể thao tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4613/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 09 năm 2015 |
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
Căn cứ Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 07 tháng 05 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị;
Căn cứ Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Trên cơ sở Công văn số 2919/BĐPĐA ngày 23 tháng 8 năm 2012 của Ban Điều phối Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 tại tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
Phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam trong 20 năm (giai đoạn 2011 - 2030), nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ của người Việt Nam tại tỉnh Quảng Ngãi.
- Triển khai, thực hiện phải đồng bộ thống nhất trên toàn địa bàn của tỉnh.
- Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về Kế hoạch này để hình thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Định kỳ hàng năm có báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, rút ra bài học kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế và đề ra phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
II- THỰC TRẠNG THỂ LỰC, TẦM VÓC CON NGƯỜI QUẢNG NGÃI
a) Trong nước:
Theo số liệu do Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) điều tra công bố: Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta là 17,5% (chỉ tiêu cân nặng/tuổi); trong đó suy dinh dưỡng vừa (độ I) là 15,4%; suy dinh dưỡng nặng (độ II) là 18%; và suy dinh dưỡng rất nặng (độ III) là 0,3%. Toàn quốc có 20/63 tỉnh, thành phố mức suy dinh dưỡng trẻ em trên 20%. Ước tính nước ta có gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520 ngàn trẻ em gầy còm.
b) Tại tỉnh Quảng Ngãi:
Theo số liệu do Sở Y tế điều tra, khảo sát công bố tại báo cáo số 1222/BC-SYT ngày 29 tháng 8 năm 2014, tình hình trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng cơ thể nhẹ cân (tại những đơn vị chọn thí điểm thực hiện Đề án 641).
TT | ĐỊA PHƯƠNG | NĂM (%) | |||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | ||
Trung bình toàn tỉnh | 19,2 | 18,1 | 17,2 | 15,9 | |
1 | Thành phố Quảng Ngãi | 5,6 | 4,8 | 4,7 | 4,7 |
2 | Huyện Tư Nghĩa | 16,4 | 14,5 | 13,0 | 11,8 |
3 | Huyện Sơn Tịnh | 17,3 | 15,9 | 14,6 | 13,4 |
4 | Huyện Nghĩa Hành | 16,3 | 13,7 | 11,9 | 10,8 |
5 | Huyện Minh Long | 40,5 | 39,6 | 35,0 | 33,2 |
Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, tại các huyện miền núi, hải đảo vẫn còn khá cao. Mặt khác, tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi trên địa bàn tỉnh còn khá cao: Năm 2010 là 30,8% và năm 2013 là 25,5%; đặc biệt, các huyện miền núi tỷ lệ này đều >40%. Chính điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển “tầm vóc, thể lực” của người dân Quảng Ngãi trong những năm tới.
2. Thực trạng về thể lực, tầm vóc
Trong những năm qua, cùng với thành tựu đạt được trong công cuộc đổi mới của đất nước, công tác chăm sóc sức khỏe cũng như phong trào luyện tập thể dục thể thao hàng ngày của nhân dân ngày càng phát triển. Tố chất thể lực của thanh, thiếu niên ngày càng cải thiện. Tuy nhiên, tầm vóc, thể lực của con người Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra của Sở Y tế năm 2011 với 500 thanh niên tại 05 huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, kết quả như sau:
- Đối với nam:
+ Chiều cao trung bình 164,6 cm;
+ Lực bóp tay thuận 36,16 kg;
+ Quãng đường chạy tự do trong thời gian 5 phút trung bình đạt 959,42m.
- Đối với nữ:
+ Chiều cao trung bình 154,9 cm;
+ Lực bóp tay thuận 26,46 kg;
+ Quãng đường chạy tự do trong thời gian 5 phút trung bình đạt 789,46m.
- Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng để cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em dưới 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên lứa tuổi trưởng thành tại Quảng Ngãi;
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao thể trạng, tầm vóc người Quảng Ngãi góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng giống nòi và tăng cường sức khỏe, tuổi thọ cho người Quảng Ngãi.
a) Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên:
Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 165 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 168,5 cm; tăng từ 2 đến 3 cm.
- Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 157,5 cm; tăng từ 2 đến 3 cm.
b) Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh:
Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở Châu Á theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.050 m vào năm 2020; 1.150 m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 45 kg năm 2020; 48 kg năm 2030.
- Đối với nữ 18 tuổi:
+ Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 850 m vào năm 2020; 1.000 m năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 30 kg năm 2020; 34 kg năm 2030.
c) Hình thành phong trào của toàn xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam:
Mở rộng các hoạt động sinh hoạt văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, giúp con người phát triển hài hòa về thể lực, trí lực, tâm lực.
d) Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên:
Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây bất bình thường về chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Kế hoạch được thực hiện trong toàn tỉnh và chỉ đạo trọng điểm tại thành phố Quảng ngãi và các huyện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long.
Kế hoạch được thực hiện ở các đối tượng là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi.
Thời gian thực hiện Đề án là 20 năm, chia làm 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1
Từ năm 2011 - 2016: Hoàn tất công tác chuẩn bị, điều kiện để thực hiện Kế hoạch và chỉ đạo thực hiện thí điểm ở 8 trường điểm về dinh dưỡng và thể dục thể thao; trong đó chương trình 1 chỉ tiến hành nghiên cứu đến năm 2016.
2. Giai đoạn 2
Từ năm 2017 - 2020: Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả giai đoạn I, tiếp tục tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao đến các đối tượng và nhân rộng ra một số trường khác.
3. Giai đoạn 3
Từ năm 2021 - 2030: Tổng kết đánh giá kết quả và tiếp thu kết quả của giai đoạn 1 và 2 để thực hiện mở rộng trong phạm vi toàn tỉnh và hoàn thiện Kế hoạch.
1. Chương trình 1
Nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam tại Quảng Ngãi.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y Tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học Công nghệ.
- Nhiệm vụ: Xây dựng các chỉ số sinh học và các tiêu chí, tiêu chuẩn phát triển thể lực, tầm vóc; đề xuất khả năng can thiệp cải thiện thể lực, tầm vóc người Việt Nam tại Quảng Ngãi.
- Nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát, thống kê các chỉ số sinh học và tổng hợp các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá thể lực, tầm vóc người Việt Nam tại Quảng Ngãi.
+ Khảo sát thống kê số liệu về yếu tố di truyền và môi trường chi phối chiều cao đứng.
+ Điều tra tổng hợp và xác định tần số bệnh tật gây bất thường về tầm vóc thân thể, thể lực; đề xuất một số biện pháp can thiệp.
- Tiêu chí đánh giá: Có tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá thể lực, tầm vóc người Việt Nam; thí điểm triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam từ 03 tuổi đến 18 tuổi ở 25% số trường mẫu giáo và phổ thông.
2. Chương trình 2
Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.
- Phân công thực hiện
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nhiệm vụ: Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên đến 18 tuổi.
- Nội dung chủ yếu:
+ Tiếp tục chương trình chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
+ Nghiên cứu đề xuất chuẩn thực đơn dinh dưỡng hàng ngày phù hợp với các đối tượng của Đề án.
+ Thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
+ Xây dựng và triển khai chương trình sữa học đường đối với học sinh mẫu giáo, tiểu học.
+ Đánh giá hiệu quả về dinh dưỡng đối với trẻ em và học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
+ Đánh giá tổng hợp sự lồng ghép Kế hoạch thực hiện Đề án này với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Năm 2016 thí điểm hướng dẫn, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho 55% số trường mẫu giáo và phổ thông; thí điểm triển khai chương trình sữa học đường cho 45 - 50% số trường Mẫu giáo và Tiểu học.
+ Đến năm 2020, mở rộng diện hướng dẫn, chăm sóc chế độ dinh dưỡng cho 100% số trường Mẫu giáo và phổ thông; triển khai chương trình sữa học đường đối với toàn bộ các trường Mẫu giáo và Tiểu học.
3. Chương trình 3
Phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 03 tuổi đến 18 tuổi.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể.
- Nội dung chủ yếu:
+ Khảo sát thực trạng thể dục thể thao trường học, thể chất và sức khỏe học sinh.
+ Cải thiện và tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động thể dục thể thao trong trường học bao gồm: Cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện.
+ Chuẩn hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất đối với các trường thí điểm.
+ Tận dụng các công trình thể dục thể thao trên địa bàn để phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất trong trường học (chính khóa và ngoại khóa).
+ Đảm bảo chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh; xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý có kết hợp với giáo dục quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường.
+ Xây dựng thích hợp một hệ thống các lớp năng khiếu thể thao ban đầu ở trường học, đặc biệt ở các trường trung học cơ sở.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Đến năm 2020, số trường phổ thông các cấp có câu lạc bộ thể dục thể thao, có hệ thống cơ sở vật chất đủ phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao, có đủ giáo viên và hướng dẫn viên thể dục thể thao, thực hiện dạy thể dục nội khóa kết hợp với hoạt động thể thao ngoại khóa chiếm 55% tổng số trường.
+ Đến năm 2030, đạt định mức tiêu chí đánh giá nêu trên ở khoảng 95% tổng số trường.
4. Chương trình 4
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Quảng Ngãi.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi, Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Nhiệm vụ: Thông tin, giáo dục, truyền thông, tiếp thị xã hội nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi xã hội và huy động sự tham gia của toàn xã hội trong các hoạt động thực hiện Đề án.
- Nội dung chủ yếu:
+ Xác định đối tượng, nội dung và biện pháp tuyên truyền, giáo dục.
+ Phổ cập thông tin, kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên và thanh niên; các biện pháp tập luyện thể dục thể thao, xây dựng lối sống lành mạnh, phòng chống nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
+ Kết hợp các biện pháp truyền thông trực tiếp thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, hệ thống của ngành văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; truyền thông, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử và các biện pháp tiếp thị xã hội.
- Tiêu chí đánh giá:
Đến năm 2020, tuyên truyền giáo dục để hình thành phong trào xã hội chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc người Quảng Ngãi đối với 55% các trường mẫu giáo, phổ thông; đến năm 2030, đối với 95% các trường mẫu giáo, phổ thông.
1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác triển khai thực hiện Kế hoạch. Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan tới chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao, bổ sung chức năng hỗ trợ giáo dục thể chất trường học đối với các cơ sở tập luyện, thi đấu của ngành thể dục thể thao các cấp. Các cơ sở này phải có kế hoạch phục vụ miễn phí tối đa cho giáo dục thể chất trường học trên từng địa bàn.
- Ban hành các quy định khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, xây dựng công trình thể dục thể thao trường học, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, tham gia tài trợ, hỗ trợ cho việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch này, các nhiệm vụ của từng chương trình.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ vốn, cơ chế chính sách thích hợp nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhà trường, doanh nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm giàu dinh dưỡng, trước hết là sữa, trứng cho trẻ em có đủ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc.
- Mở các lớp năng khiếu thể thao trong các trường phổ thông.
- Thực hiện Kế hoạch này lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan tới phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2016 - 2030, nhưng không trùng lặp về nội dung.
- Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá định kỳ và cơ chế giám sát thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch, các nhiệm vụ của từng chương trình.
2. Nhóm giải pháp huy động nguồn lực
- Nhà nước tăng cường đầu tư kết hợp với huy động kinh phí từ nguồn xã hội hóa, các nguồn vốn viện trợ chính thức, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi... để phục vụ Kế hoạch. Trong đó, ngân sách nhà nước ưu tiên cho các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa.
- Huy động nguồn nhân lực phục vụ Kế hoạch từ các Sở: Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học Công nghệ. Sự ủng hộ tham gia tích cực của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh v.v...
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư và liên doanh, liên kết trong việc triển khai các hoạt động có liên quan tới Kế hoạch này. Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế - xã hội.
- Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học về thể chất, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị nghiên cứu phục vụ các nội dung của Kế hoạch.
3. Nhóm giải pháp giáo dục, truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về Kế hoạch để hình thành phong trào của toàn xã hội cùng chăm lo phát triển thể lực, tầm vóc con người Quảng Ngãi.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh để tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân biết tự chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường.
- Huy động các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và xây dựng mạng lưới cộng tác viên tuyên truyền, vận động trực tiếp tới từng hộ gia đình về phát triển thể lực, tầm vóc người Quảng Ngãi.
VIII- NGUỒN VỐN VÀ CƠ CHẾ PHÂN BỔ, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
Kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm các nguồn: Kinh phí ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), kinh phí từ nguồn xã hội hóa, huy động các nguồn tài trợ khác, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, các nguồn thu từ đặt cược thể thao.
- Ngân sách Trung ương đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu khoa học.
+ Thí điểm kết hợp biện pháp dinh dưỡng và phát triển thể dục thể thao trường học; khuyến khích và hỗ trợ thực hiện chương trình sữa học đường.
+ Thông tin - truyền thông.
+ Quản lý Kế hoạch thực hiện Đề án.
+ Hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất thể dục thể thao cho một số vùng sâu, vùng xa.
- Ngân sách địa phương: Bảo đảm xây dựng cơ sở vật chất thể dục thể thao và các Điều kiện phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, chăm sóc dinh dưỡng học đường, thực hiện chương trình sữa học đường.
- Các nguồn ngoài ngân sách nhà nước bảo đảm dinh dưỡng, cơ sở vật chất tập luyện thể dục thể thao, tổ chức các hoạt động thi đấu thể dục thể thao trường học.
2. Nguyên tắc phân bổ kinh phí
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được phân bổ theo từng giai đoạn 5 năm và phân bổ trực tiếp đối với từng chương trình cụ thể.
- Hàng năm và trước khi kết thúc từng giai đoạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch của năm và giai đoạn tiếp theo, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đảm bảo nguyên tắc xây dựng, phê duyệt và phương thức phối hợp, lồng ghép thực hiện các chương trình của Kế hoạch trong triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.
- Quản lý, điều hành thực hiện Kế hoạch phải tuân thủ các nguyên tắc và cơ chế quản lý thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia.
- Kế hoạch thực hiện trọng điểm ở thành phố Quảng Ngãi và các huyện: Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long.
- Thực hiện sơ kết Kế hoạch mỗi năm một lần; tổng kết Kế hoạch theo giai đoạn 5 năm một lần.
Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 tại tỉnh Quảng Ngãi (được thành lập tại Quyết định số 1394/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện Đề án tại tỉnh Quảng Ngãi theo đúng các quy định tại Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.
Giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án của tỉnh có Tổ chuyên viên giúp việc, có trách nhiệm tham mưu Ban Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các sở, ban ngành liên quan thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình trong Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm, từng giai đoạn.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng và thực hiện các chương trình thành phần của Kế hoạch này; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ngành và địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các chương trình của kế hoạch. Thành lập tổ tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện, đồng thời chủ trì thực hiện Chương trình 3 và Chương trình 4 của Kế hoạch.
- Tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng năm và kết thúc giai đoạn 5 năm.
- Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này gửi Sở Tài chính.
b) Sở Y tế:
Chủ trì thực hiện Chương trình 1 và Chương trình 2 của Kế hoạch. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng năm và kết thúc giai đoạn 5 năm.
c) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các chương trình thành phần của Kế hoạch; đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai Kế hoạch theo phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với các cơ quan, ngành và địa phương liên quan cân đối, bố trí ngân sách thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí; xây dựng các cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện Đề án.
Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập và căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kinh phí thực hiện Kế hoạch.
e) Các sở, ngành liên quan:
Các Sở: Nội vụ, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi phối hợp với cơ quan chủ trì các Chương trình để triển khai thực hiện Kế hoạch, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
h) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh:
Theo chức năng của mình, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
g) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn; bố trí kinh phí để thực hiện các Chương trình thuộc Kế hoạch này tại địa phương.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 tại tỉnh Quảng Ngãi, yêu cầu các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 2Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2014 - 2030, tỉnh Thái Bình
- 3Kế hoạch 11438/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016-2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Quyết định 3298/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 6Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2018-2030 tại tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Quyết định 3298/QĐ-UBND về Đề án cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- 1Quyết định 2198/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 17/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thể dục, thể thao tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 6Quyết định 2800/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2014 - 2030, tỉnh Thái Bình
- 7Kế hoạch 11438/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Kế hoạch 96/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2016-2030 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 9Quyết định 3298/QĐ-UBND năm 2016 về Đề án Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 10Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2018-2030 tại tỉnh Hòa Bình
- 11Quyết định 2360/QĐ-UBND năm 2019 điều chỉnh Quyết định 3298/QĐ-UBND về Đề án cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
Kế hoạch 4613/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 tại tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 4613/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Viết Chữ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định