Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 12 tháng 5 năm 2020 |
CƠ CẤU LẠI NGÀNH DỊCH VỤ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
Thực hiện Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện với nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã xác định trong Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội.
- Tạo sự thống nhất và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, qua đó phát triển ngành dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững, đảm bảo khai thác tốt các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã xác định trong Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ, xác định nhiệm vụ trọng tâm của từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo thực hiện hiệu quả kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội căn cứ vào nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện theo định hướng của Tỉnh và nghiêm túc tổ chức thực hiện theo Kế hoạch này.
1. Mục tiêu tổng quát
Cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, lợi thế và có yếu tố khoa học công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông…; xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ thông qua việc tập trung phát triển các ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin để tác động lan tỏa tới các lĩnh vực dịch vụ khác.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân đạt 8,5%/năm; tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP khoảng 42,5% vào năm 2025.
- Đến năm 2025, đón từ 8-9 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch đạt 8.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đến cuối nhiệm kỳ 2025 đạt 3.200 triệu USD.
- Tài chính ngân hàng: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm nguồn vốn huy động tại địa bàn đạt 16-18%; tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng đạt 16-18%; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cho vay dưới 2%; số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt tốc độ tăng 20-25% hàng năm. Đến cuối năm 2025, có ít nhất 67% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; số lượng giao dịch và giá trị giao dịch qua tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thương mại đạt trên 22 triệu giao dịch với 142 nghìn tỷ đồng; có ít nhất 13 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 người trưởng thành; 22 máy ATM với số lượng giao dịch qua ATM là 16 triệu giao dịch, giá trị giao dịch qua ATM là 34 nghìn tỷ đồng và 3.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa có dư nợ tại các tổ chức tín dụng.
- Công nghệ thông tin và truyền thông: Phát triển thị trường công nghệ thông tin và truyền thông bền vững, định hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sang các trụ cột mới (công nghệ điện tử, công nghiệp và dịch vụ nội dung số, công nghiệp an toàn và an ninh mạng, thương mại điện tử, vận chuyển…), đối tượng mới (thành phố thông minh, chính phủ số, công dân số), không gian mới (trong khu vực, thị trường quốc tế). Phát triển và thương mại hóa viễn thông 5G, phát triển các ứng dụng và nội dung số trên nền công nghệ viễn thông 5G.
- Phân phối: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của tỉnh bình quân tăng 10%; vận hành có hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh và gia tăng số lượng website các doanh nghiệp đăng ký tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh; khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn chấp nhận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng thanh toán qua thẻ ATM, Master card, Visa card…
- Giáo dục - đào tạo và lao động: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; chú trọng phát triển toàn diện về năng lực và phẩm chất đạo đức gắn với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, Ninh Bình trở thành tỉnh có nền giáo dục đào tạo chất lượng trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và cả nước; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%, có 85% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn về đào tạo, trong đó cấp trung học phổ thông đạt 30%; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học: mầm non 98%, tiểu học (chuẩn mức độ 2) 94%, trung học cơ sở 97%, trung học phổ thông 80%; đảm bảo có đủ thiết bị dạy học môn tin học trong các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70-72%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 28-32%; bình quân mỗi năm tạo việc làm cho 19.400 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt 1.400 người.
- Vận tải: Đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% - 20% (tương đương 63.238 nghìn tấn hàng hóa, 24.075 nghìn người).
- Khoa học và Công nghệ: Tiếp tục thực hiện đổi mới khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Triển khai thực hiện tốt việc quản lý các đề tài, dự án, chương trình khoa học và công nghệ; ưu tiên phát triển ứng dụng công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tạo giống cây, con có năng suất, chất lượng, lưu giữ và khai thác nguồn gen quý hiếm. Hỗ trợ thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
- Du lịch: Huy động các nguồn lực cơ cấu lại ngành du lịch, tập trung khai thác lợi thế về tài nguyên, sản phẩm du lịch, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến, mở rộng, đa dạng hóa thị trường khách du lịch; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh tỉnh Ninh Bình tới bạn bè trong nước và quốc tế. Phấn đấu đưa Ninh Bình trở thành một trong những trọng điểm du lịch của cả nước, đến năm 2025, thu hút khoảng 8-9 triệu lượt khách, trong đó 1,5 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 30.000 lao động, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp. Phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo tồn, phát triển giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; áp dụng rộng rãi hệ thống du lịch thông minh, khẳng định Ninh Bình là điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.
- Y tế: Đến năm 2025, có trên 13 bác sỹ/1 vạn dân; trên 41 giường bệnh/ 1 vạn dân; mức giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (thể thấp còi) bình quân hằng năm đạt từ 0,2%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đạt 0,97%, mức giảm tỷ lệ sinh hằng năm đạt 0,1%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ
Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ và Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh về triển khai hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ và Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 29/3/2020 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 31/3/2020 về triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 09/8/2019 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 19/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 02/3/2020 của UBND tỉnh về tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử, phát triển các dịch vụ thông minh tỉnh Ninh Bình năm 2020; Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 11/12/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai Đề án “Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp”; Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 29/8/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019- 2025; Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 14/8/2019 của UBND tỉnh về cơ cấu lại ngành du lịch Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn… nhằm tạo lập môi trường phát triển các ngành dịch vụ.
2. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng
- Đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, ứng dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng tiên tiến, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt… nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa bàn.
- Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu tăng trưởng định hướng và các biện pháp kiểm soát tín dụng theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho phát triển kinh tế, ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao). Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng, nâng cao chất lượng tín dụng, lành mạnh hóa tài chính các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
- Phát triển hạ tầng thanh toán điện tử và dịch vụ thanh toán bán lẻ; phát triển (cả về số lượng, chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, hiệu quả mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM), thiết bị chấp nhận thẻ (POS) trên địa bàn tỉnh đến khu vực nông thôn, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với dịch vụ thẻ ngân hàng. Mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng…; phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ không tiếp xúc để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, taxi… Hoàn thiện và tăng cường kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với hạ tầng thanh toán của các đơn vị để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thành toán điện tử trong thương mại điện tử. Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán, chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng (thanh toán qua di động, thiết bị kỹ thuật số,...) và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh thanh toán điện tử các dịch vụ hành chính công; đẩy mạnh trao đổi thông tin dữ liệu, kết nối giữa Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục thuế tỉnh, Cục Hải quan Hà Nam Ninh với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm đáp ứng yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử. Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác.
3. Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông
- Xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công cấp 4 theo nội dung Nghị quyết số 02/2019/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đổi mới phương thức điều hành của hệ thống hành chính, tạo sự công khai, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước.
- Rà soát, điều chỉnh các quy định về điều kiện kinh doanh trong các ngành dịch vụ để khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin và các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo ra các dịch vụ mới và cải tiến cách thức cung cấp các dịch vụ truyền thống nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các ngành dịch vụ.
- Rà soát, hoàn thiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông giai đoạn 2020 - 2025 và phát triển các dịch vụ bưu chính, viễn thông; cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2021 - 2025.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị doanh nghiệp, trong khai thác và xử lý bưu gửi tại các doanh nghiệp bưu chính, đặc biệt tại doanh nghiệp quản lý mạng bưu chính công cộng nhằm cung ứng dịch vụ chất lượng và hiệu quả cho người sử dụng dịch vụ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hình thức kinh doanh hiện đại, thông minh như: siêu thị, trung tâm thương mại, khu giải trí, chợ đầu mối, bảo đảm lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
- Thực hiện tốt liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm, chú trọng việc xây dựng nhãn hiệu thương mại, truy xuất nguồn gốc sản phẩm để mở rộng thị trường; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trên thiết bị di động.
- Theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt, có các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường; kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân và có các giải pháp phù hợp để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng và các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao.
5. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và lao động
- Rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học; tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, đào tạo và ứng dụng các mô hình giáo dục, đào tạo mới trên nền tảng công nghệ thông tin như trên internet, trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng); khuyến khích các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu vận tải toàn ngành, hướng tới phát triển hài hòa, hợp lý các phương thức vận tải, tăng cường kết nối các phương thức nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ; đẩy mạnh khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng, công tác xã hội hóa bến xe, trạm dừng nghỉ.
- Tiếp tục phát triển tuyến vận tải ven biển để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa sau khi siết chặt kiểm soát tải trọng phương tiện, nhằm giảm thiểu hư hỏng cơ sở hạ tầng đường bộ và giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi và ùn tắc giao thông.
- Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải trên địa bàn tỉnh trong việc trao đổi, nắm bắt và tiếp nhận thông tin để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tăng cường kết nối, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa điều hành vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá cước vận tải.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững của Bộ Giao thông Vận tải giai đoạn 2013 - 2020. Đẩy mạnh thực hiện các Đề án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động Giao thông Vận tải, lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành Giao thông Vận tải.
7. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ; đề xuất tăng quy mô tài chính cho các quỹ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Khuyến khích, tạo thuận lợi hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có tiềm năng đóng góp lan tỏa, liên kết với doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí sự nghiệp khoa học cho các doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ bằng việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; tổ chức các hoạt động cho các doanh nghiệp tham gia các sự kiện trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ.
- Tăng cường hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về sở hữu trí tuệ; thường xuyên tổ chức tập huấn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp.
- Đổi mới các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng và nâng cao thương hiệu du lịch Ninh Bình; đẩy mạnh liên kết, mở rộng hợp tác phát huy tiềm năng, thế mạnh và khác các cơ hội, nguồn lực để phát triển gắn kết du lịch Ninh Bình với các địa phương trong cả nước và khu vực. Cơ cấu lại thị trường khách du lịch đến Ninh Bình; tập trung khai thác thị trường khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An…; mở rộng thị trường đến các trung tâm thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Tây Nguyên. Tăng cường liên kết với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận để mở rộng phát triển thị trường khách du lịch quốc tế ở các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Mỹ, Úc…
- Bồi dưỡng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý theo hướng tăng số lượng lao động trực tiếp, chú trọng lao động lành nghề qua đào taoh, có tính chuyên nghiệp cao. Đến năm 2025, ngành du lịch Ninh Bình cơ bản đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng. Đào tạo nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn trình độ kỹ năng của khu vực và quốc tế.
- Ưu tiên nguồn lực thích hợp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch một cách đồng bộ, có chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; khuyến khích đầu tư hệ thống khách sạn cao cấp, đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, đồng bộ về các dịch vụ; các dự án đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ sung, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện; đẩy mạnh triển khai phổ biến quy tắc ứng xử văn minh du lịch tại các địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch; thực hiện giải pháp lắp camera tại một số địa điểm có đông khách du lịch, tăng cường hiệu quả các đường dây nóng phục vụ khách du lịch, hình thành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn các khu, điểm du lịch kết nối với trung tâm hỗ trợ du khách.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động du lịch, quản lý điểm đến, quản lý doanh nghiệp; phát triển du lịch thông minh gắn bới ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ xanh - sạch - tái tạo.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc về chất lượng, hiệu quả đáp ứng các yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; nâng cao chất lượng sức khỏe cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân.
- Tập trung đầu tư để hiện đại hóa hệ thống y tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh các tuyến, nhất là tuyến cơ sở gắn với đẩy mạnh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng người bệnh và xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. Chủ động phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn xẩy ra; tiếp tục phát triển hệ thống bệnh viện vệ tinh, tăng cường công tác đào tạo luân phiên, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý y tế, quản lý hồ sơ sức khỏe công dân, trong khám chữa bệnh và xây dựng bệnh viện thông minh, từng bước triển khai đăng ký khám, chữa bệnh qua mạng theo lộ trình.
- Tạo cơ chế để phát triển các bệnh viện chuyển sang mô hình tự chủ chi thường xuyên và có chính sách ưu đãi phù hợp nhằm khuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Khuyến khích phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; thúc đẩy hợp tác công - tư, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân.
- Đẩy mạnh công tác quản lý dược và thiết bị y tế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác dân số; duy trì mức sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số; ngăn ngừa mất cân bằng giới tính. Làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này triển khai tổ chức thực hiện; thường xuyên báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm 2021 báo cáo kết quả thực hiện về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/11 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã được UBND tỉnh giao tại kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hàng năm, bắt đầu từ năm 2021, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15/12.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết hoặc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, kịp thời chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 969/KH-UBND năm 2021 về cơ cấu lại ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 2Quyết định 1476/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2022 thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Nghị định 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 2Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 4Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2019 về triển khai Đề án Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 1285/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6Quyết định 149/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 283/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 18/KH-UBND về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình năm 2020
- 9Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2020 tổng kết thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và xây dựng Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 10Kế hoạch 969/KH-UBND năm 2021 về cơ cấu lại ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025
- 11Quyết định 1476/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án cơ cấu lại ngành dịch vụ tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 21/KH-UBND năm 2022 thực hiện cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Ninh Bình
- 14Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 về cơ cấu lại ngành du lịch Ninh Bình đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Ninh Bình ban hành
Kế hoạch 46/KH-UBND cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 46/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 12/05/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra