Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/KH-UBND | Nghệ An, ngày 19 tháng 01 năm 2016 |
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Công văn số 12153/BCT-TTTN ngày 27/11/2015 của Bộ Công Thương về việc triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại văn bản số 16/SCT-QLTM ngày 06/01/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 12153/BCT-TTTN ngày 27/11/2015 của Bộ Công Thương về phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung như sau:
- Phát triển thương mại nông thôn ngày càng vững mạnh, theo hướng văn minh, hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần định hướng và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tiêu thụ sản phẩm cho nông thôn, thợ thủ công sản xuất ra với giá cả phù hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân khu vực nông thôn. Trong bối cảnh kinh tế trong nước đang gặp khó khăn do chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, việc phát triển thương mại nông thôn nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng phát triển và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, tạo tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm tới.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020, đồng thời tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện của các cấp, ngành để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ.
Các cấp, ngành phải xác định các nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực để triển khai thực hiện. Các nội dung, nhiệm vụ có thể lồng ghép với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cấp, ngành, đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí hiệu quả, hợp lý.
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại toàn quốc do Bộ Công Thương phê duyệt, Nghệ An xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại nông thôn, chủ yếu quy hoạch (chợ, kho, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi ...), trọng tâm là quy hoạch phát triển mạng lưới chợ.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn cần bám sát các quy chuẩn hướng dẫn thiết kế của Bộ Xây dựng, kết hợp với các điều kiện cụ thể về địa lý, đặc điểm kinh tế-xã hội, dung lượng thị trường của địa phương để xác định vị trí, số lượng, qui mô cơ cấu và kiến trúc thích ứng cho từng loại hình trên từng địa bàn; Xác định danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, trong đó phân chia thực hiện cho giai đoạn từ 2016-2020 và cho từng năm.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn phải phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng các khu dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác trên địa bàn nông thôn.
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu cư dân mới, các địa phương cần dành quỹ đất để xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn, vừa đáp ứng yêu cầu mua bán trước mắt và khả năng mở rộng trong tương lai.
- Trong quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, đối với các chợ tự phát, không theo quy hoạch, các địa phương phải tiến hành đánh giá và đưa vào giải tỏa; chỉ đưa vào quy hoạch và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới những chợ đang hoạt động có hiệu quả và thuộc quy hoạch; Đối với các chợ hoạt động không có hiệu quả kéo dài, không phù hợp với tập quán mua bán của dân, kết cấu bất hợp lý thì đưa ra khỏi quy hoạch và có phương án chuyển đổi mục đích sử dụng để tránh lãng phí vốn đầu tư. Công bố công khai các quy hoạch không thực hiện được theo đúng quy định.
- Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn thôn thôn miền núi được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư; được vay tín dụng đầu tư nhà nước theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Chính sách đối với thương nhân hoạt động ở địa bàn nông thôn: Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó tập trung hỗ trợ việc tham gia các hội chợ hàng nông sản, sản phẩm làng nghề; tổ chức bán hàng Việt ở nông thôn, miền núi, khu công nghiệp; tiến hành các chương trình truyền thông nhằm quảng bá hàng Việt Nam và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hàng sản xuất trong nước; các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại và các phương tiện thông tin đại chúng tại các địa phương có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền cho các chủ thể sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn nắm được quy định của pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho thương nhân tiếp cận các nguồn thông tin về thị trường, giá cả, nguồn vốn tín dụng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thương mại...
3. Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tăng cường kêu gọi đầu tư, kết hợp nhiều nguồn đầu tư trong đó tập trung xã hội hóa đầu tư xây dựng các dự án phát triển chợ, siêu thị để các nhà đầu tư (trong và ngoài tỉnh) yên tâm bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, siêu thị và các công trình hạ tầng liên quan.
- Tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư cùng với chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tranh thủ các nguồn vốn ODA, ADB; đồng thời với chú trọng kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước. Áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế. Có giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh phải đơn giản hóa thủ tục vay vốn; mở rộng hình thức cho vay thông qua hợp đồng kinh tế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.
- Thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, các chế độ chính sách bồi hoàn, tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi người dân, kết hợp với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính đẩy nhanh, rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện các dự án.
- Đơn giản các thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
- Nghiên cứu, xây dựng, triển khai 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm: mô hình doanh nghiệp/Liên hiệp HTX-HTX-Nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung. Qua đó tạo ra mối gắn kết 3 nhà (Doanh nghiệp - bạn hàng - nông dân) ngày càng chặt chẽ, lợi ích các bên cùng chia sẻ.
- Các cơ quan chức năng cung cấp thường xuyên cho người sản xuất và doanh nghiệp thông tin về thị trường, giá cả hàng nông sản, giá một số vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho nhà sản xuất và doanh nghiệp có thông tin đầy đủ hơn khi ký kết hợp đồng kinh tế.
- Để giải quyết hợp lý lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân có thể thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, trong đó chú trọng các giải pháp về kinh tế nhằm bảo đảm hài hòa giữa người sản xuất và doanh nghiệp. Đồng thời cần thực hiện một số giải pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và có chế tài phù hợp để xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chống buôn lậu, sản xuất và lưu thông hàng giả và các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại khác; hạn chế tiến tới ngăn chặn được hoạt động buôn bán hàng giả, hàng không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đang xảy ra tràn lan trên thị trường nông thôn, nhất là hàng vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Tăng cường kiểm tra tình hình thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết của các cơ sở kinh doanh, nhất là tại các chợ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn
- Cần thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng cường đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc, biên giới.
- Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân.
- Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn.
Đến năm 2020, phát triển kinh tế hợp tác gồm nhiều hình thức đa dạng. Xây dựng các hợp tác xã đa ngành nghề. Hình thành các Liên hiệp hợp tác xã làm động lực để phát triển các hợp tác xã. Tăng cường thực hiện các chương trình tư vấn, hỗ trợ hoạt động HTX trong nhiều lĩnh vực. Về lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thành lập các hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ theo Nghị định 114/2009/NĐ-CP. Mở rộng các hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn sang lĩnh vực thương mại, dịch vụ; Thành lập Liên hiệp hợp tác xã thương mại trên nền tảng của các HTX chợ và hợp tác xã nông nghiệp thương mại, dịch vụ.
8. Bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại nông thôn
Đứng trước nhiệm vụ phát triển gắn liền với bền vững, cần tăng cường công tác bảo vệ môi trường nhằm phòng ngừa và ngăn chặn những tác động xấu do ô nhiễm môi trường sinh ra, kịp thời ứng phó khi có sự cố. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. Chất thải, nước thải trong khu dân cư, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom và xử lý theo quy định. Xây dựng khu xử lý rác thải của xã hoặc cụm xã hoặc có khu xử lý trong huyện, liên huyện
Một số vấn đề cần lưu ý trong công tác bảo vệ môi trường:
- Xây dựng kế hoạch thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó tập trung xử lý rác thải của các chợ nông thôn và khu dân cư tập trung; mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau, như: Xây dựng pano tuyên truyền, trang bị thùng rác, khơi thông cống rãnh, xây dựng nhà vệ sinh tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tổ chức, xây dựng kế hoạch hàng năm và 5 năm về bảo vệ môi trường lĩnh vực thương mại - dịch vụ; lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, đối với các dự án trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hàng năm lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trình cấp có thẩm quyền quyết định các biện pháp xử lý.
9. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án
- Xây dựng ban hành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thương mại nông thôn
- Dự án xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu...
Các Sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án từ nguồn ngân sách địa phương, Trung ương và từ các thành phần kinh tế.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương, UBND tỉnh tình hình thực hiện.
- Hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai các dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh.
- Xây dựng, triển khai, quản lý quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch hỗ trợ thương nhân nông thôn trong hoạt động xúc tiến thương mại.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm: mô hình doanh nghiệp/Liên hiệp HTX-HTX-Nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung.
- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu, đầu cơ găm hàng, vi phạm pháp luật về giá, nhất là chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng trên địa bàn nông thôn. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các dự án được phân công theo Kế hoạch này. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh những thay đổi, điều chỉnh khi cần thiết những nội dung của Kế hoạch và lựa chọn những giải pháp phù hợp với hoàn cảnh thực tại của từng thời kỳ.
- Nghiên cứu, cân đối, bố trí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại nông thôn các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công theo đúng quy định của Luật đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư trong, ngoài tỉnh và nước ngoài vào phát triển thương mại nông thôn.
- Nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng.
- Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn.
- Thường xuyên cung cấp các thông tin cho người sản xuất và doanh nghiệp thông tin về thị trường, giá cả hàng nông sản, giá một số vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho nhà sản xuất và doanh nghiệp có thông tin đầy đủ hơn khi ký kết hợp đồng kinh tế.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện, thị, thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất, cân đối và phân bổ quỹ đất phù hợp với việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn thực hiện dự án sử dụng nguồn ngân sách tỉnh.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách ưu đãi của địa phương đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND huyện, thị, thành phố rà soát quy hoạch giao thông phù hợp với việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn, bảo đảm nối liền mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị với các tuyến đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và phương tiện vận chuyển.
- Xem xét thẩm định an toàn giao thông đối với đoạn đường qua khu vực triển khai các dự án đầu tư chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
Chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan đề xuất UBND tỉnh bố trí biên chế chuyên trách làm việc để Sở Công thương, Phòng Kinh tế/Công Thương các huyện, thị, thành và bộ phận chuyên môn tại xã làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại ở địa bàn nông thôn.
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các mô hình kinh tế tập thể (chủ yếu là mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở địa bàn nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương và Sở ngành liên quan tư vấn, hướng dẫn các hợp tác xã tại các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung thành lập các doanh nghiệp thuộc hợp tác xã để thực hiện việc tiêu thụ nông sản cho thành viên; tăng cường liên kết kinh tế với các hộ nông dân và doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn nông thôn qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng đại lý và các phương thức khác.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các hợp tác xã phát triển, mở rộng cơ sở kinh doanh ở địa bàn nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các chương trình tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Mô hình doanh nghiệp/Liên hiệp HTX-HTX-Nông dân tại những vùng sản xuất nông nghiệp không tập trung.
9. Ngân hàng nhà nước tỉnh chỉ đạo, kiểm tra các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh phải đơn giản hóa thủ tục vay vốn; mở rộng hình thức cho vay thông qua hợp đồng kinh tế nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng theo Quyết định 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.
10. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với Sở Công Thương, cơ quan liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện trên địa bàn gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Liên minh HTX tỉnh và cơ quan liên quan xây dựng mô hình doanh nghiệp/HTX kinh doanh-HTX-Nông dân, quản lý chợ hoạt động có hiệu quả.
- Hàng năm, lập kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt; xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn ngân sách đối với những dự án được UBND tỉnh phê duyệt. Các kế hoạch đồng gửi Sở Công Thương để tập hợp báo cáo.
- Chủ động bố trí ngân sách địa phương kết hợp với vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương triển khai thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch Phát triển hạ tầng thương mại.
- Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn vệ sinh môi trường trong các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị thuộc phạm vi quản lý của mình; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các chợ, siêu thị; phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
- Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch thực hiện đổi các Ban quản lý chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ
- Bố trí kinh phí, biên chế chuyên trách, phương tiện làm việc để Phòng Công thương/Kinh tế và bộ phận chuyên môn tại xã làm tốt vai trò tham mưu giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nông thôn.
- Rà soát, cân đối và phân bổ quỹ đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn, đồng thời gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
Căn cứ vào Kế hoạch trên, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Công Thương trước ngày 01 tháng 12 để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 89/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án: Quy hoạch phát triển Thương mại Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 1796/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015
- 3Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy định mức chi, quản lý, sử dụng kinh phí và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Nghệ An
- 4Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 422/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2016 về triển khai Quyết định 401/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Quyết định 92/2009/QĐ-TTg năm 2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
- 3Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 89/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án: Quy hoạch phát triển Thương mại Nghệ An đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước
- 6Quyết định 1796/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015
- 7Nghị định 54/2013/NĐ-CP bổ sung Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
- 8Quyết định 54/2013/QĐ-UBND về Quy định mức chi, quản lý, sử dụng kinh phí và tổ chức thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Nghệ An
- 9Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 10Luật Đầu tư công 2014
- 11Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 12Công văn 12153/BCT-TTTN năm 2015 triển khai Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Công thương ban hành
- 13Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Kế hoạch 422/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do tỉnh Nghệ An ban hành
- 15Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2016 về triển khai Quyết định 401/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Kế hoạch 44/KH-UBND năm 2016 triển khai Quyết định 23/QĐ-TTg về Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 44/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/01/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Xuân Đại
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra