- 1Quyết định 1970/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 400/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ĐẾN NĂM 2025 VÀ THỜI KỲ 2026-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Thực hiện Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030”; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 đạt trình độ khoa học công nghệ tiến tiến; có những bước phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, gắn với đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Xây dựng được nguồn nhân lực thực hiện công tác khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh chuyên nghiệp, có trình độ, chất lượng.
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.
- Nghiên cứu thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực khí tượng thủy văn.
- Hiện đại hóa công nghệ quan trắc khí tượng thủy văn.
- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn kịp thời, bảo đảm độ tin cậy.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu quan trắc, đo đạc, giám sát thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Cơ chế, chính sách về khí tượng thủy văn
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn; xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn.
- Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh.
2. Công nghệ thông tin và chuyển đổi số
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn.
- Phối hợp thực hiện đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin quản lý hoạt động khí tượng thủy văn của các Bộ, ngành, địa phương.
3. Mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng
- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.
- Đầu tư thiết bị, công nghệ quan trắc, thu thập và xử lý số liệu theo
hướng tự động đối với mạng lưới trạm khí tượng, trạm thủy văn.
- Tích hợp, lồng ghép giữa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn quốc gia với các trạm quan trắc chuyên dùng của địa phương, tổ chức, cá nhân trong công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai.
4. Dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
- Hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; chú trọng nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo mưa lớn, đặc biệt mưa lớn cục bộ hoặc mưa lớn trong cơn dông.
- Tích hợp, đồng bộ các mô hình dự báo thủy văn trên các lưu vực sông, xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo chi tiết phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt vùng hạ lưu các lưu vực sông và hạ lưu các hồ chứa.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới vào xây dựng hệ thống phân tích giám sát lũ, ngập lụt, hạn hán, nguồn nước trên các lưu vực sông.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, hiện đại trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; nhất là trong dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu quan trắc, đo đạc, dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Ngân sách địa phương.
2. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (bao gồm nguồn vốn xã hội hóa).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương và các tổ chức, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức và văn bản pháp luật về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu.
- Chủ trì, phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra việc tổ chức quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng, thủy văn đối với các công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh và các đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai các nhiệm vụ về khí tượng thủy văn: Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai; hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo, truyền tin khí tượng thủy văn; nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng các trạm quan trắc khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh.
- Phối hợp với BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ khí tượng thủy văn liên quan phục vụ cho công tác phòng, chông thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, các tổ chức, cá nhân có đủ trình độ năng lực tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số, tự động hóa, trong quan trắc, thông tin dữ liệu và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn phục vụ phòng chống thiên tai, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng…
- Phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ nhu cầu kinh phí và khả năng ngân sách để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tăng cường đầu tư, quản lý các hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu theo đúng quy định của pháp luật.
4. Sở Công Thương chỉ đạo tăng cường đầu tư, quản lý các hoạt động khí tượng thủy văn chuyên dùng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công thương khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn, kịch bản biến đổi khí hậu theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kết nối, chia sẻ thông tin khí tượng thủy văn chuyên dùng, quản lý, khai thác, sử dụng an toàn, hiệu quả kết quả quan trắc khí tượng thủy văn từ sân bay, tàu biển.
6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường bổ sung mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn tại đảo Sơn chà tỉnh Thừa Thiên Huế; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn vị liên quan thường xuyên chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông đóng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền kiến thức về khí tượng thủy văn; dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo chất lượng, nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, nghiên cứu xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý về khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu tích hợp các giải pháp công nghệ về khí tượng thủy văn lên nền tảng Hue-S tạo thuận lợi cho người dân trên địa bàn tỉnh tra cứu, theo dõi.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, lồng ghép nội dung tuyên truyền về khí tượng thuỷ văn vào một số môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học.
9. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất triển khai lồng ghép các nội dung Kế hoạch vào chương trình khoa học công nghệ trọng điểm và cấp nhà nước, các đề án phát triển khoa học công nghệ; tổng hợp, tham mưu định hướng đề xuất hàng năm liên quan đến khí tượng thủy văn, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp trong nghiên cứu, sản xuất các công nghệ, giải pháp về khí tượng thủy văn.
10. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ tình hình và nhu cầu thực tế chủ động bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
11. Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bảo đảm kịp thời, bảo đảm độ tin cậy; cung cấp thông tin, số liệu để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh.
- Hiện đại hóa công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1970/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; chú trọng nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo mưa lớn, đặc biệt mưa lớn diện rộng, mưa lớn cục bộ.
- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với nắng nóng, mưa lớn, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển của tỉnh.
- Tích hợp, đồng bộ các mô hình dự báo thủy văn trên các lưu vực sông, xây dựng công cụ cảnh báo, dự báo chi tiết phạm vi ngập lụt, độ sâu ngập lụt vùng hạ lưu các lưu vực sông và hạ lưu các hồ chứa.
- Tham gia vận hành, khai thác thiết bị, sản phẩm của Dự án “Vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp và quản lý lũ hiệu quả bằng hệ thống thông tin quản lý thiên tai toàn diện” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.
- Tham gia xây dựng, vận hành, khai thác trạm khí tượng, thủy văn hải văn dùng riêng của tỉnh đầu tư (Trạm quan trắc thủy văn sông Bù Lu, sông Cầu Hai; Trạm hải văn Thuận An, Chân Mây) và dự báo lũ đối với các sông Bù Lu, Cầu Hai...
12. Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
- Phối hợp các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của khí hậu, thủy văn, thiên tai trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở đó, đề xuất phương án phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Đầu tư, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát thiên tai, nhất là đối với mưa, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.
13. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ nội dung Kế hoạch, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc phạm vi, trách nhiệm của ngành, địa phương; hằng năm, báo cáo tình hình thực hiện gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11. Trong quá trình triển khai, nếu phát sinh vướng mắc cần chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch, các Sở, ban ngành, địa phương gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC:
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ĐẾN NĂM 2025 VÀ THỜI KỲ 2026-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Kế hoạch số 400/KH-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | NỘI DUNG NHIỆM VỤ | CƠ QUAN CHỦ TRÌ | CƠ QUAN PHỐI HỢP | THỜI GIAN HOÀN THÀNH |
1 | Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về lĩnh vực khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban, ngành, địa phương | 2023 - 2030 |
2 | Xây dựng Kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, địa phương | 2024 - 2025 |
3 | Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, địa phương | 2025 - 2030 |
4 | Xây dựng các trạm quan trắc thủy văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh (Trạm quan trắc thủy văn sông Bù Lu, sông Cầu Hai). | Sở Tài nguyên và Môi trường | Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; các Sở, ban ngành, địa phương liên quan. | 2024 - 2030 |
5 | Xây dựng các trạm quan trắc hải văn phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh (Trạm quan trắc hải văn Thuận An, Chân Mây). | Sở Tài nguyên và Môi trường | Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; các Sở, ban ngành, địa phương liên quan. | 2024 - 2030 |
6 | Xây dựng các tháp lũ thông minh tại các khu đô thị, khu dân cư thường xuyên ngập lụt. | Sở Tài nguyên và Môi trường, | Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh; Văn phòng BCH Phòng, chống thiên tai và TKCN tỉnh; các Sở, ban ngành, địa phương liên quan. | 2024 - 2030 |
- 1Quyết định 985/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Nghị quyết 54/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện Dự án: Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tại tỉnh Quảng Bình
- 3Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Kế hoạch 8866/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Quyết định 985/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Nghị quyết 54/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 29/2017/NQ-HĐND phê duyệt phương án sử dụng và trả nợ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) để thực hiện Dự án: Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tại tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 1970/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 1261/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án “Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 8866/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Hiện đại hóa ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030” trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Kế hoạch 400/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án "Hiện đại hóa Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2025 và thời kỳ 2026-2030" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 400/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Quý Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/12/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định