Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 355/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI DỰ ÁN 8 “THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KT-XH VÙNG ĐỒNG BÀO DTTS VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN I: 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719);

Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/6/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025;

Căn cứ Hướng dẫn số 04/HD-ĐCT ngày 28/7/2022 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về Hướng dẫn triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 19/4/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Kế hoạch số 284/KH-UBND ngày 15/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về Thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 -2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn I: 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa nhiệm vụ, chỉ tiêu, giải pháp thực hiện Dự án 8, định hướng hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, hoạt động và đạt các chỉ tiêu của Dự án 8 đề ra từ nay đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Xác định vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tổ chức thực hiện Dự án 8 và tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động của Dự án cần được triển khai bám sát nội dung, yêu cầu của Chương trình theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo, định hướng của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

- Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và giới thiệu sâu rộng về Dự án 8 đến các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm từng bước thay đổi nhận thức, thúc đẩy lồng ghép giới trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Trong quá trình triển khai Dự án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương; phối hợp nguồn lực thực hiện Dự án 8 gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025.

- Triển khai thực hiện Dự án bảo đảm hiệu quả thực chất, tiết kiệm, đúng tiến độ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của Dự án cần được báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.

II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Đối tượng thụ hưởng

Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.

3. Địa bàn

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; ưu tiên nguồn lực cho các thôn đặc biệt khó khăn của xã khu vực III, khu vực II, khu vực I theo Quyết định 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc và các quyết định sửa đổi, bổ sung (nếu có), xã biên giới.

III. CHỈ TIÊU, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Chỉ tiêu chính giai đoạn I: 2021 - 2025

- 423 Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì hoạt động.

- Tối thiểu 140 Tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản (TKVVTB) được củng cố, nâng cao chất lượng/hoặc thành lập mới và duy trì. Trên cơ sở tổ TKVVTB: Thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên Tổ TKVVTB hiện có tiếp cận với các định chế tài chính chính thức; thí điểm hỗ trợ 15% thành viên của Tổ TKVVTB hiện có phát triển sinh kế; thí điểm 85 Tổ TKVVTB áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

- Tối thiểu 24 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường.

- Tối thiểu 48 Địa chỉ tin cậy cộng đồng được củng cố, nâng chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới.

- Tối thiểu 85 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” của trẻ em được thành lập, nâng cao năng lực và hỗ trợ tổ chức hoạt động.

- 210 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại các địa bàn đặc biệt khó khăn.

- Tối thiểu 100 cán bộ nữ DTTS cấp huyện, cấp xã (gồm: cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu) được nâng cao năng lực.

- 28 lớp tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ cấp xã và thôn bản.

- 24 lớp tập huấn lồng ghép giới (LGG) (chương trình 2) cho cán bộ cấp huyện, cấp xã.

- 75 lớp tập huấn lồng ghép giới (chương trình 3) cho cán bộ thôn, bản.

(Phân bổ chỉ tiêu cụ thể giai đoạn I: 2021 - 2025 tại phụ lục 01 đính kèm)

2. Nội dung hoạt động

2.1. Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

2.1.1. Xây dựng các tổ/nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn truyền thông, vận hành, quản lý các tổ/nhóm truyền thông và tập huấn hướng dẫn triển khai.

- Thành lập và duy trì các Tổ truyền thông cộng đồng.

2.1.2. Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các xã và các trường học trên địa bàn tỉnh, ưu tiên các xã có nguy cơ cao bất bình đẳng giới.

- Tổ chức phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ 15/11 đến 15/12).

- Xây dựng chương trình truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng tại các cấp (tỉnh, huyện, xã).

- Xây dựng tài liệu/ấn phẩm truyền thông và số hóa tài liệu, mô hình truyền thông dưới dạng video, hình ảnh, phù hợp với đối tượng, từng vùng, dân tộc để chia sẻ, lan tỏa qua các kênh thông tin trên nền tảng số.

2.1.3. Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em

- Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” tại các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã).

- Tư liệu hóa các sáng kiến, mô hình, giải pháp hiệu quả từ Hội thi và tuyên truyền, nhân rộng (dưới dạng video, clip, tài liệu...).

2.1.4. Đồ xuất gói chính sách hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn

- Tổ chức khảo sát đơn vị có phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà.

- Trang bị kiến thức, kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác phụ nữ tại thôn, bản, đặc biệt là các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế thông qua tổ chức các chiến dịch truyền thông tại cơ sở và gắn với các buổi sinh hoạt chi tổ phụ nữ.

2.2. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

2.2.1. Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới

- Củng cố, nâng cao chất lượng/hoặc thành lập mới và duy trì. Trên cơ sở tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản (tổ TKVVTB): Thí điểm hỗ trợ 15% thành viên tổ TKVVTB hiện có tiếp cận với các định chế tài chính thức; thí điểm hỗ trợ 15% thành viên của tổ TKVVTB hiện có phát triển sinh kế; thí điểm 63 tổ TKVVTB áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thành lập, vận hành, quản lý tổ TKVVTB, hướng dẫn kết nối với các định chế tài chính chính thức, phát triển sinh kế, áp dụng phương pháp học tập và hành động giới cho to TKVVTB và tập huấn hướng dẫn triển khai.

2.2.2. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông sản.

2.2.3. Củng cố nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới Địa chỉ tin cậy cộng đồng hỗ trợ bảo vệ phụ nữ, trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.

2.2.4. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.

2.3. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị

2.3.1. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương

- Tổ chức cuộc tập huấn đối thoại chính sách ở cấp cơ sở theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương.

- Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn.

- Vận động và hướng dẫn hội viên, phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng: Các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa bàn, đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống chính trị.

- Thực hiện giám sát các hoạt động theo chủ đề/vấn đề do Hội LHPN các cấp chủ động đề xuất, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện.

2.3.2. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

- Thành lập, vận hành Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại trường Trung học cơ sở (THCS) và cộng đồng; trang bị một số vật dụng cần thiết phục vụ hoạt động và hỗ trợ tổ chức một số buổi sinh hoạt làm mẫu.

- Tập huấn cho cán bộ ở cơ sở về cách thức thành lập và vận hành câu lạc bộ theo Sổ tay hướng dẫn.

- Tổ chức các Hội thảo, diễn đàn giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng mô hình; sơ kết đánh giá hiệu quả, tác động của mô hình trên địa bàn toàn tỉnh.

2.3.3. Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi

- Tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương (cho cán bộ cấp xã và thôn bản).

- Thực hiện giám sát thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo giám sát thực hiện bình đẳng giới trên nền tảng số theo hướng dẫn, mẫu biểu Trung ương Hội.

- Tiến hành đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ thực hiện các mục tiêu của Dự án; hội nghị sơ kết, đánh giá hàng năm, giữa kỳ và giai đoạn.

3.4. Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ người dân tộc thiểu số tại các cấp (gồm cán bộ trong quy hoạch vào vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu).

- Tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ nữ người dân tộc thiểu số trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp huyện và cấp xã.

2.4. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng

- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác và kỹ năng truyền thông cho cán bộ làm công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới cấp cơ sở.

- Các hoạt động phát triển năng lực thực hiện bình đẳng cho cán bộ các cấp:

+ Các lớp tập huấn lồng ghép giới chương trình 2 cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và chương trình 3 cho cán bộ thôn, bản.

+ Các lớp tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ cấp xã và thôn bản.

(Hoạt động thực hiện Dự án 8 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 tại phụ lục 02 đính kèm)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ ngân sách Trung ương cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án.

Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện được giao nhiệm vụ tham gia thực hiện Dự án 8 chủ động đề xuất ngân sách trong dự toán của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ hàng năm.

Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn ngân sách thực hiện Dự án 8 tại địa phương thực hiện theo Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 15/2022/TT-BTC, ngày 04/3/2022; Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 19/4/2022 của HĐND tỉnh Lào Cai và các văn bản có liên quan.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, hoạt động của Dự án 8 theo kế hoạch giai đoạn. Hàng năm, tham mưu nội dung kế hoạch hoạt động năm trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động phối hợp với Sở Tài chính tham mưu phân bổ ngân sách để thực hiện Dự án tại tỉnh; đồng thời vận động, huy động thêm nguồn lực xã hội hóa để chủ động, kịp thời triển khai các nhiệm vụ của Dự án theo Kế hoạch.

- Hàng năm, chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng dự toán kinh phí hoạt động theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ động phối hợp với UBND tỉnh tổ chức các Hội nghị, tập huấn hướng dẫn triển khai Dự án tại tỉnh; kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 hàng năm và giai đoạn.

- Tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Dự án 8 thường xuyên và đột xuất (nếu có) theo biểu mẫu hướng dẫn gửi Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Ban Dân tộc tỉnh

- Phối hợp, lồng ghép các nội dung của kế hoạch trong tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn I: 2021-2025 đảm bảo hiệu quả và tiến độ đề ra.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết; kiểm tra đánh giá kết quả triển khai thực hiện dự án theo quy định.

- Tổng hợp các nội dung hoạt động triển khai thực hiện Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đề xuất đưa vào kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG về DTTS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ kỹ thuật triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về và vận động lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện các hoạt động hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất, kết nối thị trường cho các sản phẩm bản địa do tổ/nhóm phụ nữ sản xuất, hỗ trợ truyền thông xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới trên các kênh truyền thông đại chúng.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo triển khai thành lập mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” trong các trường THCS và trên địa bàn dân cư; phối hợp thực hiện lồng ghép giới trong các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên các bậc học giáo dục phổ thông.

6. Sở Y tế

Phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo ngành y tế rà soát thực tế tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại nhà và tham mưu đề xuất gói hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn (nếu có) và chăm sóc sức khỏe trẻ em.

7. Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đồng thời chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương hỗ trợ kỹ thuật triển khai mô hình sinh kế cho phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp (tổ/nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ).

8. Sở Văn hóa và Thể thao

Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chỉ đạo triển khai mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng và các hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lào Cai

Tăng cường công tác tuyên truyền về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, các hoạt động của kế hoạch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, phóng sự truyền hình về thực hiện bình đẳng giới và những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Nâng cao chất lượng tin, bài, tăng thời lượng phát sóng, tăng số lượng tin, bài trên các chuyên trang, chuyên mục...

10. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí của chương trình để thực hiện kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt; hướng dẫn các đơn vị liên quan lập dự toán, sử dụng kinh phí và thanh, quyết toán theo quy định.

11. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền, giám sát quá trình triển khai thực hiện Dự án 8 và việc thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động thuộc cấp huyện thực hiện trong Dự án 8 trên địa bàn hàng năm và cả giai đoạn.

- Giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, thành phố, thị xã là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện Dự án 8;

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xây dựng kế hoạch thực hiện dự án để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Phối hợp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, giám sát quá trình triển khai thực hiện Dự án 8 và việc thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện Dự án 8 hàng năm gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (cơ quan đầu mối cấp tỉnh) trước ngày 10/9 và cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 25/01 năm sau và đột xuất (nếu có) để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Giai đoạn I; 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPNVN;
- Ban DT-TG TW Hội LHPNVN;
- Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tnh;
- Các sở, ban, ngành tnh;
- Ngân hàng NNVN;
- Đài PT&TH tỉnh; Báo Lào Cai;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NLN, VX4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

PHỤ LỤC 01

PHÂN BỐ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN DỰ ÁN 8; GIAI ĐOẠN I: 2021 - 2025
(Kèm Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Huyện/thị/thành phố

NỘI DUNG

Tổ/nhóm truyền thông cộng đồng được thành lập và duy trì

Nâng cao quyn năng kinh tế và giải quyết vấn đề cấp thiết của PN&TE

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia của PN&TE; Thúc đẩy vai trò lãnh đạo của PN trong hệ thống chính trị

Nâng cao năng lực CB trong hệ thống chính trị về bình đẳng giới, lồng ghép giới

Thành lập và duy trì tổ truyền thông cộng đồng (t)

Củng cố, nâng chất lượng/hoặc thành lập mới T TKVVTB (tổ), trong đó thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên Tổ TKVVTB tiếp cận với các định chế tài chính chính thức, hỗ trợ 15% thành viên Tổ TKVVTB phát triển sinh kế

Thí điểm Tổ TKVVTB áp dụng phương pháp học tập và hành động giới (tổ)

T nhóm sinh kế, tổ hợp tác, HTX do PN làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ 4.0 (tổ/nhóm)

Cng cố, nâng chất lượng/hoặc thành lập mới Địa chỉ tin cậy cộng đồng (ĐCTC)

Đi thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản

Thành lập CLB thủ lĩnh của sự thay đi (CLB)

Tập huấn hướng dẫn GS&ĐG về BĐG cho CB xã, thôn (lớp)

Tập huấn LGG (chương trình 2) cho CB huyện, xã (lớp)

Tập huấn LGG (Chương trình 3) cho cán bộ thôn, bản, tổ dân phố (lớp)

 

Ch tiêu cần đạt trong giai đoạn I của Dự án 8

423

140

85

24

48

210

85

28

24

75

1

Huyện Si Ma Cai

29

9

6

2

4

14

6

2

2

5

2

Huyện Bắc Hà

66

22

13

4

8

33

13

4

4

12

3

Huyện Mường Khương

60

20

12

3

6

30

12

4

3

11

4

Huyện Bát Xát

68

22

13

4

8

33

13

4

4

12

5

Thị xã Sa Pa

57

19

12

3

6

28

12

4

3

10

6

Huyện Văn n

63

21

13

3

6

31

13

4

3

11

7

Huyện Bảo Yên

50

17

10

3

6

25

10

3

3

9

8

Huyện Bảo Thắng

25

8

5

1

2

13

5

2

1

4

9

Thành phố Lào Cai

5

2

1

1

2

3

1

1

1

1

 

PHỤ LỤC 2

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 8 GIAI ĐOẠN I: 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 355/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nội dung hoạt động

Chỉ tiêu giai đoạn 1: 2021-2025

Thời gian thực hiện/hoàn thành

Nội dung 1. Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em

HĐ1

Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng

1

Thành lập và duy trì Tổ truyền thông cộng đồng (thu hút sự tham gia của cả nam giới, nữ giới là những người có uy tín trong thôn, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo,...); hỗ trợ trang thiết bị cơ bản phục vụ công tác truyền thông trên cơ sở rà soát những thiết bị đã được trang bị tại cấp thôn.

423 tổ

Thực hiện trong năm 2022 và hoàn thành trong năm 2024

2

Tập huấn hướng dẫn thành lập và vận hành Tổ truyền thông theo Sổ tay hướng dẫn truyền thông.

47 lớp

(Ngoài ra, tùy điều kiện, tình hình địa phương có thể tập huấn củng cố, cập nhật hàng năm)

Thực hiện từ năm 2022 và hoàn thành trong năm 2024

3

Xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số để chia sẻ, kết nối hoạt động của các Tổ truyền thông (ứng dụng zalo/facebook trong công tác truyền thông, chia sẻ, cập nhật thông tin của tổ truyền thông)

423 Tổ truyền thông ứng dụng truyền thông trên nền tảng số

Triển khai từ năm 2022 gắn với quá trình thành lập Tổ truyền thông; duy trì thường xuyên hàng năm

HĐ 2

Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

1

Xây dựng chương trình truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã). Các chương trình sẽ được phát trên sóng phát thanh, truyền hình, trên hệ thống loa phát thanh xã/phương bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc.

- Tối thiểu 01 Chương trình bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc phát trên sóng của Đài PT-TH tỉnh; chuyên mục/chuyên san trên báo Lào Cai

- Tại mỗi xã, hàng tháng tổ chức truyền thông trên loa phát thanh xã đến các thôn,...và tuyên truyền/chia sẻ kết quả trên kênh thông tin của huyện, xã (website, facebook, zalo...)

Thực hiện từ năm 2022

2

Hỗ trợ Tổ truyền thông tổ chức hoạt động: xây dựng nội dung, thông điệp và tổ chức hoạt động truyền thông tại cộng đồng (dưới hình thức sân khấu hóa, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trong dịp lễ hội, phiên chợ, khuyến khích nam giới tiên phong tham gia, tổ chức hoạt động); Hàng năm, đánh giá kết quả, tác động của hoạt động truyền thông và xác định nội dung, hình thức truyền thông năm tiếp theo

Mỗi tổ truyền thông tổ chức được ít nhất 01 cuộc truyền thông hàng quý tại cộng đồng/hoặc gắn với cuộc họp thôn/bản; phiên chợ,...

Hàng năm

3

Xây dựng ấn phẩm truyền thông (tài liệu, tờ gấp, tranh lật, áp phích, clip...) và số hóa tài liệu truyền thông dưới dạng video, clip phù hợp với nhận thức, đặc điểm văn hóa, bản sắc dân tộc của địa phương.

Tùy điều kiện địa phương xây dựng tài liệu phù hợp, thiết thực

Hàng năm

4

Đánh giá kết quả sau khi kết thúc chiến dịch truyền thông

Cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động của năm trước và xác định chủ đề cho chiến dịch truyền thông của năm tiếp theo

Hàng năm

HĐ 3

Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, và mua bán phụ nữ và trẻ em

1

Tổ chức Hội thi/liên hoan tìm kiếm sáng kiến, mô hình, giải pháp truyền thông hiệu quả thay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, và mua bán phụ nữ và trẻ em. Tổ chức đánh giá, lựa chọn sáng kiến tiêu biểu để lan tỏa, nhân rộng và gửi tham dự thi tại cấp Trung ương.

Tổ chức từ cấp xã/cụm xã, huyện, thị, thành phố, cấp tỉnh và tham gia thi cấp Trung ương

2023, 2024

2

Tư liệu hóa các sáng kiến, mô hình, giải pháp hiệu quả từ cuộc thi và tuyên truyền, nhân rộng tại địa phương (dưới dạng video, clip, tài liệu...)

Các cấp Hội chủ động lựa chọn và nhân rộng

2023, 2024, 2025

HĐ 4

Đề xuất gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn[1]

- Đối với các địa phương có xã ĐBKK thuộc khu vực III, địa bàn có dân tộc thiểu số ít người sinh con tại nhà cao, chú trọng triển khai tuyên truyền, vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, cung cấp kiến thức, kỹ năng làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khỏe trẻ em theo tình hình thực tế, căn cứ nguồn lực của địa phương để chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ phù hợp.

- Tổ chức khảo sát đơn vị có phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ tại nhà để đề xuất các gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn (nếu có)

Nội dung 2. Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em

HĐ 1

Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới

1

Củng cố, nâng cao chất lượng/hoặc thành lập mới Tổ tiết kiệm vay vốn thôn bản (TKVVTB), gồm các hoạt động: tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu và lập danh sách; củng cố/hoặc thành lập Tổ TKVVTB; hỗ trợ hòm giữ tiết kiệm; duy trì sinh hoạt tổ, trong đó hỗ trợ kinh phí cho tổ sinh hoạt 03 tháng đầu để giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tổ vận hành; hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền tiết kiệm hiệu quả ...

Tối thiểu 140 tổ TKVVTB

Thành lập từ năm 2023; hoàn thành trong năm 2024

2

Thí điểm hỗ trợ kết nối cho 15% thành viên của Tổ TKVVTB hiện có tiếp cận với các định chế tài chính chính thức (như Ngân hàng, các quỹ tín dụng của Nhà nước...) để tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức cho thành viên

15% thành viên của Tổ TKVVTB được kết nối với các định chế tài chính chính thức

Năm 2023 tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách; triển khai thí điểm vận hành mô hình hàng năm

3

Thí điểm hỗ trợ 15% thành viên Tổ TKVVTB hiện có phát triển sinh kế (với các hoạt động: Hướng dẫn các thành viên trong tổ xây dựng đề xuất phát triển sinh kế và lựa chọn các đề xuất có khả thi, phù hợp để hỗ trợ triển khai; phối hợp ngành chuyên môn tập huấn kỹ thuật cho thành viên tổ có đề xuất được phê duyệt để triển khai hiệu quả...)

15% thành viên của Tổ TKVVTB được hỗ trợ phát triển sinh kế

Năm 2023 tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách; triển khai thí điểm vận hành mô hình hàng năm

4

Tập huấn hướng dẫn củng cố/thành lập và vận hành tổ TKVVTB, hướng dẫn kết nối với các định chế tài chính chính thức, phát triển sinh kế, áp dụng phương pháp học tập và hành động giới cho Tổ TKVVTB theo Sổ tay hướng dẫn của Trung ương

Tối thiểu 12 lớp

Thực hiện từ năm 2023 và hoàn thành trong năm 2024

5

Áp dụng phương pháp học tập và hành động giới cho Tổ TKVVTB (gồm các hoạt động: Rà soát, đánh giá mức độ sẵn sàng triển khai của các tổ TKVVTB; xây dựng lộ trình triển khai; tập huấn cho các tổ về phương pháp học tập và hành động giới cho các tổ; tổ chức buổi truyền thông tổ về giới, bình đẳng giới)

85 tổ

Các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách vào năm 2022 và từ 2023 triển khai thí điểm vận hành mô hình hàng năm

HĐ 2

Hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS

1

Hỗ trợ các mô hình sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) xây dựng thương hiệu; đăng ký các tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng truy xuất nguồn gốc và tập huấn về quản lý chất lượng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ 4.0 tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử; giới thiệu và hỗ trợ kết nối với các giải pháp dịch vụ logistics và thanh toán điện tử; tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho tổ/nhóm. (các hoạt động, gồm: Tập huấn hướng dẫn các tổ/nhóm; các tổ/nhóm xây dựng đề xuất; đánh giá, lựa chọn các đề xuất hiệu quả, phù hợp và hỗ trợ triển khai)

Tối thiểu 24 tổ/nhóm

Các huyện, thị, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách vào năm 2022 và triển khai thí điểm từ 2023 đến hết giai đoạn I

HĐ 3

Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình

1

- Thí điểm củng cố, nâng chất lượng/hoặc thành lập mới mô hình Địa chỉ tin cậy cộng đồng

+ Đối với địa bàn đã có sẵn mô hình: có thể củng cố, nâng chất lượng để hoạt động hiệu quả

+ Đối với địa bàn chưa có mô hình: đề nghị thành lập mới (theo quy trình quy định)

Tối thiểu 48 ĐCTC

Các huyện, thị, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu, lập danh sách; củng cố/thành lập mới mô hình từ năm 2022 và duy trì hoạt động hàng năm.

2

Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho chủ ĐCTC, cán bộ hội các cấp về vận hành mô hình và phương pháp hỗ trợ nạn nhân trên cơ sở hướng dẫn của TW

100% chủ ĐCTC được tập huấn, hướng dẫn

Hoàn thành vào năm 2023

HĐ 4

Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người

1

Vận động và hỗ trợ nạn nhân mua bán trở về được tham gia vào các Tổ TKVVTB, hỗ trợ sinh kế để kinh doanh, sản xuất nhỏ, hỗ trợ/kết nối tham gia các chương trình học nghề, tạo việc làm để cải thiện cuộc sống (bao gồm các hoạt động: tuyên truyền vận động; tập huấn hướng dẫn xây dựng đề xuất sinh kế, giải pháp phát triển kinh tế; hỗ trợ triển khai các mô hình sinh kế)

Thực tế nạn nhân

Các huyện, thị, thành phố rà soát, đánh giá nhu cầu và lập danh sách trong năm 2022. Triển khai thí điểm từ năm 2023 đến hết giai đoạn I

Nội dung 3. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng; giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị

HĐ 1

Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương, trong đó có thực hiện CTMTQG 1719

1

Tổ chức tập huấn hướng dẫn tổ chức đối thoại chính sách ở cấp cơ sở theo sổ tay hướng dẫn của Trung ương (Cấp tỉnh tập huấn cho cán bộ huyện, xã; cấp huyện tập huấn hướng dẫn cho trưởng thôn/phó thôn, bí thư thôn, trưởng các tổ chức chính trị xã hội thôn bản, chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong cộng đồng...)

Tối thiểu 9 lớp

Từ năm 2022 và hoàn thành vào năm 2023

2

Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn bản ĐBKK (các hoạt động gồm: Tổ chức các cuộc họp chuẩn bị nội dung đối thoại; tổ chức đối thoại; biên tập và phổ biến kết quả đối thoại rộng rãi trên loa phát thanh xã)

210 cuộc

(Tối thiểu 2 đợt/huyện, thị, thành phố; tùy tình địa phương có thể tổ chức hàng năm)

Triển khai trong năm 2022 và kết thúc muộn nhất vào quý II/2025

3

Vận động và hướng dẫn hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động cộng đồng (các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử tại địa bàn, đóng góp ý kiến xây dựng hệ thống chính trị). Các cấp Hội chủ động tổ chức hoạt động hoặc gắn với sinh hoạt chi hội thường kỳ, họp thôn/bản,...

Địa phương chủ động triển khai phù hợp với thực tiễn

Hàng năm

4

Thực hiện giám sát xã hội: Các hoạt động theo chủ đề/vấn đề do Hội chủ động đề xuất, chủ trì hoặc phối hợp thực hiện

Các cấp Hội thực hiện theo chỉ tiêu về giám sát, phản biện, góp ý văn bản, chính sách của NQ ĐHPN các cấp gắn với triển khai Đề án 15 của Đảng bộ Tỉnh

Hàng năm

HĐ 2

Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng thông qua mô hình CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

1

Thành lập CLB thủ lĩnh của sự thay đổi tại Trung học cơ sở (THCS) và cộng đồng; trang bị một số vật dụng cần thiết phục vụ hoạt động và hỗ trợ tổ chức một số buổi sinh hoạt làm mẫu.

(Phối hợp cùng ngành Giáo dục và đào tạo cùng cấp để triển khai)

Tối thiểu 85 CLB

Năm 2022 tiến hành rà soát, lập danh sách, thành lập; triển khai vận hành mô hình và duy trì hàng năm.

2

Tập huấn cho cán bộ ở cơ sở về cách thức thành lập và vận hành CLB theo Sổ tay hướng dẫn của TW Hội.

18 lớp

Triển khai tập huấn trong năm 2022 hoàn thành vào năm 2023

HĐ 3

Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong CTMTQG DTTS&MN

1

Tập huấn hướng dẫn giám sát, đánh giá về bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình MTQG theo Sổ tay hướng dẫn của TW.

Tối thiểu 23 lớp

Triển khai tập huấn từ 2022 và hoàn thành năm 2023

2

Thực hiện giám sát, thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo giám sát thực hiện bình đẳng giới trên nền tảng số theo hướng dẫn của Trung ương Hội.

 

Hàng năm

3

Tổ chức Sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Dự án 8 và thực hiện bình đẳng giới trong Chương trình MTQG có sự tham gia của các cấp, các ban ngành liên quan tại địa phương

Hội LHPN tỉnh, huyện, thị, thành phố phối hợp với UBND các cấp tổ chức sơ kết 6 tháng, 01 năm, sơ kết giữa kỳ và giai đoạn I

Hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ

HĐ 4

Nâng cao năng lực của phụ nữ DTTS tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử

1

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS cấp huyện, cấp xã, gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn với nội dung phù hợp.

Ít nhất 100 cán bộ nữ

Hàng năm

2

Tổ chức các chuyến tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ nữ người DTTS trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp xã và huyện (địa phương chủ động lựa chọn mô hình hay, cách làm hiệu quả phù hợp để tổ chức tham quan)

Cấp tỉnh tổ chức các chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm cho các cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị; cấp huyện, thị, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế và các hướng dẫn có liên quan để thực hiện

2023, 2024, 2025

Nội dung 4. Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới (LGG) cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng

HĐ 3

Các hoạt động phát triển năng lực thực hiện bình đẳng cho cán bộ các cấp

1

Tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp huyện, cấp xã theo Chương trình 2 về phát triển năng lực LGG

24 lớp cho cán bộ huyện, xã

Tiến hành tập huấn tập huấn lại và hoàn thành trong năm 2023; chủ động tập huấn củng cố, nâng cao trong những năm tiếp theo

2

Tổ chức tập huấn theo Chương trình 3 về phát triển năng lực LGG cho cộng đồng, gồm: cán bộ thôn bản, người có uy tín trong thôn.

75 lớp

Tiến hành tập huấn tập huấn lại và hoàn thành trong năm 2023; chủ động tập huấn củng cố, nâng cao trong những năm tiếp theo

3

Tập huấn hướng dẫn giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho CB xã, thôn.

28 lớp

Tiến hành tập huấn từ năm 2022 hoàn thành năm 2023

HĐ4

Đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực

1

Tham gia các hội thảo ở cấp vùng và cấp Trung ương về kết quả đánh giá độc lập này làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương pháp, nội dung các hoạt động nâng cao năng lực trong DA8 và các vấn đề liên quan khác.

02 cuộc

Năm 2023, 2025

Các cấp Hội thực hiện theo kế hoạch của TW Hội

 



[1] Lào Cai không thuộc địa bàn có đông người DTTS và có tỷ lệ sinh con tại nhà cao hơn mức trung bình của cả nước theo Điều tra thực trạng KTXH 53 DTTS Việt Nam năm 2019, TCTK (tr11, PL2, KH số 43/KH-ĐCT)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 355/KH-UBND năm 2022 triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn I: 2021-2025

  • Số hiệu: 355/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 24/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Giàng Thị Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản