Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KH-UBND | Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2010 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN NGƯỜI NĂM 2010
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, sự nỗ lực của Cơ quan thường trực, sự phối, kết hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể xã hội, công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người nói chung và buôn bán phụ nữ, trẻ em năm 2009 nói riêng đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, nằm trong xu thế, tình hình chung của khu vực và của đất nước, tình hình buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn tiềm ẩn phức tạp, khó lường.
Năm 2010 là năm cuối thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 – 2010, để phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2009, đồng thời để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kế hoạch số 152/BCA-VPTT130/CP ngày 23/12/2009 của Ban Chỉ đạo 130/CP, Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em Thành phố Hà Nội (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 130/TP Thành phố) ban hành Kế hoạch chỉ đạo thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán người năm 2010 với nội dung, biện pháp cụ thể như sau:
II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Tiếp tục tham mưu Thành ủy, HĐND, UBND thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 16/2007/CT-TTg ngày 27/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 254/CV-TW ngày 11/6/2009 của Ban Bí thư về tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện 04 Đề án theo Quyết định 312/2005/QĐ-TTg ngày 30/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổng kết chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004 -2010; trên cơ sở đó tham mưu cho UBND thành phố có Chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán người giai đoạn 2010 – 2015.
- Tham mưu cho Thành ủy có Chỉ thị chỉ đạo các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về phòng, chống tội phạm buôn bán người cho thành viên BCĐ Thành phố và lãnh đạo UBND quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn, cho cán bộ một số ngành Công an, Tư pháp, Lao động thương binh và xã hội.
- Tiếp tục củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo 130/TP các cấp, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức điều hành của BCĐ các cấp. Định kỳ tổ chức họp giao ban thành viên Ban Chỉ đạo thành phố và mở rộng.
2. Công tác tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm, kết quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán người thông qua các kênh truyền thông trong cộng đồng, đặc biệt hướng đến những địa bàn nông thôn, miền núi, các địa bàn có đông dân cư, sinh viên, người lao động tỉnh ngoài thuê trọ … nhằm tạo dư luận xã hội mạnh mẽ và hướng dư luận xã hội vào việc tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn tội phạm buôn bán người.
- Quá trình tuyên truyền phải lồng ghép nội dung Chương trình 130/CP với việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 09/CP, chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, Luật bình đẳng giới … với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ: Duy trì hoạt động có hiệu quả 10 CLB phòng chống tội phạm buôn bán người, trọng tâm là buôn bán phụ nữ, trẻ em tại 10 đơn vị điểm: Ba Đình, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoàng Mai, Ba Vì, Thạch Thất, Mỹ Đức, Thường Tín; tổ chức nhân rộng và xây dựng mới thêm 5 CLB điểm về phòng, chống tội phạm buôn bán người tại Phú Xuyên, Thanh Oai, Đan Phượng, Quốc Oai, Sơn Tây.
Tổ chức khảo sát, đánh giá nhận thức về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em trong hội viên phụ nữ tại 29 đơn vị quận, huyện, thị xã trực thuộc. Biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền về phòng chống tội phạm buôn bán người.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Duy trì các hoạt động mô hình điểm tại quận Cầu Giấy về truyền thông nâng cao nhận thức, xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán trở về. Đồng thời tổ chức nhân rộng mô hình điểm tại 4 đơn vị: Cầu Giấy, Hoàng Mai, Sơn Tây, Ba Vì.
- Sở Tư pháp: Tổ chức 5 buổi tập huấn để bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán người cho các báo cáo viên pháp luật của thành phố và của các quận, huyện, thị xã.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa lồng ghép với việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật, các phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm buôn bán người để nâng cao nhận thức cho các em học sinh trong phòng ngừa, đấu tranh, tố giác tội phạm buôn bán người. Tổ chức Hội thảo giáo dục đạo đức, lối sống phòng, chống tội phạm buôn bán người.
- Công an Thành phố: Duy trì hoạt động của các mô hình điểm thực hiện Chương trình 130/CP tại 07 quận, huyện là: Ba Đình, Hà Đông, Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh, Chương Mỹ.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy: Tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí của Hà Nội đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm buôn bán người, nhất là trong các đợt sinh hoạt chính trị hoặc các phong trào thi đua lớn. Tổ chức tập huấn cho các đồng chí Bí thư, Trưởng, Phó ban tuyên giáo, cán bộ khoa giáo các quận, huyện ủy, các sở, ngành thành phố, các Đảng bộ khối trực thuộc, các báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên báo đài của TW và Hà Nội để nâng cao nhận thức về công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán người.
- Các ban, ngành, đoàn thể khác căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực thuộc, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức hiểu biết về phương thức, thủ đoạn phạm tội của bọn tội phạm buôn bán người và các biện pháp phòng ngừa cho cán bộ, nhân viên, hội viên trong cơ quan, đơn vị, đoàn thể.
- UBND các quận, huyện, thị xã: chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể chủ động thực hiện tốt công tác tuyên truyền, với phương châm “phòng ngừa là cơ bản”, lồng ghép thực hiện Chương trình 130/CP với các Chương trình mục tiêu khác như: Chương trình Quốc gia phòng, chống tội phạm, Chương trình phòng chống Ma túy – Mại dâm – HIV – AIDS, xóa đói, giảm nghèo …. Tạo điều kiện quan tâm, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giải quyết việc làm với PNTE bị buôn bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng.
3. Công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm buôn bán người
- Công an thành phố tiến hành đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý triệt để những đường dây, ổ nhóm tội phạm buôn bán người xảy ra trên địa bàn thành phố. Không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm lớn về buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em.
+ Tiếp tục làm tốt công tác điều tra cơ bản, rà soát đánh giá tình hình tội phạm và các đối tượng có liên quan đến tội phạm buôn bán người, xác định rõ các địa bàn, tuyến trọng điểm buôn bán người, nhất là các Trung tâm môi giới trá hình, các đối tượng cò mồi, dẫn dắt đưa người ra nước ngoài để bán … trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh cho phù hợp.
+ Thường xuyên phân tích, khai thác triệt để số đối tượng bị bắt giữ, số nạn nhân được giải cứu trở về và các nguồn thông tin của quần chúng, qua đơn tố giác … để thu thập, củng cố hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác xác lập, điều tra, mở rộng án. Điều tra khám phá 15 vụ án về tội phạm buôn bán người.
+ Tiếp tục phối hợp với C14, Văn phòng Interpol – BCA, Lực lượng Biên phòng để hợp tác với Cảnh sát các nước có liên quan trong trao đổi thông tin, xác minh, truy bắt đối tượng, giải cứu nạn nhân, truy nã tội phạm đang lẩn trốn và cư trú trên lãnh thổ nước bạn.
+ Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với công an các địa phương, nhất là các địa phương giáp biên giới đất liền với Trung Quốc, Campuchia, Lào để nắm tình hình, triển khai các biện pháp phối hợp đấu tranh chống tội phạm buôn bán người.
+ Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức in, cấp phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm buôn bán người và các phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm buôn bán người.
- Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân Thành phố phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ mua bán người. Thống nhất đường lối xử lý, chọn án điểm, đưa xét xử công khai, lưu động để phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm. Trong năm 2010, tổ chức 10 phiên tòa xét xử các vụ án về tội phạm buôn bán người, trong đó đưa ra xét xử lưu động 5 vụ.
4. Công tác tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo và phối hợp với các ngành có liên quan tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các quận, huyện, thị xã nắm chắc và thực hiện có hiệu quả Quyết định 17/2007/QĐ-TTg ngày 29/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
+ Phối hợp với CATP Hà Nội (PA18, PC14) tiếp nhận thông tin về phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài trở về để tiếp nhận và hỗ trợ. Phối hợp với Sở Y tế, Hội Liên hiệp phụ nữ, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, chăm sóc sức khỏe, dạy nghề, giải quyết việc làm nhằm nâng cao nhận thức, xóa bỏ mặc cảm tạo điều kiện để họ tái hòa nhập cộng đồng.
+ Xây dựng mô hình điểm và tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, xóa bỏ mặc cảm, tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng các nạn nhân của tội phạm buôn bán người.
+ Nghiên cứu, đề xuất kịp thời việc bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, quy định về tiếp đoán, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm giúp đỡ những nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.
+ Sở Tư pháp: triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa bàn các quận, huyện, thị xã nhằm trợ giúp các nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về.
- UBND các quận, huyện, thị xã có chính sách hỗ trợ với những người là nạn nhân của tội phạm buôn bán người, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng nhanh nhất.
5. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan (Công an, LĐTB&XH …) tổ chức nghiên cứu, kiến nghị, tham gia đóng góp, bổ sung các văn bản có tính pháp quy về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán người. Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ các cơ quan hành pháp và tư pháp về công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm buôn bán người.
Chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ thực hiện các dự án về truyền thông phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, tiếp nhận, hỗ trợ tái hòa nhập, cộng đồng, xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, xây dựng pháp luật … theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Sử dụng từ nguồn kinh phí hàng năm của BCĐ 130/CP, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân Thành phố và các nguồn kinh phí khác theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ cho Đề án, chương trình phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán đối với kinh phí của Đề án, chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em được thực hiện theo hướng dẫn của BCĐ 130/CP, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 2Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Quyết định 312/2005/QĐ-TTG phê duyệt các đề án thuộc chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Bình đẳng giới 2006
- 3Quyết định 17/2007/QĐ-TTg về quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 16/2007/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 5Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới do Chính Phủ ban hành
- 6Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 7Quyết định 130/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 9Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 32/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/03/2010
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Đào Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra