- 1Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 2Quyết định 605/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 4Thông báo 22/2017/TB-LPQT hiệu lực Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and Children) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Quyết định 1957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 04 tháng 02 năm 2021 |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ASEAN VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI, ĐẶC BIỆT LÀ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
Thực hiện Quyết định số 1957/QĐ-TTg ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (sau đây gọi tắt là Công ước ACTIP), Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ACTIP với những nội dung sau:
1. Tổ chức quán triệt và chỉ đạo triển khai sâu rộng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về nội dung, các hoạt động ưu tiên phối hợp thực hiện Công ước ACTIP, nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các hoạt động về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
2. Tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Công ước ACTIP, nhằm phòng ngừa, làm giảm tội phạm mua bán người và phối hợp thực hiện công tác giải cứu, bảo vệ và hồi hương an toàn cho nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của quốc gia thành viên Cộng đồng ASEAN trong phòng, chống buôn bán người; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
3. Việc triển khai thực hiện kế hoạch này gắn với thực hiện chương trình, kế hoạch có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người; đảm bảo thực hiện hiệu quả, thiết thực, đúng quy định pháp luật về công tác đối ngoại. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với các cơ quan chức năng của các nước trong khu vực ASEAN trong phòng, chống mua bán người.
II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công tác tham mưu triển khai, chỉ đạo thực hiện
a) Nội dung hoạt động chính
- Ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Công ước ACTIP trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện Công ước ACTIP và đề ra phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo.
- Lồng ghép kiểm tra, khảo sát đánh giá kết quả thực hiện Công ước ACTIP và kết quả thực hiện Chương trình 130/CP tại một số cơ quan, đơn vị và địa phương.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì tham mưu thực hiện các hoạt động trên.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp thực hiện.
a) Nội dung
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; trong đó, tập trung vào các quy định về phòng ngừa mua bán người, bảo vệ nạn nhân bị mua bán, thực thi pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán người, hợp tác, điều phối quốc tế và khu vực nhằm thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, quản lý, cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống mua bán người ở các sở, ngành, địa phương và người dân, phù hợp với từng đối tượng, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ dân trí, đặc điểm của từng vùng, miền, địa phương để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi mua bán người.
- Duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu thông tin về nạn nhân và đối tượng phạm tội mua bán người. Thực hiện trao đổi thông tin đối ngoại liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người theo quy định của pháp luật.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì thực hiện các hoạt động trên.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Ngoại vụ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống mua bán người.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp tổ chức quán triệt những nội dung của Công ước ACTIP và Kế hoạch này cho lãnh đạo, cán bộ thuộc ngành Tòa án và Kiểm sát; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước ACTIP và các văn bản văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
3. Công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước ACTIP
a) Nội dung
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kiến nghị số 1526/KN-UBTP14 ngàỵ 28/9/2018 của Ủy ban Tư pháp Quốc hội khóa XIV về thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.
- Tiến hành rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người, kết hợp kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật phòng, chống mua bán người ở cơ sở để đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống mua bán người phù hợp với quy định của Công ước ACTIP.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan; đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện.
4. Đẩy mạnh công tác tiếp nhận, xác mình, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán
a) Nội dung
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân bị mua bán và chuyển tuyến để thực hiện các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và bí mật thông tin về nạn nhân theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chỗ ở tạm thời cho nạn nhân bị mua bán, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em được bảo vệ, hỗ trợ để phục hồi thể chất, tâm lý, xã hội và tái hòa nhập cộng đồng, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật để bảo đảm nhanh chóng trong việc thực hiện các hoạt động giải cứu, bảo vệ, phục hồi, hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng đối với nạn nhân bị mua bán.
- Bảo đảm cho nạn nhân bị mua bán sử dụng ngôn ngữ mà họ hiểu được; thông tin về các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tạo điều kiện để họ tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ, bảo đảm quyền bào chữa của nạn nhân bị mua bán phù hợp với Công ước ACTIP.
- Triển khai khẩn trương việc xác định nạn nhân, đặc biệt là tuổi của nạn nhân để bảo đảm cung cấp các dịch vụ phù hợp. Trong trường hợp chưa chắc chắn về độ tuổi nhưng nếu nạn nhân có khả năng là trẻ em thì cần coi nạn nhân đó là trẻ em và quy trình xác định nạn nhân, phỏng vấn cần áp dụng đầy đủ các nguyên tắc và quy định của pháp luật trong nước, phù hợp với pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, nhất là Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Xây dựng các chương trình giúp nạn nhân bảo đảm sinh kế, bao gồm giáo dục căn bản tập huấn về kỹ năng đặc biệt cho nạn nhân là phụ nữ. Cải thiện khả năng tiếp cận với các cơ hội và hoạt động giáo dục cho trẻ em để nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người và tăng tỷ lệ trẻ em đến trường, đặc biệt là trẻ em gái.
- Triển khai thực hiện chương trình bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi và tái hòa nhập cho nạn nhân bị mua bán như: hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại, y tế, tâm lý, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ học văn hóa, học nghề, trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn cũng như nâng cao nhận thức nhằm phòng tránh kỳ thị và phân biệt đối xử đối với nạn nhân khi họ hồi hương. Trong quá trình thực hiện Chương trình này cần áp dụng cách tiếp cận đa ngành, lấy nạn nhân là trung tâm khi cung cấp gói dịch vụ toàn diện cho nạn nhân.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện nội dung về tiếp nhận, xác minh và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức có liên quan thực hiện nội dung về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.
5. Đấu tranh phòng, chống mua bán người
a) Nội dung
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp, chủ động nắm chắc tình hình, thường xuyên thu thập, kịp thời bổ sung, điều chỉnh thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội trên các lĩnh vực như: cư trú; hộ tịch; hoạt động du lịch; du học; xuất khẩu lao động; cho, nhận con nuôi; kết hôn với người nước ngoài; hiến, tặng mô, tạng; cảng biển... để phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các đường dây, tổ chức, các nhân có biểu hiện nghi vấn hoạt động mua bán người.
- Tăng cường nỗ lực để điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người, nhất là các nhóm tội phạm có tổ chức tham gia vào hoạt động mua bán người; áp dụng hiệu quả các phương pháp điều tra và các biện pháp cần thiết khác để thu thập chứng cứ phục vụ công tác truy tố trong các vụ án mua bán người, kể cả trong trường hợp các nạn nhân không cung cấp lời khai của mình; áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng của Bộ, ngành Trung ương trong thực hiện hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin, xác minh, điều tra, bắt giữ, chuyển giao, truy nã đối tượng phạm tội.
- Điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, rửa tiền; những người tham gia, tạo điều kiện hoặc cản trở hoạt động tư pháp liên quan đến phòng, chống mua bán người theo đúng quy định của pháp luật trong nước phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp chặt chẽ trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án mua bán người, đảm bảo không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội; lựa chọn các vụ án trọng điểm để tổ chức xét xử lưu động nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phòng ngừa chung; tổ chức tốt biện pháp bảo vệ nạn nhân, đặc biệt là trẻ em trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện.
6. Thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống mua bán người mà Việt Nam là thành viên
a) Nội dung
- Tiếp tục triển khai thực hiện những nội dung tại Quyết định số 605/QĐ- TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) và Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
- Tiếp tục triển khai các chỉ đạo của Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ về thực hiện nội dung các hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa Việt Nam với Căm-pu-chia, Lào, Thái Lan về phòng, chống mua bán người, trọng tâm là thực hiện các hoạt động ưu tiên hợp tác đã được cơ quan chức năng thống nhất giai đoạn 2016 - 2020.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin vụ việc mua bán người, giải cứu, hồi hương nạn nhân, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người; thực hiện các dự án hợp tác về phòng, chống mua bán người với các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và cá nhân người nước ngoài phù hợp với chính sách pháp luật theo chỉ đạo của Bộ Công an.
b) Phân công trách nhiệm thực hiện
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Tư pháp, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện.
1. Giai đoạn 2021 -2022
Trong giai đoạn 2021 - 2022, ưu tiên thực hiện các hoạt động sau;
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu về Công ước ACTIP và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho người dân, các lực lượng chức năng của các ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã có liên quan đến công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là các cơ quan tư pháp, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển...
2. Giai đoạn 2022 - 2025
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các sở, ngành, cơ quan có liên quan ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị mình, việc triển khai phải bảo đảm thống nhất và hiệu quả khi thực hiện.
2. Giao Công an tỉnh là đầu mối thông tin liên lạc, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ban, ngành liên quan và địa phương thực hiện Kế hoạch này; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực hiện Công ước ACTIP và đề ra phương hướng công tác trong thời gian tiếp theo (theo đúng hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương).
3. Giao Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện các nội dung có liên quan trong quá trình điều tra các vụ án, triệt phá các đường dây mua bán người, phát hiện, giải cứu, hồi hương nạn nhân bị mua bán, liên quan đến các nước trong khu vực ASEAN.
4. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện công tác thi hành án dân sự về phòng, chống mua bán người và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán; quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
5. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tăng cường tuyên truyền về nội dung Công ước ACTIP và truyền thông phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó thực hiện đúng các quy trình về hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng tiếp cận theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em; thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và tại cộng đồng theo quy định pháp luật.
7. Giao Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường các biện pháp nắm tình hình, chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiến hành các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới biển theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ về an ninh, trật tự khu vực biên giới biển và trên biển để chủ động phát hiện, ngăn chặn hoạt động của tội phạm mua bán người và hoạt động đưa người di cư trái phép.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo:
- Ban Chỉ đạo 138 các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nội dung Công ước ACTIP và Kế hoạch này, cũng như tình hình thực tế ở địa phương để tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện đến cấp cơ sở.
- Các ban, ngành chức năng, đoàn thể các cấp của địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống mua bán người cho nhân dân, nhất là nhân dân khu vực biên giới, hải đảo; thiết lập và duy trì đường dây nóng tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin tội phạm, phối hợp, hỗ trợ điều tra, bắt giữ tội phạm, giải cứu, tiếp nhận nạn nhân theo quy định pháp luật.
9. Chế độ thông tin, báo cáo: Các đơn vị, địa phương báo cáo (6 tháng, 1 năm và đột xuất) kết quả thực hiện công tác phòng, chống mua bán người, lồng ghép nội dung thực hiện Công ước ACTIP và Kế hoạch này về Ban chỉ đạo 138 tỉnh (qua Phòng tham mưu, Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực BCĐ138, địa chỉ: số 15 Trường Chinh, phường Phước Trung, TP. Bà Rịa, BRVT, ĐT.0693.545.129, Fax: 02543.513.307) để tổng hợp báo cáo theo quy định.
10. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Công ước ACTIP, Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Sở, ban, ngành, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 4Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 5Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 461/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Công ước về chống tham nhũng của Liên Hợp quốc
- 2Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán người năm 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 605/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1879/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 5Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
- 6Thông báo 22/2017/TB-LPQT hiệu lực Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (ASEAN Convention Against Trafficking in Persons, Especially Women and Children) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 7Quyết định 1957/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 01/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 9Kế hoạch 194/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Kế hoạch 461/KH-UBND năm 2021 về tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Tây Ninh ban hành
Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2021 tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- Số hiệu: 19/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định