Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 281/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

Phần I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2022

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Trên cơ sở nội dung, nhiệm vụ và các chỉ tiêu được giao tại Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã phấn đấu và cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu được giao; đến nay, đã hoàn thành 22/28 chỉ tiêu; còn lại 06/28 chỉ tiêu đang được các cơ quan, đơn vị chỉ đạo triển khai; kết quả chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo.

2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số.

Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số 797/BTTTT-THH ngày 06/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về một số nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 114/KH-UBND ngày 25/4/2022 về triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; đến nay, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai hoàn thành 22/22 nhiệm vụ trọng tâm về chuyển đổi số năm 2022; kết quả chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

- Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 223/KH-UBND ngày 16/9/2022 về việc tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong 02 ngày (từ ngày 06/10/2022 đến ngày 07/10/2022). Trong đó tập trung vào triển khai thiết thực các sáng kiến, giải pháp mà người dân, doanh nghiệp là đối tượng thụ hưởng. Cụ thể là các nội dung chính như sau:

- Triển lãm các sản phẩm, giải pháp, mô hình Chuyển đổi số.

- Hội thảo phiên toàn thể với chủ đề: Thúc đẩy chương trình chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Ký kết hợp tác chuyển đổi số giữa một số sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh Hóa với các Tập đoàn, Doanh nghiệp công nghệ số.

- Khai trương thử nghiệm mạng 5G tại Thanh Hóa.

- Báo cáo, giới thiệu mô hình thử nghiệm “Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thanh Hóa”.

- Hội thảo chuyên đề:

Chuyên đề 1: Chuyển đổi số doanh nghiệp SMEs - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số tại tỉnh Thanh Hóa.

Chuyên đề 2: Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp thông minh.

- Tổ chức giao lưu với sinh viên trường Đại học, Cao đẳng về các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, khởi nghiệp sáng tạo.

1.2. Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông về Chuyển đổi số

- Trang thông tin chuyển đổi số của tỉnh là phương tiện, kênh thông tin để cập nhật và đưa thông tin về chuyển đổi số phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, Tổ công nghệ số cộng đồng, người dân và doanh nghiệp về các chính sách pháp luật, sáng kiến, cách làm, đã thu hút được khoảng 1.931.606 người theo dõi.

- Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 về truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa. Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các đơn vị đã mở chuyên mục chuyển đổi số, nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về chuyển đổi số, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số; hàng tháng, các đơn vị đưa tin và đưa tin lại khoảng 30 lượt; năm 2022 đã đưa được hơn 1.620 lượt tin, bài lên trang thông tin điện tử để tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

- Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; kênh VTV8; VOV để xây dựng clip, phóng sự tuyên truyền về mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số ở xã Yên Thọ, huyện Như Thanh; chuyển đổi số ở xã vùng cao các huyện: Quan Sơn, Bá Thước; tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia và những kết quả nổi bật của tỉnh về chuyển đổi số.

- Ngoài ra, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tích cực tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử đặc biệt là Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 10/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên Nền tảng sàn thương mại điện tử năm 2022 cho cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân (hình thức tuyên truyền thông qua các hội nghị, trên Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, phát hành sổ tay truyền thông, in ấn tờ rơi, băng rôn, tuyên truyền trên các website, các mạng xã hội zalo, facebook,...); khuyến khích cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị tích cực thực hiện và tuyên truyền cho người thân, bạn bè các kiến thức về thương mại điện tử; tích cực đẩy mạnh các hình thức mua sắm trực tuyến hợp pháp, thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm từng bước thay đổi thói quen, hình thức mua sắm theo hướng văn minh, hiện đại; chủ động trang bị kỹ năng, kiến thức về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên môi trường số.

2. Thể chế số

2.1. Ban hành Nghị quyết và các kế hoạch về chuyển đổi số

- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021; đến nay có 48/48 các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và 559/559 UBND cấp xã đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số năm 2022.

- Trong năm 2022, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu cho HĐND tỉnh ban hành 01 Nghị quyết; UBND tỉnh ban hành 02 Chỉ thị; 11 Quyết định; 16 Kế hoạch; 01 Chương trình và nhiều văn bản chỉ đạo (Chi tiết tại Phụ lục 2 gửi kèm theo); trong đó, nổi bật là:

Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 về truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch 114/KH-UBND ngày 25/4/2022 về triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã triển khai hoàn thành 22/22 nhiệm vụ về chuyển đổi số năm 2022.

Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025; trên cơ sở đó, giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu xây dựng mô hình và bộ tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã. Trong năm 2022, giao 94 đơn vị UBND cấp xã hoàn thành các tiêu chí mô hình chuyển đổi số cấp xã do tỉnh xây dựng đúng theo kế hoạch đã đề ra.

Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/5/2022 Về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 về đẩy mạnh đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã có hướng dẫn các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã khẩn trương thực hiện phân loại, xác định và phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Trong năm 2022, đặt mục tiêu, phấn đấu sẽ hoàn thành việc phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ đối với hệ thống thông tin UBND cấp xã để phấn đấu xây dựng mô hình địa phương điểm về an toàn thông tin.

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số

- Đã kiện toàn Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số cấp tỉnh; ban hành và sửa đổi quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách theo dõi các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên địa bàn tỉnh; ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo cũng như triển khai các nhiệm vụ mà Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số giao cho tỉnh Thanh Hóa; theo đó đã có 20/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh thành lập Tổ giúp việc về chuyển đổi số giúp Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn đến 2025; 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số tại địa phương. Đối với các thôn, bản thành lập 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng với 14.478 thành viên.

- Hằng quý, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác và hội nghị chuyên đề đối với các chương trình dự án CNTT của tỉnh; tham dự các Hội nghị trực tuyến với Ủy ban Quốc gia về chuyển đối số. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Thông tin và Truyền thông và kết luận Hội nghị của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số, Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh đã đánh giá kết quả hoạt động 03 tháng, 06 tháng, 09 tháng và các nhiệm vụ được giao cho thành viên Ban Chỉ đạo; thông qua đó, đã bổ sung, phân tích đánh giá các nội dung, nhiệm vụ đã triển khai đồng thời đề xuất giải pháp để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số một cách hiệu quả và thiết thực hơn; các thành viên Ban Chỉ đạo thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ về chuyển đổi số tại các đơn vị được giao phụ trách. Trong năm 2022, đã tổ chức được 09 đoàn kiểm tra tình hình ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa điện tử và việc sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh; đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ kiểm tra việc triển khai, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng tại các vị trí như: Lãnh đạo đơn vị, Văn thư và các cán bộ tại Bộ phận một cửa của UBND huyện Hà Trung, UBND thị trấn Hà Trung.

3. Hạ tầng số

- Hạ tầng CNTT được quan tâm đầu tư từ cấp tỉnh đến cấp xã, từng bước đáp ứng việc ứng dụng CNTT, phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng và bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trung tâm An ninh mạng và An toàn dữ liệu luôn bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt, an toàn 24/7 cho hệ thống CNTT dùng chung trong các cơ quan đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống điều hành, giám sát an ninh mạng (SOC) được đầu tư, bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh. Cổng dịch công tỉnh; hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc (TD-Office), nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh (LGSP) đã kết nối liên thông giữa các cơ Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và kết nối liên thông với nền tảng Quốc gia, phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử liên thông 04 cấp.

- Tỉnh đã quan tâm đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho 113 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp tỉnh; 80 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp huyện và 505 đơn vị cấp xã: 4.552 bộ máy tính, 726 bộ máy in và 340 bộ thiết bị chuyển mạch Switch. Các trang thiết bị và hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định, thông suốt; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được trang bị máy vi tính; 100% các đơn vị đã có mạng LAN, các máy tính được kết nối mạng Internet băng thông rộng phục vụ công tác.

- Hạ tầng viễn thông, Internet trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các doanh nghiệp viễn thông đầu tư mở rộng mạng lưới với công nghệ hiện đại phục vụ đến tất cả các vùng miền, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, góp phần quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, Chính quyền phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân trên địa bàn tỉnh. Đến nay, trên toàn tỉnh có 9.444 trạm BTS được lắp đặt tại 3.823 vị trí (trong đó 2.808 trạm BTS 2G, 3.436 trạm BTS 3G và 3.200 trạm BTS 4G); 46 thiết bị chuyển mạch cố định và 1.156 thiết bị truy nhập Internet cáp quang; phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn, tỷ lệ dân số được phủ sóng thông tin di động đạt 99,70%; trong đó mạng băng thông rộng 3G/4G phủ sóng đến 4.354/4.357 đến thôn, bản; mạng băng thông rộng cố định được triển khai đến 4.337/4357 thôn, bản.

- Tổng số thuê bao trên toàn tỉnh ước đạt 2.957.000 thuê bao (trong đó 27.000 thuê bao cố định; 2.930.000 di động) bằng 100,92% so với kế hoạch được tỉnh giao, mật độ thuê bao điện thoại đạt 80,62 thuê bao/100 dân; Thuê bao Internet trên toàn tỉnh ước đạt 2.360.000 thuê bao; đạt mật độ 64,34 thuê bao/100 dân bằng 118% kế hoạch được tỉnh giao.

4. Dữ liệu số

Hiện nay, đã hoàn thành Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp; việc triển khai các ứng dụng CNTT tại các ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; ngoài các ứng dụng dùng chung của tỉnh; các ngành, đơn vị còn triển khai các ứng dụng chuyên ngành, xây dựng hệ thống dữ liệu riêng nhằm phục vụ công tác quản lý.

- Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Đã triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh tại 03 điểm (bao gồm 02 trạm quan trắc môi trường không khí; 01 trạm quan trắc môi trường nước biển) cơ bản cung cấp thông tin, đưa ra những phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tiếp tục cập nhật dữ liệu, nâng cấp bổ sung cơ sở dữ liệu đảm bảo tích hợp các cơ sở dữ liệu Quốc gia.

- Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: Triển khai sử dụng thống nhất các phần mềm quản lý trường học Vnedu, Smas, Misa; Sổ liên lạc điện tử... Trường Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa đã được đầu tư xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử, tăng cường công tác quản lý học tập của sinh viên… Các trường học đã triển khai xây dựng các phòng học thông minh, thư viện điện tử, giáo án điện tử để triển khai. Các cơ sở giáo dục đã tiến hành chuẩn hóa các thông tin, làm sạch dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục và Đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai. Gần 80% số lượng bản ghi về nhân sự, học sinh trong toàn ngành đã thực hiện xác thực định danh với với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng dẫn của Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Lĩnh vực Y tế: Đã triển khai các phần mềm quản lý bệnh viện, các phần mềm chuyên ngành trong lĩnh vực Y tế; chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở y tế với hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội để chi trả chế độ theo quy định.

- Lĩnh vực Văn hóa, thể thao và Du lịch: đang phối hợp xây dựng Cổng thông tin du lịch tỉnh; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý các hoạt động du lịch phục vụ công tác quảng bá du lịch của tỉnh.

- Lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT): 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm... thực hiện thanh toán điện tử; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, bán hàng trực tuyến.

- Lĩnh vực Tư pháp: Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và phần mềm quản lý hộ tịch đến cấp xã; phần mềm quản lý hồ sơ công chứng; phần mềm quản lý xử lý vi phạm hành chính.

- Lĩnh vực Lao động Thương binh xã hội: Xây dựng cơ sở dữ liệu hộ nghèo, cận nghèo và bảo trợ xã hội; cơ sở dữ liệu thông tin về hồ sơ người có công; cơ sở dữ liệu tài chính trợ cấp ưu đãi người có công… các hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu này đều được triển khai đồng bộ tại 27/27 UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Lĩnh vực Giao thông vận tải: Áp dụng phần mềm quản lý cầu; phần mềm quản lý tài sản hạ tầng giao thông; hệ thống Govone (Phần mềm quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ) trong công tác duy tu bảo dưỡng công trình đường bộ; hệ thống giám sát hành trình trong công tác quản lý vận tải bằng xe ô tô; phần mềm quản lý bến xe khách; lắp đặt camera giám sát trên các ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng container; các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện giám sát bằng hệ thống camera bao gồm cả phòng học lý thuyết và sân thực hành…giúp nâng cao chất lượng công tác quản lý của ngành trên địa bàn tỉnh.

- Lĩnh vực BHXH: Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT) cập nhật thông tin khám chữa bệnh tại 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT; Hệ thống cấp mã số BHXH và quản lý thẻ BHYT hộ gia đình; kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đăng ký khai sinh Bộ Tư pháp với cơ sở dữ liệu Quốc gia về BHXH để thực hiện liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; triển khai ứng dụng VssID (Bảo hiểm xã hội số)...

- Lĩnh vực Thuế: ngành Thuế đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; đến nay, 100% các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã áp dụng hóa đơn điện tử; các doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuế điện tử; các dịch vụ thuế điện tử được thực hiện đồng bộ với các nội dung cải cách chính sách thuế, đổi mới thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng trong công tác thu/nộp thuế.

- Lĩnh vực ngân hàng: Các ngân hàng đã xây dựng và ứng dụng nền tảng ngân hàng số với phương châm “Lấy khách hàng là trung tâm” và cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, giúp các tổ chức, cá nhân và người dân chủ động tiếp cận nhanh chóng, kịp thời và an toàn bảo mật; các dịch vụ cung cấp chính: Đăng ký mở tài khoản trực tuyến; đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử; đăng ký vay vốn trực tuyến; các giao dịch tài chính bằng sinh trắc học như nộp tiền vào tài khoản, thanh toán, chuyển khoản, chuyển tiền, gửi tiết kiệm…đã giúp cho việc tiết kiệm thời gian giao dịch của các tổ chức, cá nhân.

5. Nền tảng số

- 35/35 nền tảng số Quốc gia đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 22/6/2022 về chỉ đạo việc lựa chọn các nền tảng thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã lựa chọn các nền tảng số để đưa vào áp dụng trong công việc (nền tảng thương mại điện tử; nền tảng họp trực tuyến; nền tảng học trực tuyến; nền tảng quản lý tiêm chủng…).

- Các nền tảng, phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các ngành đầu tư phục vụ cho công tác quản lý và triển khai ứng dụng CNTT của các ngành từ Trung ương đến địa phương được duy trì hoạt động tương đối ổn định, các đơn vị thường xuyên cập nhật dữ liệu.

6. Nhân lực số

- Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và cán bộ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số; phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.

- 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 14.478 thành viên tham gia. Triển khai tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho 4.688 học viên là các thành viên tham gia các Tổ công nghệ số cộng đồng và cho 890 học viên là cán bộ, công chức các xã, thị trấn thuộc các huyện: Quan Hóa, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Hà Trung, Thiệu Hóa, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thường Xuân, Quảng Xương, Nga Sơn và thị xã Bỉm Sơn, những kiến thức cơ bản để về chuyển đổi số, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử, dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ chuyển đổi số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục…và thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tuyên truyền và triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà và các khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức nòng cốt; cán bộ Lãnh đạo cấp xã; thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và bồi dưỡng kỹ năng số miễn phí cho người dân; đến nay có 876 học viên tham gia các khóa học trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà.

7. An toàn, an ninh mạng

- Ban hành các văn bản về triển khai cảnh báo các lỗ hổng bảo mật và nguy cơ tấn công mạng; 04 báo cáo kỹ thuật tình hình An toàn thông tin trên địa bàn tỉnh; ban hành kế hoạch “tăng cường trực đảm bảo an toàn thông tin và hỗ trợ ứng cứu sự cố an toàn thông tin trước và trong thời gian diễn ra nghỉ Tết Nguyên đán; dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5; Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9”.

- Xây dựng và vận hành chuyên trang an toàn thông tin tại địa chỉ: https://attt.thanhhoa.gov.vn với hơn 22.000 lượt truy cập; cung cấp đầy đủ thông tin nhanh chóng và kịp thời về tình hình an toàn, an ninh mạng trên địa bàn tỉnh.

- Thiết lập và phát triển fanpage trên nền tảng mạng xã hội facebook tại địa chỉ: https://www.facebook.com/congdongictthanhhoa nhằm lan truyền những kiến thức, hành động, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho người dùng.

- Phát hành các bản tin An toàn thông tin định kỳ 02 tháng/1 kỳ nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về an toàn thông tin mạng.

- Hoạt động giám sát an toàn thông tin tập trung cho các hệ thống phần mềm dùng chung của tỉnh và tại 10 cơ quan, đơn vị có các hệ thống thông tin quan trọng, lưu trữ, xử lý nhiều cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Triển khai hệ thống phòng chống mã độc tập trung cho toàn tỉnh với phạm vi bổ sung cài đặt mới thêm 1.500 phần mềm bản quyền trên các máy chủ, máy trạm cho 48/48 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Đã có 48/48 hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn thông tin (đạt 100%); hiện nay, đang hướng dẫn và triển khai phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho các đơn vị cấp xã và các đơn vị trực thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện; đến hết tháng 12/2022, hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn thông tin cho 559/559 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Hệ thống điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh ghi nhận có 25 cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bị lây nhiễm mã độc kết nối vào mạng máy tính ma botnet đã được xử lý; phát hiện 461 máy tính có kết nối nguy hiểm đến các tên miền độc hại ngoài Internet, 739 máy tính nhiễm mã độc đã được xử lý; thực hiện ứng cứu hơn 453 lượt sự cố liên quan đến phần mềm dùng chung trên địa bàn tỉnh.

8. Chính quyền số

- Ứng dụng CNTT đã có bước phát triển mạnh mẽ; công tác triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá được tăng cường, phát huy hiệu quả tích cực; ứng dụng CNTT được đẩy mạnh, thực hiện chuyển đổi số các cấp được triển khai đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

- Nền tảng chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP) của tỉnh đã tích hợp 19 các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu đang được tích hợp dịch vụ liên thông, chia sẻ dữ liệu thông qua LGPS (11 phần mềm triển khai trong tỉnh; 08 dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được kết nối qua LGSP của tỉnh).

- Trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ trên môi trường mạng: 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 3.436.164 lượt văn bản, số văn bản gửi đi trên hệ thống là 1.073.930 văn bản; số văn bản nhận là: 2.387.247 văn bản; tỷ lệ văn bản ký số cơ quan đạt 99,07%, tỷ lệ văn bản ký số cá nhân đạt 98,72%; đã có sự thay đổi tích cực từ cách làm việc hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp 159 dịch vụ công mức độ 3 và 716 dịch vụ công mức độ 4; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 815 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa của tỉnh đã tiếp nhận 917.255 hồ sơ; đã xử lý 882.473 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn đạt 97,94%. Hệ thống Cổng Dịch vụ công tỉnh, hệ thống Một cửa điện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoạt động ổn định, hiệu quả, công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết vượt chỉ tiêu được giao tại Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh.

- Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Đã kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu có chức năng báo cáo tỉnh; đã cung cấp thông tin, dữ liệu của 08/08 chế độ báo cáo trên Hệ thống.

- Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tiếp tục phát huy hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian; đã phối hợp tổ chức 80 cuộc họp trên hệ thống hội nghị truyền hình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp...; phối hợp tổ chức lớp đào tạo, tập huấn công tác vận hành và bảo quản trang thiết bị tại các điểm cầu của hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh.

- Đã thực hiện kết nối giữa Hệ thống giám sát, đo lường EMC của Bộ Thông tin và Truyền thông để thu thập và đánh giá dữ liệu của 3 loại đối tượng gồm: (1) Cổng Thông tin điện tử, (2) Cổng Dịch vụ công, (3) Hệ thống Một cửa điện tử.

- Thực hiện việc chuyển đổi, đồng bộ mã định danh điện tử theo Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 502/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 về phê duyệt Danh mục mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh; đã thực hiện cập nhật toàn bộ mã định danh điện tử (gồm: 66 mã cấp 2, 1.247 mã cấp 3 và 24 mã cấp 4) vào Hệ thống Danh mục điện tử dùng chung (https://dmdc.ngsp.gov.vn) do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.

- Đang triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh của tỉnh được triển khai đảm bảo đầy đủ các chức năng, tính năng theo hướng dẫn tại Công văn số 213/THH-CPĐT ngày 03/03/2021 của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông; xây dựng 08 phân hệ giám sát chuyên ngành - lĩnh vực và thí điểm ứng dụng Trợ lý ảo để hỗ trợ công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; ngoài ra, đã triển khai thí điểm trợ lý ảo tại Tòa án nhân dân tỉnh, trước mắt tập trung vào hỏi đáp quy định trong văn bản pháp luật và hỏi đáp các tình huống quản lý nhà nước theo ngành.

9. Kinh tế số

- 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai việc sử dụng và thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục, y tế.

- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số bằng các nền tảng số Việt Nam đã có 22.673 doanh nghiệp tiếp cận, tham gia chương trình theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- 100% các doanh nghiệp, tổ chức đã sử dụng hóa đơn điện tử với trên 1.400.000 hóa đơn điện tử.

- Đã hướng dẫn, phối hợp các địa phương, Bưu điện tỉnh thu thập được 31.862 hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn tỉnh, tạo tài khoản cho 21.389 hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn Postmart.vn; đưa 28 sản phẩm OCOP lên sàn Postmart.vn; Viettel post thu thập được 1.268 hộ SXNN trên địa bàn tỉnh; 1.500 hộ SXNN có tài khoản bán hàng/gian hàng trên sàn TMĐT Voso.vn; đưa 38 sản phẩm OCOP lên sàn Voso.vn và 612 sản phẩm lên Cổng kết nối cung cầu nông sản an toàn tỉnh Thanh Hóa; cung cấp 55.000 tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đặc trưng của các huyện; hỗ trợ trên 551.817 tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán các dịch vụ thiết yếu.

10. Xã hội số

- Các cơ sở giáo dục phổ thông đã chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến và trực tiếp; xây dựng các video bài giảng trực tuyến đưa vào kho dữ liệu dùng chung của ngành phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học.

- Thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công thiết yếu "Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng" trong Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06), đảm bảo 100% học sinh lớp 12 có tài khoản đăng ký thi trên hệ thống thi tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đã phối hợp với Mobifone triển khai cung cấp thông tin về văn hoá, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh trên các nền tảng công nghệ số phục vụ phát triển du lịch; triển khai ứng dụng Du lịch thông minh tại 04 khu, điểm du lịch, gồm: Thác Mây (huyện Thạch Thành), Bản Mạ (huyện Thường Xuân), Đền Sòng (thị xã Bỉm Sơn), danh thắng Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).

- Đến nay, có trên 330.000 hồ sơ người có công được số hóa (đạt 100%) phục vụ tra cứu thông tin và giải quyết các chế độ, chính sách ưu đãi người có công; 100% dữ liệu cung, cầu lao động, dữ liệu người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và 100% dữ liệu cần thiết phục vụ hoạt động quản lý đối tượng bảo trợ xã hội và thông tin về trẻ em tại cơ sở được số hóa; kết nối, chia sẻ dữ liệu của gần 70.000 người cao tuổi, hơn 60.000 người có công với cách mạng; trên 67.000 hộ nghèo và trên 86.000 hộ cận nghèo với cơ sở dữ liệu về dân cư.

- Đã sử dụng thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh: 211 cơ sở y tế; số lượng công dân sử dụng căn cước công dân khám chữa bệnh: 6.409 lượt công dân; 27/27 bệnh viện tuyến huyện đã kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương; 100% các bệnh viện công lập triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện công lập đã triển khai hóa đơn điện tử; tính đến nay, toàn tỉnh thu nhận được 3.109.224 hồ sơ căn cước công dân (CCCD); nhận và trả 2.781.930 thẻ CCCD cho công dân; thu nhận được 415.501 hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Việc thí điểm sử dụng CCCD gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy: Tính đến 14/11/2022 đã đồng bộ thông tin 2.047.020 thẻ BHYT vào CCCD gắn chip, có 833.616 lượt tra cứu thông tin thẻ BHYT trên CCCD tại 659/668 cơ sở ký hợp đồng KCB BHYT trên địa bàn, tỷ lệ thành công 53,6% (tăng 242.086 thẻ được đồng bộ và 294.546 lượt tra cứu).

- Nhiều sở, ngành, UBND cấp huyện đã thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết phản ánh, kiến nghị, phản ánh hiện trường của người dân trên nhiều lĩnh vực và qua nhiều hình thức trực tuyến như: Cổng thông tin điện tử, các ứng dụng di động, góp phần thúc đẩy sự tham gia của người dân trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương. Hệ thống phần mềm Phản hồi Thanh Hóa đã tiếp nhận, xử lý 1.067 phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân với tỷ lệ xử lý đúng hạn đạt trên 95%.

11. Danh mục dự án, nhiệm vụ năm 2022

 Danh mục các dự án, nhiệm vụ được phê duyệt trong năm 2022 tại Phụ lục 4 kèm theo.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025.

Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.

Quyết định số 1017/QĐ-TTg ngày 14/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án giám sát an toàn thông tin mạng phục vụ Chính phủ điện tử.

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số Quốc gia.

Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2026.

Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 5447/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0.

Quyết định số 2269/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thanh Hóa (phiên bản 1.0).

Quyết định số 3740/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021- 2025.

Quyết định số 3487/QĐ-UBND ngày 07/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 01/01/2022 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025.

Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan nhà nước.

Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 04/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 24/02/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch số 159/KH-UBND ngày 20/7/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 29/4/2020 của Chính phủ về việc quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 22/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025.

Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về truyền thông thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành kế hoạch thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Công văn số 5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.

Căn cứ hiện trạng về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hạ tầng số

- 100% cơ quan Đảng, chính quyền các cấp kết nối mạng số liệu chuyên dùng của tỉnh.

- Tiếp tục duy trì triển khai hạ tầng kỹ thuật phục vụ Hội nghị trực tuyến đồng bộ 03 cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã và kết nối với Hệ thống Hội nghị trực tuyến quốc gia.

- Phủ sóng mạng di động 4G và mạng Internet cáp quang đến 100% địa bàn dân cư toàn tỉnh;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh đạt trên 80%;

- Tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet băng rộng đạt trên 80%.

2.2. Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước

- Duy trì 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định).

- 80% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

- 30% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Tối thiểu có 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số cấp xã.

- 90% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 20% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

2.3. Ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% các thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình hoặc dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và được cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt.

- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

- Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần.

2.4. Phát triển Kinh tế số

- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 50%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 30%.

- Mỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều được trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh.

2.5. Thúc đẩy xây dựng Xã hội số

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 50%;

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 30%;

- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt từ 50% trở lên;

- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;

- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.

- Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân; mỗi cơ sở đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số.

- Có ít nhất 05 di sản, di tích văn hóa của tỉnh được số hóa để người dân, khách du lịch có thể truy cập thuận lợi trên môi trường số.

2.6. Bảo đảm an toàn thông tin

- Điều chỉnh, bổ sung và đảm bảo 100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

- Tối thiểu 98% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.

- 70% trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

- Duy trì hoạt động của Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) và đảm bảo kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).

- 100% các hệ thống thông tin được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ trước ngày 01/6/2023.

- Rà quét lỗ hổng trên các hệ thống thông tin trong phạm vi quản lý tối thiểu 6 tháng/01 lần.

- Tổ chức diễn tập thực chiến tối thiểu 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và tình hình thực tế của tỉnh để tham mưu ban hành Kế hoạch hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân địa phương.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp cùng sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chủ động tìm kiếm những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân ở chính trên địa bàn để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các cơ quan, địa phương; chủ động thí điểm triển khai sáng kiến mới tại cơ quan, địa phương nhất là các sáng kiến liên quan đến dữ liệu số. Hoặc tuyên truyền về các bài toán chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương tham khảo tại địa chỉ: https://c63.mic.gov.vn.

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

Tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị các cấp tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia, kênh truyền thông chuyển đổi số của tỉnh thông qua quét mã QR hoặc Zalo để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác.

2. Thể chế số

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật theo quy định nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp để xây dựng quy định, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số.

3. Hạ tầng số

- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính quyền số.

- Phối hợp đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn; nâng cao dung lượng kết nối và chất lượng dịch vụ mạng, phủ sóng ở vùng trắng, vùng lõm về kết nối mạng băng thông rộng.

- Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ hướng dẫn của sở Thông tin và Truyền thông. Từ ngày 01/01/2024, cho dừng vận hành các hệ thống thông tin không đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.

- Triển khai sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây bảo đảm tính khả thi để phục vụ chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng; trong đó ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp đảm bảo theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về dịch chuyển và sử dụng nền tảng điện toán đám mây trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

4. Dữ liệu số

- Duy trì hoạt động Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị khai thác và sử dụng. Thực hiện và duy trì việc kết nối chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và người dân để duy trì và phát triển dữ liệu tạo thành Kho dữ liệu lớn của tỉnh để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các đơn vị.

- Nghiên cứu tham mưu các quy định về phí, lệ phí đối với hoạt động cung cấp, kết nối chia sẻ dữ liệu để tạo nguồn thu hợp pháp trong việc duy trì, khai thác dữ liệu.

- Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch hành động phát triển dữ liệu và phát triển nhân lực để duy trì, quản lý dữ liệu trong các lĩnh vực trọng điểm: nông nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, lao động, công nghiệp và thương mại, xây dựng, văn hóa, thể thao và du lịch... bảo đảm dữ liệu được tạo lập tuân thủ theo định dạng máy đọc được, sẵn sàng khả năng chia sẻ, khai thác, sử dụng một cách dễ dàng.

- Triển khai thực hiện Đề án “Chỉnh lý tài liệu tồn đọng và số hóa tài liệu lưu trữ tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, giai đoạn 2022 - 2025” và Đề án “Số hóa tài liệu tại kho Lưu trữ lịch sử tỉnh Thanh Hóa” theo Thông báo kết luận số 145/TB-UBND ngày 26/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9 năm 2022.

5. Nền tảng số

- Nghiên cứu, triển khai và sử dụng các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 8908/UBND-CNTT ngày 21/6/2022.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Danh mục các nền tảng số quốc gia ưu tiên triển khai và đẩy mạnh ứng dụng các nền tảng có khả năng kết nối liên thông, liên kết, tạo sức mạnh tổng thể và mang lại hiệu quả triển khai, tránh trùng lặp, rời rạc.

- Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP); khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia; bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo Khung Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 của tỉnh.

6. Nhân lực số

Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức; người dân thuộc đơn vị và địa bàn quản lý về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

7. An toàn thông tin mạng

7.1. Bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành trước tháng 6/2023.

7.2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Tổ chức phổ biến, quán triệt hai nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đưa vào sử dụng và hệ thống thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đầy đủ quy định như hệ thống chính thức.

- Liên kết và hợp tác xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

7.3. Trang thiết bị, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ về trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật, nhân lực vận hành an toàn thông tin.

- Tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn; hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; hệ thống thông tin được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng, khi nâng cấp, thay đổi, định kỳ theo quy định; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

7.4. Kế hoạch nâng cao năng lực bảo đảm an toàn thông tin

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức đào tạo hoặc cử nhân sự chuyên trách/phụ trách về an toàn thông tin/công nghệ thông tin tham gia các khóa đào tạo về quản lý, kỹ thuật về an toàn thông tin.

- Rà soát, bổ sung nhân lực an toàn thông tin, bảo đảm tối thiểu mỗi đơn vị chuyên trách an toàn thông tin mạng của các đơn vị có tối thiểu 01 cán bộ được giao nhiệm vụ về an toàn thông tin, ứng cứu sự cố.

- Xây dựng và triển khai các quy định, kế hoạch về ứng phó sự cố; các hoạt động của đội ứng cứu sự cố, việc tham gia hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

- Phối hợp thực hiện giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng.

8. Chính quyền số

- Triển khai các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương.

- Triển khai ứng dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối...vào phát triển Chính quyền số trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh nhằm phục vụ tổng thể công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của cơ quan chính quyền; đồng thời, tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; triển khai cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình trong phạm vi quản lý của mình theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

- Nghiên cứu, triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

- Phối hợp triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử; triển khai tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công của tỉnh để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

- Thực hiện việc đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách; kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

9. Kinh tế số

- Triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ gia đình đưa sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp được tiếp cận các chương trình, nội dung về chuyển đổi số cho doanh nghiệp do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai cũng như các nội dung, nhiệm vụ mà Chủ tịch UBND tỉnh đã giao tại Chương trình số 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 để đạt mục tiêu 30% doanh nghiệp được sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ và nâng cao chất lượng việc chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực để nâng cao năng suất lao động, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh để góp phần tăng trưởng chỉ số GRDP trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội. Trước hết, giúp người dân biết cách sử dụng dịch vụ công trực tuyến; biết mua, bán các sản phẩm, dịch vụ qua mạng; biết thanh toán không dùng tiền mặt; biết sử dụng các dịch vụ số thiết yếu phục vụ cuộc sống (y tế, giáo dục, liên lạc, đi lại, du lịch, đọc sách, giải trí, …).

10. Xã hội số

- Triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương theo Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND tỉnh về hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/4/2022 về triển khai đề án không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

- Phối hợp triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ) để quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử…

- Tạo điều kiện, hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin cung cấp, triển khai các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân; xây dựng, phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ số đảm bảo chất lượng.

IV. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Danh mục dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2023 tại Phụ lục 5 kèm theo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được giao trong Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng kế hoạch; phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện; tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao; đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) điều chỉnh những nội dung, nhiệm vụ do thực tế phát sinh, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh.

2. Các Thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh về kết quả thực hiện chuyển đổi số đối với các đơn vị đã được được giao phụ trách theo phân công nhiệm vụ tại Quyết định số 1969/QĐ-BCĐ ngày 08/6/2022 của Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đối số về phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ trước ngày 30/11/2023, hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh kết quả thực hiện, đồng thời gửi báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi và tổng hợp.

4. Các Doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông, Công nghệ thông tin trên địa bàn chủ động ưu tiên các nguồn lực để khẩn trương đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông; xác định việc thực hiện Kế hoạch này là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần đưa Thanh Hóa đến năm 2025 đứng trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

5. Giao Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tổng hợp, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện trong quá trình tổ chức, thực hiện các công việc đảm bảo chất lượng và thời gian theo quy định; định kỳ tổng hợp báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU THEO KẾ HOẠCH SỐ 235/KH-UBND NGÀY 05/11/2021.

TT

Các chỉ tiêu

 

Kết quả thực hiện

1

100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường mạng (trừ văn bản có hồ sơ mật theo quy định).

Đạt

100% văn bản, hồ sơ công việc từ cấp xã trở lên được trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử.

2

50% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Đạt

50% báo cáo định kỳ (trừ nội dung mật) của các cơ quan nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

3

10% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Đạt

- 100% các đơn vị được theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc ký số văn bản điện tử (ký số tập thể, ký số cá nhân); kiểm tra việc xử lý, giải quyết TTHC, DVC công 3, 4 và giải quyết các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

4

Tối thiểu có 55 xã, phường, thị trấn thực hiện chuyển đổi số cấp xã (trong đó: 39 xã thuộc các huyện đồng bằng và 16 xã thuộc các huyện miền núi).

Đạt

94/559 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số theo Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã.

5

30% các hệ thống thông tin của các ngành được kết nối, liên thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu (LGSP).

Đạt

Đã tích hợp 19 các hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu đang được tích hợp dịch vụ liên thông, chia sẻ dữ liệu thông qua LGPS (11 phần mềm triển khai trong tỉnh; 08 dịch vụ dữ liệu có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được kết nối qua LGSP của tỉnh).

6

Hoàn thành Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp.

Đã hoàn thành

Cổng dữ liệu mở của tỉnh được phê duyệt dự án tại Quyết định số 4645/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh. Hiện nay, Cổng dữ liệu mở đã được xây dựng hoàn thành.

7

Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa

Đã hoàn thành

Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thử nghiệm xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh.

8

100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp ở mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau (gồm cả thiết bị di động).

Đạt

100% DVC mức 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và cung cấp trên các phương tiện truy cập khác nhau (gồm cả thiết bị di động).

9

100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại và tối ưu hóa được sử dụng dữ liệu đã được cung cấp trước đó

Đạt

870 DVC mức độ 3, 4 được thiết kế lại và tối ưu hóa được sử dụng dữ liệu đã được cung cấp trước đó.

10

Tối thiểu 20% thủ tục hành chính được cắt giảm so với hiện nay.

Đạt

20% thủ tục hành chính được cắt giảm so với hiện nay.

11

Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Đạt

90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

12

100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực điện tử thông suốt

 Đạt

100% tài khoản điện tử của Cổng dịch vụ công cấp tỉnh đã được cấp trước khi Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg ngày 08/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDLQG về DC, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh có hiệu lực, được xác thực với danh tính điện tử do Bộ Công an cung cấp thông qua kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia.

100% người dân chưa có danh tính điện tử khi thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được cấp định danh điện tử từ hệ thống định danh và xác thực điện tử do Bộ Công an cung cấp thông qua kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia.

13

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 03 trên tổng số hồ sơ được tiếp nhận (gồm cả trực tuyến, trực tiếp và qua bưu chính công ích) đạt từ 85% trở lên (đối với cấp xã đạt từ 80% trở lên), mức độ 4 đạt từ 80% (đối với cấp xã đạt từ 60% trở lên)

Đạt

Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến mức độ 3 toàn tỉnh đạt tỷ lệ 98,97 % (cấp xã đạt 98,78%); mức độ 4 toàn tỉnh đạt tỷ lệ 97,97% (cấp xã đạt 96,96%).

14

100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đảm bảo kết nối qua mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD)

Đạt

100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được kết nối qua mạng TSLCD để sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh.

15

100% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

Đạt

100% các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt cấp độ (48/48 hệ thống).

16

Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.

Đạt

90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.

17

50% trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em được tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

Đạt

Các trường tiểu học, THCS, THPT và các cơ sở đào tạo được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia môi trường mạng an toàn.

18

Hoàn thành triển khai, nâng cấp và duy trì Trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC); kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin)

Đã hoàn thành

Triển khai hệ thống phòng chống mã độc tập trung cho toàn tỉnh với phạm vi bổ sung cài đặt mới thêm 1.500 phần mềm bản quyền trên các máy chủ, máy trạm cho 48/48 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh

19

100% các cơ sở y tế thực hiện việc cập nhật dữ liệu vào hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử

Chưa đạt

Chưa triển khai được nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử trên địa bàn tỉnh

20

30% dân số trên địa bàn tỉnh được lập hồ sơ sức khỏe điện tử

Chưa đạt

Chưa triển khai được nền tảng Hồ sơ sức khoẻ điện tử trên địa bàn tỉnh

21

30% các bệnh viện có bộ phận hỗ trợ khám bệnh từ xa

Chưa đạt

13/38 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế đã thực hiện kết nối và tiếp nhận hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật từ các bệnh viện tuyến trung ương; tuy nhiên do chưa có các hướng dẫn về xác định chi phí dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa, do đó hiện nay các bệnh viện trên địa bàn tỉnh chưa triển khai cung cấp dịch vụ khám bệnh từ xa

22

Hoàn thành CSDL về học liệu điện tử, bài giảng điện tử, câu hỏi, đề thi trắc nghiệm trực tuyến cho các cấp học THCS và THPT, GDTX; tối thiểu 50% học sinh được tiếp cận các Kho học liệu trực tuyến.

Đạt

Đã phổ biến đến 100% học sinh kho học liệu trực tuyến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tại địa chỉ https://igiaoduc.vn). Ngoài ra, Sở GDĐT đã triển khai xây dựng các video bài giảng trực tuyến, kết quả: có 2.110 video bài giảng bậc Tiểu học và 2.990 video bài giảng bậc Trung học đã được thẩm định và đưa vào kho video bài giảng của ngành GDĐT Thanh Hóa.

23

100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh được kết nối Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ, công việc (TD-Office) đảm bảo phục vụ công tác điều hành, quản lý

Đạt

101/101 các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở đã kết nối TD Office, sử dụng chứng thư số trong xử lý văn bản trên môi trường mạng, đạt tỷ lệ 100%.

24

Hoàn thành Cổng thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động

Chưa hoàn thành

Đang triển khai thực hiện các bước của Dự án đã được phê duyệt chủ trương tại Nghị quyết số 101/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

25

30% các điểm du lịch ứng dụng công nghệ thực tế ảo, trợ lý du lịch ảo … để cung cấp đầy đủ các thông tin theo thời gian thực phục vụ người dân, du khách

Chưa đạt

Đến tháng 10/2022, toàn tỉnh đã có 71 khu, điểm du lịch; tuy nhiên, đến nay mới số hóa được 08/71 khu, điểm du lịch; tỷ lệ tương ứng là 11%.

26

50% các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ khách du lịch.

Đạt

50% các khu, điểm du lịch trọng điểm đã được triển khai hệ thống mạng wifi để phục vụ du khách.

27

100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Đạt

Đã cung cấp 95% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 100% người dân và doanh nghiệp hài lòng về giải quyết thủ tục hành chính của ngành Tài nguyên và Môi trường

28

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ; tiếp tục cập nhật CSDL ngành Tài nguyên và Môi trường và khai thác một cách có hiệu quả.

Chưa đạt

Đang thực hiện

Hiện nay, các nhiệm vụ, dự án xây dựng hạ tầng; hoàn thiện CSDL ngành tài nguyên môi trường đang trong quá trình triển khai thực hiện các bước của Dự án.

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN 22 NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ.

STT

Nhiệm vụ

Kết quả triển khai

1.

Tham mưu ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số.

Ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2.

Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 05 năm và Kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số

- Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định 969/QĐ-UBND ngày 18/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022- 2025.

- Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

- Kế hoạch 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

3.

Ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 2.0

Quyết định số 5447/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt khung kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa, phiên bản 2.0

4.

Ban hành Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

5.

Ban hành Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 21/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

6.

Tổ chức triển khai kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo hướng dẫn tại Quyết định số 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 và Quyết định số 350/QĐ-BTTTT ngày 24/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 10/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 27/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

7.

Công bố công khai danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung.

Quyết định số 5355/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Thanh Hóa.

8.

Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).

Đã kết nối, liên thông phục vụ gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp

9.

Ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao hiệu quả; giao chỉ tiêu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đến từng sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn.

Hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định giao chỉ tiêu thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 cho các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã. (Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022)

10.

Thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến, mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.

Đã thực hiện kết nối giữa Hệ thống giám sát, đo lường EMC của Bộ Thông tin và Truyền thông để thu thập và đánh giá dữ liệu của 3 loại đối tượng gồm: (1) Cổng Thông tin điện tử, (2) Cổng Dịch vụ công, (3) Hệ thống Một cửa điện tử

11.

Ban hành Chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số theo hướng dẫn tại Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Chương trình 54/CTr-UBND ngày 03/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 19/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

12.

Tổ chức phổ biến, quán triệt tới các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số.

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 4495/UBND-CNTT ngày 05/4/2022 về tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

13.

Ban hành Kế hoạch hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 04/4/2022 về việc hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

14.

Phổ biến, quán triệt tới các tổ chức, cá nhân liên quan về công tác bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Tổ chức 03 lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng về an toàn thông tin cho các đơn vị trên địa bàn.

15.

Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Toàn tỉnh đã thành lập 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng với 14.748 thành viên

16.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các đơn vị, chia sẻ các bài học kinh nghiệm.

Phối hợp với Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; các đơn vị báo chí (địa phương, trung ương) viết bài, xây dựng phóng sự tuyên truyền, phổ biến về mô hình và kết quả; bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

17.

Tổ chức triển khai đầy đủ bốn giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng; hệ thống thông tin được quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Sở TTTT đã có công văn hướng dẫn các đơn vị về triển khai mô hình 04 lớp và triển khai các giải pháp an toàn thông tin mạng.

- Phối hợp với Cục An toàn thông tin để triển khai 01 lớp tập huấn dành cho Quản trị mạng các đơn vị để triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin.

18.

Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) bảo đảm kết nối thông suốt, an toàn từ trung ương đến cấp xã.

Sở TT&TT đang trình Chủ tịch UBND tỉnh cho triển khai hệ thống mạng TSLCD đồng bộ trên toàn tỉnh (Tờ trình số 1832/TTr-STTTT ngày 05/9/2022); hiện dự án đang được Hội đồng thẩm định cho ý kiến và hoàn thiện trước khi trình Chủ tịch UBND tỉnh.

19.

Kế hoạch sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây.

Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về dịch chuyển và sử dụng nền tảng điện toán đám mây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025

20.

Triển khai hoặc thí điểm triển khai Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh

Triển khai Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa; hiện nay, tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh đã được triển khai nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp tỉnh.

21.

Thí điểm triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

- Triển khai Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 10/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa; hiện nay, tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh đã được triển khai trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất lao động.

- Sở TTTT đã triển khai thí điểm trợ lý ảo Kiki nhằm hỗ trợ cán bộ, công chức ngành Thông tin và Truyền thông tra cứu các thông tin liên quan đến hoạt động của ngành.

22.

Thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện.

- Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3853/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 về ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Hiện nay, Sở TTTT đang hướng dẫn các đơn vị triển khai đánh giá; dự kiến 25/12/2022 sẽ hoàn thành việc đánh giá và tham mưu công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số năm 2022 cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH TRONG NĂM 2022

STT

Trích yếu nội dung

Số ký hiệu văn bản

Ngày, tháng, năm ban hành

I

Chỉ thị

 

 

1

Về việc phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

06/CT-UBND

16/5/2022

2

Về việc đẩy mạnh đảm bảo an toàn thông tin mạng và triển khai các hoạt động ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

13/CT-UBND

04/11/2022

II

Quyết định

 

 

1

Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

176/QĐ-UBND

10/01/2022

2

Danh mục mã định danh điện tử của các cơ quan, đơn vị phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

502/QĐ-UBND

28/01/2022

3

Về việc giao chỉ tiêu hoàn thành chuyển đổi số cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2022-2025.

969/QĐ-UBND

18/3/2022

4

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

1145/QĐ-BCĐ

04/4/2022

5

Thay đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

1924/QĐ-UBND

03/6/2022

6

Bổ sung thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

1942/QĐ-BCĐ

06/6/2022

7

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

1943/QĐ-BCĐ

06/6/2022

8

Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

1969/QĐ-BCĐ

08/6/2022

9

Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

3042/QĐ-UBND

09/9/2022

10

Thay đổi thành viên Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

3043/QĐ-UBND

09/9/2022

11

Ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh

3853/QĐ-UBND

09/11/2022

III

Kế hoạch

 

 

1

Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

53/KH-UBND

03/3/2022

2

Triển khai thực hiện “Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

78/KH-UBND

21/3/2022

3

Triển khai Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số tại Thanh Hoá

96/KH-UBND

31/3/2022

4

Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

97/KH-UBND

04/4/2022

5

Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi Ipv6 trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

98/KH-UBND

04/4/2022

6

Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022 tỉnh Thanh Hóa

99/KH-BCĐ

05/4/2022

7

Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

106/KH-UBND

12/4/2022

8

Triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

114/KH-UBND

25/4/2022

9

Triển khai thực hiện phát triển kinh tế số và xã hội số giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

134/KH-UBND

16/05/2022

10

Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

140/KH-UBND

19/5/2022

11

Triển khai thúc đẩy phát triển thương mại điện tử dựa trên Nền tảng sàn thương mại điện tử năm 2022

157/KH-UBND

10/6/2022

12

Triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa

192/KH-UBND

10/8/2022

13

Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

195/KH-UBND

27/8/2021

14

Tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2022 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

223/KH-UBND

16/9/2022

15

Truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

241/KH-UBND

10/11/2021

16

Kế hoạch dịch chuyển và sử dụng nền tảng điện toán đám mây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025

269/KH-UBND

21/11/2022

IV

Chương trình

 

 

1

Xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

54/CTr-UBND

03/3/2022

V

Công văn

 

 

1

Tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

4495/UBND-CNTT

05/4/2022

2

Thống nhất danh mục các nhiệm vụ, dự án trọng tâm thực hiện chuyển đổi số năm 2022 tỉnh Thanh Hoá.

6004/UBND-CNTT

04/5/2022

3

Tập trung nghiên cứu và triển khai các nền tảng số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

8908/UBND-CNTT

22/6/2022

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TRONG NĂM 2022

TT

Danh mục dự án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Văn bản chỉ đạo

Ghi chú

I

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ĐÃ GIAO KINH PHÍ

 

 

 

1

Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất CNTT cho các sở, ban ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghị quyết số 351/NQ-HĐND, ngày 06/12/2020 của HĐND tỉnh.

- Quyết định số 4645/QĐ-UBND ngày 18/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chờ quyết toán

2

Đầu tư xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu mở (Open Data Platform) cho tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

- Nghị quyết số 352/NQ-HĐND, ngày 06/12/2020 của HĐND tỉnh;

- Quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 10/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh

Chờ quyết toán

3

Xây dựng cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa và bản đồ mực nước hạ du của các đập thủy điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Công Thương

- Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 28/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chờ quyết toán

4

Nâng cấp và mở rộng phần mềm chấm điểm chỉ số cải cách hành chính, chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ đến UBND cấp xã

Sở Nội vụ

- Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

5

Nâng cấp cổng thông tin điện tử cung cấp thông tin Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa và tích hợp các dữ liệu chuyên ngành lên Cổng thông tin

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

- Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

6

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của nhân dân trên lĩnh vực an ninh, trật tự

Công an tỉnh

- Quyết định số 499/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chờ quyết toán

7

Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và điều hành ngân sách cho các cấp quản lý ngân sách và đơn vị dự toán tỉnh Thanh Hóa

Sở Tài chính

- Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 28/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chờ quyết toán

8

Phòng họp không giấy của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ

Văn phòng Tỉnh Ủy

- Quyết định số 1776/QĐ-UBND ngày 24/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Đang bổ sung và điều chỉnh lại chủ trương đầu tư Dự án theo Công văn số 17179/UBND-THKH ngày 17/11/2022

9

Duy trì hoạt động của các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh năm 2022

Văn phòng UBND tỉnh

- Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 28/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 11/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

 

II

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN, CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

 

 

1

Đầu tư trang thiết bị và hệ thống phần mềm tại trung tâm chỉ huy, hệ thống giám sát an ninh trật tự và an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2)

Công an tỉnh

- Nghị quyết 350/NQ-HĐND, ngày 06/12/2020 của HĐND tỉnh.

- Đang trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi.

 

2

Đầu tư mở rộng tăng cường năng lực các trạm quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và bổ sung trang thiết bị phòng thí nghiệm.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Nghị quyết số 256/NQ-HĐND ngày 16/6/2020 của HĐND tỉnh.

 

3

Xây dựng Cổng Thông tin điện tử về du lịch và ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động tại tỉnh Thanh Hóa

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

Nghị quyết số 101/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

 

4

Mua sắm thiết bị triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025

Sở Giáo dục và Đào tạo

Nghị quyết số 317/NQ-HĐND, ngày 21/9/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

 

5

Mở rộng hệ thống giám sát phòng chống xâm nhập, lây nhiễm mã độc trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Nghị quyết số 99/NQ-HĐND, ngày 17/7/2021 của HĐND tỉnh.

 

6

Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý hạ tầng Bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

Nghị quyết số 228/NQ-HĐND, ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh.

 

7

Xây dựng phần mềm thu thập thông tin và đánh giá bộ chỉ số chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

Nghị quyết số 232/NQ-HĐND, ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh.

 

8

Dự án Hợp nhất, nâng cấp Cổng Dịch vụ công tỉnh với Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tạo lập Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm Phục vụ hành chính công

Nghị quyết số 264/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa

 

 

PHỤ LỤC 5:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023

TT

Danh mục nhiệm vụ, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Dự kiến quy mô, nội dung đầu tư

Văn bản chỉ đạo

A

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN SỐ

 

1

Các nhiệm vụ tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

 

 

1.1

Xây dựng Chuyên mục về Chuyển đổi số trên Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thanh Hóa và các phương tiện thông tin đại chúng.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan truyền thông, báo chí và các đơn vị có liên quan

Tuyên truyền phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược về ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số của Đảng và Nhà nước. Thực hiện hướng dẫn, tuyên truyền về kế hoạch và kết quả thực hiện chuyển đổi số của tỉnh nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ, tiện ích do chuyển đối số mang lại

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh.

- Triển khai thực hiện hàng năm

2

Phát triển hạ tầng số

 

 

 

2.1

Nâng cấp, duy trì hoạt động các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu, Văn phòng UBND tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

- Bổ sung thiết bị, hạ tầng mạng.

- Mua các bản quyền phần mềm; nâng cấp các hệ thống phần mềm.

- Bảo trì kỹ thuật các hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu.

- Thuê dịch vụ nền tảng điện toán đám mây để dịch chuyển một số hệ thống thông tin dùng chung theo Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Triển khai Cổng thông tin điện tử theo Nghị định số 42/2022/ NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 269/KH-UBND ngày 21/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh.

- Nghị định số 42/2022/ NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ.

2.2

Duy trì hoạt động của các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Đảm bảo các hệ thống thông tin tại Trung tâm dữ liệu và điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh hoạt động an toàn, bảo mật:

- Mua các bản quyền phần mềm.

- Bổ sung trang thiết bị CNTT để đáp ứng các tiêu chí về đảm bảo an toàn thông tin.

- Bảo trì kỹ thuật các hệ thống Trung tâm
- Nâng cấp các chức năng trên các phần mềm dùng chung của tỉnh.

- Nâng cấp và duy trì các đường truyền tại Trung tâm.

- Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020;

- Triển khai thực hiện hàng năm

2.3

Triển khai mạng TSLCD (Cho toàn bộ hệ thống cấp tỉnh, huyện, xã)

Sở Thông tin và Truyền thông

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Hình thành mạng TSLCD dùng riêng, độc lập cho các cơ quan nhà nước trên phạm vi toàn tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kết nối và hình thành mạng riêng tách biệt với mạng công cộng để cung cấp các hệ thống thông tin trong khối cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể đảm bảo chất lượng đường truyền cao; đảm bảo tuyệt đối tính bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh.

2.4

Triển khai hoàn thiện hệ thống hội nghị trực tuyến tỉnh Thanh Hóa đảm bảo kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã

Sở Thông tin và Truyền thông

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Đầu tư mở rộng điểm cầu Trung tâm tại Sở Thông tin và Truyền thông; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, điểm cầu các huyện và cấp xã bảo đảm thông suốt, đồng bộ về giải pháp công nghệ

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

2.5

Triển khai hệ thống camera giám sát an ninh và nhận diện tại một số tuyến đường trên địa bàn khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa

Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN

 Các sở, ban, ngành liên quan

Lắp đặt camera giám sát tải trọng và môi trường tại một số đường chính trên địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế, khu Công nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

- Văn bản số 8740/UBND-THKH ngày 22/6/2021

2.6

Xây dựng và triển khai hệ thống truyền thanh thông minh cho UBND các cấp huyện, xã

Sở Thông tin và Truyền thông

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Xây dựng hệ thống thông tin nguồn tỉnh Thanh Hóa gồm 3 cấp từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, đảm bảo kết nối được với hệ thống thông tin nguồn của Trung ương; quản lý hoạt động phát thanh và hoạt động của hệ thống bảng tin điện tử công cộng; đảm bảo 559 xã trên địa bàn tỉnh được chuyển đổi sang hệ thống đài truyền thanh ứng dụng Công nghệ thông tin và viễn thông.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

3

Phát triển dữ liệu số

 

 

 

3.1

Duy trì các hoạt động Cổng thông tin điện tử của tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

- Cung cấp thông tin về hoạt động của Lãnh đạo tỉnh và các văn bản chỉ đạo điều hành trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Rà soát thông tin tĩnh trên Cổng thông tin điện tử.
- Cập nhật văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.
- Phát hành công báo điện tử.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh.

3.2

Xây dựng Bộ từ điển tiếng dân tộc và đào tạo dạy tiếng dân tộc từ xa cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng Dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới, hải đảo.

Ban dân tộc

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Xây dựng Phần mềm trực tuyến và Bộ từ điển tiếng dân tộc H'mông, Dao, Thái, Mường

- Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh;

3.3

Số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu điện tử hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Tư pháp

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc, bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

3.4

Triển khai hệ thống thông tin và CSDL về quản lý hồ sơ công chứng

Sở Tư pháp

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Số hóa, lưu trữ, tra cứu, cung cấp thông tin về tình trạng bất động sản trong hợp đồng giao dịch; phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng

Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh;

3.5

Nâng cấp Cơ sở dữ liệu Công khai quy hoạch tỉnh Thanh Hóa

Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

GIS hóa bản đồ quy hoạch trọng điểm của tỉnh nhằm cung cấp thông tin phục vụ công tác xúc tiến đầu tư; xây dựng bổ sung ứng dụng công khai dữ liệu quy hoạch trên thiết bị di động sử dụng nền tảng Android hoặc iOS

 Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh

3.6

Chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã

Triển khai mô hình và hỗ trợ các huyện, các xã chuyển đổi số đảm bảo theo mục tiêu của Đề án chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 tỉnh Thanh Hóa

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

3.7

Xây dựng hệ thống thông tin và CSDL ngành Công Thương

Sở Công Thương

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý ngành

Bổ sung mới

4

Phát triển nền tảng số

 

 

 

4.1

Đầu tư xây dựng Hệ thống Phòng họp không giấy tờ cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Triển khai hệ thống phòng họp trực tuyến không giấy tờ; giúp các cơ quan, đơn vị trong tỉnh triển khai họp, giao ban trên môi trường mạng; tiết giảm chi phí, thời gian.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh.

4.2

Nâng cấp, bổ sung các dịch vụ tích hợp thông qua LGSP (nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Mở rộng các dịch vụ và các kênh chia sẻ thông tin trên các nền tảng có sẵn; kết nối, đồng bộ dữ liệu với các CSDL quốc gia.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

4.3

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành thông minh nhằm phân tích, dự báo số liệu về kinh tế xã hội; giám sát các hoạt động của cơ quan chính quyền; giám sát an toàn giao thông và tiếp nhận, phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp đối với các hoạt động của cơ quan chính quyền để xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.

- Kế hoạch số 272/KH-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh;

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 10/8/2022.

5

Phát triển, hoàn thành các hệ thống thông tin

 

 

 

5.1

Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh

Văn phòng UBND tỉnh

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Hình thức thuê dịch của nhà cung cấp phần mềm báo cáo cấp tỉnh.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

5.2

Triển khai hệ thống phần mềm hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp trong hệ thống Mặt trận các cấp, kết nối với các cơ quan Đảng và cơ quan chính quyền nhằm tạo sự thuận tiện trong việc trao đổi thông tin, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

Mặt trận TQVN tỉnh Thanh Hóa

Sở Thông tin và Truyền thông

Triển khai hệ thống phần mềm hồ sơ công việc, điều hành tác nghiệp trong hệ thống Mặt trận các cấp; bổ sung, trang bị cho các phòng, ban, MTTQ các huyện, thị, thành phố; số hoá dữ liệu của cơ quan Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021;

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh.

5.3

Xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ kiểm tra qua môi trường số.

Sở Thông tin và Truyền thông

Thanh tra tỉnh; các đơn vị có liên quan

Triển khai phần mềm phục vụ công tác kiểm tra.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

5.4

Xây dựng hệ thống quan trắc cảnh báo lũ ống, lũ quét và sạt lỡ đất tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng hệ thống trạm đo mưa phản ánh chế độ mưa thực tại các xã trên địa bàn các huyện miền núi có nguy cơ lũ ống, lũ quét và sạt lở đất cao, có khả năng lưu trữ, tự truyền số liệu qua sóng GSM, hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết ở khu vực

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

5.5

Hệ thống phần mềm Quản lý lao động - việc làm và sàn giao dịch việc làm

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Hệ thống phần mềm Quản lý lao động - việc làm và sàn giao dịch việc làm tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện 100% về lao động - việc làm trên địa bàn tỉnh; làm cơ sở nền tảng cho việc nhập, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lao động - việc làm phục vụ cho công tác giám sát, đánh giá các quy hoạch, chiến lược, chương trình, dự án, đề án ... để kết nối cung cầu lao động.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

5.6

Hệ thống điều hành và quản lý công tác giảm nghèo

Sở Lao động Thương binh và Xã hội

 Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo hàng năm, thống kê thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thống kê các chính sách hộ nghèo đã được hỗ trợ; phân tích dữ liệu hộ nghèo để xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

5.7

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số ngành Kiểm soát tỉnh

Viện Kiểm sát tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp của ngành kiểm soát

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

5.8

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số ngành Tòa án tỉnh

Tòa án tỉnh

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp của ngành Tòa án

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

5.9

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, số hóa cơ sở dữ liệu thực hiện chuyển đổi số ngành Thi hành án

Cục thi hành án

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Trang bị thiết bị phục vụ số hóa hồ sơ, tài liệu và thiết bị phục vụ tác nghiệp thi hành án dân sự

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

5.10

Hệ thống thông tin dữ liệu kiều bào Thanh Hóa tại nước ngoài và người nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa

Sở Ngoại vụ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kiều bào Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài và Người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Thanh Hóa được cập nhật thường xuyên liên tục. Qua đó thu hút nguồn lực kiều bào đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cập nhật, theo dõi, tổng hợp tình hình di trú của công dân nước ngoài tại địa bàn tỉnh; xử lý những vấn đề nhạy cảm, phức tạp nảy sinh trong công tác lãnh sự tại Thanh Hóa

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

5.11

Triển khai thực hiện Đề án “chỉnh lý tài liệu tồn đọng và số hóa tài liệu lưu trữ tại các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, giai đoạn 2022 - 2025 và Đề án số hóa tài liệu tại kho Lưu trữ lịch sử tỉnh Thanh Hóa”

Sở Nội vụ

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Lưu trữ lịch sử tỉnh (thuộc Chi cục Văn thư - Lưu trữ)

Bổ sung mới, thực hiện theo Thông báo Kết luận số 145/TB-UBND ngày 26/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh tại Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 9 năm 2022

6

Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

 

 

 

 

6.1

Xây dựng và triển khai hệ thống theo dõi, cảnh báo sớm nguy cơ, điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cho các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

- Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin tập trung tại trung tâm dữ liệu và Điều hành an toàn, an ninh mạng của tỉnh.

- Triển khai các hệ thống giám sát vệ tinh tại các hệ thống mạng của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh kết nối về hệ thống giám sát tập trung.
- Xây dựng bản đồ tấn công mạng trên địa bàn tỉnh theo thời gian thực.

- Xây dựng hệ thống điều phối ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

 

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

B

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ

 

1

Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, phát triển nông nghiệp và nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng hệ thống thông tin tổng thể ngành Nông nghiệp gồm: Nông nghiệp, Thủy lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp; cung cấp công cụ quản lý thông tin thống kê số liệu.

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh

 2

Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng phần mềm quản lý động vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

Xây dựng hệ thống thông tin, phần mềm và cơ sở dữ liệu, bản đồ dịch tễ phục vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát, cảnh báo, hướng dẫn biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và động vật thủy sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng phần mềm cung cấp thông tin vùng dịch: Hệ thống thông tin, phần mềm và cơ sở dữ liệu, bản đồ dịch tễ phục vụ công tác quản lý, theo dõi, giám sát, cảnh báo, hướng dẫn biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm và động vật thủy sản.

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

C

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI SỐ

 

 

 

1

Xây dựng và triển khai các sản phẩm số về văn hóa, lịch sử đất và người Thanh Hóa trên không gian mạng; chuyển đổi số trong các lĩnh vực thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, phát hành phim chiếu bóng, triển lãm và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã

Chuyển đổi số trong các lĩnh vực thư viện, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, phát hành phim chiếu bóng, triển lãm và liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022

2

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, du lịch; tuyên truyền quảng bá về nét đẹp, văn hóa, lịch sử, nghệ thuật truyền thống; số hóa toàn bộ thiết chế văn hóa, thể thao, hồ sơ khoa học di tích, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

UBND cấp huyện; cấp xã

Xây dựng CSDL ngành văn hóa thể thao, du lịch lưu trữ và chia sẻ với csdl dùng chung của tỉnh, phục vụ công tác chỉ đạo đạo điều hành phát triển ngành văn hóa thể thao du lịch trên địa bàn tỉnh

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

3

Ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý giáo dục (giai đoạn 2)

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện; cấp xã; hệ thống trường học các cấp.

Triển khai mở rộng dự án giai đoạn 1 nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập tại cac cơ sở giáo dục góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

 Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

4

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý giảng dạy và học tập tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Các sở, ban, ngành liên quan

- Hiện đại hóa trang thiết bị trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học thông minh; Bổ sung, trang bị cho các khoa, phòng có đầy đủ thiết bị CNTT nhằm khai thác thông tin phục vụ cho nghiên cứu, quản lý và giảng dạy.
 - Số hóa toàn bộ dữ liệu của Nhà trường (quản lý hồ sơ cán bộ, giảng viên, và học viên; tài liệu phục vụ cho cán bộ, giảng viên, học viên.v.v…).

- Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022;

- Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 05/11/2021 của UBND tỉnh.

5

Số hoá các quy trình sản xuất chương trình phát thanh - truyền hình. Đầu tư trang thiết bị công nghệ số tiên tiến phục vụ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Đầu tư trang thiết bị công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của UBND tỉnh

6

Xây dựng CSDL và phần mềm quản lý về kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã.

Hệ thống quản lý kết cấu hạ tầng giao thông sẽ là công cụ giúp đơn giản hóa công tác quản lý và đảm bảo tính chính xác, nhất quán về dữ liệu hạ tầng giao thông trên toàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành, quản lý hành chính của Sở. Trong quá trình vận hành, hệ thống sẽ giúp giảm chi phí cho công tác quản lý, khai thác và cập nhật dữ liệu cho Sở và các đơn vị có liên quan.

Bổ sung mới

7

Xây dựng hệ thống kiểm soát giao thông công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Sở Giao thông vận tải

Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; cấp xã.

 Cung cấp thông tin cho hành khách qua Ứng dụng TTGT nhằm phục vụ người dân trong việc lựa chọn phương tiện, thời gian, lộ trình phù hợp.Giúp cơ quan quản lý nhà nước giám sát và điều hành hoạt động xe buýt từ xa, các số liệu hoạt động được thống kê nhanh, giúp việc lập quy hoạch, kế hoạch, điều hành đạt hiệu quả cao. Kiểm soát các chi phí trợ giá với các tuyến xe buýt được trợ giá.

Bổ sung mới

8

Ứng dụng chuyển đổi số dành cho người dân (App Smart Thanh Hóa)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các đơn vị có liên quan

Công cụ hỗ trợ cho người dân truy cập vào các ứng dụng và khai thác CSDL mở do các cơ quan nhà nước công khai.

Bổ sung mới

 

PHỤ LỤC 6:

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CẤP TỈNH NĂM 2023

Đơn vị tính: triệu đồng.

TT

Tên đơn vị

Số CBCC hiện có

Kinh phí
năm 2023

1

Ban Dân tộc

28

56

2

Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp

67

134

3

Sở Công Thương

63

126

4

Sở Giáo dục và Đào tạo

70

140

5

Sở Giao thông vận tải

77

154

6

Sở Kế hoạch và Đầu tư

71

142

7

Sở Khoa học và Công nghệ

39

78

8

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội

75

150

9

Sở Ngoại vụ

21

42

10

Sở Nội vụ

72

144

11

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

56

112

12

Sở Tài chính

94

188

13

Sở Tài nguyên và Môi trường

66

132

14

Sở Thông tin và Truyền thông*

31

6.062

15

Sở Tư pháp

41

82

16

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch

78

156

17

Sở Xây dựng

70

140

18

Sở Y tế

45

90

19

Thanh tra tỉnh

45

90

20

Văn phòng HĐND tỉnh

30

60

21

Văn phòng UBND tỉnh*

124

428

TỔNG CỘNG:

 

8.706

* Văn phòng UBND tỉnh bố trí kinh phí bảo đảm thuê đường truyền cho Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các hoạt động chi cho hoạt động ứng dụng CNTT tại VP UBND tỉnh và Trung tâm phục vụ HCC tỉnh...

* Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ:

- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành các văn bản để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về CNTT;

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và CBCC;

- In ấn tài liệu, tờ rơi về an toàn thông tin, chuyển đổi số;

- Tổ chức Hội nghị, hội thảo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và CBCC.

- Kinh phí kiểm tra, giám sát ứng dụng CNTT.

- Tổ chức triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 281/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số năm 2023 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 281/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 10/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Mai Xuân Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản