Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 279/KH-UBND

Lào Cai, ngày 11 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Lào Cai về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Lào Cai là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới; diện tích tự nhiên 6.364,03 km2, có gần 182,086 km đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, có 7 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 152 xã, phường, thị trấn. Dân số đến năm 2021 là 761.090[1] người (xếp thứ 55 trong các tỉnh, thành phố của cả nước), gồm 25 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 66,22%. Trình độ dân trí còn không đồng đều giữa các vùng, người dân sinh sống chủ yếu làm nông lâm nghiệp, tập quán canh tác còn lạc hậu, năng suất lao động thấp, còn 66 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 25,19%, cận nghèo 12,37%[2] (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025). Theo Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2021: Thu nhập bình quân đầu người một tháng chung toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 3.474 nghìn đồng (khu vực thành thị 6.120 nghìn đồng, khu vực nông thôn 2.487 nghìn đồng); tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo 24,59%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ là 86,38%; tuổi thọ trung bình là 69,96; tổng tỷ suất sinh 2,40; tăng tự nhiên 11,53‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 05 tuổi là 15,7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 01 tuổi là 9,21‰.Tỷ số giới tính khi sinh năm 2021 là 113[3] trẻ trai/100 trẻ gái.

Trong những năm qua, công tác nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được cấp ủy đảng các cấp quan tâm lãnh đạo, triển khai và đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Chỉ số phát triển con người (HDI) từng bước được cải thiện. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe và tổ chức bộ máy làm công tác dân số tiếp tục được kiện toàn và phát triển; tuổi thọ trung bình tăng qua các năm. Công tác truyền thông chuyển đổi hành vi ngày càng được tăng cường; chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng cao; từng bước thực hiện tầm soát bệnh, tật bẩm sinh. Công tác chăm sóc dinh dưỡng được triển khai thực hiện hiệu quả; việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật được quan tâm thực hiện. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng giảm.

Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu quan trọng về chăm sóc, nâng cao sức khỏe còn đạt thấp so với toàn quốc. Tuổi thọ bình quân tăng chậm, số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp; tầm vóc, thể lực và sức bền của người dân chậm được cải thiện. Tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, đặc biệt tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa. Ý thức về chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhất là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 05 tuổi vẫn còn cao so với toàn quốc và có sự chênh lệch giữa các vùng. Tỷ lệ phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh được tiếp cận sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh còn thấp; tình trạng tảo hôn, sinh con sớm còn tồn tại ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phong trào rèn luyện nâng cao thể chất người dân trong cộng đồng còn chưa rộng khắp. Thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế là do một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính chiến lược, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác nâng cao chất lượng dân số, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả; công tác phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện công tác dân số chưa thường xuyên, thiếu chặt chẽ. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số có những biến động, thay đổi, hạn chế hiệu quả hoạt động. Đội ngũ cộng tác viên dân số chế độ đãi ngộ còn thấp, hoạt động chưa hiệu quả. Nguồn lực đầu tư cho y tế mới đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Công tác xã hội hóa, huy động kinh phí cho giáo dục ở vùng cao còn hạn chế. Nhận thức của một bộ phận đồng bào dân tộc vùng cao về công tác dân số còn chưa thực sự đầy đủ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đầy đủ các nội dung tại Nghị quyết số 27-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai bảo đảm quy mô, cơ cấu, phân bố dân cư phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Quan tâm công tác giáo dục nâng cao nhận thức người dân, phấn đấu nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Lào Cai bằng mức trung bình toàn quốc vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Về quy mô dân số

(1) Duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ≤ 1,2%, tổng tỷ suất sinh (TFR, số con trung bình/bà mẹ) dưới 2,3 con/bà mẹ vào năm 2025 và dưới 2,1 con/bà mẹ vào năm 2030;

(2) Tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) dưới 112 vào năm 2025 và dưới 109 vào năm 2030;

b) Về chất lượng dân số

(1) Đến năm 2025 không còn hôn nhân cận huyết thống; đến năm 2030 cơ bản không còn tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh;

(2) Tỷ lệ khám, tư vấn sức khỏe trước kết hôn cho thanh niên, vị thành niên (từ 15 trở lên) đạt 30% vào năm 2025, đạt 90% vào năm 2030;

(3) Tỷ lệ bà mẹ mang thai được tầm soát (sàng lọc trước sinh) ít nhất 04 bệnh, tật bẩm sinh phổ biến đạt trên 60% vào năm 2025; đạt trên 70% vào năm 2030;

(4) Tỷ lệ trẻ em được tầm soát (sàng lọc sơ sinh) ít nhất 05 loại bệnh bẩm sinh phổ biến đạt trên 60% vào năm 2025; đạt trên 90% vào năm 2030;

(5) Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi dưới 26% vào năm 2025 và dưới 23% vào năm 2030; Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 13% vào năm 2025 và dưới 10% vào năm 2030; số trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98% vào năm 2025 và trên 99% vào năm 2030.

(6) Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi dưới 12,5‰ vào năm 2025 và dưới 10‰ vào năm 2030; tử vong trẻ em dưới 05 tuổi dưới 18,5‰ vào năm 2025 và dưới 15‰ vào năm 2030.

c) Về chỉ số phát triển con người

(1) Tuổi thọ trung bình đạt 74 tuổi, thời gian sống khỏe mạnh đạt 66 năm vào năm 2025; đạt 75 tuổi, thời gian sống khỏe mạnh đạt 68 năm vào năm 2030;

(2) Chiều cao trung bình của người trưởng thành (trên 18 tuổi) đối với nam đạt 167,0 cm, đối với nữ đạt 157,0 cm vào năm 2025; và đối với nam đạt 168,5 cm, đối với nữ đạt 157,5 cm vào năm 2030;

(3) Phấn đấu duy trì thu nhập bình quân của tỉnh trong tốp 15 tỉnh đứng đầu cả nước, nâng mức thu nhập vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tương đương mức thu nhập trung bình của toàn quốc vào năm 2030.

(Có Phụ biểu 01 kèm theo)

3. Định hướng đến năm 2050

Nâng cao chất lượng dân số toàn diện cả về trí lực, thể lực, chất lượng, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở địa phương, xây dựng Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của vùng và cả nước.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội

- Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy các cấp, đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy các cấp; xác định nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, lâu dài góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xác định công tác nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân số. Tăng cường phối hợp giám sát việc thực hiện các chính sách dân số; đẩy mạnh tuyên truyền, thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng môi trường sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025:

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đưa công tác dân số và phát triển, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành;

Đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số thành một mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số vào nội dung quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết nâng cao chất lượng dân số phù hợp với tình hình thực tế của ngành, địa phương với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng ngành, từng cơ quan, đơn vị.

Vận động sự vào cuộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đoàn thể và cả cộng đồng tích cực tham gia công tác nâng cao chất lượng dân số.

Tham mưu cho Tỉnh ủy kế hoạch kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện nghị quyết đối với các sở, ban, ngành; cấp ủy chính quyền và các huyện, thị xã, thành phố. Tổ chức sơ kết việc thực hiện nghị quyết vào năm 2025, kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao chất lượng dân số

- Đổi mới các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội về nâng cao chất lượng dân số; hình thành kiến thức, kỹ năng đúng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ; chú trọng tuyên truyền, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số; gắn nâng cao chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội; duy trì mức sinh thay thế, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, tận dụng cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; quy hoạch dân số hợp lý giữa khu vực thành thị và nông thôn.

- Tăng cường cung cấp thông tin về dân số và phát triển. Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số; mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. Đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc giáo dục về dân số; ngăn ngừa, giảm thiểu tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mang thai tuổi vị thành niên ở đồng bào dân tộc ít người. Đẩy mạnh tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn; tầm soát trước sinh và sau sinh; dinh dưỡng hợp lý, phòng chống tác hại chất gây nghiện, sức khỏe người cao tuổi...

- Phát huy tối đa và linh hoạt các loại hình tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng số, hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông mới, bằng nhiều thứ tiếng; nội dung tuyên truyền cần trọng tâm, sát thực tiễn, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện đồng thời phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng, thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở. Ưu tiên các giải pháp tiếp cận người dân ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh.

- Vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số. Tổ chức các chiến dịch truyền thông; các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.

- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác truyền thông và thông tin cơ sở về công tác nâng cao chất lượng dân số.

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025:

Đổi mới các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi và ủng hộ tích cực của toàn xã hội về nâng cao chất lượng dân số; hình thành kiến thức, kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ; trú trọng tuyên truyền, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và đồng bào dân tộc thiểu số.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch Truyền thông dân số của tỉnh Lào Cai đến năm 2030;

Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số. Vận động thanh niên, vị thành niên thực hiện tư vấn khám sức khỏe trước kết hôn; phụ nữ mang thai được tầm soát, chẩn đoán, điều trị ít nhất 04 bệnh, tật bẩm sinh phổ biến; trẻ sơ sinh được tầm soát chẩn đoán, điều trị ít nhất 05 bệnh, tật bẩm sinh phổ biến; nâng cao nhận thức của người dân về tác hại, hệ lụy của suy dinh dưỡng ở trẻ em, về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số.

Tiếp tục truyền thông vận động, tạo phong trào thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Tiếp tục vận động và phát huy vai trò của các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia tuyên truyền; lồng ghép nội dung nâng cao chất lượng dân số vào các hoạt động cộng đồng.

3. Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Tạo điều kiện phát triển các cơ sở tư vấn và dịch vụ về nâng cao chất lượng dân số, khám sức khỏe trước hôn nhân, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, tầm soát trước và sơ sinh, các cơ sở thể dục, thể thao...

- Đầu tư và nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế; ưu tiên đầu tư hoàn thiện, đồng bộ hệ thống y tế cơ sở về nhân lực, trụ sở, trang thiết bị, máy móc để đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng dân số cho người dân.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: Giáo dục sức khỏe; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh; tiêm chủng phòng bệnh; bảo đảm thuốc thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ và trẻ em.

- Triển khai, nhân rộng các mô hình, đề án về nâng cao chất lượng dân số như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; đẩy mạnh xã hội hóa, tiếp thị xã hội, cung cấp phương tiện tránh thai, sản phẩm hàng hóa hỗ trợ sức khỏe sinh sản; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉ đạo, quản lý công tác nâng cao chất lượng dân số. Tích cực chuyển đổi số, tăng cường công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, nghiên cứu chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Tích cực học tập kinh nghiệm về công tác nâng cao chất lượng dân số từ các tỉnh trong nước và quốc tế, vận dụng hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương.

- Có cơ chế tăng cường thanh tra, kiểm tra và có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm về tuyên truyền phổ biến, thực hiện các phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi và siêu âm chọn giới tính khi sinh dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025:

Tập trung đầu tư nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế; đầu tư trang thiết bị, máy móc để đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao chất lượng dân số cho người dân;

Tập trung thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: Giáo dục sức khỏe; kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh; tiêm chủng phòng bệnh; bảo đảm thuốc thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ và trẻ em.

Triển khai có hiệu quả các mô hình, đề án về nâng cao chất lượng dân số.

Tích cực chuyển đổi số, tăng cường công tác thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, nghiên cứu chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh.

4. Nâng cao thể lực, tầm vóc, sức khỏe thể chất, tinh thần người dân

- Đẩy mạnh các hoạt động về phòng, chống suy dinh dưỡng; duy trì, triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình phòng, chống suy dinh dưỡng tại cộng đồng, dinh dưỡng học đường.

- Triển khai hiệu quả chương trình rèn luyện thể chất, thể dục, thể thao. Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, tâm lý trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với luyện tập ngoài nhà trường. Vận động toàn dân tham gia các phong trào rèn luyện thân thể; đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Tăng cường kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; khuyến nghị, phổ biến chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn phù hợp cho từng nhóm đối tượng. Đẩy mạnh tuyên truyền gắn với thực hiện các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá và các sản phẩm có hại cho sức khỏe,

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025

Triển khai thực hiện hiệu quả các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là: Đề án 01 về “Phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai”; Đề án số 06 về “Đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục - nguồn nhân lực - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai”; Đề án số 07 về “Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân và công tác dân số tỉnh Lào Cai trong tình hình mới, giai đoạn 2020-2025”; Đề án số 10 về “Giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai”.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các kế hoạch: Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến năm 2045; kế hoạch thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030...

5. Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách, cơ chế; bảo đảm nguồn lực nâng cao chất lượng dân số

- Huy động, sử dụng đa dạng các nguồn lực giành cho công tác dân số, nâng cao chất lượng dân số: Ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách các cấp, sử dụng hợp lý nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn lực từ các dự án trong và ngoài nước, nguồn lực từ xã hội hóa và các nguồn lực hợp pháp khác.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, phân phối, cung cấp các phương tiện, dịch vụ nâng cao chất lượng dân số; đẩy mạnh XHH, người dân cùng chi trả cho các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.

- Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ công tác dân số và phát triển đặc thù tại đại phương: Chính sách dinh dưỡng; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế, các chính sách công tác giáo dục - đào tạo, hỗ trợ việc làm; chính sách an sinh xã hội vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách... Hoàn thiện cơ chế giải quyết tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025

Tham mưu ban hành các chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ công tác dân số; chính sách dinh dưỡng; các chính sách giáo dục - đào tạo...

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2022-2025;

Đẩy mạnh và mở rộng xã hội hóa cung cấp dịch vụ dân số; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp phương tiện dịch vụ trong lĩnh vực nâng cân đối đủ nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ;

Rà soát, bổ sung nội dung chi, định mức chi công tác dân số trong cao chất lượng dân số; phân bổ dự toán chi ngân sách của các sở ngành và phân cấp cho huyện, thị xã, thành phố theo quy định.

6. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ dân số; tăng cường hợp tác, đối ngoại trong nâng cao chất lượng dân số

- Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn có viên chức dân số được đào tạo đúng vị trí việc làm; 100% thôn, bản, tổ dân phố có cộng tác viên dân số thường xuyên đào tạo tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về dân số; đổi mới phương thức truyền thông vận động, cung cấp dịch vụ đáp ứng nhiệm vụ mới trong công tác dân số.

- Nâng cao năng lực của mạng lưới làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chuyên nghiệp hóa, trẻ hóa; chú trọng thu hút nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ có năng lực trong công tác đối ngoại, có năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế công tác dân số một cách toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả; tiếp thu các thành tựu trong công tác nâng cao chất lượng dân số từ các địa phương trong cả nước và quốc tế; thu hút các nguồn vốn nước ngoài và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài góp phần thực hiện thành công các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai.

- Nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2025

Tiếp tục kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy làm công tác dân số từ tỉnh đến thôn, bản, tổ dân phố.

Thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và phát triển các cấp và Quyết định số 520/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp giai đoạn 2021- 2030, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số.

IV. DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2022-2025

Dự kiến tổng kinh phí: 352.786 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 313.002 triệu đồng;

- Xã hội hóa: 39.784 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí

Kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án, đề án khác; đặc biệt là các nguồn kinh phí phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện Kế hoạch.

(Có Phụ biểu 02 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy, cơ quan, đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TU.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan hướng dẫn xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch; tham mưu việc theo dõi, đôn đốc, phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp tháo gỡ.

- Chỉ đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các mục tiêu đảm bảo hiệu quả, chất lượng, đúng tiến độ; phối hợp tham mưu trong việc bổ sung các chính sách về công tác dân số.

- Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, các đảng bộ trực thuộc và các tổ chức, đơn vị cơ quan liên quan tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn lực địa phương, phân bổ vốn sự nghiệp và các nguồn vốn khác thuộc ngân sách địa phương theo thẩm quyền để thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn theo quy định của pháp luật; phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến việc xã hội hóa trong lĩnh vực y tế theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu UBND tỉnh việc cân đối, bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện Kế hoạch; tham mưu việc chỉ đạo, triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu, các giải pháp tổng thể nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập người dân. Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư và nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế... đảm bảo đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thiết yếu cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao chất lượng dân số.

Phụ trách tiêu chí thu nhập trong bộ chỉ số HDI. Là đầu mối tham mưu thực hiện mục tiêu mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh trong tốp 15 tỉnh đứng đầu cả nước; nâng mức thu nhập vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tương đương mức thu nhập trung bình toàn quốc vào năm 2030.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tham mưu UBND tỉnh phát triển hệ thống giáo dục tỉnh, tăng cường công tác giáo dục đào tạo các cấp, đào tạo chuyên nghiệp tích cực theo hướng phát triển con người, đổi mới sáng tạo, xây dựng nguồn nhân lực tỉnh có chất lượng. Phụ trách tham mưu thực hiện tiêu chí Giáo dục trong bộ chỉ số HDI. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể để chuyển tải nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ đối với học sinh ở các cấp học.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp các sở liên quan tổ chức học tập quán triệt, tuyên truyền phổ biến việc thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền về công tác dân số và phát triển, tạo đồng thuận xã hội.

6. Sở Văn hóa và Thể thao

Tham mưu triển khai thực hiện các mục tiêu Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030 theo kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 01/4/2021 của UBND tỉnh; hướng dẫn duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao tầm vóc thanh niên, kéo dài tuổi thọ người dân.

7. Sở Nội vụ

Tham mưu cho UBND tỉnh về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số các cấp; phối hợp các sở ngành trong việc đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện nâng cao chất lượng dân số; thực hiện triển khai các hoạt động lồng ghép của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch của ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh các hoạt động bảo vệ môi trường, hướng dẫn các giải pháp xử lý rác thải, giảm thiểu các yếu tố độc hại đến sức khoẻ con người, xây dựng môi trường lành mạnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ người dân.

9. Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Tham mưu UBND tỉnh các biện pháp về an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động của các công chức, viên chức, công nhân lao động. Quản lý, kiểm tra, phát hiện kịp thời các bệnh nghề nghiệp, thực hiện kịp thời các chính sách của nhà nước liên quan An toàn, vệ sinh lao động. Tham mưu triển khai thực hiện đề án giảm nghèo hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập người dân.

10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tham mưu triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; tham mưu đầu tư phát triển mạnh kinh tế khu vực nông thôn, làm đổi mới toàn diện, nâng cao đời sống người dân nông thôn và về cuộc sống vật chất, văn hóa, tinh thần.

Phối hợp với Ban Dân tộc, các ngành liên quan, quan tâm phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế - xã hội khó khăn, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

11. Sở Tư pháp

Phối hợp với các sở, ngành trong việc tham mưu các chính sách đặc thù của tỉnh về nâng cao chất lượng dân số; thực hiện triển khai các hoạt động lồng ghép của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch của ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

12. Cục Thống kê

Có trách nhiệm dự kiến, dự báo các chỉ số thống kê cung cấp sớm cho các cơ quan đơn vị liên quan. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Y tế đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch; thực hiện triển khai các hoạt động lồng ghép của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch của ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

13. Ban Dân tộc tỉnh

Tham mưu công tác phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập, đời sống người đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Tham mưu triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và Miền núi giai đoạn 2021-2030.

14. Báo Lào Cai, Đài Phát thanh Truyền hình

Phối hợp tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên, liên tục về Kế hoạch Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kiến thức về nâng cao chất lượng dân số; tổ chức tập huấn về nội dung, phương pháp tuyên truyền cho đội ngũ cộng tác viên, phóng viên.

15. Sở khoa học và Công nghệ

Tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo, thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ về nâng cao chất lượng dân số; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cung cấp cơ sở khoa học thực tiễn, phát huy hiệu quả đầu tư công tác nâng cao chất lượng dân số của địa phương.

16. Công an tỉnh

Tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh.

17. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Tham mưu trình UBND chỉ đạo rà soát. Bổ sung chương trình, dự án, chính sách bố trí dân cư nhằm hỗ trợ thỏa đáng, thu hút, tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài tại vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng.

18. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng

Tham mưu trình UBND tỉnh chỉ đạo việc rà soát, điều chỉnh hoàn thiện quy hoạch các khu đô thị, nhà ở, nước sạch đô thị của địa phương; các thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở và công trình công cộng, giao thông, phương tiện vận chuyển công cộng phù hợp với người cao tuổi.

19. Các sở, ban, ngành khác có liên quan

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về công tác nâng cao chất lượng dân số; Phối hợp tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch hằng năm.

20. Đề nghị các Ban Đảng, MTTQ và các đoàn thể tỉnh

Phối hợp chặt với ngành y tế, các ngành liên quan trong việc tuyên truyền trong nhân dân về công tác dân số và phát triển. Phối hợp trong việc triển khai thực hiện các mô hình tại cộng đồng về nâng cao sức khỏe: Mô hình chăm sóc người cao tuổi, giảm tảo hôn và hôn nhân cận huyết; mô hình nuôi dạy trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng....

21. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn phụ trách. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về Y tế - Dân số trên địa bàn. Chỉ đạo các phòng chức năng, ban, ngành đoàn thể huyện, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt các mục tiêu Kế hoạch trên địa bàn đảm bảo tiến độ.

- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; tích cực chỉ đạo tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; nhân rộng các mô hình sản xuất giỏi, mô hình vườn ao chuồng, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

(Có phụ biểu 03 kèm theo)

VI. KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Giao Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chế độ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TU.

2. Định kỳ 6 tháng, hằng năm, giữa và cuối nhiệm kỳ, Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, các địa phương có liên quan báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch với UBND tỉnh.

3. Quá trình thực hiện, có những khó khăn, vướng mắc, các nhiệm vụ phát sinh; các sở, ngành chủ động đề xuất bổ sung điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tế, đảm bảo hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Ban Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, tỉnh;
- UBND các huyện, tx, tp;
- Báo Lào Cai;
- Đài PTTH tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu VT, TH3, VX2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

Phụ biểu 01

CHỈ TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Mục tiêu

ĐVT

Kết quả thực hiện đến năm 2021

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Đơn vị chủ trì thực hiện

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

I

Về quy mô dân số

 

1

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tổng tỷ suất sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

11,53

≤12

≤12

≤12

≤12

<12

<12

<12

<12

<12

Sở Y tế

 

Tổng tỷ suất sinh

Con/bà mẹ

2,4

2,37

2,35

2,33

<2,3

2,26

2,22

2,18

2,14

<2,1

Sở Y tế

2

Tỷ số giới tính khi sinh

Bé trai/100 bé gái

113

112

112

112

<112

111

110,5

110

109,5

<109

Sở Y tế

II

Về chất lượng dân số

 

1

Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người tảo hôn (giai đoạn 2022-2025 mỗi năm giảm 20% số người tảo hôn so với năm trước; giai đoạn 2026-2030 mỗi năm 30% số người tảo hôn so với năm trước

Người

201

162

130

114

91

54

38

27

20

0

Ban Dân tộc

 

Số cặp hôn nhân cận huyết thống

Cặp

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

Ban dân tộc

2.

Tỷ lệ khám, tư vấn sức khỏe trước kết hôn cho thanh niên, vị thành niên

%

10

15

20

25

30

42

54

66

78

>90

Sở Y tế

3

Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 04 bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất

%

31

33

41

51

61

63

65

67

69

>70

Sở Y tế

4

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 05 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất

%

54

54

56

58

61

66

72

78

84

>90

Sở Y tế

5

Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Y tế

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi

%

28,3

27,3

27,8

27,3

26

25,5

25

24,5

24

<23

Sở Y tế

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

%

15,8

15,1

14,4

13,7

<13

12,3

11,7

11,1

10,5

<10

Sở Y tế

 

Trẻ dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

%

96,9

>95

>96

>97

>98%

>98

>99

>99

>99

>99

Sở Y tế

6

Tỷ suất tử vong trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở Y tế

 

Tỷ suất tử vong trẻ dưới 01 tuổi

9,21

15

14

13

<12,5

12

11,5

11

10,5

<10

Sở Y tế

 

Tỷ suất vong trẻ dưới 05 tuổi

15,7

19,5

19

18,7

<18,5

18

17,5

17

16,5

<15

Sở Y tế

III

Về chỉ số phát triển con người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tuổi thọ trung bình và thời gian sống khỏe mạnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuổi thọ trung bình

Năm

69,96

72

73

73,5

74

74,2

74,4

74,6

74,8

75

Sở Y tế

 

Thời gian sống khỏe mạnh

Năm

64

64,5

65

65,5

66

66,5

67

67,5

67,8

68

Sở VHTTDL

2

Chiều cao trung bình của người trưởng thành (trên 18 tuổi)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở VHTTDL

 

Đối với nam

Cm

164,6

165

166

166,5

167

167,3

167,6

167,9

168,2

168,5

Sở VHTTDL

 

Đối với nữ

Cm

155

155,5

156

156,6

157

157,1

157,2

157,3

157,4

157,5

Sở VHTTDL

3

Mức thu nhập bình quân đầu người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sở KHĐT

 

Toàn tỉnh

Tốp/toàn quốc

15

15

15

15

15

15

15

15

15

15

Sở KHĐT

 

Vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trung bình toàn quốc

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Bằng

Sở KHĐT

 

Phụ biểu 02

BIỂU NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hỗ trợ

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng cộng

Ghi chú

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

XHH

NSNN

XHH

 

 

TỔNG CỘNG

30.090

4.682

86.610

7.820

89.067

9.382

95.523

10.596

313.002

39.784

 

A

SỞ Y TẾ

8.166

3.242

25.804

6.380

25.518

7.837

25.516

9.156

94.916

26.614

 

I

DÂN SỐ

5.786

3.242

8.606

6.380

8.544

7.837

8.542

9.156

31.478

26.614

 

1

Đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động thực hiện công tác dân số trong tình hình mới

423

 

640

 

561

 

482

 

2.106

 

 

a

Triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép

333

 

550

 

471

 

392

 

1.746

 

 

 

Hỗ trợ tổ chức chiến dịch. Đối tượng hỗ trợ: Đơn vị trực tiếp cung cấp dịch vụ trong Chiến dịch (Trung tâm Y tế các huyện, thị xã; các trạm y tế xã). Hỗ trợ chi phí vận chuyển trang thiết bị cho đội lưu động: 500.000 đồng/xã/năm. Năm 2022 là 59 xã; năm 2023 là 50 xã; năm 2024 là 42 xã; năm 2025 là 34 xã

33

 

25

 

21

 

17

 

96

 

 

 

Hỗ trợ thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản. Đối tượng hỗ trợ: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là người dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực III, xã khu vực II, các thôn đặc biệt khó khăn hoặc thuộc hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Khám và tiền thuốc, vật tư tiêu hao: Năm 2023 là 14.000 ca tại 50 xã; năm 2024 là 12.000 ca tại 42 xã; năm 2025 là 10.000 ca lại 34 xã x 27.500/ca. Dự kiến 50% số đến khám được điều trị phụ khoa thông thường: 20.000đ/ca (20 viên amoxilin 500mg x 1.000đ/viên. năm 2023 là 7.000 ca tại 50 xã; năm 2024 là 6.000 ca tại 42 xã; năm 2025 là 5.000 ca tạ: 34 xã

300

 

525

 

450

 

375

 

1.650

 

 

b

Hoạt động truyền thông

90

 

90

 

90

 

90

 

360

 

 

 

- Tuyên truyền phát động hưởng ứng ngày dân số thế giới 11/7, ngày dân số Việt Nam 26/12, tháng hành động quốc gia về dân số hàng năm: Băng zôn: 48 cái x 500.000 = 24.000.000đ; Bản tin dân số (02 số x 1.000 cuốn/số x 33.000đ/cuốn = 66.000.000 Định mức: (90trđ/năm)

90

 

90

 

90

 

90

 

360

 

 

2

Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

832

883

1.618

2.119

1.335

2.412

1.110

2.606

4.894

8.020

 

a

Hỗ trợ chi phí thực hiện dịch vụ (chưa bao gồm phương tiện tránh thai)

832

883

1.176

1.066

962

1.168

791

1.228

3.761

4.344

 

-

Đặt hoặc tháo dụng cụ từ cung: 222.0000đ/ca (chưa bao gồm phương tiện tránh thai). Năm 2022: 8.000 ca; 2023: 7.500 ca; 2024: 7.000 ca; 2025: 6.500 ca, trong đó miễn phí: Năm 2022: 4.800 ca; 2023: 3.909 ca; 2024: 3.171 ca; 2025: 2.564 ca

576

710

868

797

704

850

569

874

2.717

3.231

 

-

Tiêm thuốc tránh thai: 45.600 đ/ca (chưa bao gồm phương tiện tránh thai). Năm 2022 - 2025 mỗi năm 6.000 ca. Trong đó miễn phí: Năm 2022: 4.200 ca; 2023: 3.198 ca; 2024: 2.723 ca; 2025: 2.342 ca. Dự kiến mỗi năm có 50% trong số đối tượng sử dụng thuốc tiêm là người mới sử dụng cần phải được khám phụ khoa (Năm 2023: 1 599 ca; 2024: 1.352 ca; 2025: 1.171 ca) x 27.500 đ/ca.

168

107

190

166

162

195

139

217

658

685

 

-

Cấy hoặc tháo cấy thuốc tránh thai: 440.000đ/ca (chưa bao gồm PTTT). Mỗi năm 500 ca. Trong đó miễn phí: Năm 2022: 350 ca; 2023: 268 ca; 2024: 220 ca; 2025: 189 ca

88

66

118

102

97

123

83

137

385

428

 

b

Hỗ trợ chi phí mua các phương tiện tránh thai

 

 

442

1.053

373

1.244

319

1.379

1.133

3.676

 

-

Dụng cụ tử cung (năm 2023: 7.891 chiếc; năm 2024: 7.317 chiếc; năm 2025: 6.753 chiếc)

 

 

41

71

33

76

27

78

100

225

 

-

Thuốc tiêm tránh thai. (Mỗi năm 24.000 lọ)

 

 

332

448

282

524

243

585

857

1.558

 

-

Thuốc cấy Implanon: Mỗi năm 500 liều

 

 

70

534

57

644

49

715

176

1.893

 

 

Thuốc uống tránh thai: năm 2022: 13.500 người; năm 2023: 14,000 người; năm 2024: 14,500 người; năm 2025: 15,000 người trong đó miễn phí (năm 2021: 8.000 người; năm 2022: 8.100 người; năm 2023: 8.400 người: năm 2024: 8.700 người; năm 2025: 9.000 người)

 

1.404

 

1.456

 

1.508

 

1.560

 

5.928

 

-

Bao cao su năm 2022: 12,820 người; năm 2023: 13.050 người; năm 2024: 13.380 người; năm 2025: 13.710 người

 

1.795

 

1.827

 

1.873

 

1.919

 

7.414

 

2

Đẩy mạnh thực hiện các dịch vụ nâng cao chất lượng giống nòi

3.480

2.358

5.297

4.261

5.597

5.425

5.898

6.550

20.273

18.594

 

a

Hỗ trợ thực hiện dịch vụ sàng lọc trước sinh

91

238

434

559

461

789

477

1.019

1.463

2.606

 

-

Sàng lọc trước sinh cho phụ nữ đang mang thai bằng phương pháp siêu âm 3 bệnh phổ biến (Hội chứng Edward; Hội chứng Down; Hội chứng Patau) 102.800đ/cađ/ca (siêu âm 2 lần /thai kỳ x 43.900đ; Tư vấn: 15.000đ) năm 2022: 3.860 người; năm 2023: 5.010 người; năm 2024: 6.300 người; năm 2025: 7.540 (trong đó miễn phí: năm 2022: 1.544 người; năm 2023: 2.190 người; năm 2024: 2.322 người; năm 2025: 2.404 người)

91

238

225

290

239

409

247

528

802

1.465

 

-

Hỗ trợ các xét nghiệm và tư vấn sàng lọc thalassemia trước sinh cho phụ nữ đang mang thai, cha của thai nhi khi người phụ nữ mang thai có kết quả sàng lọc nghi ngờ mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia Làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, định lượng sắt huyết thanh, Ferritin để sàng lọc tìm ra đối tượng nguy cơ cao: Lấy máu và làm xét nghiệm (Tổng phân tích tế bào máu, định lượng sắt huyết thanh. Ferritin) để tìm ra đối tượng có nguy cơ cao (46.200 32.300 80.800) năm 2023: 3.006 người; năm 2024: 3.780 người; năm 2025: 4.524 (trong đó miễn phí: năm 2023: 1.314 người; năm 2024: 1.393 người; năm 2025: 1.442 người)

 

 

209

270

222

380

230

491

661

1.141

 

b

Hỗ trợ thực hiện sàng lọc sơ sinh

806

1.210

1.229

1.609

1.052

1.880

958

2.120

4.045

6.818

 

-

Sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp xét nghiệm mẫu máu khô 03 bệnh di truyền phổ biến: Thiếu men G6PD. Suy giáp trạng bẩm sinh, Tăng sản thượng thận bẩm sinh. (Năm 2022: 3.360 ca; năm 2023: 3.130 ca; năm 2024: 2.870 ca; năm 2025: 2.600 ca) x 319.000 đồng/ca. ( Tư vấn: 15.000đ/ca; Xét nghiệm SLSS bằng mẫu máu khô: 250.000đ/ca; Bộ lấy mẫu máu gót chân: 29.000đ/mẫu; Chi phí vận chuyển mẫu đến cơ sở xét nghiệm: 12.500đồng/mẫu; chi phí gửi thông báo kết quả: 12.500 đồng/mẫu)

806

1.210

960

1.257

822

1.469

749

1.657

3.337

5.592

 

-

Sàng lọc sơ sinh bệnh khiếm thính bẩm sinh bằng máu đo thính lực: 54.800đ/ca

 

 

165

216

141

252

129

285

435

753

 

-

Sàng lọc sơ sinh bệnh tim bẩm sinh bằng máy đo độ bão hòa oxy: 34.500đ/ca

 

 

104

136

89

159

81

179

274

474

 

c

Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi thích ứng với già hóa dân số

1.238

788

1.366

1.532

1.335

1.991

1.258

2.416

5.197

6.727

 

-

Sản xuất nhân bản các sản phẩm truyền thông về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (băng zôn 32 cái x 500.000đ cẩm nang hướng dẫn 35.000đ x 1.000 quyển)

74

 

 

 

51

 

 

 

125

 

 

-

Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi

582

 

683

766

642

996

629

1.208

2.536

2.970

 

 

Chi tổ chức chiến dịch truyền thông: 1,5 triệu đồng/xã x 138 xã (Market: 500.000; nước uống: 100 người x 5.000 = 500.000đ; Băng zôn: 01 chiếc x 500.000đ/chiếc = 500.000 đ)

201

 

207

 

207

 

207

 

822

 

 

 

Khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi: Năm 2023: 45.162 người; năm 2024: 52.025 người; năm 2025: 59.277 người, trong đó miễn phí: năm 2023: 17.309 người; năm 2024: 15.824 người; năm 2025: 15.345 người

381

788

476

766

435

996

422

1.208

1.714

3.757

 

d

Tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn và sàng lọc bệnh thalassemia cho thanh niên, vị thành niên

1.150

123

1.783

561

2.247

765

2.686

995

7.866

2.443

 

-

Khám quản lý tư vấn sức khỏe cho thanh niên, vị thành niên trước kết hôn tại trạm y tế (Tổng số người được khám x 27.500đ/người Tư vấn 15.000đ/người) Năm 2022: 18.000 người, năm 2023: 24.000 người, năm 2024: 30.000 người, năm 2025: 36.000 người; năm 2026: 50.400 người; năm 2027: 64.800 người; năm 2028: 79.200 người; năm 2029: 93.600; năm 2030: 108.000

259

123

459

561

510

765

536

995

1.764

2.443

 

-

Sàng lọc bệnh Thalassemia cho thanh niên, vị thành niên (15 đến 24 tuổi chưa kết hôn. Năm 2022: 2.400 người, năm 2023: 3.600 người, năm 2024: 4.800 người, năm 2025: 6.000 người; năm 2026: 8.400: năm 2027: 10.800; năm 2028: 13.200; năm 2029: 15.600; năm 2030: 18.000; Hỗ trợ đối tượng được tư vấn, xét nghiệm phòng chống bệnh Thalassemia: 50.000đ/người

891

 

1.324

 

1.737

 

2.150

 

6.103

-

 

e

Các mô hình, đề án

195

 

485

 

502

 

520

 

1.701

-

 

-

Mô hình giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống Năm 2021: duy trì sinh hoạt CLB 23 xã. Các xã duy trì sinh hoạt CLB: 3,5trđ/xã/năm; từ năm 2023 - 2025 mỗi năm mở rộng mô hình tại 5 xã : 17 triệu/xã mở rộng.

81

 

173

 

190

 

208

 

651

-

 

-

Triển khai giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, định mức trung bình các xã duy trì 3.000.000 đồng/xã/năm x 104 xã, phường

114

 

312

 

312

 

312

 

1.050

 

 

4

Nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện Chương trình

1.006

 

1.006

 

1.006

 

1.006

 

4.025

 

 

a

Hỗ trợ thù lao cộng tác viên dân số tại tổ dân phố, thôn, bản chưa có nhân viên y tế thôn bản. Đối tượng: Cộng tác viên dân số tại tổ dân phố, thôn, bản chưa có nhân viên y tế thôn bản. Điều kiện hỗ trợ: Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số; được đơn vị trực tiếp quản lý ký hợp đồng trách nhiệm: tại tổ dân phố, thôn chưa có nhân viên y tế thôn bản: 34 người; CTV ở tổ dân phố: 336 người x 150.000đ/người/tháng/12 tháng/năm

666

 

666

 

666

 

666

 

2.664

 

 

b

Hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức làm công tác dân số cấp huyện, cấp xã và cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn, bản. Đối tượng tập huấn: Trưởng trạm y tế, thành viên ban chăm sóc sức khỏe nhân dân cấp xã; viên chức Y tế - Dân số cấp huyện, cấp xã; cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản và những người trực tiếp tham gia làm công tác dân số tại cơ sở. Tối đa 50 người/lớp.

340

 

340

 

340

 

340

 

1.361

 

 

a

Chi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức làm công tác dân số: 01 lớp/huyện, thị xã, thành phố/năm: 12.100.000 đồng/lớp/năm. Tối đa 50 người/lớp, học viên là viên chức dân số xã, phường, thị trấn và trưởng ban chỉ đạo, trưởng trạm y tế tại 9 huyện, TP. Mỗi lớp 02 ngày. Nội dung chi: Tài liệu, VPP: 50 x 20.000đ = 1.000.000; Thuê hội trường 02 ngày x 2.000.000đ/ngày = 4.000.000; Market: 500.000đ; chè nước 50 x 10.000đ x 2 ngày = 1.000.000; Thù lao GV 800.000đ/buổi x 02 buổi/ngày x 02 ngày = 3.200.000; Chi phụ cấp tiền ăn cho GV: 03 ngày x 02 người x 200.000đ = 1.200.000đ; tiền ngủ cho GV: 02 tối x 300.000 x 02 người = 1.200.000đ

109

 

109

 

109

 

109

 

436

 

 

b

Chi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản: 01 lớp/huyện, thị xã, thành phố/năm: 25.700.000 đồng/lớp/năm.Tối đa 50 người/lớp, học viên là các cộng tác viên dân số thôn bản, xã, phường, thị trấn tại 9 huyện, TP. Mỗi lớp 02 ngày. Nội dung chi: Tài liệu, VPP: 50 x 20.000đ = 1.000.000; Thuê hội trường 02 ngày x 2.000.000đ/ngày = 4.000.000; Market: 500.000đ; Hỗ trợ tiền ăn 50 người x 100.000/ngày x 02 ngày = 10.000.000, hỗ trợ đi lại 50 x 60.000 = 3.000.000; Tiền ngủ cho học viên: trung bình 3 triệu đồng/lớp. chè nước 50 x 10.000đ x 2 ngày = 1.000.000; Thù lao giảng viên 800.000đ/buổi x 02 buổi/ngày x 02 ngày = 3.200.000đ

231

 

231

 

231

 

231

 

925

 

 

5

Khuyến khích các tập thể, cộng đồng thực hiện tốt chính sách dân số và phát triển. Nội dung, hình thức khuyến khích: Thưởng tiền cho Cán bộ và nhân dân xã, phường, thị trấn; thôn, bản, tổ dân tiêu biểu xuất sắc trong thực hiện công tác dân số và phát triển, không có người vi phạm chính sách sinh con thứ 3 trở lên theo quy định của Chính phủ.

45

 

45

 

45

 

45

 

180

 

 

a

Đối với xã, phường, thị trấn: Tối đa không quá 01 xã, phường, thị trấn/huyện, thị xã, thành phố/năm. Trường hợp trong năm tại 01 huyện (thị xã, thành phố) có nhiều hơn 01 xã (phường, thị trấn) đạt tiêu chuẩn, thì xét ưu tiên lựa chọn xã (phường, thị trấn) có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn. Mức tiền thưởng: 3.000.000 đồng/xã, phường, thị trấn/năm.

27

 

27

 

27

 

27

 

108

 

 

b

Đối với thôn, bản, tổ dân phố: Tối đa không quá 02 thôn, bản, tổ dân phố/huyện, thị xã, thành phố/năm. Trường hợp trong năm tại 01 huyện, thị xã, thành phố có nhiều hơn 02 thôn (bản, tổ dân phố) đạt tiêu chuẩn thì xét ưu tiên lựa chọn thôn, bản, tổ dân phố có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống và có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hơn. Mức tiền thưởng: 1.000.000 đồng/thôn, bản, tổ dân phố/năm.

18

 

18

 

18

 

18

 

72

 

 

II

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

2.380

 

17.198

 

16.974

 

16.974

 

63.438

 

 

1

Giảm suy dinh dưỡng

1.631

 

14.287

 

14.063

 

14.063

 

44.044

 

Giai đoạn 2026-2030 chưa xây dựng dự toán kinh phí

1.1

Đề án tổng thể phát triển thể lực tầm vóc

96

 

89

 

89

 

89

 

363

 

 

-

Tham dự hội nghị tổng kết, triển khai kế hoạch CTTTDDTE, tập huấn TOT tại TW

18

 

18

 

18

 

18

 

72

 

 

-

Tổ chức lễ phát động cấp tỉnh chủ đề ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển

30

 

30

 

30

 

30

 

120

 

 

-

Giám sát, hỗ trợ chuyên môn trong triển khai mô hình Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ lồng ghép hoạt động quản lý và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tỉnh và các hoạt động phòng chống SDD tại cộng đồng.

48

 

 

 

-

 

-

 

48

 

 

-

Giám sát phối hợp giữa các đơn vị y tế tại các huyện khó khăn của tỉnh Lào Cai. Mỗi năm 2 lượt

-

 

41

 

41

 

41

 

123

 

 

1.2

Chiến lược QG về dinh dưỡng

282

 

268

 

44

 

44

 

638

 

 

 

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em tuổi học đường

44

 

44

 

44

 

44

 

176

 

 

 

Xây dựng mô hình cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ

224

 

224

 

-

 

-

 

448

 

 

 

Tổ chức lớp tập huấn cập nhật kiến thức 1000 ngày đầu đời

14

 

-

 

 

 

-

 

14

 

 

1.3

Sự nghiệp Y tế dân số

136

 

22

 

22

 

22

 

202

 

 

-

Điều tra dinh dưỡng 30 cụm

114

 

 

 

 

 

 

114

 

 

 

-

Giám sát ngày vi chất dinh dưỡng, uống vitamin A và tẩy giun

22

 

22

 

22

 

22

 

88

 

 

1.4

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế và xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

1.117

 

3.690

 

3.690

 

3.690

 

12.187

 

 

-

Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng

120

 

465

 

465

 

465

 

1.514

 

 

 

Xây dựng phóng sự (xây dựng các phóng sự khoa giáo phổ biến kiến thức, các phóng sự về hoạt động phòng chống SDD)

120

 

90

 

90

 

90

 

389

 

 

 

Tổ chức các góc tư vấn dinh dưỡng tại các TTYT và BV (Hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp tư vấn)

-

 

375

 

375

 

375

 

1.125

 

 

-

Hoạt động phát triển nhân lực

162

 

479

 

479

 

479

 

1.599

 

 

 

Tổ chức các lớp tập huấn tại tỉnh cho cán bộ về quản lý suy dinh dưỡng cấp tính tại cộng đồng, chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trẻ em trong tình huống khẩn cấp, chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày

162

 

205

 

205

 

205

 

777

 

 

 

Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho cán bộ y tế làm công tác truyền thông

-

 

45

 

45

 

45

 

135

 

 

 

Tập huấn cho cán bộ triển khai mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng (35 người/lớp/năm * 3 năm/huyện)

-

 

229

 

229

 

229

 

688

 

 

-

Hoạt động về chuyên môn kỹ thuật triển khai can thiệp dinh dưỡng

459

 

2.167

 

2.167

 

2.167

 

6.959

 

 

 

Nhóm hoạt động để tăng độ bao phủ các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu

387

 

1.531

 

1.531

 

1.531

 

4.980

 

 

 

Mua sản phẩm điều trị cho trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tỉnh (94 trẻ x 300.000đ/kg x 13,8 kg/trẻ, mỗi năm sau giảm 10% so với năm trước). Do tuyến tỉnh quản lý).Giai đoạn: 492 trẻ

387

 

1.060

 

1.060

 

1.060

 

3.566

 

 

 

Theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ em vùng dân tộc miền núi (Khám sàng lọc toàn bộ trẻ  dưới 5 tuổi nhằm phát hiện trẻ suy dinh dưỡng cấp tính để tiếp nhận điều trị (3 tháng cân đo 1 lần, định mức áp dụng theo thông tư 15/TT-BTC ngày 14/3/2022))

-

 

471

 

471

 

471

 

1.414

 

 

 

Triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường tại các cơ sở giáo dục và trường học

-

 

424

 

424

 

424

 

1.273

 

 

 

Khám định kỳ xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại trường học (Tổ chức KHÁM đánh giá tình trạng bệnh và chế độ ăn liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng cho học sinh mầm non trên địa bàn 4 huyện nghèo (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát). Tại trường Mầm non, ước tính 200 trẻ từ 6-70 tháng tuổi/ huyện. Tuyến tỉnh - khoa Dinh dưỡng thành lập 1 đoàn 4 người thực hiện có sự hỗ trợ của cán bộ chuyên trách TTYT huyện và cán bộ y tế trường học )

-

 

83

 

83

 

83

 

250

 

 

 

Xây dựng và triển khai Góc truyền thông về CSSKSSVTN và SKBMTE tại các trường Dân tộc Nội trú

-

 

250

 

250

 

250

 

750

 

 

 

Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề: (Về dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng và các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến SDD và thừa cân/béo phì. Đối tượng là phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, cô nuôi, cán bộ y tế trường học và các em học sinh tại các điểm trường tiểu học trên địa bàn 4 huyện nghèo (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát). Mỗi trường 50-70 người (sử dụng Tháp dinh dưỡng hợp lý theo độ tuổi, tranh lật và các thực phẩm đang có trên địa bàn). Do cán bộ chuyên ngành dinh dưỡng tuyến tỉnh thực hiện.)

-

 

91

 

91

 

91

 

273

 

 

 

Nhóm hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh lương thực

72

 

211

 

211

 

211

 

706

 

 

 

Tổ chức buổi hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời 02 buổi/năm lồng ghép trong các lễ phát động tại các thôn bản thuộc các xã dân tộc thiểu số

72

 

211

 

211

 

211

 

706

 

 

-

Theo dõi, giám sát và đánh giá

376

 

580

 

580

 

580

 

2.115

 

 

 

Giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tỉnh và bổ sung đa vi chất tại các xã triển khai mô hình và xã khó khăn (106 xã trên địa bàn tỉnh) - Tỉnh giám sát

106

 

182

 

182

 

182

 

652

 

 

 

Giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ và kết quả triển khai hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tính và bổ sung đa vi chất tại các xã triển khai mô hình và xã khó khăn (106 xã trên địa bàn tỉnh) - huyện giám sát

270

 

199

 

199

 

199

 

867

 

 

 

Điều tra, đánh giá đầu kỳ và cuối kỳ về dinh dưỡng, chiều cao, thừa cân béo phì của nam, nữ thanh niên tỉnh Lào Cai (thực hiện năm 2023 và 2025)

-

 

139

 

139

 

139

 

416

 

 

 

Giám sát, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật hoạt động truyền thông tại các huyện, thị xã

-

 

60

 

60

 

60

 

180

 

 

1.5

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

-

 

10.218

 

10.218

 

10.218

 

30.654

 

 

-

Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng

-

 

1.087

 

1.087

 

1.087

 

3.262

 

 

 

Tổ chức chiến dịch truyền thông về ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ NCBSM, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ cấp tỉnh...

-

 

30

 

30

 

30

 

90

 

 

 

In ấn, cấp phát các tài liệu truyền thông (In tháp dinh dưỡng theo độ tuổi phát cho bệnh viện, trường học, TYT và TTYT; Tờ thực đơn cho các trường nội trú, bán trú; Bộ tranh truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tiền mang thai, mang thai, dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng cho trẻ từ 2-5 tuổi để treo dán, bộ tranh lật về chăm sóc trẻ tại các 74 mô hình)

-

 

135

 

135

 

135

 

404

 

 

 

Xây dựng, thiết kế, thử nghiệm tài liệu truyền thông (tháp dinh dưỡng, thực đơn, tranh lật, bộ tranh treo)

-

 

60

 

60

 

60

 

180

 

 

 

Tổ chức chiến dịch truyền thông về ngày vi chất dinh dưỡng, tuần lễ NCBSM, tuần lễ dinh dưỡng và phát triển, tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ cấp huyện...

-

 

90

 

90

 

90

 

270

 

 

 

Tổ chức các buổi truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và phụ nữ có con dưới 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc ( Đối tượng là phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, cô nuôi, cán bộ y tế trường học và các em học sinh tại các điểm trường tiểu học trên địa bàn. Mỗi trường 50-70 người. Số trường:.... Người thực hiện: CBTT huyện)

-

 

428

 

428

 

428

 

1.284

 

 

 

Tổ chức truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng tại mô hình dinh dưỡng, thăm hộ gia đình để hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em 0-16 tuổi (74 xã)

-

 

345

 

345

 

345

 

1.034

 

 

-

Hoạt động phát triển nhân lực

-

 

135

 

135

 

135

 

405

 

 

 

Tập huấn tại trung ương về triển khai hoạt động chuyên môn liên quan đến dinh dưỡng (30 người/năm*3 năm)

-

 

135

 

135

 

135

 

405

 

 

-

Hoạt động về chuyên môn kỹ thuật triển khai can thiệp dinh dưỡng

-

 

8.845

 

8.845

 

8.845

 

26.536

 

 

Nhóm hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn, đảm bảo an ninh lương thực

-

 

769

 

769

 

769

 

2.307

 

 

 

Xây dựng thực đơn, khẩu phần, chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em nghèo, cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (CDC) (Thành lập nhóm soạn thảo tuyến tỉnh, thiết kế, xây dựng thử nghiệm theo hướng dẫn của VDD phù hợp với địa phương)

-

 

60

 

60

 

60

 

180

 

 

 

Tổ chức tập huấn cho cán bộ về triển khai thực đơn, khẩu phần chế độ ăn hợp lý và đảm bảo an ninh dinh dưỡng (62 mô hình giai đoạn 2023-2025)

-

 

372

 

372

 

372

 

1.116

 

 

 

Triển khai hoạt động an ninh lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng bữa ăn hộ gia đình ở vùng khó khăn thông qua các hoạt động: Hướng dẫn chế biến và sử dụng thực phẩm sẵn có tại địa phương, tư vấn sử dụng cá sữa, rau trong bữa ăn hàng ngày

-

 

337

 

337

 

337

 

1.011

 

 

Nhóm hoạt động để tăng độ bao phủ các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu

-

 

6.035

 

6.035

 

6.035

 

18.105

 

 

 

Hỗ trợ các huyện, xã triển khai mô hình tại các xã can thiệp (74 xã)

-

 

80

 

80

 

80

 

240

 

 

 

Cấp cân 100kg và thước đo 3 mảnh cho các xã, thôn bản, trung tâm y tế (mỗi xã 1 cân 1 thước trong giai đoạn)

-

 

69

 

69

 

69

 

208

 

 

 

Nhân rộng mô hình cải thiện thực hành nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ lồng ghép hoạt động quản lý và điều trị trẻ suy dinh dưỡng cấp tỉnh; chăm sóc dinh dưỡng 1000 ngày đầu đời, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục bú mẹ cho trẻ từ 6 - 23 tháng (74 mô hình)

-

 

413

 

413

 

413

 

1.240

 

 

 

Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em (Cung cấp vi chất dinh dưỡng (Vitamin A, viên đa vi chất, kẽm...) cho trẻ em 6-60 tháng tuổi, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau sinh, phụ nữ mang thai, nữ vị thành niên thuộc Dự án cải thiện dinh dưỡng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025)

-

 

4.192

 

4.192

 

4.192

 

12.577

 

 

 

Tổ chức dịch vụ tư vấn, phục hồi dinh dưỡng tại trạm y tế và cộng đồng phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mãn tính không lây tại các tuyến lồng ghép trong chiến dịch cân đo

-

 

1.280

 

1.280

 

1.280

 

3.840

 

 

Triển khai các hoạt động dinh dưỡng học đường tại các cơ sở giáo dục và trường học

-

 

1.369

 

1.369

 

1.369

 

4.107

 

 

 

Tổ chức các buổi truyền thông chuyên đề về dinh dưỡng hợp lý, dinh dưỡng và các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến SDD và thừa cân/béo phì. Đối tượng là phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, cô nuôi, cán bộ y tế trường học và các em học sinh tại các điểm trường tiểu học trên địa bàn. Mỗi trường 50-70 người, số trường:.... Người thực hiện: CBTT huyện

-

 

1.144

 

1.144

 

1.144

 

3.432

 

 

 

Tập huấn hướng tổ chức bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm và đạt định lượng rau củ theo khuyến nghị (35 người/lớp/Huyện*3 năm)

-

 

225

 

225

 

225

 

675

 

 

Nhóm hoạt động về dinh dưỡng khẩn cấp (Hỗ trợ thực phẩm dinh dưỡng cho các đối tượng SDD, trong tình huống khẩn cấp: tẩy giun theo định kỳ cho trẻ em, phụ nữ có thai thuộc Dự án cải thiện dinh dưỡng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025)

-

 

672

 

672

 

672

 

2.017

 

 

 

Cấp phát gói bột đa vi chất cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng tuổi bị SDD thấp còi bổ sung vào bữa bột/cháo (450 trẻ/năm) x 3 năm

-

 

65

 

65

 

65

 

194

 

 

 

Cấp phát bột/cháo dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến dưới 5 tuổi trong những tình huống khẩn cấp (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh...) (1.650 trẻ/năm) x 3 năm

-

 

608

 

608

 

608

 

1.823

 

 

-

Theo dõi, giám sát và đánh giá

-

 

150

 

150

 

150

 

450

 

 

 

Theo dõi, đánh giá định kỳ tình trạng dinh dưỡng trẻ học đường 03 năm (Điều tra 30 cụm hàng năm theo VDD)

-

 

150

 

150

 

150

 

450

 

 

2

Giảm tử vong bà mẹ, trẻ em

749

 

2.911

 

2.911

 

2.911

 

19.394

 

 

2.1

Hoạt động 3.2.1. Nâng cao năng lực về kiến thức, kỹ năng làm mẹ an toàn chăm sóc sức khỏe BM và TE cho CBYT để thực hiện gói dịch vụ can thiệp nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

9,0

 

13,0

 

13,0

 

13,0

 

113,0

 

 

2.2

Tập huấn về LMAT, chăm sóc sức khỏe BMTE cho CBYT tuyến huyện, xã 2 lớp/năm: (05 ngày/lớp) số lượng 25 học viện/lớp ; 20 cán bộ YT tuyến huyện, thị xã, 05 CBYT TP Lào Cai). Địa điểm TH tại TP Lào Cai

46,0

 

92,7

 

92,7

 

92,7

 

787,3

 

 

2.3

Cập nhật kiến thức mới cho cô đỡ thôn bản về Chăm sóc thiết yếu BM và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ; Hồi sức sơ sinh tại chỗ; Chuyển tuyến dựa vào cộng đồng 2 lớp CĐTB/YTTB tại 4 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai), Địa điểm tập huấn tại TP Lào Cai; 20 học viên/lớp x 5 ngày/ lớp x 2 lớp

178

 

185,00

 

185,00

 

185,00

 

1.658,0

 

 

2.4

Tập huấn cho cán bộ y  tế tuyến tỉnh, huyện/TP về Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru ( KMC), người đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ. Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã, tuyến xã. Số lượng: 20 người/ lớp x 1 lớp: Thời gian: 5 ngày/lớp; Địa điểm tại TP.Lào Cai

 

 

45,00

 

45,00

 

45,00

 

360,0

 

 

2.5

Tập huấn 01 lớp cho cán bộ y tế tuyến xã về Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kanguru (KMC), người đỡ đẻ có kỹ năng, chăm sóc thiết yếu trong và ngay sau đẻ. Thành phần: Cán bộ trạm y tế, phòng khám ĐKKV. Số lượng: 20 người/ lớp: Thời gian: 5 ngày/lớp; Địa điểm tại TT huyện/TP/TX

 

 

340

 

340

 

340

 

2.720,0

 

 

2.6

Tập huấn về nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ từ cung, Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã, tuyến xã. Số lượng: 20 người/ lớp x 1 lớp; Thời gian: 5 ngày/lớp; Địa điểm tại TP.Lào Cai

 

 

45,0

 

45,0

 

45,0

 

360,0

 

 

2.7

Tập huấn về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thành phần: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện đa khoa huyện/TP, Trung tâm Y tế các huyện/TP, thị xã, tuyến xã. Số lượng: 20 người/ lớp x 1 lớp; Thời gian: 5 ngày/lớp; Địa điểm tại TP.Lào Cai

 

 

45,0

 

45,0

 

45,0

 

360,0

 

 

2.8

Tổ chức các buổi truyền thông nhóm tại thôn bản chủ đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cho vị thành niên/thanh niên, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, người trực tiếp chăm sóc trẻ tại 9 huyện, thành phố, thị xã mỗi năm tổ chức tại 2 thôn/ xã x 4 xã huyện,TP,TX ưu tiên chọn thôn có tỷ lệ đẻ nhiều con, đẻ tại nhà cao, có xảy ra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh...Tuyến tỉnh giám sát ít nhất 2 thôn/huyện,TP,TX/năm.

38,0

 

41,7

 

41,7

 

41,7

 

371,3

 

 

2.9

Tổ chức các buổi tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích (đuối nước, tai nạn giao thông...) cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên tại trường học và cộng đồng (1.557 buổi)

 

 

701

 

701

 

701

 

2.106,5

 

 

2.10

Xây dựng mô hình can thiệp giảm tử vong trẻ em < 5 tuổi

 

 

166,7

 

166,7

 

166,7

 

1.333,5

 

 

2.11

Hoạt động: Thẩm định tử vong mẹ, tử vong sơ sinh

 

 

27,7

 

27,7

 

27,7

 

221,5

 

 

2.12

Cung cấp các gói hỗ trợ bà mẹ, trẻ sơ sinh vùng ĐBKK tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và sơ sinh có chất lượng (gói đỡ đẻ sạch)

54

 

104,7

 

104,7

 

104,7

 

891,3

 

 

2.13

Cung cấp các gói hỗ trợ bà mẹ, trẻ sơ sinh vùng ĐBKK tiếp cận tới các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và sơ sinh có chất lượng: Que thử tìm protein, đường trong nước tiểu

73

 

153

 

153

 

153

 

1.297,0

 

 

2.14

Hỗ trợ cán bộ y tế đỡ đẻ tại nhà

52

 

78,7

 

78,7

 

78,7

 

681,3

 

 

2.15

Hỗ trợ cán bộ y tế chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh

52

 

184,0

 

184,0

 

184,0

 

1.524,0

 

 

2.16

Thực hiện giám sát về chăm sóc sức khỏe sinh sản bao gồm giám sát về chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo

247,0

 

234,3

 

234,3

 

234,3

 

2.121,6

 

 

2.17

Hoạt động sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em

 

 

225

 

225

 

225

 

1.800

 

 

2.18

Điều tra, đánh giá, hội thảo, xây dựng kế hoạch can thiệp tử vong trẻ em < 5 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh

 

 

229

 

229

 

229

 

688,1

 

 

B

BAN DÂN TỘC

21.564

 

60.446

 

63.189

 

69.647

 

214.846

 

 

 

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù và nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn

21.564

 

60.446

 

63.189

 

69.647

 

214.846

 

 

 

Tiểu Dự án 1: Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù

19.564

 

55.346

 

57.689

 

63.247

 

195.846

 

 

 

Tiểu Dự án 2: Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và MN

2.000

 

5.100

 

5.500

 

6.400

 

19.000

 

 

C

SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

360

1.440

360

1.440

360

1.545

360

1.440

3.240

13.170

 

 

Triển khai thực hiện Kế hoạch đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

360

1.440

360

1.440

360

1.545

360

1.440

3.240

13.170

 

 

Phụ biểu 03

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 21-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ NGHỊ QUYẾT 27-NQ-TU NGÀY 01/7/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY LÀO CAI
(Kèm theo Kế hoạch số 279/KH-UBND ngày 11/8/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)

TT

Nhiệm vụ các cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình

Cấp phê duyệt

Sản phẩm hoàn thành

 

Giai đoạn 2018-2021

Giai đoạn 2022-2025

 

I

SỞ Y TẾ

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch 5 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án Truyền thông dân số đến năm 2030 của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

3

Tham mưu Kế hoạch 5 năm thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

4

Tham mưu Kế hoạch 5 năm thực hiện Đề án tầm soát, chẩn đoán điều trị trước sinh và sơ sinh đến năm 2030 của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

5

Tham mưu Kế hoạch 5 năm thực hiện Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

6

Tham mưu Kế hoạch thực hiện đề án củng cố hệ thống thông tin thống kê chuyên ngành dân số đến năm 2030 của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

7

Tham mưu Kế hoạch 5 năm thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp đến năm 2030 của Chính phủ

Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

8

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án điều chỉnh mức sinh giữa các vùng, đối tượng đến năm 2030 của Chính phủ

Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

9

Tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ công tác dân số và phát triển của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025

Các sở, ngành liên quan

X

 

HĐND tỉnh UBND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh Quyết định UBND tỉnh

 

10

Tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ công tác dân số và phát triển

Các sở, ngành liên quan

 

X

HĐND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh

 

11

Tham mưu ban hành Chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế

Các sở, ngành liên quan

 

X

HĐND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh

 

12

Tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2022- 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

13

Tham mưu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025.

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

II

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án phát huy lợi thế dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số.

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

3

Tham mưu ban hành Chính sách địa phương hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ đối với người nghèo, dân tộc thiểu số tham gia xuất khẩu lao động.

Các sở, ngành liên quan

X

 

HĐND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh Quyết định UBND tỉnh

 

III

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch sửa đổi chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới và giới tính cho học sinh, sinh viên.

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

IV

SỞ NỘI VỤ

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch thực hiện đề án của Chính phủ: Tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số các cấp

Các sở, ngành liên quan

X

 

Sở Nội vụ

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu Kế hoạch thực hiện đề án của Chính phủ: Quy định cơ chế phối hợp liên ngành về dân số và phát triển

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

3

Tham mưu Kế hoạch thực hiện đề án của Chính phủ: Thí điểm mạng lưới cộng tác viên thực hiện công tác dân số, gia đình và trẻ em ở cộng đồng

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

V

SỞ TÀI CHÍNH

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, vận hành các cơ sở cung cấp dịch vụ dân số, chăm sóc người cao tuổi

Các sở, ngành liên quan

X

 

HĐND tỉnh UBND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh Quyết định UBND tỉnh

 

2

Tham mưu xây dựng chính sách miễn giảm phí, lệ phí đối với người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng và các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

Các sở, ngành liên quan

X

 

HĐND tỉnh UBND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh Quyết định UBND tỉnh

 

VI

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Quy định về lồng ghép các yếu tố dân số vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án

 

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản

Các sở, ngành liên quan

X

 

HĐND tỉnh UBND tỉnh

Nghị quyết HĐND tỉnh Quyết định UBND tỉnh

 

VII

SỞ TƯ PHÁP

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Văn bản chỉ đạo triển khai Hướng dẫn đưa chính sách dân số vào hương ước, quy ước của Cộng đồng (thực hiện tại tỉnh Lào Cai)

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Văn bản của UBND tỉnh

 

VIII

SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình đến năm 2025 của Chính phủ

 

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

3

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Các sở, ngành liên quan

X

 

 

 

 

4

Tham mưu Kế hoạch triển khai thi hành Quyết định số 22/2018/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

5

Tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lào Cai đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

6

Tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới và Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

7

Tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

8

Tham mưu Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch của UBND tỉnh

 

IX

BỘ CHỈ HUY BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG TỈNH

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực trọng yếu về an ninh, quốc phòng của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

X

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu kế hoạch thực hiện đề án hoàn thiện chính sách về di dân tái định cư dự án thủy lợi, thủy điện để hỗ trợ, tạo điều kiện cho người di cư ổn định cuộc sống, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

XI

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao năng lực nghiên cứu về dân số và phát triển

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

XII

BAN DÂN TỘC

 

 

 

 

 

 

1

Tham mưu kế hoạch thực hiện đề án bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người của Chính phủ

Các sở, ngành liên quan

X

 

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

2

Tham mưu kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025

Các sở, ngành liên quan

 

X

UBND tỉnh

Kế hoạch UBND tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai năm 2021

[2] Quyết định số 4215/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh Lào Cai

[3] Số liệu chi cục Dân Số-KHHGĐ tỉnh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 279/KH-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng dân số tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

  • Số hiệu: 279/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Giàng Thị Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/08/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản