Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 02 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1675/QĐ-TTG NGÀY 29/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
Thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 và Kế hoạch số 07/KH-BTNMT ngày 07/11/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ thuộc nhiệm vụ của địa phương đến năm 2020, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tổ chức, triển khai có hiệu quả Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục những bất cập hiện nay trong quản lý, sử dụng đất nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đất đai; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai, đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh đối với các trường hợp đang có nhiều vi phạm pháp luật về đất đai, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai;
- Thông qua việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân; rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
2. Yêu cầu
Xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, hiệu quả thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020.
Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch đã đề ra.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng thực hiện
- Đối tượng tăng cường năng lực thực hiện thanh tra gồm: Thanh tra tỉnh; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; công chức địa chính của UBND các xã, phường, thị trấn.
- Đối tượng thanh tra:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, UBND cấp huyện, xã và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây dựng các cấp trong việc quản lý đất đai; thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa; việc quản lý đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
Các tổ chức sử dụng đất tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp; các lâm trường có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai.
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.
III. NỘI DUNG, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1. Thực hiện các công việc chuẩn bị triển khai Đề án
- Xây dựng, phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 07/KH-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch này, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng dự toán kinh phí của cơ quan mình và các đơn vị trực thuộc báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện các nội dung Đề án
2.1. Tăng cường năng lực cơ quan thanh tra
Nhằm kiện toàn, tăng cường năng lực cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra thuộc UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ quản lý đất đai tại địa phương.
- Về tăng cường nhân lực
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện rà soát, đánh giá đầy đủ tình hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai ở các cơ quan, đơn vị. Trên cơ sở đó xây dựng đề xuất phương án, kế hoạch tăng cường nhân lực cụ thể để có phương án thực hiện điều chuyển cán bộ từ các cơ quan, đơn vị, bộ phận khác tăng cường lực lượng cho các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng tăng cường năng lực nhằm tổ chức thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra về đất đai mà không làm tăng biên chế trên địa bàn tỉnh.
- Về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
+ Thường xuyên theo dõi chương trình, kế hoạch đào tạo của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn, tập huấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Quản lý Đất đai về thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai để cử cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đất đai tham gia đào tạo, tập huấn.
+ Căn cứ vào nội dung trọng tâm về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch này; nội dung hướng dẫn, tập huấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Quản lý Đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp... chuẩn bị nội dung và có kế hoạch để tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính về đất đai được tham gia học tập, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra.
- Về trang thiết bị thực hiện Đề án
Huy động trang thiết bị hiện có của cơ quan, đơn vị trực tiếp tham gia Đề án đảm bảo trang thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra; đảm bảo phương tiện đi lại phục vụ kịp thời cho công tác thanh tra. Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ việc tiếp nhận tổng hợp theo dõi xử lý thông tin phản ảnh của tổ chức, cá nhân về tình hình vi phạm pháp luật về đất đai.
2.2. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm công bố công khai và thông báo thường xuyên về đường dây nóng và các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai; vi phạm của các cơ quan, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định công khai thông tin liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất tại Quyết định số 2185/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND tỉnh.
- Yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh vi phạm pháp luật về đất đai:
+ Việc tiếp nhận thông tin phải theo nhiều hình thức: điện thoại, thư điện tử, qua đường bưu điện và phản ánh trực tuyến theo hệ thống thông tin của tỉnh;
+ Bố trí cán bộ thường trực tiếp nhận thông tin;
+ Mọi thông tin phản ảnh, tiếp nhận phải ghi vào sổ để theo dõi, đôn đốc thực hiện;
+ Các thông tin phản ảnh phải được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra để giải quyết triệt để theo đúng quy định của pháp luật về đất đai;
+ Kết quả giải quyết thông tin phản ảnh phải được tổng hợp gửi về cơ quan tiếp nhận để theo dõi tổng hợp báo cáo.
Các Phòng Tài nguyên và Môi trường phải thực hiện tổng hợp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 5 và ngày 15 tháng 11 hàng năm; Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Tổng cục Quản lý Đất đai trước ngày 30 tháng 5 và ngày 30 tháng 11 hàng năm. Thời gian thực hiện liên tục đến 2020.
- Ban Tiếp Công dân tỉnh thực hiện kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ảnh về vi phạm pháp luật về đất đai.
2.3. Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Căn cứ nội dung, đối tượng thanh tra theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020, Kế hoạch số 07/KH- BTNMT ngày 07/11/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tổ chức thực hiện thanh tra tình hình quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, cụ thể như sau:
a) Năm 2016-2017
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thanh tra 03 đơn vị huyện, thị xã, thành phố và 02 đơn vị xã, phường, thị trấn thuộc huyện được thanh tra; nội dung thanh tra gồm:
+ Việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý đất đai của UBND cấp huyện; trọng tâm các việc: lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân; thực hiện trách nhiệm kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất tại địa phương.
+ Thanh tra việc thực hiện các nội dung nhiệm vụ quản lý, sử dụng đất đai của UBND cấp xã; trọng tâm là các nội dung: quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp dành cho mục đích công ích của xã; tham gia thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân; việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai của người sử dụng đất tại địa phương.
+ Thanh tra cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
+ Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp được chuyển giao cho huyện từ các lâm trường, tổ chức.
- Thanh tra tỉnh: Tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan cấp tỉnh và 02 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã thuộc mỗi cấp huyện được thanh tra, trọng tâm là các thủ tục: thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (kể cả thông qua đấu giá); đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai; cấp Giấy chứng nhận đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc chuyển giao từ các Ban Quản lý khu bảo tồn, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp.
- UBND cấp huyện: Thực hiện thanh tra tối thiểu 05 xã (ngoài các xã do Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra tỉnh đã thanh tra) như nội dung thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Năm 2018
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với khu kinh tế và 02 khu công nghiệp, 02 cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; tiếp tục thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất nông nghiệp dành cho mục đích công ích; thanh tra sử dụng đất lâm nghiệp tại các Hợp tác xã sử dụng; thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp được chuyển giao cho huyện từ các lâm trường, tổ chức.
- Thanh tra tỉnh: tiếp tục thanh tra công tác thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành tiếp tục thanh tra việc quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp có nguồn gốc chuyển giao từ các lâm trường; thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất tại các Ban Quản lý khu bảo tồn, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp.
- UBND cấp huyện tiếp tục thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai tại địa phương mình quản lý.
c) Năm 2019
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại 20 cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai và các đơn vị theo chỉ đạo của UBND tỉnh; trọng tâm là việc giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tại các cơ sở này.
d) Năm 2020
- Thanh tra tỉnh: Tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cấp tỉnh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa đối với 05 đơn vị cấp huyện.
Trọng tâm là việc quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa; việc thực hiện các quy định về điều kiện khi thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang mục đích khác; việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất có nguồn gốc từ đất trồng lúa.
3. Trách nhiệm, nội dung báo cáo
3.1. Báo cáo kết quả kiện toàn tăng cường năng lực cơ quan thanh tra chuyên ngành đất đai
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả kiện toàn, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai; trong đó phải thể hiện rõ số cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được bổ sung; được đào tạo nâng cao nghiệp vụ; số lượng từng loại thiết bị được đầu tư... Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/10/2018.
3.2. Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra hàng năm
Các cơ quan được giao tổ chức thực hiện thanh tra, có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 5 và ngày 30 tháng 11 hàng năm.
3.3. Báo cáo đánh giá, đề xuất hoàn thiện pháp luật đất đai
Các cơ quan được giao tổ chức thực hiện thanh tra, qua kết quả thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai hàng năm và trong 05 năm (2016 - 2020) chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trong việc thực hiện quản lý nhà nước, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai; trọng tâm là các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan đến các nội dung thanh tra theo Quyết định phê duyệt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
4. Tổng kết thực hiện Đề án
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, các cơ quan có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết và tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện ngay đầu năm 2017; rà soát đánh giá đầy đủ tình hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ và các điều kiện hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng được tăng cường năng lực thực hiện thanh tra nêu trên, tham mưu UBND tỉnh phương án, kế hoạch để kiện toàn, nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị trong năm 2017, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
- Sở Nội vụ chủ trì kiểm tra, rà soát chỉ tiêu biên chế trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh xem xét tuyển dụng, điều động, bổ sung tăng cường nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng tăng cường năng lực nêu trên để thực hiện tốt Kế hoạch này và Đề án của Thủ tướng Chính phủ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ để thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đất đai đảm bảo đầy đủ các nội dung của Đề án và quy định của pháp luật.
- Thanh tra tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch;
tham mưu UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ những vướng mắc có liên quan.
- Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan cân đối ngân sách bố trí kinh phí hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi để đảm thực hiện kịp thời Kế hoạch.
- Các Sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch này và Đề án của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo có chất lượng, hiệu quả, đúng thời gian; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo định kỳ và khi có yêu cầu của UBND tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh và tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 7084/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020
- 2Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Đắk Nông, giai đoạn đến 2020
- 3Kế hoạch 3008/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 4Quyết định 7207/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 7209/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 352/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- 7Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020 theo Quyết định 1675/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Quyết định 1675/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2185/QĐ-UBND năm 2016 Quy định công khai thông tin liên quan đến việc quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Kế hoạch 07/KH-BTNMT năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Kế hoạch 7084/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn đến năm 2020
- 5Quyết định 2314/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai tỉnh Đắk Nông, giai đoạn đến 2020
- 6Kế hoạch 3008/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 7Quyết định 7207/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 7209/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 352/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
- 10Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất giai đoạn đến 2020 theo Quyết định 1675/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Kế hoạch 25/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1675/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 25/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra