Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1675/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020” với các nội dung chính như sau:
a) Mục tiêu tổng quát
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc, hạn chế hiện nay nhằm tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai; góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật đất đai, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đất đai để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước đối với một số loại đối tượng chủ yếu đang có nhiều vi phạm, gây bức xúc, tác động tiêu cực đến quản lý nhà nước về đất đai;
- Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai để tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân; rà soát đánh giá hệ thống pháp luật đất đai và đánh giá tình hình chấp hành pháp luật đất đai; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
2. Phạm vi, đối tượng thực hiện
a) Phạm vi thực hiện: Đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước.
b) Đối tượng thực hiện
- Đối tượng tăng cường năng lực thực hiện thanh tra gồm: Tổng cục Quản lý đất đai (trực tiếp là Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai); Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Thanh tra trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; cán bộ địa chính cấp xã.
- Đối tượng thanh tra:
+ Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã trong việc quản lý đất đai; trọng tâm là việc quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; giao đất, cho thuê đất, chuyển Mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân và việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất;
+ Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc về quản lý đất đai, tài chính, thuế, xây dựng các cấp trong việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; việc quản lý đất trồng lúa và việc quản lý đất đai tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
+ Các tổ chức sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai.
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 12 năm 2020.
a) Tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai
- Đối với cơ quan Trung ương: Kiện toàn tăng cường năng lực cho Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua việc điều chuyển cán bộ từ các đơn vị khác trong Tổng cục Quản lý đất đai mà không làm tăng biên chế của Bộ; tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai; trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra.
- Đối với địa phương: Kiện toàn tăng cường năng lực cho Phòng Thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Thanh tra trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua việc rà soát, điều chuyển cán bộ từ đơn vị khác nhằm tăng cường lực lượng cho tổ chức thực hiện chức năng thanh tra về đất đai mà không làm tăng biên chế của từng địa phương; tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai; trang bị các thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác thanh tra.
b) Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai
Cơ quan quản lý đất đai các cấp trung ương, tỉnh và huyện phải công bố địa chỉ tiếp nhận, hình thức tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai của cả cơ quan, cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai theo phân cấp và người sử dụng đất; đồng thời tổ chức tiếp nhận, xử lý đầy đủ các thông tin đã tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai
Căn cứ tình hình quản lý, sử dụng đất đai hiện nay và tình hình thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trên phạm vi cả nước trong thời gian qua, để tránh việc thanh tra trùng đối tượng và nội dung trong một số năm liên tiếp và nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm, việc thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai theo Đề án sẽ thực hiện đồng loạt trên phạm vi cả nước, tập trung đối với một số nhóm đối tượng quản lý, sử dụng đất đang có nhiều nổi cộm; mỗi năm sẽ thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện đối với một số đối tượng tại một số tỉnh đại diện cho các vùng mà năm trước Bộ chưa thanh tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đối với các đối tượng còn lại; cụ thể như sau:
- Năm 2016: Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã trên phạm vi cả nước, trong đó:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương; trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 06 tỉnh đại diện cho các vùng (gồm Phú Thọ, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Phước và An Giang; trong đó tại mỗi tỉnh sẽ thanh tra 01 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã; đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp huyện và 02 đơn vị cấp xã của mỗi huyện; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thanh tra tối thiểu 05 đơn vị cấp xã thuộc mỗi huyện và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2017: Tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp, trong đó:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương; trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 06 tỉnh, thành phố đại diện (gồm Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre; trong đó tại mỗi tỉnh, thành phố sẽ thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính do cấp tỉnh và 02 đơn vị cấp huyện thực hiện); đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Sở Tài nguyên và Môi trường và tại 05 đơn vị cấp huyện trực thuộc và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2018: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế, trong đó:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương; trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 06 tỉnh, thành phố (gồm Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; trong đó tại mỗi tỉnh, thành phố thanh tra 3 khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm); đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai tại 03 - 05 khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu kinh tế có dấu hiệu vi phạm và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2019: Tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp, trong đó:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương; trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 06 tỉnh (gồm Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương và Tây Ninh; trong đó tại mỗi tỉnh thanh tra 06 cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai); đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thanh tra 20 cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật đất đai và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Năm 2020: Tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa, trong đó:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương; trực tiếp chủ trì thực hiện thanh tra tại 06 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Long An và Hậu Giang) đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các cơ quan nhà nước có liên quan ở cấp tỉnh và 05 huyện trực thuộc và tổng hợp, báo cáo kết quả gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
d) Đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đất đai:
Trên cơ sở kết quả thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong 05 năm (2016 - 2020) sẽ thực hiện tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện và những tồn tại, vướng mắc trong việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với các loại đối tượng thanh tra theo Đề án; đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai; trọng tâm là các quy định về thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai và các quy định khác có liên quan đến các nội dung thanh tra theo Đề án.
5. Sản phẩm của Đề án: Các sản phẩm chính của Đề án, bao gồm:
a) Báo cáo kết quả kiện toàn, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng đất đai các cấp, trong đó phải thể hiện rõ số cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra được bổ sung và được đào tạo nâng cao nghiệp vụ; số lượng từng loại thiết bị được đầu tư;
b) Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra hàng năm; bao gồm các báo cáo:
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất của Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã;
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp;
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên phạm vi cả nước;
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp;
- Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Nội dung các báo cáo hàng năm thực hiện theo đề cương hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó phải phản ánh rõ từng nội dung tồn tại, vi phạm của từng đối tượng thanh tra đã phát hiện trong năm; kết quả thực hiện xử lý tồn tại vi phạm đối với các trường hợp đã phát hiện trong năm trước.
c) Báo cáo tổng hợp những tồn tại, vướng mắc và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật đất đai liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai trong quá trình thực hiện Đề án.
d) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai (dự kiến gồm Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và 01 Thông tư hướng dẫn Nghị định sửa đổi này).
đ) Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án ước tính Khoảng 49.850 triệu đồng (Bằng chữ: Bốn mươi chín tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn), trong đó:
- Ngân sách trung ương: 7.578 triệu đồng (Bảy tỷ năm trăm bảy mươi tám triệu đồng) từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế thực hiện các đề án Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai theo tiến độ hàng năm.
- Ngân sách địa phương: 42.272 triệu đồng (Bốn mươi hai tỷ hai trăm bảy hai triệu đồng chẵn) do địa phương tự bố trí bảo đảm yêu cầu thực hiện các nội dung của Đề án phân do Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì thực hiện các nhiệm vụ:
- Phê duyệt dự toán chi tiết cho việc thực hiện các nội dung của Đề án do các đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện.
- Chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung của Đề án theo phân cấp.
- Tổ chức thực hiện các nội dung: Tăng cường năng lực cho cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai trực thuộc Tổng cục Quản lý đất đai quy định tại Tiết 1 Điểm a Khoản 4 Điều 1; tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trên phạm vi cả nước quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 1; thanh tra hàng năm để xử lý vi phạm của một số đối tượng tại các tỉnh quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 1 và đánh giá và đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về đất đai quy định tại
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm và báo cáo tổng kết thực hiện Đề án gửi Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan cân đối ngân sách, bố trí kinh phí hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện Đề án theo kế hoạch.
3. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai theo phân cấp.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm phê duyệt, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và chỉ đạo các Sở, ngành có liên quan thực hiện các nội dung của Đề án theo phân cấp tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và Thanh tra Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3169/QĐ-BTNMT năm 2014 về tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Công văn 3418/VPCP-KTN năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 10043/VPCP-V.I năm 2016 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 10047/VPCP-V.I năm 2016 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 2675/VPCP-V.I năm 2017 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 447/CT-TTg tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều và quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát sỏi gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật đất đai 2013
- 3Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- 4Quyết định 3169/QĐ-BTNMT năm 2014 về tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Công văn 3418/VPCP-KTN năm 2015 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2016 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Công văn 10043/VPCP-V.I năm 2016 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 10047/VPCP-V.I năm 2016 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 2675/VPCP-V.I năm 2017 xử lý vi phạm về đất đai tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 1675/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1675/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2016
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trịnh Đình Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 911 đến số 912
- Ngày hiệu lực: 29/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra