Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 245/KH-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2021

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Căn cứ Nghị quyết số 239/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh về Kế hoạch Phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La năm 2021;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 185/TTr-SCT ngày 28/12/2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2021 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng... tăng sản phẩm xuất khẩu (Cá tầm, Sơn Tra, Bơ và một số sản phẩm rau, quả sau chế biến), tăng xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng ủy thác; tiếp tục duy trì, tăng sản lượng, giá trị xuất khẩu vào 14 thị trường đã tiếp cận; mở rộng thị trường xuất khẩu sang một số nước như EU, Nga...

- Phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2021 đạt 160 triệu USD (tăng 41,18% so với năm 2020. Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt trên 139.300 tấn, giá trị đạt 150 triệu USD; xuất khẩu mặt hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 10 triệu USD), đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 12,5%/năm), tăng thu ngân sách cho địa phương.

II. NHIỆM VỤ

1. Xuất khẩu nông sản, thực phẩm

1.1. Sản phẩm trái cây

Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 22.000 tấn (tăng 4,6% so với năm 2020). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 17,65 triệu USD (tăng 9,34% so với năm 2020). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:

- Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 7.800 tấn, giá trị ước đạt 3,4 triệu USD; Thời gian thu hoạch: từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2021. Thị trường: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

- Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 7.500 tấn sản phẩm (gồm 6.500 tấn nhãn tươi, 1.000 tấn long nhãn), giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 10,6 triệu USD; thời gian thu hoạch: từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021; Thị trường: Trung Quốc, Úc, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc...;

- Sản phẩm Chanh Leo tham gia xuất khẩu đạt 2.500 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 2,81 triệu USD; Thị trường: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU;

- Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 4.000 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 0,7 triệu USD; xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...;

- Sản phẩm Mận Hậu tham gia xuất khẩu đạt 200 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 100 nghìn USD; thị trường Trung Quốc, Campuchia...;

- Sản phẩm Thanh long tham gia xuất khẩu đạt 50 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 40 nghìn USD; thị trường Nga, Úc...;

1.2. Nông sản chế biến và nông sản khác

Dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2021 đạt khoảng 117.000 tấn (tăng 33,8% so với năm 2020), giá trị phấn đấu đạt 132,35 triệu USD (tăng 50,56% so với năm 2020). Một số mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 9.500 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 22,5 triệu USD; Thị trường Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản...

- Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu ước đạt 29.000 tấn; giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 70,4 triệu USD; Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, UAE, một số nước Trung Đông và Asean.

- Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt khoảng 60.000 tấn, giá trị tham gia xuất khẩu ước đạt 27 triệu USD; Thị trường: Trung Quốc.

- Sản phẩm Cao su tham gia xuất khẩu 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến với giá trị xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD; Thị trường Đài Loan, Trung Quốc;

2. Xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Tổng giá trị hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tham gia xuất khẩu năm 2021 dự kiến đạt 10 triệu USD. Các mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm xi măng tham gia xuất khẩu ước đạt 220.000 tấn; Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 7,8 triệu USD. Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc;

- Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 600 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Lào (qua trạm Lóng Sập).

- Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 900 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ.

(chi tiết có phụ lục kèm theo)

III. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

1. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu

- Xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu. Quản lý chặt chẽ quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hái, bảo quản, sơ chế, chế biến nông sản; Quản lý chặt chẽ, tăng cường hoạt động giám sát đối với mã số vùng trồng đã cấp cho các doanh nghiệp, HTX, tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới năm 2021; Quản lý chặt chẽ quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, GlobalGAP).

- Xây dựng cơ sở đóng gói đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, trước mắt là thị trường Trung Quốc.

- Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp thu gom, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; hình thành các chuỗi sản xuất quả bền vững. Tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động các doanh nghiệp, HTX.

2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

- Duy trì, củng cố, mở rộng thị trường truyền thống, trong đó tập trung vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm trái cây tươi; mở rộng, phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường các nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước khu vực EU,... tập trung cho nhóm các sản phẩm nông sản chế biến.

- Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Sơn La năm 2021; tổ chức chuỗi sự kiện quảng bá, xúc tiến tiêu thụ, xuất khẩu năm 2021.

- Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông, báo chí trung ương và địa phương kịp thời đưa tin, tuyên truyền, quảng bá về các sự kiện xúc tiến tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La.

- Duy trì phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh... cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Xuất nhập khẩu, Các vụ thị trường, Tham tán thương mại, Cục bảo vệ thực vật, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản...): Khai thác có hiệu quả các thị trường xuất khẩu nông sản: Australia (Xoài, Nhãn), Trung Quốc (Xoài, Mận, Chuối, Thanh long, Nhãn), Hàn Quốc, Nhật Bản (Thanh long, Long nhãn, Rau); Thị trường tiêu thụ xuất khẩu chè, cà phê, tinh bột sắn: Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Pakistan, Afghanistan;

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX quảng bá, gửi mẫu sản phẩm chào hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại quốc tế trong và ngoài nước;

- Tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa Việt Nam với các nước; Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp xuất khẩu của các tỉnh (Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng...) để xuất khẩu nông sản.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp HTX tham gia các Hội nghị giao thương trực tuyến, diễn đàn giao thương trực tuyến với doanh nghiệp của các nước nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ xúc tiến thương mại trực tuyến.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX xây dựng các gian hàng, tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại thông qua hình thức thương mại điện tử.

- Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác kết nối xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh.

- Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu các sản phẩm nông nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu nông sản; hình thành và phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững.

- Xây dựng ấn phẩm phục vụ công tác quảng bá, giới thiệu tại thị trường nước ngoài, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu; hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp, HTX thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng các quy định nhập khẩu tại thị trường nước ngoài.

3. Nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu

- UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX sản xuất, đơn vị thu gom ký kết và thực hiện biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế với các đơn vị xuất khẩu như Công ty CP nông lâm nghiệp Cánh đồng vàng, Công ty CP Nafood Tây Bắc, Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty CP GreenPath, Công ty CP tập đoàn UNISEEDS...; triển khai đồng bộ từ khâu chăm sóc đến khâu thu gom, sơ chế, chế biến, xuất khẩu.

- Xây dựng mô hình, hình thành và phát triển các đơn vị thu gom có đủ năng lực (kho lạnh, cơ sở sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, phương tiện vận chuyển chuyên dụng) bao tiêu và ký kết với đơn vị chế biến, xuất khẩu; Tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, để các nhà máy chế biến nông sản đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

- Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực quản trị - kinh doanh (nghiên cứu, tiếp cận thị trường; các quy định thương mại quốc tế; phát triển thương hiệu sản phẩm Sơn La; kỹ thuật sơ chế, bảo quản, đóng gói, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm...) cho các doanh nghiệp, HTX, người lao động sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến hàng hóa xuất khẩu.

4. Thu hút đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, xuất khẩu

- Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn (Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, Công ty cổ phần tinh bột sắn Thuận Châu...).

- Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu.

5. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo thị trường

- Nâng cao hiệu quả công tác Tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường thuộc Ban Chỉ đạo 598, chủ động nắm bắt thông tin thị trường, giá cả phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu.

- Chủ động cập nhật các thông tin, quy định của Nhà nước, Bộ ngành trung ương và các nước nhập khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La nhằm định hướng sản xuất, sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

5. Thực hiện cơ chế chính sách,

Thực hiện Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Triển khai có hiệu quả, lồng ghép các chính sách hiện hành của Nhà nước (Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 109/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ...). Đảm bảo nguồn kinh phí, chỉ đạo giải ngân kịp thời, đúng đối tượng, phát huy hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh.

6. Kinh phí thực hiện

- Nguồn ngân sách: Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Tổ công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường cập nhật thông tin thị trường, giá cả phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp HTX tham gia các Hội nghị giao thương trực tuyến, diễn đàn giao thương trực tuyến với doanh nghiệp của các nước nhập khẩu; Tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ xúc tiến thương mại trực tuyến cho các doanh nghiệp, HTX.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh.... cung cấp thông tin về thị trường; các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động tham gia các hội nghị, hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tại các thành phố lớn trong nước và quốc tế; kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản.

- Chủ trì và đẩy mạnh việc ứng dụng khai thác sử dụng và phát triển hệ thống thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tập trung chỉ đạo các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, HTX áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các sản phẩm nông sản có lợi thế phát triển của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các huyện, thành phố có điều kiện phát triển thuận lợi; thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm quản lý, giám sát đối với mã số vùng trồng đã cấp cho các doanh nghiệp, HTX, hỗ trợ xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới năm 2021;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ để có nhiều sản phẩm nông sản sạch, chất lượng, hương vị phù hợp với từng thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định ngày càng cao tại các nước nhập khẩu. Tiếp tục đánh giá và thực hiện chủ trương đặt hàng, nghiên cứu các đề tài, dự án về phát triển nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm theo hướng tăng năng suất, chất lượng; Cây trồng xen (cây bơ xen cà phê; cỏ dầu dướng, cây đậu đỗ...); phát triển nghề nuôi ong; gắn với chăn nuôi đại gia súc.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tập trung thực hiện nhiệm vụ:

Thực hiện chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng với hợp tác xã trồng loại cây theo địa chỉ tiêu thụ sản phẩm; bổ sung một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ chế biến, xuất khẩu nông sản.

Xây dựng mỗi huyện, mỗi loại sản phẩm nông sản đều có một doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đơn vị thu gom chuyên nghiệp (có đủ năng lực về tài chính, phương tiện, quản trị kinh doanh, thông tin thị trường, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu) thực hiện kế hoạch xuất khẩu nông sản của Tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục nâng cao những kết quả đã đạt được gồm:

Tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP). Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng và diện tích sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và xuất khẩu.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch số 231/KH-UBND ngày 02/12/2020 của UBND tỉnh về phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm, nông sản, thủy sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2021.

Củng cố và tăng cường các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc; nhất là gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nước đã xuất khẩu sản phẩm đến. Tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng.

Năm 2021, sản phẩm nông sản phải có bao bì trong nước đảm bảo; thực hiện có bao bì theo QCVN 12-1:2011/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn vệ sinh đối với bao bì. Tăng sức cạnh tranh vào các hệ thống phân phối nước ngoài (sản phẩm phải đáp ứng quy chuẩn của đối tác; bao bì phải bắt mắt bao gồm được tất cả các đặc điểm nổi bật của sản phẩm thu hút mạnh được sự chú ý).

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư dự án nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh. Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư nhà máy chế biến nông sản hữu cơ; đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, các cơ sở thu gom, chợ đầu mối, cơ sở sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, các đơn vị có liên quan tổ chức, tham gia các sự kiện xúc tiến thương mại, tuần hành nông sản an toàn của tỉnh Sơn La năm 2021.

4. Sở Tài Chính

- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh cân đối, bố trí trong dự toán Sự nghiệp kinh tế năm 2021 giao cho các đơn vị: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và công nghệ, UBND các huyện, thành phố để thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Hướng dẫn các sở, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch xuất khẩu, đảm bảo chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật,

5. Sở Khoa học và Công Nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tập trung cao cho việc xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực, đặc trung của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu, đảm bảo có chất lượng tốt, giữ vững và khẳng định thương hiệu sản phẩm Sơn La trên thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu, hướng dẫn triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, trước mắt tập trung cho các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

6. Công an tỉnh

Phối hợp, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; quản lý, hướng dẫn đảm bảo các thủ tục liên quan để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tại thị trường nước ngoài.

7. Sở Ngoại Vụ

- Thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; đảm bảo các thủ tục cần thiết để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường nước ngoài.

- Chủ trì, phối hợp với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế tăng cường thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng đề cương tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh năm 2021.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đưa chuyên mục quảng bá, giới thiệu nông sản an toàn của tỉnh trên các website, cổng thông tin điện tử của đơn vị. Đảm bảo 100% các website, Cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh thực hiện tuyên truyền theo đề cương tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh năm 2021. Hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/02/2021.

9. Liên minh hợp tác xã tỉnh Sơn La

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh tập huấn, học tập mô hình để nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục thành lập mới các hợp tác xã nhất là các hợp tác xã trồng cây ăn quả theo hướng có sản phẩm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, các doanh nghiệp thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

10. Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tham gia xuất khẩu.

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nông sản an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có nhu cầu nhập khẩu.

11. Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy

- Lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; ban hành Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2021; nâng cao nhận thức và ý thức của các thành viên hợp tác xã, hộ gia đình trong sản xuất và làm hàng xuất khẩu; cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm nông sản cụ thể.

- Chỉ đạo duy trì hoạt động của Tổ công tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của huyện, thành phố do Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm tổ trưởng.

- Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy trực tiếp chỉ đạo UBND huyện, thành phố thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với Tổ nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường nông sản thuộc Ban chỉ đạo 598 để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản trên địa bàn.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành Ủy ban hành Kế hoạch, Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2021; nâng cao nhận thức và ý thức của các thành viên hợp tác xã, hộ gia đình trong sản xuất và làm hàng xuất khẩu; cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm nông sản cụ thể.

- Tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của huyện; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan liên quan trong công tác cấp, quản lý đánh giá, giám sát mã số vùng trồng theo quy định.

- Ban hành Kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2021 (chi tiết theo từng tháng, từng sản phẩm; rõ đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu; cụ thể hóa công tác phối hợp triển khai hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản với từng nhà máy, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn).

(Các nhiệm vụ chi tiết tại phụ lục 05 kèm theo)

Các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm hoặc khi có yêu cầu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Công thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các huyện ủy, thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh; Trung tâm Thông tin;
- Chánh văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Biên KT. 50 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Minh

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2019

Kế hoạch năm 2020

ƯTH năm 2020

Giá trị TH năm 2020 so với TH năm 2019 (%)

Giá trị TH năm 2020 so với KH năm 2020 .(%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

 

1

2

3

4

5

6

7

5=7/3

9=7/5

 

Tổng cộng

 

150.242,01

 

160.000,00

 

113.331,32

75,43

70,83

I

Mặt hàng nông sản

 

140.160,15

 

151.800,00

 

104.049,65

74,24

68,54

1.1

Sản phẩm trái cây

20.795,50

17.942,99

25.500,00

18.800,00

21.077,40

16.142,59

89,97

85,86

1

Sản phẩm Xoài

6.091

4.453,40

7.500

4.800

7.816,20

3.396,17

76,26

70,75

2

Sản phẩm Nhãn

7.400

9.267,25

7.900

9.000

7.475,20

10.690,40

115,36

118,78

3

Sản phẩm Chanh leo

2.000,00

2.450,00

2.300

2.700

2.000,00

1.258,00

51,35

46,59

4

Sản phẩm Chuối

4.377,00

1.102,90

6.500

1.200

3.500,00

645,78

58,55

53,82

5

Sản phẩm Mận hậu

918

658

950

700

264

135,94

20,66

19,42

6

Sản phẩm Thanh long

9,5

11,44

200

250

22

16,31

142,53

6,52

7

Sản phẩm Bơ

 

 

50

50

0

0

 

 

8

Sản phẩm Sơn Tra

 

 

100

100

0

0

 

 

1.2

Nông sản chế biến và nông sản khác

117.013

122.217

113.663

133.000

87.406

87.907,06

71,93

66,10

9

Sản phẩm Chè

8.621

17.242,00

8.500

22.000

8.500

15.561,57

90,25

70,73

10

Sản phẩm Cà phê

30.000

63.000,00

26.500

67.760

27.000

48.079,81

76,32

70,96

11

Tinh bột sắn

60.000

27.000,00

60.000

27.000

43.000

18.720,00

69,33

69,33

12

Đường mía

15.000

7.000,00

15.000

7.000

8.000

3.672,17

52,46

52,46

13

Mật ong

 

 

10

100

0

0

 

 

14

Rau các loại

1.050

1.150,00

1.100

1.200

700

760,00

66,09

63,33

15

Hạt giống Takii

 

2.916,10

 

2.500

0

500,00

17,15

20,00

16

Ngô giống

40

69

50

70

50

70

101,45

100,00

17

Tơ tằm

12

620,7

13

660

5,8

383,6

61,80

58,12

18

Lõi ngô ép, than sinh học

290

311,83

290

310

150

159,90

51,28

51,58

19

Cá Tầm (thịt và trứng)

 

 

200

1.500

0

0

 

 

20

Cao su

2.000

2.907,53

2.000

2.900

0

0,00

 

 

II

Mặt hàng công nghiệp

 

10.081,86

 

8.200

 

9.281,67

92,06

113,19

1

Xi măng

220.000

7.827,96

200.000

6.600

141.367

7.881,67

100,69

119,42

2

Điện thương phẩm

 

600

 

300

0

450

75,00

150,00

3

Sản phẩm Dệt may

 

900

 

900

0

600

66,67

66,67

4

Thép hộp

23.661

345,4

 

200

85

150

43,43

75,00

5

Sản phẩm khác

2.132

408,5

 

200

0

200

48,96

100,00

 

PHỤC LỤC 02

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MỘT SỐ NÔNG SẢN NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

 

Tổng cộng

118.862

1.519.071

138.377

1.687.125

I

Cây ăn quả

43.088

336.330

55.604

448.630

1

Xoài

7.379

43.899

11.412

56.370

2

Nhãn

10.512

80.788

13.492

98.950

3

Chanh leo

1.783

18.629

2.237

28.190

4

Chuối

4.205

45.746

4.907

54.750

5

Mận hậu

6.711

59.857

8.165

66.100

6

Thanh Long

95

620

107

2.410

7

Na

357

1.997

387

3.460

8

Cây ăn quả khác

12.046

84.794

14.897

138.400

II

Nông sản khác

75.774

1.182.741

82.773

1.238.495

16

Rau các loại

11.058

157.834

13.250

155.350

17

Cà phê

15.419

28.822

15.727

29.881

18

Chè

4.581

48.414

5.006

53.064

19

Sắn

36.864

434.887

41.110

493.320

20

Mía

7.852

512.784

7.680

506.880

 

PHỤ LỤC 03

KẾT QUẢ SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ VÀ SƠN TRA NĂM 2020, KẾ HOẠCH NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Huyện/ thành phố

Ước thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

KH năm 2021 so với năm 2020 (%)

Diện tích cây ăn quả (Ha)

Diện tích cây ăn quả cho thu hoạch (Ha)

Diện tích áp dụng VietGap hoặc GAP khác (Ha)

Diện tích cây ăn quả (Ha)

Diện tích cây ăn quả cho thu hoạch (Ha)

Diện tích áp dụng VietGap hoặc GAP khác (Ha)

Diện tích cây ăn quả

Diện tích cây ăn quả cho thu hoạch

Diện tích áp dụng VietGap hoặc GAP khác

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

Toàn tỉnh

78.850

43.088

2.044

87.090

55.604

2.761

110,5

129,0

135,1

1

TP Sơn La

4.190

3.462

6

4.400

3.634

10

105,0

105,0

166,7

2

Quỳnh Nhai

1.440

661

12

2.280

728

15

158,3

110,1

125,0

3

Thuận Châu

9.310

3.284

30

9.520

4.725

50

102,3

143,9

166,7

4

Mường La

7.060

5.149

196

7.510

5.996

220

106,4

116,4

112,2

5

Bắc Yên

6.240

3.949

12

6.910

4.680

14

110,7

118,5

116,7

6

Phù Yên

2.670

1.683

60

2.930

2.403

82

109,7

142,8

136,7

7

Mộc Châu

10.700

6.043

393

11.370

7.770

500

106,3

128,6

127,2

8

Yên Châu

10.870

5.187

200

12.630

6.645

300

116,2

128,1

150,0

9

Mai Sơn

10.660

4.907

520

12.220

7.247

720

114,6

147,7

138,5

10

Sông Mã

9.850

6.340

589

10.730

8.001

800

108,9

126,2

135,8

11

Sốp Cộp

1.930

866

16

2.070

1.125

30

107,3

129,9

187,5

12

Vân Hồ

3.930

1.557

10

4.520

2.650

20

115,0

170,2

200,0

 

PHỤC LỤC 04

KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

KH năm 2020 so với TH năm 2020 (%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

 

1

2

3

4

5

6=5/3

 

Tổng cộng

 

113.331,32

 

160.000

141,18

I

Mặt hàng nông sản

0,00

104.049,65

139.013

150.000

144,16

1.1

Sản phẩm trái cây

21.077,40

16.142,59

22.050

17.650

109,34

1

Sản phẩm Xoài

7.816,20

3.396,17

7.800

3.400

100,11

2

Sản phẩm Nhãn

7.475,20

10.690,40

7.500

10.600

99,15

3

Sản phẩm Chanh leo

2.000,00

1.258,00

2.500

2.810

223,37

4

Sản phẩm Chuối

3.500,00

645,78

4.000

700

108,40

5

Sản phẩm Mận hậu

264,00

135,94

200

100

73,56

6

Sản phẩm Thanh long

22,00

16,31

50

40

245,32

1.2

Nông sản chế biến và nông sản khác

87.405,80

87.907,06

116.963

132.350

150,56

7

Sản phẩm Chè

8.500,00

15.561,57

9.500

22.500

144,59

8

Sản phẩm Cà phê

27.000,00

48.079,81

29.000

70.400

146,42

9

Sản phẩm sắn

43.000,00

18.720,00

60.000

27.000

144,23

10

Đường mía

8.000,00

3.672,17

15.000

7.000

190,62

11

Rau các loại

700,00

760,00

1.100

1.200

157,89

12

Hạt giống Takii

0,00

500,00

 

300

60,00

13

Ngô giống

50,00

70,00

50

70

100,00

14

Tơ tằm

5,80

383,60

13

660

172,05

15

Lõi ngô ép, than sinh học

150,00

1 59,90

290

300

187,62

16

Cao su

0,00

0,00

2.000

2.900

 

17

Sản phẩm Măng

 

 

10

20

 

II

Mặt hàng công nghiệp

 

9.281,67

 

10.000

107,74

1

Xi măng

141.366,67

7.881,67

220.000

7.800

98,96

2

Điện thương phẩm

0,00

450,00

 

600

133,33

3

Sản phẩm Dệt may

0,00

600,00

 

900

150,00

4

Sản phẩm thép hộp

85,00

150,00

 

300

200,00

5

Sản phẩm khác

0,00

200,00

 

400

200,00

 

PHỤ LỤC 05

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

Chia ra các huyện

Thành phố

Mai Sơn

Sông Mã

Yên Châu

Thuận Châu

Mường La

Quỳnh Nhai

Bắc Yên

Phù Yên

Sốp Cộp

Mộc Châu

Vân Hồ

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu

1000 USD

160.000

22.108

71.770

11.425

5.820

18.925

2.712

100

983

1.700

930

16.402

6.425

I

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

 

150.000

22.108

63.370

11.425

5.820

18.925

2.712

0

983

900

930

16.402

6.425

1

Sản phẩm Xoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

7.800

 

2.500

290

3.300

50

1.100

 

60

 

 

500

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

3.400

 

1.100

125

1.450

20

470

 

25

 

 

210

 

2

Sản phẩm Nhãn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

7.500

 

2.200

4.200

700

 

20

 

30

 

 

350

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

10.600

 

1.700

8.300

430

 

7

 

13

 

 

150

 

3

Sản phẩm Chanh leo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

2.500

 

400

 

600

300

50

 

 

 

 

1.050

100

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

2.810

 

200

 

300

150

25

 

 

 

 

2.085

50

4

Sản phẩm Chuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

4.000

50

 

 

1.500

 

2.300

 

 

 

 

150

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

700

8

 

 

260

 

410

 

 

 

 

22

 

5

Sản phẩm Mận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

200

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

100

 

6

Sản phẩm Thanh long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

50

 

 

 

 

50

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

40

 

 

 

 

40

 

 

 

 

 

 

 

7

Sản phẩm Chè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng chè tham gia XK

Tấn

9.500

 

 

 

490

1.500

 

 

10

 

 

5.000

2.500

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

22.500

 

 

 

1.180

3.545

 

 

25

 

 

11.825

5.925

8

Sản phẩm Cà Phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

29.000

9.100

14.300

 

900

4.500

 

 

 

 

200

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

70.400

22.100

34.700

 

2.200

10.920

 

 

 

 

480

 

 

9

Sản phẩm Sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

60.000

 

41.300

6.700

 

3.000

4.000

 

2.000

2.000

1.000

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

27.000

 

18.600

3.000

 

1.350

1.800

 

900

900

450

 

 

10

Đường mía

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

15.000

 

15.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

7.000

 

7.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

1.100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

700

400

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

1.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

750

450

13

Hạt giống rau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

300

 

14

Ngô giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

50

 

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

70

 

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Tơ tằm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

660

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

660

 

16

Lõi ngô ép, than sinh học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

290

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

290

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

300

 

17

Cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

2.900

 

 

 

 

2.900

 

 

 

 

 

 

 

18

Sản phẩm măng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

10

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

20

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

II

MẶT HÀNG CÔNG NGHIỆP

 

10.000

0

8.400

0

0

0

0

100

0

800

0

0

0

21

Xi măng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

Tấn

220.000

 

220.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

7.800

 

7.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

Điện thương phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

600

 

600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Hàng dệt may

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

900

 

 

 

 

 

 

100

 

800

 

 

 

24

Thép hộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng hàng hóa tham gia XK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia xuất khẩu

1000 USD

400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 06

CÁC NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 245/KH-UBND, ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Cơ chế chính sách

Ghi chú

1

- Rà soát các sản phẩm nông sản có lợi thế phát triển của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Theo Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

 

- Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các huyện, thành phố có điều kiện phát triển thuận lợi

2

- Quản lý, duy trì và cấp mới mã vùng trồng; tem, nhãn sản phẩm an toàn, VietGAP, Global GAP...

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

 

- Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng và diện tích sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và xuất khẩu.

3

Tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

 

4

Xây dựng mô hình đơn vị thu gom, sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản tiêu thụ, xuất khẩu

Sở NN và PTNT

UBND các huyện, TP; Các đơn vị, HTX thu gom

Cả năm

Theo Nghị quyết số 128/2020/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

 

5

Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

 

 

6

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu, đảm bảo có chất lượng tốt, giữ vững và khẳng định danh tiếng trên thị trường

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

 

7

Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

 

 

8

Hỗ trợ Mô hình sơ chế chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản để xuất khẩu

Sở Công Thương

Doanh nghiệp, HTX.

Cả năm

Theo Nghị quyết số 128/2020/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

Chương trình Khuyến công

9

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại:

 

 

 

 

 

9.1

Tuyên truyền các chính sách, các ưu đãi hiệp định thương mại quốc tế; Tập huấn nâng cao ý thức sản xuất hàng nông sản xuất khẩu

Sở Công Thương

UBND các huyện, TP; các DN, HTX sản xuất, đơn vị thu gom

Cả năm

Theo chế độ Hội nghị

 

9.2

Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (Sở KH&ĐT); UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp, Hợp tác xã

Cả năm

Theo chế độ đi công tác tại nước ngoài

KP đã có trong KH XTTM

9.3

Tổ chức 02 hội nghị kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các đơn vị, HTX thu gom - Hội nghị với các đơn vị, HTX sản xuất hàng xuất khẩu

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, KH&ĐT, UBND các huyện, thành phố

Quý II, III năm 2020

Theo chế độ Hội nghị

KP đã có trong KHXTTM

9.4

Xây dựng ấn phẩm để quảng bá, giới thiệu tại thị trường nước ngoài

Sở Công Thương

TT Xúc tiến đầu tư - Sở KH&ĐT, Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Quý II, III năm 2020

Theo Nghị quyết số 128/2020/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

KP đã có trong KH XTTM

9.5

Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền sản phẩm tại thị trường nước ngoài có tiềm năng nhập khẩu (xoài, nhãn, cà phê, chè...)

Sở CT; Sở NN và PTNT; UBND các huyện, TP

Sở NN và PTNT; Công Thương; UBND các huyện, TP

Quý II, III năm 2020

Đề nghị bổ sung chính sách (dự kiến khoảng 20 triệu/1 đơn vị xuất khẩu)

KP đã có trong KH XTTM

9.6

Tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm thương mại tại nước ngoài

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- Sở KH&ĐT

Sở Công Thương, Sở NN và PTNT

Quý II, III năm 2020

Theo Nghị quyết số 128/2020/NQ- HĐND của HĐND tỉnh.

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 245/KH-UBND năm 2020 về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2021

  • Số hiệu: 245/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Lê Hồng Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản