Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/KH-UBND

Sơn La, ngày 12 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA CỦA TỈNH SƠN LA NĂM 2022

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La;

Căn cứ Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2022 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm của tỉnh có tiềm năng, lợi thế về điều kiện sản xuất, khí hậu, thổ nhưỡng...để tạo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh, không ngừng gia tăng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu, tạo thu nhập cho người dân;

- Duy trì và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm; Chuyển dịch dần từ xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu trực tiếp; nhằm đa dạng hóa thị trường, hạn chế các rủi ro phát sinh trong quá trình tham gia xuất khẩu;

- Hình thành và phát triển các đơn vị thu gom, đơn vị xuất khẩu có đủ năng lực và mang tính chuyên nghiệp hơn;

- Phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt 174 triệu USD, tăng 7,94% so với năm 2021 (trong đó: sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 162,5 triệu USD, tăng 8,3% so với năm 2021) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.

2. Yêu cầu

- Trong quá trình triển khai thực hiện phải có sự thống nhất chỉ đạo; phối hợp đồng bộ của các cấp, sở ngành; sự vào cuộc tích cực của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất;

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tỉnh kết hợp với sự phối hợp và hỗ trợ từ các tỉnh thành, đơn vị trực thuộc các Bộ, ngành, các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông địa phương và trung ương, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

II. NHIỆM VỤ

1. Xuất khẩu nông sản, thực phẩm

1.1. Sản phẩm trái cây

Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2022 dự kiến đạt trên 28.370 tấn (tăng 12,9% so với năm 2021). Giá trị tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 33,56 triệu USD (tăng 34,65% so với năm 2021). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:

- Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 12.000 tấn (gồm 9.000 tấn quả tươi; 1.000 tấn xoài quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy ngoài tỉnh; 1.000 tấn sản phẩm xoài IQF, 1.000 tấn nước ép xoài cô đặc tại Nhà máy chế biến hoa quả của công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao). Giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 5,63 triệu USD; Thời gian thu hoạch: từ tháng 5 đến tháng 8. Thị trường: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....

- Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 7.350 tấn sản phẩm (gồm 3.000 tấn nhãn quả tươi, 3.800 tấn long nhãn, 550 tấn nước ép nhãn). Giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 24,12 triệu USD; thời gian thu hoạch: từ cuối tháng 7 đến tháng 9; Thị trường: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...;

- Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 7.000 tấn. Giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,47 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc...;

1.2. Nông sản chế biến và nông sản khác

Dự kiến số lượng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt trên 119.600 tấn (tăng 3,35% so với năm 2021); giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 128,9 triệu USD (tăng 3,05% so với năm 2021). Một số mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu năm 2022 dự kiến đạt 10.500 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 23,5 triệu USD (tăng 1,69% so với năm 2021); Thị trường xuất khẩu: Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản...

- Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu năm 2022 dự kiến đạt 30.500 tấn; giá trị tham sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt trên 70 triệu USD (tăng 1,67% so với năm 2021); Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.

- Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 69.000 tấn (gồm 46.000 tấn tinh bột sắn; 23.000 tấn các sản phẩm từ sắn như sắn lát khô...); giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 28,6 triệu USD; Thị trường: Trung Quốc.

- Sản phẩm Cao su tham gia xuất khẩu năm 2022 với 2.000 tấn mủ cao su sau chế biến; Giá trị sản phẩm cao su tham gia xuất khẩu khoảng 2,9 triệu USD; Thị trường Đài Loan, Trung Quốc;

2. Xuất khẩu sản phẩm khác của tỉnh

Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2022 dự kiến đạt 11,5 triệu USD (tăng 3,01% so với năm 2021). Các mặt hàng chủ yếu:

- Sản phẩm xi măng tham gia xuất khẩu ước đạt 145.000 tấn; Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 9,8 triệu USD. Thị trường xuất khẩu: Lào, Trung Quốc;

- Điện thương phẩm: giá trị điện thương phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 600 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Lào (qua trạm Lóng Sập).

- Sản phẩm Dệt may: Giá trị tham gia xuất khẩu khoảng 450 nghìn USD. Thị trường xuất khẩu: Ấn Độ.

(chi tiết có phụ lục kèm theo)

III. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

1. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu

Tăng cường hoạt động giám sát đối với diện tích đã cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng của các doanh nghiệp, HTX; tiếp tục xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới; Tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực, kỹ thuật thu hái, sơ chế, bảo quản cho lao động tại các doanh nghiệp, HTX.

Đẩy mạnh thực hiện liên kết sản xuất với nhu cầu thị trường, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp thu gom, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu;

Xây dựng và duy trì các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn bền vững; Hỗ trợ phát triển các cơ sở đóng gói đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, trước mắt là thị trường Trung Quốc.

2. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu

Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch xúc tiến thương mại, thương mại điện tử năm 2022 đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 và các quy định khác của pháp luật.

Tiếp tục triển khai phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh, Truyền hình của Trung ương và các địa phương xây dựng các phóng sự, video, ấn phẩm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Sơn La.

Duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, trong đó tập trung vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm trái cây tươi; mở rộng, phát triển các thị trường tiềm năng, thị trường các nước đã ký kết các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước khu vực EU... tập trung cho nhóm các sản phẩm nông sản chế biến.

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh... cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu.

3. Nâng cao năng lực đơn vị thu gom và tổ chức xuất khẩu

Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực quản trị - kinh doanh (nghiên cứu, tiếp cận thị trường; các quy định thương mại quốc tế; phát triển thương hiệu sản phẩm Sơn La; kỹ thuật sơ chế, bảo quản, đóng gói, thiết kế nhãn mác, bao bì sản phẩm, ký kết và thực hiện biên bản ghi nhớ, hợp đồng kinh tế...) cho các doanh nghiệp, HTX, người lao động sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến hàng hóa xuất khẩu.

Hình thành và phát triển các đơn vị thu gom có đủ năng lực (kho lạnh, cơ sở sơ chế, phân loại, đóng gói, bao bì, phương tiện vận chuyển chuyên dụng) bao tiêu và ký kết với đơn vị chế biến, xuất khẩu;

Tạo môi trường thuận lợi và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để các nhà máy chế biến nông sản đã thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh ổn định sản xuất, phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, thu nhập cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

4. Thu hút đầu tư cơ sở sơ chế, chế biến, xuất khẩu

Đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản để kéo dài thời gian bảo quản, kéo dài thời gian tham gia xuất khẩu, giảm áp lực về tiêu thụ quả tươi, nâng cao giá trị của sản phẩm tham gia xuất khẩu.

Hỗ trợ các HTX, cá nhân đầu tư, phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến vừa và nhỏ có công suất, công nghệ sơ chế, chế biến phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ tại thị trường trong nước và thế giới (an toàn vệ sinh thực phẩm, độ ẩm, màu sắc...), tập trung vào các sản phẩm có sản lượng lớn như xoài, nhãn, mận, chuối...

5. Kinh phí thực hiện

Nguồn ngân sách: Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp, HTX và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ đề ra.

- Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Công Thương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh.... cung cấp thông tin về thị trường, các quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu và tình hình thông quan của các cửa khẩu để các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp, HTX điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, UBND các tỉnh/thành phố như Lào Cai, Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh... cập nhật, cung cấp các thông tin dự báo thị trường để định hướng tổ chức sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu nông sản đạt hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát các sản phẩm nông sản có lợi thế phát triển của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của từng thị trường tiêu thụ; thực hiện các giải pháp nhằm quản lý, giám sát đối với diện tích đã được cấp VietGAP, GlobalGAP, mã số vùng trồng; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng, cấp các mã vùng trồng mới năm 2022;

- Tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La tại thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu; điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông nghiệp thích ứng với tình hình dịch Covid-19.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu ký hợp đồng với hợp tác xã trồng loại cây theo địa chỉ tiêu thụ sản phẩm; bổ sung một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết với các hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ chế biến, xuất khẩu nông sản.

Xây dựng mỗi huyện, mỗi loại sản phẩm nông sản đều có một doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò đơn vị thu gom chuyên nghiệp (có đủ năng lực về tài chính, phương tiện, quản trị kinh doanh, thông tin thị trường, có đối tác tiêu thụ, xuất khẩu) thực hiện kế hoạch xuất khẩu nông sản của Tỉnh.

Củng cố và tăng cường các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc; nhất là gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại các nước đã xuất khẩu sản phẩm đến. Tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các nhà đầu tư về thủ tục đầu tư dự án nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh. Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư nhà máy chế biến nông sản hữu cơ;

- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm; tập huấn kỹ năng và hỗ trợ tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia, gửi hàng mẫu giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La tại các sự kiện xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài như hội chợ, triển lãm, các hội nghị trực tuyến....

4. Sở Tài Chính

- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, Sở Tài chính tham mưu trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh cân đối, bố trí trong dự toán Sự nghiệp kinh tế năm 2022 giao cho các đơn vị: Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và công nghệ, UBND các huyện, thành phố để thực hiện Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các huyện, thành phố thực hiện Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Hướng dẫn các sở, ngành và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch xuất khẩu, đảm bảo chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của pháp luật.

5. Sở Khoa học và Công Nghệ

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thiết bị; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; UBND các huyện thành phố tập trung cao cho việc xây dựng nhấn hiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh; đẩy manh việc thực hiện đăng ký bảo hộ tại nước ngoài cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm đã được cấp văn bằng bảo hộ.

- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.

- Hỗ trợ cập nhật các thông tin liên quan đến các quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế; các quy định về hàng rào phi thuế; các cam kết về quy tắc xuất xứ hàng hóa; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn của nước nhập khẩu.

6. Công an tỉnh

Phối hợp, hướng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; quản lý, hướng dẫn đảm bảo các thủ tục liên quan để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tại thị trường nước ngoài.

7. Sở Ngoại Vụ

- Thực hiện quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh của người nước ngoài đến khảo sát, đầu tư chế biến, tiêu thụ nông sản của tỉnh; đảm bảo các thủ tục cần thiết để triển khai các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường nước ngoài.

- Phối hợp với các Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế tăng cường thông tin thị trường, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Xây dựng Đề cương tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh năm 2022.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh đưa chuyên mục quảng bá, giới thiệu nông sản an toàn của tỉnh trên các website, Cổng thông tin điện tử của đơn vị. Đảm bảo 100% các website, cổng thông tin điện tử của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan báo chí, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh thực hiện tuyên truyền theo đề cương tuyên truyền về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn của tỉnh năm 2022.

9. Liên minh hợp tác xã tỉnh Sơn La

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh tập huấn, học tập mô hình để nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục thành lập mới các hợp tác xã nhất là các hợp tác xã trồng cây ăn quả theo hướng có sản phẩm đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản, các doanh nghiệp thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

10 Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh

- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, tin bài để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa nông sản của Sơn La tham gia xuất khẩu.

- Xây dựng các phóng sự, tin bài để phổ biến về khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nông sản an toàn VietGAP, GlobalGAP theo quy định của các nước có nhu cầu nhập khẩu.

11. Đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy

- Lãnh đạo, chỉ đạo UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh; ban hành Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2022 (cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ, xuất khẩu cho từng sản phẩm nông sản).

- Duy trì hoạt động của Tổ công tác sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của huyện, thành phố do Đồng chí Bí thư Huyện ủy làm tổ trưởng.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tham mưu với Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành Ủy ban hành Kế hoạch, Kết luận lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2022.

- Tiếp tục rà soát các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế phát triển của huyện; hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; từng bước nâng cao chuỗi giá trị cho các loại cây ăn quả chủ lực, phù hợp với nhu cầu thị trường, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các địa bàn có điều kiện phát triển thuận lợi.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan liên quan trong công tác cấp, quản lý đánh giá, giám sát mã số vùng trồng theo quy định.

- Chủ động phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản tại trong nước và quốc tế.

- Ban hành Kế hoạch sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu trên địa bàn năm 2022 (chi tiết theo từng tháng, từng sản phẩm; rõ đơn vị sản xuất, đơn vị thu gom, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu; cụ thể hóa công tác phối hợp triển khai hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản với từng nhà máy, doanh nghiệp, HTX trên địa bàn) (Các nhiệm vụ chi tiết tại phụ lục 05 kèm theo).

13. Chế độ báo cáo

Các Sở, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng yêu cầu, đạt hiệu quả cao. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm hoặc khi có yêu cầu báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi Sở Công thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Sở Công Thương tổng hợp báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về đánh giá thực hiện Kế hoạch này định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng, tổng kết năm hoặc khi có yêu cầu báo cáo đột xuất.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các sở ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến dịch Covid-19 theo cấp độ của dịch, các khó khăn vướng mắc (nếu có) kịp thời báo cáo và tham mưu UBND tỉnh xem xét chỉ đạo giải quyết, điều chỉnh kế hoạch phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TT Huyện ủy, Thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Biên KT 15 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

PHỤ LỤC 01

KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2020

Kế hoạch năm 2021

ƯTH năm 2021

Giá trị TH năm 2021 so với TH năm 2020 (%)

Giá trị TH năm 2021 so với KH năm 2021 (%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

 

1

2

3

4

5

6

7

8=7/3

9=7/5

 

Tổng cộng

 

112.211,39

 

160.000

 

161.207,16

143,66

100,75

I

Mặt hàng nông sản

 

104.049,66

 

150.000

 

150.043,57

144,2

100,03

1.1

Sản phẩm trái cây

21.077,40

16.142,60

22.050

17.650

25.126,83

24.924,68

154,4

141,22

1

Sản phẩm Xoài

7.816,2

3.396,17

7.800

3.400

14.308

2.883,65

84,91

84,81

2

Sản phẩm Nhãn

7.475,2

10.690,4

7.500

10.600

3.900,83

20.538,85

192,12

193,76

3

Sản phẩm Chanh leo

2.000

1.258

2.500

2.810

214

92,64

7,36

3,3

4

Sản phẩm Chuối

3.500

645,78

4.000

700

6.590

1.392,61

215,65

198,94

5

Sản phẩm Mận hậu

264

135,94

200

100

20

8,67

6,38

8,67

6

Sản phẩm Thanh long

22

16,31

50

40

94

8,26

50,64

20,65

1.2

Nông sản chế biến và nông sản khác

87.406

87.907

116.963

132.350

115.770

125.118,89

142,33

94,54

7

Sản phẩm Chè

8.500

15.561,57

9.500

22.500

10.100

23.108,7

148,5

102,71

8

Sản phẩm Cà phê

27.000

48.079,81

29.000

70.400

29.000

68.887,2

143,28

97,85

9

Sản phẩm sắn

43.000

18.720

60.000

27.000

68.500

28.426,73

151,85

105,28

10

Đường mía

8.000

3.612,17

15.000

7.000

8.100

4.533,53

123,46

64,76

11

Rau các loại

700

760

1.100

1.200

30

32,73

4,31

2,73

12

Hạt giống Takii

 

500

 

300

 

50

10

16,67

13

Ngô giống

50

70

50

70

40

80

114,29

114,29

14

Tơ tằm

5,8

383,6

13

660

 

 

 

 

15

Lõi ngô ép, than sinh học

150

159,9

290

300

 

 

 

 

16

Cao su

 

 

2.000

2.900

 

 

 

 

17

Sản phẩm Măng

 

 

10

20

 

 

 

 

II

Mặt hàng công nghiệp

 

8.161,73

 

10.000

 

11.163,59

136,78

111,64

1

Xi măng

81.700

6.761,73

220.000

7.800

133.433

9.493,59

140,4

121,71

2

Điện thương phẩm

 

450

 

600

 

600

133,33

100

3

Sản phẩm Dệt may

 

600

 

900

 

420

70,00

46,67

4

Thép hộp

85

150

 

300

 

300

200

100

5

Sản phẩm khác

 

200

 

400

 

350

175,00

87,50

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT MỘT SỐ NÔNG SẢN NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2021

Kế hoạch năm 2022

Diện tích

Diện tích cho thu hoạch

Diện tích áp dụng VietGAP hoặc tương đương

Sản lượng

Sản lượng áp dụng VietGAP hoặc tương đương

Diện tích

Diện tích cho thu hoạch

Diện tích áp dụng VietGAP hoặc tương đương

Sản lượng

Sản lượng áp dụng VietGAP hoặc tương đương

I

Cây ăn quả và cây sơn tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xoài

19.832

10.640

1.199,8

61.045

12.901

19.900

13.089

2.000

75.000

22.150

2

Nhãn

19.235

14.450

99.434

19.810

14.662

100.880

3

Chanh leo

965

965

6.461

1.200

965

6.500

4

Chuối

5.552

5350

38.596

5.880

5.525

39.780

5

Mận, mơ

11.348

8.100

81.204

12.230

10.360

103.600

6

1.257

1.022

6.469

1.280

1.070

6.762

7

Thanh long

196

196

7.804

350

250

9.950

8

Na

357

211

1.511

360

285

2.040

9

Cây ăn quả có múi

4.935

3.488

17.770

5.380

4.413

22.506

10

Cây ăn quả khác

8.740

8.000

61.850

11.290

10.000

77.300

II

Nông sản khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Chè

5.874

5.006

427

53.064

6.445

6.090

5.200

500

55.120

7.500

12

Cà phê

17.827

15.727

16.542,90

134.465

112.500

17.900

16.000

16.800

144.000

114.156

13

Sắn

38.275

38.275

 

459.300

 

37.200

37.200

 

446.400

 

14

Mía đường

7.852

7.852

 

621.286

 

7.690

7.690

 

507.540

 

15

Rau các loại

13.250

13.250

2.684

155.350

35.328,50

14.950

14.950

3.000

166.575

39,487

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH XUẤT KHẨU NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Sản phẩm

Thực hiện năm 2021

Kế hoạch năm 2022

KH năm 2022 so với TH năm 2021 (%)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

Số lượng (Tấn)

Giá trị (Nghìn USD)

 

1

2

3

4

5

6=5/3

 

Tổng cộng

 

161.207,16

 

174.000

107,94

A

Mặt hàng nông sản

 

150.043,57

 

162.500

108,3

I

Sản phẩm trái cây

25.126,83

24.924,68

28.370

33.560

134,65

1

Sản phẩm Xoài

14.308,00

2.883,65

12.000

5.630

195,24

1.1

Sản phẩm xoài tươi

8.653,00

2.065,07

9.000

2.450

118,64

1.2

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy ngoài tỉnh

5.655,00

818,58

1.000

150

18,32

1.3

Xoài sơ chế, chế biến xuất khẩu tại nhà máy trong tỉnh

 

 

2.000

3.030

 

-

Xoài IQF

 

 

1.000

1.730

 

-

Nước ép xoài cô đặc

 

 

1.000

1.300

 

2

Sản phẩm Nhãn

3.900,83

20.538,85

7.350

24.120

117,44

2.1

Nhãn quả tươi

156,83

189,33

3.000

1.350

713,04

2.2

Long nhãn

3.745,00

20.349,52

3.800

20.650

101,48

2.3

Nước ép nhãn

 

 

550

2.120

 

3

Sản phẩm Chanh leo

214,00

92,64

1.800

2.300

2.482,73

4

Sản phẩm Chuối

6.590,00

1.392,61

7.000

1.470

105,56

5

Sản phẩm Mận hậu

20,00

8,67

100

30

346,02

6

Sản phẩm Thanh long

94,00

8,26

120

10

121,07

II

Nông sản chế biến và nông sản khác

115.770

125.118,89

119.656

128.940

103,05

7

Sản phẩm Chè

10.100,00

23.108,70

10.500

23.500

101,69

8

Sản phẩm Cà phê

29.000,00

68.887,20

30.500

70.040

101,67

9

Sản phẩm sắn

68.500,00

28.426,73

69.000

28.600

100,61

9.1

Tinh bột sắn

46.000,00

20.600,64

46.000

20.600

100

9.2

Sản phẩm khác

22.500,00

7.826,09

23.000

8.000

102,22

10

Đường mía

8.100,00

4.533,53

7.500

3.390

74,78

11

Rau các loại

30,00

32,73

100

110

336,08

12

Hạt giống Takii

 

50,00

 

50

100

13

Ngô giống

40,00

80,00

43

80

100

14

Cao su

 

 

2.000

2.900

 

15

Tơ tằm

 

 

13

270

 

B

Mặt hàng khác

 

11.163,59

 

11.500

103,01

1

Xi măng

133.433,33

9.493,59

145.000

9.800

103,23

2

Điện thương phẩm

 

600,00

 

600

100

3

Sản phẩm Dệt may

 

420,00

 

450

107,14

4

Sản phẩm thép hộp

 

300,00

 

300

100

5

Sản phẩm khác

 

350,00

 

350

100

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU CỦA CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Toàn tỉnh

Chia ra các huyện

Thành phố

Mai Sơn

Sông Mã

Yên Châu

Thuận Châu

Mường La

Quỳnh Nhai

Bắc Yên

Phù Yên

Sốp Cộp

Mộc Châu

Vân Hồ

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

 

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu

1000 USD

174.000

26.868

63.274

22.723

3.011

19.298

2.764

1.217

914

870

981

12.172

8.409

I

HÀNG NÔNG SẢN

 

162.500

26.868

63.274

22.723

3.011

19.298

2.764

1.217

914

870

981

12.172

8.409

1

Sản phẩm Xoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

12.000

 

4.550

1.200

2.500

250

1.400

 

 

 

 

2.100

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

5.630

 

3.663

302

656

68

381

 

 

 

 

559

 

1.1

Xoài quả tươi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

9.000

 

2.050

1.000

2.300

250

1.400

 

 

 

 

2.000

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

2.450

 

558

272

626

68

381

 

 

 

 

544

 

1.2

Xoài sơ chế, chế biến ngoài tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

1.000

 

500

200

200

 

 

 

 

 

 

100

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

150

 

75

30

30

 

 

 

 

 

 

15

 

1.3

Xoài sơ chế, chế biến trong tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

2.000

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

3.030

 

3.030

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Sản phẩm Nhãn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

7.350

 

585

5.305

490

100

20

 

 

 

 

300

550

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

24.120

 

585

20.804

423

45

9

 

 

 

 

135

2.120

2.1

Nhãn quả tươi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

3.000

 

500

1.630

450

100

20

 

 

 

 

300

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

1.350

 

225

734

203

45

9

 

 

 

 

135

 

2.2

Long nhãn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

3.800

 

85

3.675

40

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

20.650

 

360

20.070

220

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Nước ép nhãn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

550

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

550

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

2.120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.120

3

Sản phẩm Chanh leo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

1.800

 

1.200

 

 

 

 

 

 

 

 

600

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

2.300

 

1.533

 

 

 

 

 

 

 

 

767

 

4

Sản phẩm Chuối

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

7.000

 

 

 

450

 

6.450

 

100

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

1.470

 

 

 

118

 

1.330

 

22

 

 

 

 

5

Sản phẩm Mận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

100

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

6

Sản phẩm Thanh long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

120

 

 

 

 

120

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

10

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

7

Sản phẩm Chè

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

11.000

 

 

 

500

2.600

 

 

10

 

 

4.600

2.790

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

23.500

 

 

 

1.119

5.819

 

 

22

 

 

10.295

6.244

8

Sản phẩm Cà Phê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

30.500

11.700

14.100

 

 

4.500

 

 

 

 

200

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

70.040

26.868

32.379

 

 

10.334

 

 

 

 

459

 

 

9

Sản phẩm Sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

69.000

 

49.000

4.650

2.000

350

3.000

3.500

2.500

2.500

1.500

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK.

1000 USD

28.600

 

21.643

1.617

696

122

1.043

1.217

870

870

522

 

 

9.1

Tinh bột sắn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

46.000

 

46.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

20.600

 

20.600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.2

Sản phẩm sắn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

23.000

 

3.000

4.650

2.000

350

3.000

3.500

2.500

2.500

1.500

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

8.000

 

1.043

1.617

696

122

1.043

1.217

870

870

522

 

 

10

Đường mía

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

7.500

 

7.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

3.390

 

3.390

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

60

40

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

110

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

65

45

12

Hạt giống rau

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

50

 

13

Ngô giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

43

 

43

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

80

 

80

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Cao su

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

2.000

 

 

 

 

2.000

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

2.900

 

 

 

 

2.900

 

 

 

 

 

 

 

15

Tơ tằm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

270

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

270

 

II

MẶT HÀNG KHÁC

 

11.500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xi măng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lượng HH tham gia XK

Tấn

145.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

9.800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Điện thương phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

600

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hàng dệt may

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

450

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Thép hộp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

300

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giá trị HH tham gia XK

1000 USD

350

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 05

CÁC NHIỆM VỤ ĐỂ THỰC HIỆN HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHỦ LỰC NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 12/01/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Kinh phí

1

Rà soát các sản phẩm nông sản có lợi thế phát triển của tỉnh, hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô đủ lớn, đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm;

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định.

Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tập trung tại các huyện, thành phố có điều kiện phát triển thuận lợi

2

Quản lý, duy trì và cấp mới mã vùng trồng; tem, nhãn sản phẩm an toàn, VietGAP, Global GAP...

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ cấp mã vùng trồng và diện tích sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn và xuất khẩu.

3

Tăng cường công tác quản lý kinh doanh, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

Trình Sở Tài chính thẩm định

4

Xây dựng mô hình đơn vị thu gom, sơ chế, phân loại, đóng gói, bảo quản tiêu thụ, xuất khẩu

Sở NN và PTNT

UBND các huyện, TP; Các đơn vị, HTX thu gom

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định

5

Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định

6

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu, đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, giữ vững và khẳng định danh tiếng trên thị trường

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

Trình Sở Tài chính thẩm định

7

Tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

Trình Sở Tài chính thẩm định

8

Hỗ trợ Mô hình sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản nông sản để xuất khẩu

Sở Công Thương

UBND các huyện, thành phố, Doanh nghiệp, HTX.

Cả năm

Chương trình Khuyến công

9

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại

 

 

 

 

9.1

Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình của Trung ương và địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Thông tin và truyền thông

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.2

Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang...

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh HTX tỉnh; UBND các huyện, Thành phố

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.3

Xây dựng các phóng sự, Video giới thiệu các sản phẩm của Sơn La

Sở Công Thương Sở; Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.4

Xây dựng Ấn phẩm quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La

Sở Công Thương

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Quý I, II năm 2022

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.5

Tuyên truyền các chính sách, các ưu đãi hiệp định thương mại quốc tế; Tập huấn nâng cao ý thức sản xuất hàng nông sản xuất khẩu

Sở Công Thương

UBND các huyện, TP; các DN, HTX sản xuất, đơn vị thu gom

Cả năm

Theo chế độ Hội nghị

9.6

Tổ chức đoàn công tác đi khảo sát, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Sơn La

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư (Sở KH&ĐT); UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp, Hợp tác xã

Cả năm

Theo chế độ đi công tác tại nước ngoài

9.7

Tổ chức, tham gia hội nghị kết nối giao thương (bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến) giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu với các đơn vị, HTX của tỉnh

Sở Công Thương

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thành phố

Quý II, III năm 2022

Theo chế độ Hội nghị

9.8

Hỗ trợ quảng bá, tuyên truyền sản phẩm tại thị trường nước ngoài có tiềm năng nhập khẩu (xoài, nhãn, cà phê, chè...)

Sở Kế hoạch và đầu tư; UBND các huyện, TP

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Công Thương

Quý II, III năm 2022

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.9

Tham gia các gian hàng hội chợ triển lãm thương mại trong nước và nước ngoài

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Sở KH&ĐT

Sở Công Thương, Sở NN và PTNT

Quý II, III năm 2022

Trình Sở Tài chính thẩm định

9.10

Xây dựng và duy trì các điểm trưng bày, nhận diện thương hiệu sản phẩm của tỉnh tại các tỉnh, thành phố hoặc tại nước ngoài

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định

10

Hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX phát triển thương mại điện tử

Sở Công Thương

các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan

Cả năm

Trình Sở Tài chính thẩm định

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 06/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sơn La năm 2022

  • Số hiệu: 06/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 12/01/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thành Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/01/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản