Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/KH-UBND

Sơn La, ngày 20 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại. Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 596/TTr-STNMT ngày 27/8/2021.

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tăng cường sự chủ động của cơ quan quản lý trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân trong ngăn ngừa, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sơn La nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ và phân công trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của các sở ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị có liên quan đế thực hiện ngăn ngừa, kiểm soát có hiệu quả các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sơn La theo quy định của Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức về quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về quy định quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Xây dựng sổ tay hướng dẫn: Nhận dạng loài ngoại lai xâm hại; tác hại của các loài ngoại lai xâm hại; biện pháp kỹ thuật để thực hiện cô lập diệt trừ đối với từng loài ngoại lai xâm hại.

- Phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc không nhập khẩu, kinh doanh loài ngoại lai xâm hại.

- Hướng dẫn các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện phát sóng, phát thanh các chương trình tuyên truyền do đài truyền hình, truyền thanh Trung ương biên tập, phát hành về: Quy định của pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại; Phổ biến kết quả nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại.

- Hướng dẫn các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện: Phổ biến nội dung Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/2/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

- Hướng dẫn áp dụng biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn tỉnh về tác hại của loài ngoại lai xâm hại, các quy định của pháp luật về kiểm soát, quản lý loài ngoại lai xâm hại.

- Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cây trồng không sản xuất, kinh doanh loài ngoại lai xâm hại.

- Cử lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các đơn vị tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các Bộ, Ngành Trung ương tổ chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, kiểm tra giám sát đối với hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh, nuôi, trồng loài ngoại lai xâm hại.

2. Kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại

- Tổ chức nắm tình hình tại các điểm kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn, đặc biệt là những điểm có biểu hiện kinh doanh, nuôi, trồng trái phép loài ngoại lai xâm hại. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại.

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý địa bàn, thu thập thẩm tra xác minh thông tin dấu hiệu vi phạm, để xây dựng phương án xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh trái phép loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại theo quy định và theo thẩm quyền; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan chuyên môn liên quan tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hoạt động nhập khẩu trái phép, nuôi trồng, phát tán loài ngoại lai xâm hại.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, nuôi, trồng loài ngoại lai xâm hại để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ liên quan tới loài ngoại lai xâm hại.

3. Kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại

- Chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng trừ sinh học và giải pháp tổng hợp trong kiểm soát, diệt trừ loài ngoại lai xâm hại, xác định con đường lây lan của loài ngoại lai xâm hại do tác động của biến đổi khí hậu.

- Thực hiện kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại, gồm: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata); Ốc sên Châu Phi (Achatina fulica); Cỏ lào (Chromolaena odorata); Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha); Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra); Cỏ lào đỏ (Ageratina adenophora).

- Thường xuyên theo dõi báo cáo kịp thời và tổ chức cô lập khi phát hiện có sự bùng phát, lây lan của 04 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, gồm: Nấm gây bệnh thối rễ (Phytophthora cinnamomi), Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật (Yersinia pestis); Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối (Banana bunchy top virus); Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm (Avian influenza virus).

- Chủ động theo dõi, nắm bắt, báo cáo kịp thời khi phát hiện có sự bùng phát, lây lan của loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tổ chức cô lập, diệt trừ ngay khi phát hiện hoặc có sự bùng phát, lây lan của loài ngoại lai xâm hại.

(Có Phụ lục phân công nhiệm vụ kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nhiệm vụ được phân công yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La, Chi cục hải quan Sơn La, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập:

- Cụ thể hóa nhiệm vụ của ngành, đơn vị và tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12) gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

- Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, bất cập, cần sửa đổi, bổ sung, gửi đề xuất bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp.

2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường

Tổng hợp kết quả thực hiện của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan để tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và nguồn kinh phí hợp pháp khác trên cơ sở bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và thực hiện đúng quy định hiện hành.

Yêu cầu các các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La, Chi cục hải quan Sơn La, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Biên KT. 30 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Hậu

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NGĂN NGỪA VÀ KIỂM SOÁT LOÀI NGOẠI LAI XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2021 - 2015
(Kèm theo Kế hoạch 218/KH-UBND ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức về quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại

1.1

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về các quy định quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại theo quy định của Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

1.2

Xây dựng sổ tay hướng dẫn: Nhận dạng các loài ngoại lai xâm hại; tác hại của các loài ngoại lai xâm hại; biện pháp kỹ thuật để thực hiện cô lập diệt trừ đối với từng loài ngoại lai xâm hại.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông

Năm 2022

1.3

Phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc không nhập khẩu, kinh doanh loài ngoại lai xâm hại.

- Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La

- Chi cục hải quan Sơn La; Chi cục hải quan cửa khẩu Lóng Sập

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

1.4

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện phát sóng, phát thanh các chương trình tuyên truyền do đài truyền hình, truyền thanh Trung ương biên tập, phát hành về: Quy định của pháp luật về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại; Phổ biến kết quả nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh

Năm 2021

1.5

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiện: Phổ biến nội dung Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT ngày 28/2/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiêu chí xác định và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan báo đài, hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh

Hàng năm

1.6

Hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

1.7

Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi cây trồng để các cơ sở không sản xuất, kinh doanh loài ngoại lai xâm hại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở ngành có liên quan; các cơ sở kinh doanh buôn bán giống vật nuôi cây trồng

Hàng năm

1.8

Chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền về tác hại của loài ngoại lai xâm hại, các quy định của pháp luật về kiểm soát, quản lý loài ngoại lai xâm hại.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

1.9

Cử lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do các Bộ, Ngành ở TW tổ chức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, kiểm tra giám sát đối với hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh, nuôi, trồng loài ngoại lai xâm hại.

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục Hải quan Sơn La; Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập

UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

2

Kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại

2.1

Tổ chức nắm tình hình tại các điểm kinh doanh thủy, hải sản trên địa bàn, đặc biệt là nhưng điểm có biểu hiện kinh doanh, nuôi, trồng trái phép loài ngoại lai xâm hại. Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, vận chuyển loài ngoại lai xâm hại.

Công an tỉnh

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

2.2

Tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thẩm tra xác minh thông tin vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật để xây dựng phương án kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh trái phép các loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật và theo thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ được giao; chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan chuyên môn có liên quan tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hoạt động nhập khẩu trái phép, nuôi trồng, phát tán loài ngoại lai xâm hại.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Sơn La

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức cá nhân kinh doanh, vận chuyển, buôn bán hàng hóa thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại

Hàng năm

2.3

Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở kinh doanh, buôn bán, sản xuất giống vật nuôi cây trồng có dấu hiệu kinh doanh, buôn bán, sản xuất loài ngoại lai xâm hại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

2.4

Tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ liên quan tới loài ngoại lai xâm hại.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

3

Kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại

3.1

Chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

3.2

Xây dựng định hướng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu kiểm soát và diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai xâm hại; nghiên cứu áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học và giải pháp tổng hợp trong kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại, xác định con đường lây lan của các loài ngoại lai xâm hại do tác động của biến đổi khí hậu.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, thành phố

 

3.3

Thực hiện kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại, gồm: ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata); Ốc sên Châu Phi (Achatina fulica); Cỏ lào (Chromolaena odorata); Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha); Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra); Cỏ lào đỏ (Ageratina adenophora).

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan;

Hàng năm

3.4

Thường xuyên theo dõi, báo cáo kịp thời và tổ chức cô lập khi phát hiện có sự bùng phát, lây lan của 04 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm, gồm: Nấm gây bệnh thối rễ (Phytophthora cinnamomi), Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật (Yersinia pestis); Vi-rút gây bệnh chùn ngọn chuối (Banana bunchy top virus); Vi-rút gây bệnh cúm gia cầm (Avian influenza virus).

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

3.5

Chủ động theo dõi, nắm bắt, báo cáo kịp thời khi phát hiện có sự bùng phát, lây lan của loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tổ chức cô lập, diệt trừ ngay khi phát hiện hoặc có sự bùng phát, lây lan của các loài ngoại lai xâm hại.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành và các đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2021 tăng cường ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 218/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/09/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Đặng Ngọc Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản