Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 214/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 01 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2045; Quyết định số 1368/QĐ-BNN-CN ngày 01/4/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045; Nghị quyết số 300/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 4758/TTr-SNNPTNT ngày 08/10/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi, tạo sự đột phá và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp từ 3,5 - 5%;

- Tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển sản xuất chăn nuôi hàng hóa, theo phương thức thâm canh; rà soát, bố trí quỹ đất dành cho phát triển chăn nuôi, tích hợp vào quy hoạch chung, quy hoạch phân khu. Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo sinh kế của người nông dân;

- Đa dạng hóa các loài vật nuôi để phát huy lợi thế của từng tiểu vùng và nhu cầu đa dạng của từng thị trường, tập trung chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh Quảng Ninh;

- Tăng tỷ trọng đóng góp của công nghệ cao trong ngành chăn nuôi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đến người chăn nuôi;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại, làm chủ thể để liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị;

- Tranh thủ tối đa những hỗ trợ từ cơ chế chính sách và đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động trong chăn nuôi, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để mọi thành phần kinh tế tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm để phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả cao và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2021 - 2025

a) Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 3,5 đến 4,5%/năm; tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp đạt trên 60%.

- Đàn trâu ổn định 32,9 ngàn con, trong đó 20% được nuôi trong trang trại; đàn bò 40 ngàn con, trong đó tối thiểu 70% được nuôi trong trang trại; đàn lợn 420 ngàn con, trong đó tối thiểu 70% được nuôi trong trang trại; đàn gia cầm 5,1 triệu con, trong đó tối thiểu 70% được nuôi trong trang trại.

b) Sản lượng thịt hơi đến năm 2025 đạt 124,3 nghìn tấn; sản lượng trứng đạt 148,3 triệu quả; sản lượng sữa đạt 2.612 tấn.

c) Mỗi địa phương có ít nhất 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, dần xóa bỏ tình trạng giết mổ nhỏ lẻ; tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt 70% vào năm 2025.

d) Xây dựng các chuỗi liên kết 04 sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh: lợn, bò thịt, bò sữa, gà.

d) Xây dựng ít nhất 01 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp huyện.

2.2. Định hướng đến năm 2030

a) Mức tăng trưởng giả trị sản xuất giai đoạn 2026 - 2030 trung bình từ 3 đến 4%/năm.

Đàn trâu ổn định 33 nghìn con, trong đó 25% được nuôi trong trang trại; đàn bò 65 nghìn con, trong đó khoảng 80% được nuôi trong trang trại; đàn lợn 550 nghìn con, trong đó đàn lợn nái đạt 54 nghìn con, nuôi trang trại, công nghiệp chiếm trên 80%; đàn gia cầm đạt 6,1 triệu con, trong đó trên 80% được nuôi theo phương thức công nghiệp.

b) Tổng sản lượng thịt hơi, trứng gia cầm: Đến năm 2030 dự kiến tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 160,5 nghìn tấn; sản lượng trứng đạt 163,8 triệu quả, sản lượng sữa đạt 5.000 tấn.

c) Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 02 trung tâm sản xuất giống lợn Móng Cái, gà Tiên Yên, đáp ứng 100% nhu cầu giống trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh ngoài. Xây dựng cơ sở sản xuất giống tại Đông Triều, Đầm Hà, Móng Cái.

d) Xây dựng ít nhất 01 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh; tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong nước, như: bã, men bia, vỏ đầu tôm, đầu cá và sản phẩm của công nghệ ép dầu từ đậu nành.

e) Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Phấn đấu đến năm 2030 ít nhất có 02 vùng cấp huyện được cấp chứng nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

f) Giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi: Phấn đấu đến năm 2030,100% gia súc, gia cầm được giết mổ tập trung theo hướng công nghiệp.

g) Kiểm soát chất lượng vật tư và an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi, nhất là kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm, lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến thực phẩm.

h) Phấn đấu 100% các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi côn trùng, sản xuất năng lượng tái tạo...

II. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tổ chức triển khai Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; rà soát, xây dựng cơ chế chính sách phát triển chăn nuôi

- Rà soát, xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính và các quy định liên quan theo quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Rà soát, ban hành chính sách hỗ trợ trong công tác chăn nuôi, thú y: chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh động vật; chính sách hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật;

- Tuyên truyền Luật Chăn nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; các kế hoạch, đề án, chương trình trọng điểm về chăn nuôi, thú y của tỉnh; áp dụng quy trình sản xuất chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; sản xuất liên kết theo chuỗi, gắn với thị trường, đảm bảo phát triển bền vững. Vận động các hộ dân đưa gia súc, gia cầm vào các khu giết mổ tập trung.

2. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành chăn nuôi thú y

- Kiện toàn, tăng cường năng lực tổ chức bộ máy và cơ chế, chính sách quản lý ngành chăn nuôi, thú y đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo đúng quy định của Luật thú y; chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Tiếp tục đào tạo nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là hệ thống chăn nuôi thú y cấp xã. Đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ gắn với hoạt động khuyến nông. Chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh và an toàn thực phẩm cho người chăn nuôi thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông;

- Xã hội hóa các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y để mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện có thể tham gia nhằm công khai, minh bạch các hoạt động quản lý, giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước và cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.

3. Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, ưu tiên dành quỹ đất phát triển chăn nuôi, giết mổ; quy hoạch chăn nuôi; kêu gọi đầu tư

- Xác định vùng chăn nuôi tập trung, mạng lưới cơ sở chế biến, giết mổ tập trung, tích hợp vào quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất của của các huyện, thành phố, thị xã; thực hiện nghiêm quy định về khu vực không được phép chăn nuôi, dịch chuyển chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu du lịch, vùng nước đầu nguồn;

- Kêu gọi, thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến, để tạo sự ổn định về giá cả, nguồn hàng hóa và tạo thương hiệu cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường;

- Thực hiện tốt công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; vị trí xây dựng trang trại, gia trại, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cách xa khu dân cư, nơi tập trung đông người, nguồn nước mặt... và đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải đảm bảo theo quy định.

4. Các nhiệm vụ và giải pháp chuyên môn

a) Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lại chăn nuôi, cơ cấu lại giống vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, giá trị và mã vùng sản xuất

- Chăn nuôi lợn: Từng bước khôi phục, ổn định lại sản xuất chăn nuôi lợn; khuyến khích tập trung phát triển đàn lợn ở các cơ sở chăn nuôi trang trại đảm bảo tuân thủ chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, Phát triển đàn lợn tập trung gắn với xây dựng mã vùng tại các địa phương như: Đầm Hà, Hải Hà, Cẩm Phả, Tiên Yên, Ba Chẽ và Đông Triều. Phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung giống lợn Móng Cái tại thành phố Móng Cái và các địa phương Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đông Triều, Cẩm Phả. Sử dụng các giống lợn ngoại cao sản Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc...

- Chăn nuôi trâu, bò: Chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả, các vùng khó khăn về nước tưới, vùng đồi núi sang trồng cỏ, ngô sinh khối để nuôi trâu, bò sinh sản, vỗ béo dưới hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp. Tập trung phát triển đàn trâu, bò tại các địa phương: Bình Liêu, Ba Chẽ, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Đông Triều, các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Tân Dân, Quảng La của thành phố Hạ Long. Tập trung tại Móng Cái, Đầm Hà gắn với xây dựng mã vùng sản xuất.

Tiếp tục chương trình cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng tăng tỷ lệ máu lai với bò Zebu, bò lai Sind, bò chuyên thịt thông qua thụ tinh nhân tạo với tinh bò ngoại cao sản, sử dụng bò đực giống giống lai để phối giống trực tiếp ở những vùng chăn nuôi chưa phát triển, chăn nuôi phân tán.

- Chăn nuôi gia cầm: Xây dựng, phát triển các trang trại chăn nuôi gà siêu trứng, chăn nuôi gà thả vườn đồi theo quy mô an toàn sinh học, VietGAHP tại một số địa phương Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái, Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, và Đông Triều. Đẩy mạnh sản xuất giống gà tại chỗ có năng suất, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu chăn nuôi người dân trong tỉnh. Một số giống gà chú trọng phát triển như gà Tiên Yên, gà ri lai, gà siêu trứng Ai Cập.

b) Nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi

- Thực hiện tốt công tác quản lý giết mổ nhỏ lẻ, kiểm soát giết mổ theo hướng thu gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ tập trung và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh động vật và sản phẩm động vật tại các chợ, siêu thị đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi. Giảm dần các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Tập trung giải pháp về quỹ đất, cơ chế chính sách để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp, chế biến sâu, liên kết sản xuất theo chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ để nâng cao giá trị gia tăng, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm. Từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng từ “thịt nóng” sang “thịt mát” để hạn chế tác động của thị trường.

c) Chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và bảo vệ môi trường

- Chủ động kiểm soát và khống chế các loại dịch bệnh nguy hiểm, tổ chức xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với các trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô vừa, quy mô lớn; hỗ trợ khuyến khích các cơ sở chăn nuôi áp dụng các quy trình thực hành tốt VietGAHP để ổn định tình hình dịch bệnh ổn định cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, xã hội hóa công tác tiêm phòng vắc xin, phát huy vai trò chủ động của người chăn nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ điều kiện vệ sinh thú y để hạn chế phát sinh lây lan dịch bệnh;

- Tăng cường kiểm soát môi trường và nâng cao hiệu quả xử lý chất thải trong chăn nuôi. Đẩy mạnh ứng dụng các loại công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi gắn với sản xuất phân bón hữu cơ, chế biến chế phẩm nuôi trồng thủy sản, sản xuất năng lượng tái tạo và chăn nuôi côn trùng có lợi cho sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

d) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi

- Đối với giống vật nuôi: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất con giống cấp ông bà, bố mẹ để chủ động sản xuất con giống chất lượng cao tại chỗ, hạn chế thấp nhất dịch bệnh phát sinh;

- Đối với thức ăn chăn nuôi: Khuyến khích người chăn nuôi áp dụng công nghệ vi sinh trong phối trộn, sử dụng thức ăn đối với chăn nuôi quy mô nhỏ. Đối với thức ăn thô xanh, mở rộng diện tích cỏ trồng, tập trung tại các huyện có đàn gia súc lớn như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ; canh tác thâm canh các giống cây thức ăn cho năng suất, chất lượng dinh dưỡng cao, có khả năng thích ứng tốt;

- Đối với chuồng trại chăn nuôi: Ứng dụng tiến bộ xây dựng chuồng trại chăn nuôi đảm bảo điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (chuồng lạnh, chuồng kín), tự động hóa công đoạn cho ăn, uống... đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học;

- Đối với xử lý chất thải chăn nuôi: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp về công nghệ biogas (KT1, KT2, Composit, HDPE), máy tách ép phân, ủ phân vi sinh, nuôi giun quế để xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi;

- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi kết hợp sử dụng tem gắn mã QRCode.

đ) Tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết.

Chỉ đạo, tổ chức sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, khuyến khích hình thành các liên kết chăn nuôi như liên kết thông qua hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp chăn nuôi... liên kết với doanh nghiệp chăn nuôi, doanh nghiệp hạt nhân.

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động điều hành của các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, nâng cao ý thức các hộ tham gia trong chuỗi liên kết việc tuân thủ các nguyên tắc sản xuất và hợp đồng liên kết;

Hỗ trợ các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã và các liên hiệp Hợp tác xã liên kết, đặc biệt ưu tiên phát triển mô hình Hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả theo Đề án của Chính phủ.

e) Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối theo Quyết định số 3340/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; xây dựng trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm giới thiệu, quảng bá, đấu giá giống vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi;

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử Quảng Ninh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Cung cấp kịp thời thông tin về biến động giá cả, dự kiến nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

5. Về thông tin - tuyên truyền, tập huấn

- Tăng cường thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng tuyên truyền đến các tỉnh, thành trong cả nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ;

- Tuyên truyền nâng cao, thay đổi nhận thức và ý thức chấp hành các điều kiện hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến; sản xuất kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo quy định của Luật Chăn nuôi, Luật thú y, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật An toàn thực phẩm... đến tận hộ sản xuất, kinh doanh bằng nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế;

- Thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương, cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, của ngành; quán triệt sâu sắc cho toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người chăn nuôi để tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi hiểu, đồng thuận tổ chức thực hiện;

- Tổ chức giới thiệu các mô hình chăn nuôi trong và ngoài tỉnh đạt hiệu quả; phối hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu, triển khai các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Thông tin đầy đủ về định hướng, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;

- Xây dựng các chương trình khuyến nông chuyên sâu khép kín các khâu, bảo đảm người chăn nuôi có thể làm chủ được các kỹ thuật để sản xuất sản phẩm chăn nuôi an toàn và hiệu quả: xây dựng mô hình chuyển giao quy trình, công nghệ chăn nuôi cho nông hộ và trang trại; đào tạo nghề, kỹ thuật, kỹ năng cho cán bộ quản lý và đào tạo kỹ thuật cho người chăn nuôi;

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho hợp tác xã, chủ trang trại về kỹ thuật chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.

6. Xây dựng và triển khai thực hiện một số Đề án, dự án ưu tiên

(Có phụ lục chi tiết đính kèm)

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Huy động nguồn vốn

- Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định; Lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu, chương trình, kế hoạch, dự án khác; nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư và các nguồn vốn huy động khác.

2. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư chăn nuôi

- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý ngành chăn nuôi, thú y; kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển nguồn gen giống vật nuôi bản địa, quý, hiếm; dự trữ sản phẩm chăn nuôi thiết yếu phù hợp với từng thời kỳ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi, thú y, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; tham mưu xây dựng các chương trình, đề án có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch tại các địa phương;

- Phối hợp thông tin, tuyên truyền chủ trương, cơ chế, chính sách, kế hoạch, định hướng phát triển sản xuất chăn nuôi của nhà nước đến các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi và cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động chăn nuôi tại các địa phương để nắm vững và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện hướng dẫn xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa cho một số sản phẩm chăn nuôi. Kết nối giới thiệu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Ưu tiên bố trí các đề tài nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất chăn nuôi, giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

3. Sở Công thương

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại cho sản phẩm chăn nuôi.

4. Sở Tài chính

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ có tính chất chi thường xuyên của Kế hoạch theo phân cấp và định mức phân bổ ngân sách hiện hành phù hợp với khả năng cân đối của địa phương; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các thủ tục về bảo vệ môi trường, chính sách về đất đai cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê đất phát triển chăn nuôi; xây dựng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

7. Sở Xây dựng

Phối hợp với các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các địa phương rà soát, lựa chọn địa điểm, tạo quỹ đất dành cho chăn nuôi phải đảm bảo phù hợp, đồng bộ với quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch phân khu).

8. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 - 2030 đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tiễn của tỉnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch truyền thông, tăng tần suất, thời lượng, quy mô tuyên truyền chủ trương chính sách về khuyến nông, giới thiệu, phổ biến các mô hình sản xuất hiệu quả....hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng phát triển đến 2030 phù hợp với điều kiện thực tế tại từng địa phương. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để phát triển các đối tượng vật nuôi đặc thù, đặc trưng gắn với xây dựng nhãn hiệu tập thể phục vụ nhu cầu ẩm thực, du lịch trải nghiệm nông nghiệp;

- Chủ động đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Kế hoạch tại địa phương và sơ kết, tổng kết định kỳ hằng năm, theo giai đoạn; định kỳ báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã căn cứ vào hiện trạng sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế rà soát, đánh giá diện tích trồng cây kém hiệu quả, diện tích đất hoang hóa, diện tích khó khăn về nước tưới...để đề xuất chuyển đổi, quy hoạch sang phát triển chăn nuôi theo vùng, khu chăn nuôi tập trung, tạo điều kiện cho những chủ thể có khả năng, tiềm lực đầu tư phát triển theo hướng hàng hóa, chuyên môn hóa;

- Kiện toàn, bố trí cán bộ thú y cấp xã để đáp ứng yêu cầu tham mưu, tổ chức triển khai hoạt động chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh.

11. Đề nghị Cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh

Chỉ đạo cơ quan khối Mặt trận Tổ quốc cấp huyện và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện tích cực phối hợp các ngành chức năng và địa phương cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người chăn nuôi thực hiện tốt quy định của Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; từng bước thay đổi nhận thức và các thói quen không phù hợp trong chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện; định kỳ (6 tháng, hằng năm) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Chăn nuôi;
- CT, P4 UBND tỉnh (b/c);
- Cơ quan khối MTTQ và TC CT-XH tỉnh (p/h);
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh (p/h);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (t/h);
- V0, V1, V2, NLN1, 3, TM3;
- Lưu: VT, NLN3 (05b, KH32).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thành

 

PHỤ LỤC 01:

DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRỌNG TÂM TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước, rà soát, ban hành và phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển chăn nuôi, thú y

1

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2021 -2022

2

Nghị quyết về cơ chế, chính sách phòng chống dịch bệnh động vật, thủy sản và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ tại cơ sở giết mổ tập trung.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh

2021 -2022

3

Quyết định Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2021 -2022

4

Rà soát, kiện toàn hệ thống thú y các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2021 - 2022

II

Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, phòng, chống và kiểm soát tốt dịch bệnh, môi trường trong chăn nuôi

1

Dự án cải tạo đàn trâu, bò địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2021 -2022

2

Dự án đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ xử lý chất thải/nước thải chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và thí điểm xử lý chất thải/nước thải chăn nuôi bằng công nghệ tiên tiến

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2021 -2025

3

Dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị; địa phương: Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Ba Chẽ, Bình Liêu, Hạ Long

2022 - 2025

4

Dự án bảo tồn nguồn gen lợn Móng Cái, gà Tiên Yên

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở KHCN, UBND thành phố Móng Cái, huyện Tiên Yên, các tổ chức, cá nhân tham gia dự án

2022 - 2025

5

Dự án hỗ trợ, xây dựng chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương toàn tỉnh

2022 - 2025

III

Đổi mới tổ chức sản xuất, gắn chuỗi giá trị sản phẩm

1

Dự án xây dựng và phát triển chuỗi giá trị lợn Móng Cái.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, UBND huyện Đầm Hà, Hải Hà, thành phố Móng Cái, thành phố Cẩm Phả.

2022 - 2025

2

Dự án xây dựng và phát triển chuỗi giá trị gà Tiên Yên

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, UBND huyện Tiên Yên.

2022 - 2023

3

Dự án phát triển các giống vật nuôi bản địa (ngan sao, gà Cao Sơn, Gà Bang trới...

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh

2022 - 2025

4

Dự án đầu tư khu chăn nuôi bò sữa liên kết với người dân

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, UBND huyện Đầm Hà.

2022 - 2025

5

Dự án chăn nuôi trâu, bò thịt hữu cơ.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh

2025 - 2030

IV

Nâng cao năng lực giết mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi

1

Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung theo danh mục mạng lưới được phê duyệt

UBND các địa phương

Các sở, ngành, đơn vị tổ chức, cá nhân

2021 -2030

2

Thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi

UBND các địa phương

Các sở, ngành, đơn vị tổ chức, cá nhân

2021 - 2030

VI

Tăng năng lực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chăn nuôi

1

Tăng cường trao đổi hợp tác về chăn nuôi, thú y với các tỉnh, viện nghiên cứu, trường đại học, cơ sở nghiên cứu có tiềm năng khoa học công nghệ.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đơn vị tổ chức, cá nhân

Kế hoạch hàng năm

2

Đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ chăn nuôi thú y cấp huyện, xã (Tập huấn nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho hệ thống cán bộ Chăn nuôi - Thú y cơ sở; các cơ sở chăn nuôi về giống, thú y, chế biến thức ăn, quy trình sản xuất an toàn (VietGaHP), thụ tinh nhân tạo, quản lý trang trại, sơ chế, chế biến, marketting, xử lý môi trường chăn nuôi; các hình thức và lợi ích liên kết trong chăn nuôi)

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các địa phương

Các sở, ngành, đơn vị tổ chức, cá nhân

Kế hoạch hàng năm

3

Dự án Hỗ trợ xây dựng áp dụng và đánh giá chứng nhận quy trình thực hành sản xuất tốt (Vietgahp, global gap...)

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các địa phương

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Kế hoạch hàng năm

4

Xây dựng, quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm chăn nuôi là thế mạnh chủ lực và đặc trưng.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các địa phương

Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

Kế hoạch hàng năm

5

Đầu tư hoàn thiện phòng thí nghiệm chẩn đoán động thực vật

Sở Nông nghiệp và PTNT

 

2021 -2025

6

Dự án triển khai phần mềm quản lý vật nuôi và dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Cục Thống kê, UBND các địa phương, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh

2021 - 2025

VII

Đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện

1

Sơ kết thực hiện kế hoạch phát triển chăn nuôi

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan.

Định kỳ (trước 15/12 hằng năm)

2

Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2025 và Tổng kết 10 năm giai đoạn 2021-2030

Cục Chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan.

Quý IV/2025, Quý IV/2030

 

PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện 2016-2020

Kế hoạch thực hiện 2021-2025

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tốc độ TTBQ giai đoạn 2021- 2025 (%)

Định hướng đến năm 2030

1

Loài vật nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đàn trâu

Con

32.998

32.900

32.715

32.000

32.000

32.400

32.900

-0,059

33.000

1.2

Đàn bò

Con

31.630

40.000

32.603

35.600

37.600

39.000

40.000

4,81

65.000

1.3

Đàn lợn:

Con

269.570

420.000

300.778

330.000

370.000

400.000

420.000

9,27

550.000

1.4

Đàn gia cầm

1.000 con

3.892,0

5.101

4.007,5

4.195,0

4.302,0

4.508,0

5.100,5

5,6

6.100

2

Sản phẩm chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Thịt hơi các loại:

Tấn

491.096

563.961

102.017

106.900

112.409

118.247

124.388

6,6

160.516

-

Thịt lợn

Tấn

378.229

390.399

71.670

73.949

77.646

81.529

85.605

0,69

 

-

Thịt gia cầm

Tấn

92.169

125.195

21.425

23.721

25.144

26.653

28.252

0,23

 

-

Thịt trâu, bò, dê, cừu...

Tấn

20.699

48.367

8.922

9.230

9.619

10.065

10.531

0,08

 

2.2

Sữa tươi

tấn

9.374

9.376

1.260

1.512

1.814

2.177

2.612

4,3

5.000

2.3

Trứng

1.000 quả

643.664

713.401

137.086

139.828

142.624

145.477

148.386

2,5

163.830

 

PHỤ LỤC 2A:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN TRÂU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: con

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

Tổng số

32.715

32.000

32.000

32.400

32.900

33.000

1

TP. Hạ Long

4.000

3.500

3.200

3.200

3.200

3.300

2

TP. Móng Cái

4.480

4.300

4.300

4.300

4.300

4.300

3

TP. Cẩm Phả

2.100

2.100

2.100

2.200

2.300

2.300

4

TP. Uông Bí

2.157

2.200

2.200

2.200

2.300

2.300

5

H. Bình Liêu

2.900

2.900

2.900

2.900

2.900

2.900

6

H. Tiên Yên

1.300

1.400

1.400

1.400

1.500

1.500

7

H. Đầm Hà

3.450

3.500

3.600

3.700

3.800

3.800

8

H. Hải Hà

6.588

6.600

6.700

6.800

6.900

6.900

9

H. Ba Chẽ

1.200

1.200

1.200

1.300

1.300

1.300

10

H. Vân Đồn

1.700

1.700

1.800

1.800

1.800

1.800

11

TX Đông Triều

1.635

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

12

TX. Quảng Yên

1.100

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

13

H. Cô Tô

105

100

100

100

100

100

 

PHỤ LỤC 2B:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN BÒ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: con

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

32.603

35.600

37.600

39.000

40.000

65.000

1

TP. Hạ Long

2.220

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2

TP. Móng Cái

9.350

12.000

14.000

15.000

15.000

25.000

3

TP. Cẩm Phả

1.165

1.200

1.200

1.200

1.300

1.300

4

TP. Uông Bí

2.093

2.100

2.200

2.300

2.300

2.300

5

H. Bình Liêu

3.100

2.600

2.700

2.750

2.800

4.000

6

H. Tiên Yên

350

500

550

600

650

1.600

7

H. Đầm Hà

2.700

2.800

3.000

3.400

3.750

12.000

8

H. Hải Hà

2.565

2.600

2.650

2.650

2.700

4.000

9

H. Ba Chẽ

2.200

2.500

2.500

2.550

2.600

5.000

10

H. Vân Đồn

700

700

700

600

600

1.000

11

TX Đông Triều

1.635

1.900

2.100

2.400

2.500

3.000

12

TX. Quảng Yên

4.100

4.200

3.500

3.000

3.200

3.200

13

H. Cô Tô

425

500

500

550

600

600

 

PHỤ LỤC 2C:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN LỢN GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: con

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

Tổng số

300.778

330.000

370.000

400.000

420.000

550.000

1

TP. Hạ Long

22.500

15.000

15.000

15.000

15.000

20.000

2

TP. Móng Cái

24.520

27.000

28.000

29.000

27.000

35.000

3

TP. Cẩm Phả

15.000

34.000

34.600

35.000

40.000

65.000

4

TP. Uông Bí

13.538

10.000

11.000

12.000

14.000

20.600

5

H. Bình Liêu

5.000

6.000

6.500

7.100

7.600

8.000

6

H. Tiên Yên

15.000

16.000

18.000

21.000

25.000

30.000

7

H. Đầm Hà

28.270

43.000

79.000

96.000

99.000

140.000

8

H. Hải Hà

45.450

46.000

46.000

46.000

47.000

50.000

9

H. Ba Chẽ

5.000

5.500

6.000

7.500

9.000

20.000

10

H. Vân Đồn

8.100

8.100

8.500

9.000

9.000

9.000

11

TX. Đông Triều

81.000

81.000

85.000

90.000

95.000

120.000

12

TX. Quảng Yên

35.000

36.000

30.000

30.000

30.000

30.000

13

H. Cô Tô

2.400

2.400

2.400

2.400

2.400

2.400

 

PHỤ LỤC 2D:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 214/KH-UBND ngày 01/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: 1.000 con

TT

Địa phương

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

4.007,5

4.195,0

4.302,0

4.508,0

5.100,5

6.100,0

1

TP. Hạ Long

350

350

350

350

350

350

2

TP. Móng Cái

220

220

230

235

240

250

3

TP. Cẩm Phả

133

133

140

150

160

200

4

TP. Uông Bí

245

250

250

260

278

350

5

H. Bình Liêu

95

120

125

130

135

140

6

H. Tiên Yên

450

560

600

650

750

1.250

7

H. Đầm Hà

380

410

450

550

680

900

8

H. Hải Hà

308,5

311,

315

315

320

500

9

H. Ba Chẽ

85

90

90

95

95

150

10

H. Vân Đồn

85

93

94

95

95

30

11

TX. Đông Triều

878

880

880

900

1.200

1.250

12

TX. Quảng Yên

750

750

750

750

770

700

13

H. Cô Tô

28

28

28

28

28

30

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 214/KH-UBND năm 2021 về phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  • Số hiệu: 214/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Phạm Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản