Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 205/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre; Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016- 2020; Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020; trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1477/TTr-SNNPTNT ngày 31/10/2016 về việc tiến trình xây dựng kế hoạch gỗ lớn và mây tre, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành mây tre trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 với những nội dung sau:

1. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2020, tạo vùng nguyên liệu mây, tre do trồng mới tối thiểu 1.500 ha mây và 500 ha tre các loại, cả tập trung và phân tán; bảo vệ và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên tối thiểu 3.000 ha mây các loại.

- Củng cố và phát triển các loại hình sản xuất tiểu - thủ công nghiệp hàng mây tre nhằm từng bước gia tăng giá trị và hiệu quả kinh tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng mây tre, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề sản xuất hàng mây tre nhằm phát huy các giá trị về kinh tế, văn hóa, sinh thái, môi trường của làng nghề.

- Thúc đẩy hình thành thị trường hàng mây tre nhằm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, hỗ trợ phát triển du lịch, gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.

2. Phạm vi:

Phạm vi kế hoạch triển khai chủ yếu triển khai ở địa bàn 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới và một số xã miền núi thuộc huyện Phong Điền, huyện Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy; thí điểm các mô hình phát triển mây tre ở huyện Quảng Điền.

3. Đối tượng:

Các Công ty Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, các cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình được giao rừng, giao đất lâm nghiệp.

4. Khối lượng kế hoạch

a) Kế hoạch phát triển Mây

STT

Huyện/thị

Trồng rừng (ha)

Khoanh nuôi XTTS rừng (ha)

Mô hình thử nghiệm (ha)

Tập trung

Phân tán

Tổng cộng

1.000

500

3.000

18

1

A Lưới

600

100

1.000

 

2

Nam Đông

200

100

1.000

 

3

Phong Điền

50

70

250

 

4

Hương Trà

50

70

250

9

5

Quảng Điền

 

20

 

9

6

Hương Thủy

50

70

250

 

7

Phú Lộc

50

70

250

 

b) Kế hoạch phát triển tre

STT

Huyện/thị xã

Trồng rừng (ha)

Mô hình trình diễn (ha)

Tập trung

Phân tán

Tổng cộng

50

450

8

1

A Lưới

20

100

 

2

Nam Đông

10

100

 

3

Phong Điền

20

50

4

4

Hương Trà

 

50

4

5

Quảng Điền

 

50

 

6

Hương Thủy

 

50

 

7

Phú Lộc

 

50

 

5. Khái toán nhu cầu vốn và nguồn vốn

Tổng nhu cầu vốn phát triển rừng gỗ lớn giai đoạn 2017-2020 là 40,4 tỷ.

STT

Nội dung

Khối lượng

Đơn giá (1.000đ)

Thành tiền (1.000đ)

 

Tổng cộng

 

 

40.400.000

1

Trồng rừng tập trung

1050

 

11.000.000

 

Mây

1.000

10.000

10.000.000

 

Tre

50

20.000

1.000.000

2

Trồng phân tán

950

 

7.000.000

 

Mây

500

5.000

2.500.000

 

Tre

450

10.000

4.500.000

3

Khoanh nuôi XTTS

3.000

6.600

19.800.000

4

Mô hình trình diễn

26

 

600.000

 

Mây

18

20.000

360.000

 

Tre

8

30.000

240.000

5

Chi phí khuyến lâm

 

 

1.600.000

6. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tập trung ưu tiên lồng ghép nhiệm vụ phục hồi và phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trường vào các chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn; Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, nghiên cứu cơ chế chính sách, xây dựng mô hình mây tre trình diễn, hàng năm báo cáo UBND tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện.

b) Sở Công thương: Chủ trì nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển làng nghề mây tre đan gắn với hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã

c) Các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng Phòng hộ: xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện. Hàng năm lập hồ sơ thiết kế trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

Huy động tối đa sự tham gia phát triển ngành mây tre của các Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, các cộng đồng dân cư, các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các bên liên quan khác; thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ, phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững mây tre.

d) Chính quyền địa phương cấp huyện, xã

Tuyên truyền vận động hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tiếp tục nâng cao nhận thức, tích cực tham gia phát triển rừng và chế biến mây tre theo hướng bền vững, tiếp cận FSC - Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng); quy hoạch vùng trọng điểm đầu tư trồng mây tre tập trung, phân tán và lập kế hoạch chi tiết để thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, Công Thương;
- Các Công ty Lâm nghiệp;
- Các BQL Rừng Phòng hộ;
- UBND các huyện, thị xã;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: Lãnh đạo và CV: ĐC;
- Lưu VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phương

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 205/KH-UBND năm 2016 về phát triển ngành mây tre trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020

  • Số hiệu: 205/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 28/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản