Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1979/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 10 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số Điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 122/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020; số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Nghị quyết số 95/NQ-HĐND ngày 21/9/2017 của Hội Đồng nhân dân tỉnh Ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 313/TTr-SNN ngày 03/10/2017),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển:

- Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp vừa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa bảo đảm các mục tiêu cơ bản về an ninh lương thực (gồm an ninh dinh dưỡng) cả trước mắt và lâu dài, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần cải thiện mức sống cho dân cư nông thôn, đồng thời cung ứng sản phẩm an toàn cho chế biến và người tiêu dùng.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) phải theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng đất, hình thành những vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, hiện đại đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Chú trọng phát triển thị trường, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản chủ lực hoặc đặc hữu của địa phương, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sản xuất và sinh thái.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải trên cơ sở đổi mới tư duy, tiếp cận thị trường, kết hợp ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với đổi mới và phát triển quan hệ sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm trung tâm. Nhà nước làm tốt vai trò kiến tạo phát triển thông qua đổi mới cơ chế, chính sách, thể chế và các hỗ trợ cần thiết, tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động, nhất là các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể, trang trại.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gắn liền với hệ thống chính sách đảm bảo huy động các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, sự hỗ trợ của nhà nước và phát huy hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu phát triển:

a) Mục tiêu chung:

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững dựa trên đổi mới tổ chức sản xuất; đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ; chuyên môn hóa đáp ứng nhu cầu đa dạng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn; bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới; thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; thực hiện thành công các mục tiêu đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

b) Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng 3,5 - 4%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tăng 4%/năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó nông nghiệp thuần tăng bình quân 2,6 - 2,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 2,8-3%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Cơ cấu nông nghiệp thuần chiếm khoảng 62 - 63% đến năm 2020 và 59 - 60% đến năm 2025; cơ cấu trồng trọt ở mức 35 - 36% đến năm 2020 và 30 - 31% đến 2025; chăn nuôi ở mức 20 - 21% đến năm 2020 và 22% đến năm 2025 trong cơ cấu của ngành nông lâm, thủy sản.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) ngành nông lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng 4,0 - 4,5% giai đoạn 2016 - 2020; tăng 5,0 - 5,5% giai đoạn 2021 - 2025; trong đó trồng trọt tăng 2,5 - 2,7%/năm, chăn nuôi tăng 4,5 - 5,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020; trồng trọt tăng 2,3 - 2,5%/năm, chăn nuôi tăng 6,5 - 7,0%/năm giai đoạn 2021 - 2025.

- Giá trị sản phẩm đến năm 2020 thu được trên đơn vị diện tích đất trồng trọt đạt 110 triệu đồng/ha/năm (tăng 1,5 lần so với năm 2015) và đến năm 2025 đạt 150 triệu đồng/ha/năm (tăng hơn 02 lần so với năm 2015).

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 khoảng 45 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 1,8 lần so với năm 2015) và đến năm 2025 khoảng 75 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 3 lần so với năm 2015).

c) Tầm nhìn đến năm 2030:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng khoảng 3 - 3,2%/năm, trong đó nông nghiệp thuần tăng bình quân 2,4 - 2,5%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản (theo giá so sánh 2010) tăng 4,0 - 4,4%/năm trong đó trồng trọt tăng 2 - 2,2%/năm, chăn nuôi 5%/năm và cơ cấu trồng trọt ở mức 27 - 28%, chăn nuôi chiếm 22 - 23%.

- Phấn đấu đến năm 2030 giá trị sản phẩm thu được trên đơn vị diện tích đất trồng trọt đạt 200 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2030 khoảng 100 triệu đồng/người/năm.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH

1. Trồng trọt:

Chủ yếu tập trung vào 6 cây trồng chính: lúa, bắp, mía, sắn, rau các loại và hoa cây cảnh. Đồng thời, quy hoạch sử dụng đất gắn với tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung ruộng đất; ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ, giống và kỹ thuật canh tác công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

a) Cây lúa: Duy trì và sử dụng linh hoạt khoảng 24.562 ha đất canh tác lúa 2 vụ; Năng suất bình quân 6,5 - 7 tấn/ha. Nâng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận, lúa lai F1 đạt khoảng 93% vào năm 2020 và đến năm 2030 đạt 100%. Trong đó: Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao: 10.000 ha năm 2020; năm 2025: 10.500 ha và năm 2030: 12.000 ha. Vận động chuyển đổi diện tích canh tác lúa 1 vụ, đất lúa sản xuất kém hiệu quả (8.819 ha) sang trồng cây hàng năm khác hoặc chăn nuôi có giá trị cao hơn.

b) Cây bắp: Đến năm 2020 tổng diện tích canh tác bắp khoảng 7.000 ha, năm 2025 khoảng 8.000 ha và duy trì diện tích chuyên canh bắp hiện có đến năm 2030. Năng suất bình quân giai đoạn 2016 - 2020: 5 - 6 tấn/ha; giai đoạn 2021 - 2025: 7 - 8 tấn/ha; giai đoạn 2026 - 2030: 9 - 10 tấn/ha. Tập trung các huyện Sông Hinh, Sơn Hoà, Tuy An, Tây Hoà, Phú Hoà (diện tích 8.000 ha).

c) Cây mía: Định hướng vùng nguyên liệu ổn định khoảng 23.000 ha, tập trung chủ yếu ở Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân, Tây Hòa,… năng suất bình quân 75 - 85 tấn/ha. Nâng tỷ lệ giống mía mới ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt trên 95% diện tích vùng nguyên liệu.

d) Cây sắn: Giảm diện tích còn 11.000 ha. Tập trung ở: Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (diện tích giảm đề nghị chuyển sang trồng rau đậu các loại và phát triển lâm nghiệp). Năng suất bình quân 30 - 40 tấn/ha. Quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đến 2020 là 11.000ha.

e) Rau màu các loại:

- Cây đậu: Tăng diện tích gieo trồng lên 6.640 ha năm 2020; 7.900 ha năm 2025 và đạt 9.300 ha năm 2030. Trong đó, cây đậu phộng: diện tích 3.733 ha; cây đậu nành: diện tích khoảng 2.280 ha; cây họ đậu khác: diện tích 3.287 ha.

- Cây rau: Diện tích gieo trồng tăng từ 6.014 ha năm 2015 lên 9.840 ha năm 2020; 12.800 ha năm 2025 và đạt 15.700 ha vào năm 2030. Xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất rau màu hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao và an toàn theo tiêu chuẩn GAP.

g) Hoa cây cảnh: Phấn đấu đến năm 2030 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 500 ha, trong đó: Thành phố Tuy Hòa: 200 ha; thị xã Sông Cầu: 50 ha; huyện Tuy An: 100 ha; khu vực ven thị trấn Phú Thứ, La Hai, Hai Riêng, Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung, Củng Sơn... và các điểm du lịch với diện tích 150 ha. Nghiên cứu phát triển các mô hình trồng hoa công nghệ cao tại Đà Lạt vào áp dụng trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi đầu tư vùng chuyên canh trồng hoa cây cảnh áp dụng công nghệ cao tại khu vực phía Bắc thành phố Tuy Hòa - phía Nam huyện Tuy An. h) Một số cây có tiềm năng khác:

- Cây hồ tiêu: Diện tích tăng lên khoảng 1.000 ha; tập trung ở xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây (Tây Hòa), xã Sơn Long (Sơn Hòa) và xã Ea Bar (Sông Hinh).

- Cây cao su: Giảm diện tích quy hoạch xuống còn 6.000 ha, tập trung ở Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân gắn với khai thác chế biến mủ cao su.

- Các loại cây ăn quả: Tổng diện tích: 4.350 ha, tập trung một số loại cây có khả năng phát triển và gắn với công nghiệp chế biến như: Cây dứa (Phú Hòa), dừa xiêm (Sông Cầu), dưa hấu (Sơn Hòa, Sông Hinh); mãng cầu dai (Phú Hòa) và một số cây khác như: Cam, sầu riêng, xoài, cây bơ giống mới, mít không hạt, đu đủ lai, măng tây, chanh không hạt, ca cao, gấc...

- Cây dược liệu: Diện tích mở rộng khoảng 1.000 ha. Một số cây dược liệu cần phát triển: Đinh lăng, diệp hạ châu, tần dày lá, cỏ mực, rau mèo, rau đắng, sáo tam phân, cam thảo đá bia, bình vôi, cây bá bệnh, rễ vàng, sâm cau, sa nhân…

k) Phát triển những cây trồng mới: Nấm vân chi, cây chùm ngây, cây gai Ramie (còn gọi là cây lá gai), cây trôm,…

2. Chăn nuôi:

a) Định hướng phát triển các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của địa phương là bò, heo, gà, vịt. Đồng thời, phát triển thêm một số vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Yên như: Chim yến, hươu, nai, dê,…

- Chăn nuôi bò: Phát triển mạnh đàn bò ở các huyện miền núi như Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân. Quy mô đàn năm 2020: 190.000 con, năm 2025: 240.000 con, năm 2030: 250.000 - 252.000 con. Nâng tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 70%. Duy trì đàn bò vàng địa phương ở mức 20 - 30% so với tổng đàn. Từng bước chuyển từ chăn nuôi bò nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình công nghiệp.

- Chăn nuôi trâu: Quy mô đàn năm 2020: 6.300 con, năm 2025: 10.000 con, và năm 2030: 12.000 con. Vùng chăn nuôi trâu tập trung ở các huyện: Sơn Hòa, Sông Hinh, Phú Hòa và Tây Hòa, Đông Hòa. Đẩy mạnh hình thức nuôi trâu sinh sản và vỗ béo thịt.

- Chăn nuôi heo: Phát triển ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa. Quy mô đàn năm 2020: 150.000 con, năm 2025: 209.000 - 210.000 con, và năm 2030: 250.000 con (không tính heo sữa). Tỷ lệ heo lai hướng nạc năm 2025 đạt khoảng 95% tổng đàn. Tiếp tục phát triển các trang trại có quy mô vừa, liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Chăn nuôi gia cầm:

+ Chăn nuôi gà: Quy mô đàn năm 2020: 2.000 nghìn con, năm 2025 và năm 2030 ổn định khoảng 2.050 nghìn con, phân bố toàn tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở các huyện: Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa. Phát triển mô hình nuôi gà thả vườn và nuôi theo quy mô trang trại, đảm bảo trong giai đoạn 2016 - 2030, tỷ lệ giống gà thả vườn đạt trên 50% so với tổng đàn.

+ Chăn nuôi thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): Quy mô đàn năm 2020: 1.500 nghìn con; năm 2025 và năm 2030 ổn định khoảng 1.550 nghìn con. Tiếp tục nâng tỷ lệ giống vịt thuần đạt trên 80% so với tổng đàn trong giai đoạn 2016 -2030. Ưu tiên phát triển ở các vùng trũng, nhất là ở các huyện: Đông Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và Tuy An.

- Các vật nuôi khác có tiềm năng phát triển:

+ Chim yến: Phát triển nghề nuôi yến theo quy hoạch được duyệt.

+ Dê, nai: Chủ yếu phát triển ở các vùng miền núi theo hướng trang trại, nuôi nhốt.

+ Ong lấy mật: Tận dụng các vườn đồi, vườn nhà để phát triển chăn nuôi ong lấy mật.

b) Vùng chăn nuôi tập trung: Theo Quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011; kết quả sau rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo Quyết định số 1673/QĐ-UBND và đề nghị bổ sung mới của UBND các huyện, thị xã, thành phố; dự kiến đến năm 2030 toàn tỉnh Phú Yên có 103 vùng chăn nuôi tập trung.

c) Các cơ sở giết mổ tập trung: Theo Quy hoạch các khu vực giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 22/11/2011 và kết quả sau rà soát, điều chỉnh, bổ sung thêm 6 khu. Như vậy, đến năm 2030 có 47 khu giết mổ tập trung.

3. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản:

Theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ và cá nhân thông qua đầu tư khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật bảo quản sản phẩm, chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao để khai thác thế mạnh của nông nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh nông sản của tỉnh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Một số ngành hàng chủ lực cần ưu tiên: (1) Lúa gạo; (2) Mía đường, sắn; (3) Sản phẩm chăn nuôi; (4) Hạt điều.

4. Đầu tư và phát triển hiệu quả Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên:

- Nâng cao vai trò của Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, sớm có Nghị quyết về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh từ đó mới có các chính sách hỗ trợ phát triển. Tập trung thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên đến năm 2030. Tăng cường hoạt động khoa học công nghệ tiếp cận từ nước ngoài, chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu.

- Triển khai ngay một số dự án đã cấp phép đầu tư; hình thành Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường liên kết với Trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Phát triển cây dược liệu, nấm được coi là đột phá bước đầu trong hoạt động của Khu nông nghiệp công nghệ cao. Cần thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả, đặc biệt thu hút các nguồn vốn FDI, ODA và các nhà đầu tư lớn vào Khu nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên,…

5. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn quy hoạch:

a) Dự án xây dựng Hồ chứa nước Mỹ Lâm và hệ thống kênh mương.

b) Dự án xây dựng Hồ chứa nước Suối Cái.

c) Dự án xây dựng Hồ chứa nước Tân Hiên.

d) Dự án xây dựng Hồ chứa nước Soi Bà Trúng.

e) Dự án Giống vật nuôi và cây trồng giai đoạn 2016-2020.

g) Đầu tư tăng cường năng lực giám định dịch hại cây trồng và phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản.

h) Xây dựng vùng chuyên canh trồng hoa cây cảnh áp dụng công nghệ cao.

k) Xây dựng Nhà máy chế biến tinh bột bắp.

l) Xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi.

m) Xây dựng Nhà máy chế biến gạo hàng hóa.

n) Xây dựng các nhà máy (cơ sở) giết mổ gia súc gia cầm quy mô công nghiệp.

6. Tổng vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:

a) Tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp là: 10.964 tỷ đồng.

b) Phân kỳ đầu tư:

- Giai đoạn 2016 - 2020: 4.440 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021 - 2025: 3.676 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2026 - 2030: 2.847 tỷ đồng. c) Phân nguồn:

- Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện): 6.114 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55,8%.

- Vốn tín dụng đầu tư, vốn vay, ODA: 1.350 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,3%.

- Vốn doanh nghiệp, vốn tự có của dân: 3.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 31,9%.

(Kèm theo các phụ lục từ số 1 đến số 5)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về vốn đầu tư:

Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, như: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, vốn nhân dân, vốn đầu tư nước ngoài,…

2. Giải pháp về sử dụng đất nông nghiệp:

Hạn chế việc chuyển đổi đất lúa sang đất phi nông nghiệp, giữ ổn định diện tích đất canh tác 2 vụ lúa ở mức 24.562 ha. Hình thành thị trường đất nông nghiệp, thực hiện việc tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Khuyến khích nông dân góp cổ phần vào các doanh nghiệp nông nghiệp bằng quyền sử dụng đất, tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân. Có chính sách để nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nội bộ ngành nông nghiệp, thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê mướn đất nông nghiệp,… để người sản xuất tích tụ tập trung ruộng đất.

3. Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:

Nhanh chóng ứng dụng công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gen vào sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở nghiên cứu tạo cây trồng, vật nuôi. Tập trung xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho cây trồng thế mạnh: lúa, mía, sắn, rau màu;…

4. Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn:

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với tạo việc làm. Thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ trẻ, thu hút những cán bộ kỹ thuật có trình độ cao cho ngành nông nghiệp.

5. Giải pháp phát triển liên kết “4 nhà” (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp):

Triển khai có hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo QĐ 62/2013/QĐ-TTg và Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT. Qui hoạch các vùng sản xuất, vùng chuyên canh theo “cánh đồng lớn”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi hiệu quả thiết thực của việc liên kết “4 nhà” và nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp trong việc tôn trọng hợp đồng sản xuất. Tổ chức lớp đào tạo nâng cao kiến thức quản lý hợp tác xã, kết nối thị trường... cho đội ngũ xã viên ở các hợp tác xã. Thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp và có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa. Khuyến khích phát triển công ty cổ phần nông nghiệp trong đó người nông dân sẽ là cổ đông.

6. Giải pháp về xúc tiến thương mại và phát triển thị trường

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.

Đổi mới tư duy và tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, phát triển mạnh thương mại điện tử. Thường xuyên tổ chức phiên giao dịch, hội chợ triển lãm để giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, các đặc sản của tỉnh,... Đẩy mạnh công tác dự báo và thông tin thị trường. Tăng cường giao lưu, hợp tác thương mại với các địa phương trong nước. Nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại.

7. Giải pháp sản xuất theo chuỗi giá trị nguồn lực:

Thay đổi tư duy từ sản xuất theo khả năng sang sản xuất theo nhu cầu thị trường. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội xây dựng thương hiệu. Cụ thể hóa các chính sách để hỗ trợ tích tụ đất đai, thuế, vốn vay, bảo hiểm rủi ro, đào tạo nguồn lực... Tạo điều kiện để nông dân góp quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp. Hỗ trợ để hình thành nhóm sở thích, Hiệp hội theo từng ngành hàng cụ thể.

8. Các giải pháp khác:

- Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Giải pháp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu trong nông nghiệp.

- Giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Giải pháp liên kết, hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để các ngành, các cấp, nhân dân, các doanh nghiệp được biết và phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo về cho UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần bổ sung, điều chỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét và Quyết định điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đầu tư cho để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất.

3. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách, để bảo đảm thực hiện nội dung quy hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.

4. Các sở, ban, ngành liên quan khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để chỉ đạo những vấn đề liên quan đến việc thực hiện quy hoạch.

5. Các HTX nông nghiệp: Tổ chức hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Đổi mới phương thức hoạt động theo Luật HTX sửa đổi và các quy định hiện hành. Thực hiện có hiệu quả phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản và vai trò tổ chức đại diện cho nông dân theo quy định.

6. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Phối hợp, liên kết sản xuất từ cung ứng các dịch vụ đầu vào đến thu mua chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên. Cùng với nông dân tích cực tham gia sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản qua hợp đồng kinh tế.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành chức năng của tỉnh thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình của quy hoạch trên địa bàn. Có phương án quy hoạch đất và huy động các nguồn lực đầu tư về cơ sở hạ tầng, các công trình phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh nhằm phát triển sản xuất hiệu quả.

8. Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Có trách nhiệm tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030“ tới cộng đồng dân cư. Tuyên truyền có hiệu quả công tác ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH VÙNG CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh)

STT

Địa điểm

Diện tích (ha)

Kinh phí (tỷ đồng

Giai đoạn 2016- 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Diện tích (ha)

Kinh phí (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Kinh phí (tỷ đồng)

Diện tích (ha)

Kinh phí (tỷ đồng)

 

Tổng cộng (103 vùng CNTT)

10.927,4

2.950,7

6.010,4

1.804,2

4.917

1.475

-

-

I

TP.Tuy Hòa

135

41

135

41

-

-

-

-

1

Thôn Cẩm Tú + Sơn Thọ + Thọ Vức - Hòa Kiến

80

24

80

24

-

-

 

-

2

Thôn Thượng Phú - Bình Kiến

15

5

15

5

-

-

 

-

3

Thôn Phú Liên + Phú Lương - An Phú

40

12

40

12

-

-

 

-

II

TX.Sông Cầu

320

96

170

51

150

45

-

-

1

Khu Hậu Sơn, thôn Bình Nông - Xuân Lâm

100

30

50

15

50

15

 

-

2

Phụng Lãnh, thôn Thạch Khê - Xuân Lộc

100

30

50

15

50

15

 

-

3

Hảo Danh + Hảo Nghĩa - Xuân Thọ II

100

30

50

15

50

15

 

-

4

Xã Xuân Hòa

5

2

5

2

-

-

 

-

5

Xã Xuân Phương

5

2

5

2

-

-

 

-

6

Xã Xuân Bình

10

3

10

3

-

-

 

-

III

H. Đồng Xuân

1.310

393

393

118

917

275

-

-

1

Khu Nhà Ngài, thôn Phú Hội - Xuân Phước

30

9

30

9

-

-

 

-

2

Khu Rộc Nhựt - Long Hai Thăng - La

199

60

100

30

99

30

 

-

3

Khu Phố Long Hà - La Hai

5

2

5

2

-

-

 

-

4

Khu Lỗ Vàng, thôn Long Thạch - Xuân Long

100

30

 

-

100

30

 

-

5

Thôn Xí Thoại - Xuân Lãnh

10

3

10

3

-

-

 

-

6

Thôn Da Dù - Xuân Lãnh

40

12

40

12

-

-

 

-

7

Khu Bằng Hòn Mối, thôn Phú Tâm - Xuân Quang I

100

30

 

-

100

30

 

-

8

Khu Bằng Cây Trôi, thôn Suối Cối - Xuân Quang I

100

30

 

-

100

30

 

-

9

Khu Bằng Đồng Hội, thôn Đồng Hội - Xuân Quang I

100

30

 

-

100

30

 

-

10

Thôn Kỳ Lộ - Xuân Quang I

20

6

20

6

-

-

 

-

11

Xã Xuân Quang I

100

30

10

3

90

27

 

-

12

Bằng Bồ Bồ, thôn Kỳ Đu - Xuân Quang II

70

21

70

21

-

-

 

-

13

Hốc Tre, thôn Thạnh Đức - Xuân Quang III

10

3

 

-

10

3

 

-

14

Xuân Quang III

26

8

3

1

23

7

 

-

15

Bầu Năng + Đồng Lỗ Tây Thôn Tân Vinh - Xuân Sơn Nam

20

6

 

-

20

6

 

-

16

Gò Cây Me, thôn Tân Vinh - Xuân Sơn Nam

10

3

 

-

10

3

 

-

17

Nốc Nhi, thôn Tân Bình - Xuân Sơn Bắc

15

5

 

-

15

5

 

-

18

Khu Xã Đổng, thuộc thôn 1 và 2 - Đa Lộc

20

6

20

6

-

-

 

-

19

Khu Soi Lang + Hốc Sung thôn 3 - Đa Lộc

50

15

 

-

50

15

 

-

20

Khu Hố Hầm, thôn 6 - Đa Lộc

30

9

 

-

30

9

 

-

21

Xã Xuân Long

40

12

40

12

-

-

 

-

22

Xã Xuân Phước

190

57

20

6

170

51

 

-

23

Xã Đa Lộc

25

8

25

8

-

-

 

-

IV

H.Tuy An

330

99

160

48

170

51

-

-

1

Tiểu Khu 248, thôn Phước Hậu + 247 thôn Tuy Dương - An Hiệp

80

24

80

24

-

-

 

-

2

Khu Trảng Lớn, Vùng 13 - An Nghiệp

70

21

 

-

70

21

 

-

3

Tiểu Khu 255, thôn Kim Sơn - An Thọ

50

15

50

15

-

-

 

-

4

Khu Dòng Thiên, thôn Phong Thái - An Lĩnh

30

9

 

-

30

9

 

-

5

Vùng 3 + Vùng 8, thôn Thái Long - An Lĩnh

70

21

 

-

70

21

 

-

6

Đồng Bồ Bồ Và Đồng Hàng, thôn Long Bình - Chí Thạnh

30

9

30

9

-

-

 

-

V

H. Phú Hòa

300

90

300

90

-

-

-

-

1

Thôn Phong Hậu + Nhất Sơn - Hòa Hội

100

30

100

30

-

-

 

-

2

Thôn Định Thái - Hòa Định Đông

40

12

40

12

-

-

 

-

3

Khu Đồng Zin - TT. Phú Hòa

30

9

30

9

-

-

 

-

4

Thôn Đồng Mỹ + thôn Thạnh Lâm - Hòa Quang Bắc

15

5

15

5

-

-

 

-

5

Thôn Phú Sen Tây + Cẩm Thạch - Hòa Định Tây

65

20

65

20

-

-

 

-

6

Thôn Phú Thạnh - Hòa Quang Nam

50

15

50

15

-

-

 

-

VI

H.Sơn Hòa

4.135

910

3.220

966

915

275

-

-

1

Khu Phố Tịnh Sơn + Tây Hòa - Củng Sơn

20

6

20

6

-

-

 

-

2

Thôn Phú Sơn - Krông Pa

100

30

100

30

-

-

 

 

3

Thôn Phú Hữu - Suối Bạc

30

9

 

-

30

9

 

-

4

Thôn Tân Lương - Xã Sơn Hội

60

18

 

-

60

18

 

-

5

Khu Kiều Kiều - Sơn Xuân

50

15

 

-

50

15

 

-

6

Thôn Nguyên Xuân - Sơn Nguyên

70

21

 

-

70

21

 

-

7

Buôn Ma Lăng + Ma Đao - Cà Lúi

50

15

 

-

50

15

 

-

8

Buôn Đá Bàn + Gia Tru - Phước Tân

50

15

 

-

50

15

 

-

9

Khu đất nông trường Vân Hòa cũ + đất thôn Hòa Bình, Hòa Nghĩa, Hòa Thuận - Xã Sơn Định

300

50

180

54

120

36

 

-

10

Thôn Tân Thành - xã Sơn Hội

270

81

70

21

200

60

 

-

11

Xã Krông Pa

300

50

200

60

100

30

 

-

12

Xã Suối Trai

285

50

100

30

185

56

 

-

13

Xã Sơn Hội

600

50

600

180

-

-

 

-

14

Xã Suối Bạc

100

50

100

30

-

-

 

-

15

Xã Sơn Long

600

50

600

180

-

-

 

-

16

Xã Sơn Phước

100

50

100

30

-

-

 

-

17

Xã Phước Tân

50

50

50

15

-

-

 

-

18

Xã Sơn Xuân

300

50

300

90

-

-

 

-

19

Xã Sơn Định

600

50

600

180

-

-

 

-

20

Xã Ea Chà Rang

50

50

50

15

-

-

 

-

21

Xã Suối Trai

50

50

50

15

-

-

 

-

22

Xã Krông Pa

50

50

50

15

-

-

 

-

23

Xã Sơn Hà

50

50

50

15

-

-

 

-

VII

H. Sông Hinh

3.552

1.066

1.172

352

2.380

714

-

-

1

Thôn Suối Biểu - Sơn Giang

150

45

150

45

-

-

 

-

2

Khu vực buôn Trinh cũ - Ea Trol

300

90

300

90

-

-

 

-

3

Thôn Bình Giang - Đức Bình Đông

80

24

80

24

-

-

 

-

4

Buôn Bá - Ea Bá

80

24

80

24

 

 

 

 

5

Thôn Tân Bình - Ea Ly

70

21

70

21

 

 

 

 

6

Buôn Bai - Ea Lâm

70

21

70

21

 

 

 

 

7

Xã Eatrol

480

144

100

30

380

114

 

-

8

Xã Ea Lâm

800

240

70

21

730

219

 

-

9

Xã Ea Bá

600

180

80

24

520

156

 

-

10

Thôn Hà Giang - xã Sơn Giang

3

1

3

1

-

-

 

-

11

Buôn Quang Dù - Xã Đức Bình Tây

4

1

4

1

-

-

 

-

12

Xã Sông Hinh

750

225

100

30

650

195

 

 

13

Xã Ea Bar

150

45

50

15

100

30

 

 

14

Thị trấn Hai Riêng

15

5

15

5

-

-

 

 

VIII

H.Tây Hòa

812,4

243,7

427,4

128,2

385,0

115,5

-

-

1

Khu Bàu Sét - Hòa Thịnh

40

12

40

12

-

-

 

-

2

Khu Núi Lá - Hòa Mỹ Tây

15

5

15

5

-

-

 

-

3

Khu Đồng Quán + Lò Chay thôn Phú Phong - Hòa Đồng

2

1

2

1

-

-

 

-

4

Hội Cư - Hòa Tân Tây

22

7

22

7

-

-

 

-

5

Ven sông Ba, thôn Phước Thành Đông - Hòa Phong

3

1

3

1

-

-

 

-

6

Khu Thò Đo + Bình Minh thôn Lương Phước - Hòa Phú

25

8

25

8

-

-

 

-

7

Khu Bàu Cát + đồng Ông Toản - Hòa Phú

15

5

15

5

-

-

 

-

8

Thôn Lạc Điền + Mỹ Bình - Sơn Thành Đông

70

21

70

21

-

-

 

-

9

Gò Đu thôn Phước Thịnh - Hòa Bình 2

10

3

10

3

-

-

 

-

10

Khu Tây Mét thôn Nông Nghiệp - Hòa Bình 1

10

3

10

3

-

-

 

-

11

Đồng Mương Bơ thôn Lạc Chỉ - Hòa Mỹ Đông

50

15

50

15

-

-

 

-

12

Khu Chăn Nuôi Đội 5, Khu Phố Phú Thứ - TT Phú Thứ

0,4

0,1

0,4

0,1

-

-

 

-

13

Xã Hòa Phú

300

90

 

-

300

90

 

-

14

Xã Sơn Thành Đông

100

30

15

5

85

26

 

-

15

Xã Hòa Mỹ Tây

80

24

80

24

-

-

 

 

16

Xã Hòa Bình 1

6

2

6

2

-

-

 

 

17

Xã Hòa Phong

5

2

5

2

-

-

 

 

18

Xã Hòa Phú

4

1

4

1

-

-

 

 

19

Xã Sơn Thành Đông

20

6

20

6

-

-

 

 

20

Xã Sơn Thành Tây

35

11

35

11

-

-

 

 

IX

H. Đông Hòa

33

10

33

10

-

-

-

-

1

Khu Vườn Đào Thôn Tân Đạo - Hòa Tân Đông

30

9

30

9

-

-

 

-

2

Hòa Hiệp Trung

3

1

3

1

-

-

 

-

 

PHỤ LỤC 2

 QUY HOẠCH KHU GIẾT MỔ TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, thành phố, thị xã

Số điểm

Tổng kinh phí (triệu đồng)

GĐ 2016-2020

GĐ 2021-2030

Số điểm

Kinh phí (triệu đồng)

Số điểm

Kinh phí (triệu đồng)

TỔNG CỘNG

47

94.000

24

48.000

23

46.000

I

TP. Tuy Hòa

2

3.000

2

3.000

-

-

1

Nâng cấp, mở rộng lò mổ gia súc phường 8

1

1.000

1

1.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ P. Phú Lâm

1

2.000

1

2.000

-

-

II

TX. Sông Cầu

5

10.000

2

4.000

3

6.000

1

Xây mới lò giết mổ KP. Lệ Uyên Đông - phường Xuân Yên

1

2.000

1

2.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ thôn Lộc Thọ - Xuân Lộc

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ thôn III - Xuân Hải

1

2.000

 

-

1

2.000

4

Xây mới lò giết mổ thôn Bình Thạnh - Xuân Bình

1

2.000

 

-

1

2.000

5

Xây mới lò giết mổ thôn Phương Lưu - Xuân Thọ I

1

2.000

 

-

1

2.000

III

H. Đồng Xuân

7

14.000

3

6.000

4

8.000

1

Xây mới lò giết mổ Khu phố Long Thăng - La Hai

1

2.000

1

2.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ Đồng Tân Hiệp - Phú Xuân B - Xuân Phước

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ thôn Lãnh Vân - Xuân Lãnh

1

2.000

1

2.000

-

-

4

Xây mới lò giết mổ khu Bằng Dẽ thôn Kỳ Lộ - Xuân Quang I

1

2.000

 

-

1

2.000

5

Xây mới lò giết mổ đội 7 thôn Phước Lộc - Xuân Quang III

1

2.000

 

-

1

2.000

6

Xây mới lò giết mổ khu Gò Bà Chở, thôn Tân Bình - Xã Xuân Sơn Bắc

1

2.000

 

-

1

2.000

7

Xây dựng mới lò giết mổ khu Suối Ngang, thôn Kỳ Đu - Xã Xuân Quang 2

1

2.000

 

-

1

2.000

IV

H. Tuy An

5

10.000

3

6.000

2

4.000

1

Xây mới lò giết mổ xóm Long Đức - khu phố Long Bình - Chí Thạnh

1

2.000

1

2.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ Núi Gò Dầu thôn 3 - An Ninh Tây

1

2.000

 

-

1

2.000

3

Xây mới lò giết mổ trại heo cũ thôn Phú Mỹ - An Dân

1

2.000

1

2.000

-

-

4

Xây mới lò giết mổ Núi Mây thôn Giai Sơn - An Mỹ

1

2.000

1

2.000

-

-

5

Xây mới lò giết mổ vùng 10 thôn Trung Lương I - An Nghiệp

1

2.000

 

-

1

2.000

V

H. Phú Hòa

5

13.000

3

9.000

2

4.000

1

Xây mới lò giết mổ Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao H. Phú Hòa

1

5.000

1

5.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ gò Lớn thôn Vĩnh Phú - Hòa An

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ gò Đỗ thôn Phụng Tường I - Hòa Trị

1

2.000

 

-

1

2.000

4

Xây mới lò giết mổ KP Định Thắng - Phú Hòa

1

2.000

1

2.000

-

-

5

Xây mới lò giết mổ gò Găng thôn Cẩm Thạch - Hòa Định Tây

1

2.000

 

-

1

2.000

VI

H. Sơn Hòa

6

12.000

2

4.000

4

8.000

1

Xây mới lò giết mổ khu lò gạch khu phố Tây Hòa -Cũng Sơn

1

2.000

1

2.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ thôn Phú Hữu - Suối Bạc

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ thôn Tân Hội - Sơn Hội

1

2.000

 

-

1

2.000

4

Xây mới lò giết mổ thôn Vân Hòa - Sơn Long

1

2.000

 

-

1

2.000

5

Xây mới lò giết mổ buôn Kiến Thiết - Ea Cha Rang

1

2.000

 

-

1

2.000

6

Xây dựng lò giết mổ khu vực Hòn Một, khu phố Bắc Lý - TT Củng Sơn

1

2.000

 

-

1

2.000

VII

H. Sông Hinh

8

14.000

3

4.000

5

10.000

1

Nâng cấp khu giết mổ thị trấn Hai Riêng (đã có)

1

-

1

 

 

 

2

Xây mới lò giết mổ thôn Bình Sơn - Sông Hinh

1

2.000

 

-

1

2.000

3

Xây mới lò giết mổ thôn Vạn Giang - Sơn Giang

1

2.000

1

2.000

-

-

4

Xây mới lò giết mổ thôn Tân Lập - Đức Bình Đông

1

2.000

 

-

1

2.000

5

Xây mới lò giết mổ thôn Đồng Phú - Đức Bình Tây

1

2.000

 

-

1

2.000

6

Xây mới lò giết mổ Buôn Thứ - Ea Ba

1

2.000

 

-

1

2.000

7

Xây mới lò giết mổ thôn Tân Yên - Ea Ly

1

2.000

1

2.000

-

-

8

Xây mới lò giết mổ buôn Ba - Ea Lâm

1

2.000

 

-

1

2.000

VIII

H. Tây Hòa

6

12.000

4

8.000

2

4.000

1

Xây mới lò giết mổ thị trấn Phú Thứ

1

2.000

 

-

1

2.000

2

Xây mới lò giết mổ thôn Phú Thuận - Hoà Mỹ Đông

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ thôn Lạc Điền - Sơn Thành Đông

1

2.000

 

-

1

2.000

4

Xây mới lò giết mổ chợ Mỹ Thạnh Đông - Hòa Phong

1

2.000

1

2.000

-

-

5

Xây mới lò giết mổ thôn Lạc Đạo -Xã Sơn Thành Tây

1

2.000

1

2.000

 

 

6

Xây mới lò giết mổ Lò chay - Xã Hoà Đồng

1

2.000

1

2.000

 

 

IX

H. Đông Hòa

3

6.000

2

4.000

1

2.000

1

Xây mới lò giết mổ thị trấn Hòa Vinh

1

2.000

1

2.000

-

-

2

Xây mới lò giết mổ thị trấn Hòa Hiệp Trung

1

2.000

1

2.000

-

-

3

Xây mới lò giết mổ - Phước Lộc 1

1

2.000

 

-

1

2.000

 

PHỤ LỤC 3

PHÂN KỲ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số:1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh)

STT

Nhu cầu vốn (tỷ đồng)

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2030

2016-2020

2021-2025

2026-2030

Cộng

 

Tổng cộng

4.277

4.440

3.676

2.847

10.964

 

Trồng trọt

2.947

2.930

2.258

1.656

6.843

 

Chăn nuôi

1.063

1.215

1.161

984

3.359

 

Dịch vụ nông nghiệp

268

296

257

208

761

 

Bình quân 1 năm

855

888

735

569

731

 

PHỤ LỤC 4

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số:1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh)

STT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

2016 - 2020

2021 - 2025

2026 - 2030

 

Tổng cộng

tỷ đồng

4.440

3.676

2.848

10.964

1

Ngân sách nhà nước (bao gồm NS Trung ương, NS tỉnh, NS huyện)

tỷ đồng

2.940

2.026

1.148

6.114

 

Tỷ lệ so với tổng vốn

%

66,2

55,1

40,3

55,8

2

Vốn tín dụng đầu tư, vốn vay, ODA

tỷ đồng

500

450

400

1.350

 

Tỷ lệ so với tổng vốn

%

11,3

12,2

14,0

12,3

3

Vốn doanh nghiệp, vốn tự có của dân

tỷ đồng

1000

1.200

1300

3.500

 

Tỷ lệ so với tổng vốn

%

22,5

32,6

45,6

31,9

 

PHỤ LỤC 5

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH PHÚ YÊN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1979/QĐ-UBND ngày 10/10/2017 của UBND tỉnh)

TT

Tên dự án

Địa điểm xây dựng

Mục tiêu đầu tư

Quy mô dự kiến đầu tư

Tổng mức đầu tư (tr.đồng)

Nguồn vốn và khả năng huy động

Ghi chú

 

TỔNG

 

 

 

3.796.191

 

 

I

Danh mục các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

 

 

 

2.121.856

 

 

1

Nâng cấp hồ chứa nước Lỗ Ân

Tuy An, Tuy Hòa

Cung cấp nước tưới

Cấp III

107.080

Ngân sách Trung

Xây mới, Dự án được phê duyệt tại QĐ 1842/QĐ-UBND ngày 18/10/2013

2

Trạm bơm điện Buôn Lé

Xã Krong Pa, huyện Sơn Hòa

Tưới cho 200ha lúa 2 vụ

Xây dựng mới kênh tưới, tiêu và cải tạo đồng ruộng

31.860

Ngân sách Trung ương

Nâng cấp

3

Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập tỉnh Phú Yên

Các huyện

 

 

119.980

Vốn ODA cà vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài

 

4

Kênh mương khu mở rộng Hòa Quang - Phú Hòa thuộc dự án khôi phục và phát triển hệ thống thủy nông Đồng Cam

Phú Hòa

 

 

403

Ngân sách tỉnh

 

5

Cống tự chảy Suối Trai - huyện Sơn Hòa

Sơn Hòa

Tưới 110ha ruộng lúa nước 2 vụ

 

14.417

Ngân sách Trung ương

 

6

Dự án Kè chống xói lở đầm Cù Mông

 

 

 

185.136

Vốn nước ngoài

 

7

Dự án Cấp nước xã Suối Trai và xã EaCharang

xã Suối Trai và Ea Charang, huyện Sơn Hòa

Cung cấp nước sinh hoạt cho 6.576 hộ dân thuộc 02 xã Suối Trai và Ea Charang, góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân

Cung cấp nước sinh hoạt cho 6.576 hộ dân, gồm các hạng mục: Công trình thu nước, hệ thống xử lý nước, tuyến ống cấp nước

40.600

Vốn chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT được lồng ghép vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

 

8

Đầu tư cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên (giai đoạn 1)

Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật tiện lợi cho sản xuất nông nghiệp theo quy trình công nghệ cao. Tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm động lực

 

445.000

Ngân sách Trung ương, Ngân sách Tỉnh và các nguồn vốn khác

Dự án được UBND Tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2076/QĐ- UBND ngày 28/10/2015

9

Các dự án nâng cấp, sửa chữa, xây mới nhà làm việc

 

 

 

28.027

 

 

10

Cải tạo, nâng cấp Trụ sở làm việc Sở Nông nghiệp và PTNT

TP.Tuy Hòa

Đảm bảo nhu cầu làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức Sở Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị trực thuộc

Cải tạo, sửa chữa nhà hiện trạng, cổng tường rào; xây mới văn phòng làm việc cho một số đơn vị trực thuộc, nhà cao 3 tầng, diện tích sàn khoảng 877m2

5.500

Nguồn ngân sách tập trung của Tỉnh và nguồn hoàn thuế từ dự án cơ sở hạ tầng nông thôn

Dự án đã được UBND Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2133/QĐ- UBND ngày 30/10/2015

11

Liên cơ quan Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông huyện Đông Hòa

Thôn 3, xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa

Tạo điều kiện làm việc cho các trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông huyện Đông Hòa

Nhà 2 tầng

5.000

Ngân sách Tỉnh

 

12

Liên cơ quan Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông huyện Tây Hòa

Thôn Vinh Ba, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa

Tạo điều kiện làm việc cho các trạm Bảo vệ thực vật, Thú y, Khuyến nông huyện Tây Hòa

Nâng cấp, cải tạo nhà làm việc 2 tầng hiện có

4.300

Ngân sách Tỉnh

 

13

Văn phòng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

Phường 7, TP. Tuy Hòa

Đảm bảo nhu cầu làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư

Nhà cấp III, 2 tầng, bằng khung BTCT

4.600

Ngân sách Tỉnh

Báo cáo KTKT đã được phê duyệt tại Quyết định số 64/QĐ- SKHĐT ngày 26/7/2012

14

Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung - Khoản vay bổ sung

Các huyện: Đồng Xuân, Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa và TP. Tuy Hòa

(i) cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng ưu tiên bao gồm các công trình thủy lợi, công trình đặc thù vùng ven biển, đường giao thông; (ii) nâng cao năng lực thể chế, quản lý dự án và (iii) nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong quá

Gồm 04 dự án thành phần:

(i) Dự án thành phần: Nâng cấp kè, đường giao thông, cống ngăn mặn và thoát lũ An Cư - An Hiệp - An Hòa;

(ii) Dự án thành phần: Kiên cố kênh chính và kênh nhánh - Kênh Bắc và Kênh Nam hệ thống thủy nông Đồng Cam;

(iii) Dự án thành phần: Nâng cấp đập dâng Suối Cấu và đường quản lý kết hợp giao thông;

(iv) Dự án thành phần: Nâng cấp kênh tưới thuộc hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Đồng Tròn

377.485

Vốn vay ADB và Ngân sách

Dự án đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án và kế hoạch tổng thể

15

Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia

 

 

 

752.468

Ngân sách Trung ương

 

II

Danh mục các dự án dự kiến đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa được bố trí vốn

 

 

 

1.674.335

 

 

1

Hồ chứa nước Lỗ Chài

Huyện Phú Hòa

Tưới cho 1.000 ha cho Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Dung tích toàn bộ: 304.00m3; Dung tích hữu ích: 266.00m3

900.000

Ngân sách Trung ương

 

2

Hồ chứa nước Suối Cái

H. Phú Hòa

Cung cấp nước tưới

Cấp II

400.000

Ngân sách Trung ương

Xây mới

3

Nâng cấp, cải tạo nhà trạm, hệ thống kênh mương và kè chống xói lở các trạm bơm điện Phú Sơn, Hòn Lố, Cầu Sắt

Đồng Xuân

 

 

80.000

 

Nâng cấp

4

Thủy lợi Sử dụng nước lòng hồ Thủy điện Sông Ba Hạ - Giai đoạn III

xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh

Nối dài kênh chính để cung cấp nước cho hơn 40 ha lúa và hoa màu khác ở thôn An Hòa

Xây dựng nối dài kênh tưới

10.000

Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác

Mở rộng

5

Dự án kè chống sạt lở xóm 5 đến xóm 7 thôn Mỹ Phú 2, xã An Hiệp

Xã An Hiệp, huyện Tuy An

Bảo vệ khu dân cư, đất hoa màu

1300m, kè bằng rọ đá chất khan

20.000

Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và nâng cấp hệ thống đê sông

Xây mới

6

Kè sông Ngân Sơn-miếu Bà Trang huyện Tuy An

TT Chí Thạnh, huyện Tuy An

Bảo vệ khu dân cư, đất hoa màu

700m, kè BTCT

20.000

Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và nâng cấp hệ thống đê sông

Xây mới

7

Xây dựng đê bao suối Tỵ

Xã Hòa Xuân Đông, huyện Đông Hòa

Giữ nước và tưới cho 95 ha

Sửa chữa CT cũ

15.000

Ngân sách Nhà nước

Xây mới

8

Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân

Xuân Sơn Bắc

Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

Ổn định và mở rộng để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 500 hộ dân thuộc địa phận thôn Tân Bình, xã Xuân Sơn Bắc

3.416

Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia NSVSMTNT và nhân dân đóng góp

Công trình được phê duyệt, Quyết định số: 1783, của UBND huyện, ngày 19/10/2012

9

Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước, xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân

xã Xuân Sơn Nam

Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân

Giải quyết nước sinh hoạt cho gần 5.110 khẩu (chiếm 85% dân số hiện tại 6.012 khẩu) của xã Xuân Sơn Nam

7.804

Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia NSVSMTNT và nhân dân đóng góp

Công trình được phê duyệt, Quyết định số: 1790/QĐ- UBND ngày 19/10/2012

10

Nâng cấp, mở rộng, xây mới công trình cấp nước xã Xuân Lãnh - Đa Lộc

Xã Xuân Lãnh và xã Đa Lộc

Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Đa Lộc và Xuân Lãnh

Xây dựng cụm đầu mối lấy nguồn nước Hồ Kỳ Châu cấp cho xã Đa Lộc và Xuân Lãnh, với chiều dài tuyến ống chính L=9.800m và các tuyến ống nhánh khoảng 22.000m

60.000

Ngân sách Trung ương

 

11

Dự án Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2

xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân

Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho 3.600 nhân khẩu hiện tại và dự kiến khoảng 4.568 nhân khẩu cho 15 năm tiếp theo

Nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sinh hoạt thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho 3.600 nhân khẩu

13.620

 

Dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt tại Quyết định số 110/QĐ- SKHĐT ngày 31/10/2013

12

Công trình cấp nước tập trung xã Hòa kiến

xã Hòa Kiến

Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung (đấu nối với hệ thống cấp nước của công ty cấp thoát nước Phú Yên)

1.500 hộ

8.500

Vốn ODA

 

13

Công trình cấp nước và vệ sinh trường học

TP Tuy Hòa

Hệ thống nước, công trình nhà vệ sinh

 

1.500

Vốn ODA

 

14

Xây dựng trạm cấp nước tập trung thị trấn Phú Thứ

Thị trấn Phú Thứ

Cung cấp nước sinh hoạt

Xây dựng nhà trạm, hệ thống xử lý nước và đường ống cấp nước

15.000

Vốn chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT được lồng ghép vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

 

15

Nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước tập trung xã Sơn Thành Tây

Xã Sơn Thành Tây

Cung cấp nước sinh hoạt

Nâng cấp mở rộng nhà trạm, hệ thống xử lý nước và đường ống cấp nước

7.000

Vốn chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT được lồng ghép vào chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

 

16

Nâng cấp và mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch

xã Hòa Quang Nam, Hòa Quang Bắc và Hòa Định Tây

Cung cấp nước sạch cho người dân

3 công trình

15.000

Ngân sách Trung ương

 

17

Cấp nước xã Đức Bình Tây

Đức Bình Tây

Cấp nước sinh hoạt tập trung cho bà con nhân dân xã Đức Bình Tây

Xây dựng nhà máy nước lấy nước từ lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ và hệ thống đường ống cấp nước

15.000

Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và VSMTNT hoặc nguồn vốn khác

 

18

Cấp nước Xã Đức Bình Tây giai đoạn 2 (mở rộng cấp cho Đức Bình Đông)

Đức Bình Đông

Cấp nước sinh hoạt tập trung cho bà con nhân dân các thôn Chí Thán, Đức Hòa, Đức Hiệp xã Đức Bình Đông

Đấu nối từ đường ống chính cấp nước xã Đức Bình Tây và hệ thống đường ống cấp nước qua thôn Chí Thán, Đức Hòa, Đức Hiệp xã Đức Bình Đông

8.000

 

 

19

Cấp nước xã Ea Ly giai đoạn 3 (mở rộng thôn 2/4)

Ea Ly

Cấp nước cho các hộ dân ở thôn 2/4 và khoảng 20 hộ dân ở Buôn Zô xã Ea Ly

Mở rộng mạng lưới cấp nước từ công trình cấp nước sinh hoạt xã Ea Ly

6.000

 

 

20

Cấp nước sinh hoạt xã Sông Hinh GĐIII (cấp cho các thôn Buôn Kít, Hoa Sơn, Bình Sơn, Yên Sơn)

Sông Hinh

Cấp nước cho các hộ dân ở các thôn Hoa Sơn, Bình Sơn, Yên Sơn, Buôn Kít xã Sông Hinh

Mở rộng mạng lưới cấp nước từ công trình cấp nước sinh hoạt xã Sông Hinh

5.000

 

 

21

Cấp nước sinh hoạt xã Eabar

Ea Bar

Cấp nước sinh hoạt cho bà con nhân dân trong xã Ea Bar

Xây dựng nhà máy nước lấy nước từ hồ chứa nước Ea Đin 1 và hệ thống đường ống cấp nước

15.000

 

 

22

Trung tâm nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Phú Yên

Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm tạo điều kiện phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp; đào tạo nhân lực công nghệ cao

Diện tích XD khoảng 3ha, gồm: Xây dựng khối nhà làm việc; Xây dựng khu xưởng sản xuất giống, khu ươm giống, khu trồng khảo nghiệm; Các hạng mục phụ trợ và trang bị thiết bị

24.000

Ngân sách Tỉnh (nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung)

Dự án được HĐND Tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại QĐ số 19/QĐ- HĐND ngày 29/10/2015

23

Xây mới và nâng cấp Trại thực nghiệm giống gia súc Hòa Thắng

xã Hòa Thắng, H. Phú Hòa

Sản xuất và cung ứng tinh heo giống, heo con giống bố mẹ chất lượng tốt phù hợp với điều kiện chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh, góp phần tăng năng suất và nâng cao tỷ lệ nạc hóa đàn heo của Tỉnh

Xây mới 04 nhà nuôi heo, nhà cách ly, nhà khử trùng; Cải tạo nhà khai thác tinh, nhà chế biến, nhà kho và các hạng mục phụ trợ khác,…

9.495

Vốn hỗ trợ có mục tiêu từ chương trình phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản và Ngân sách Tỉnh

Dự án đã được phê duyệt BC KTKT tại Quyết định số 15/QĐ- SKHĐT ngày 06/02/2015

24

Đầu tư phát triển sản xuất lúa giống tỉnh Phú Yên giai đoạn 2016 - 2020

Trại giống Hòa An và Hòa Đồng

Nâng cao năng lực sản xuất giống có phẩm cấp cao (siêu nguyên chủng, nguyên chủng) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa xác nhận ở các địa phương trên địa bàn của tỉnh, góp phần nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người nông dân

Nâng cấp, cải tạo Trại giống Hòa An và Hòa Đồng; trang thiết bị cần thiết

13.000

Ngân sách Trung ương

 

25

Đầu tư tăng cường năng lực giám định dịch hại cây trồng và phân tích dư lượng thuốc BVTV trên nông sản

Chi cục BVTV

(i) từng bước hoàn thiện hệ thống phòng giám định dịch hại, đảm bảo định danh dịch hại nhanh chóng và chính xác; (ii) Tăng cường năng lực giám định của ngành BVTV về trang thiết bị, đào tạo cán bộ; (iii) nâng cao năng lực phân tích dư lượng thuốc BVTV trên

Nâng cấp phòng giám định và phòng thí nghiệm hiện có; trang thiết bị cho phòng thí nghiệm

2.000

Ngân sách Nhà nước

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 1979/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Trần Hữu Thế
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản