Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 654/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 13 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÂY TRE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025 VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH MÂY TRE TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2025.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản pháp luật về lâm nghiệp có liên quan;

Căn cứ Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg Ngày 18/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre.

Căn cứ Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 48/2014/QĐ.UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng;

Căn cứ Quyết định số 6080/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ “Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025”;

Căn cứ Quyết định số 1731/QĐ.UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng năm 2015;

Căn cứ Báo cáo thẩm định số 22/BCTD-SNN-KHTC ngày 06/02/2018 và Tờ trình số 346/TTr-SNN-KHTC ngày 06/02/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025, gồm những nội dung sau:

 

1. Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch

1.1. Quan điểm:

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre theo hướng tập trung thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa quy mô hợp lý gắn với thị trường tiêu thụ ổn định nhằm nâng cao giá trị sản xuất của mây tre.

- Quy hoạch phải đồng bộ từ khâu khoanh nuôi bảo vệ tốt diện tích mây tre hiện có, phục hồi diện tích mây tre bị khai thác kiệt, trồng, chăm sóc, chế biến, bảo quản, sơ chế đến khâu tiêu thụ sản phẩm mây tre kết hợp phương án quản lý rừng bền vững nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và nguồn nhân lực.

1.2. Mục tiêu:

- Bảo tồn và phát triển bền vững diện tích rừng mây tre trên địa bàn, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện chất lượng rừng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế thiên tai.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản phẩm từ rừng mây tre để người dân trong khu vực có thu nhập cao và làm giàu từ việc phát triển bền vững vùng nguyên liệu mây tre. Phấn đấu nâng giá trị sản xuất của rừng mây tre đạt 35 – 40 triệu đồng/ha/năm

1.3. Nhiệm vụ:

- Bảo vệ tốt, khai thác bền vững diện tích rừng tre nứa tự nhiên hiện có trong vùng quy hoạch 106.698,2 ha; Trong đó:

+ Rừng tre nứa tự nhiên thuần loài: 27.739,47 ha.

+ Rừng tre nứa tự nhiên trong rừng hỗn giao Nứa + gỗ: 45.978,99 ha.

+ Bảo vệ, khai thác bền vững rừng Lùng tự nhiên thuần loài: 5.815,01 ha;

+ Bảo vệ, khai thác rừng hỗn giao Lùng + Gỗ: 21.111,41 ha.

- Bảo vệ, khai thác bền vững rừng Mây, Mét, Lùng trồng 6.106,85 ha (Mây 310,5 ha; Mét 5.675,12 ha; Lùng 67,7 ha).

- Khoanh nuôi trồng dặm 1.500 ha (Cây Lùng ở Quế Phong và Quỳ Châu).

- Trồng rừng mới: 490 ha (Cây Mây 220,0 ha; Cây Lùng 130,0 ha; Cây Mét 140,0 ha).

2. Nội dung quy hoạch.

2.1- Quy hoạch nguyên liệu Mây Tre theo hiện trạng quản lý sử dụng.

Quy hoạch vùng nguyên liệu Mây Tre toàn tỉnh được bố trí trên 2 loại rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn 16 huyện, thị xã; Trong đó 12 huyện, thị xã có rừng Tre Nứa tự nhiên; 4 huyện, thị xã chỉ có rừng Mây trồng.

- Hiện trạng diện tích vùng quy hoạch nguyên liệu Mây Tre theo huyện, thị.

Đơn vị: ha

TT

Huyện

Tổng diện tích

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

 

Nứa thuần loài

Nứa hỗn giao

Lùng thuần loài

Lùng hỗn giao

Mét

Lùng

Mây

1

Anh Sơn

5.651,82

2.486,49

2.493,83

0,00

0,00

653,50

0,00

18,00

 

2

Con Cuông

22.338,61

5.230,69

13.637,63

0,00

0,00

3.440,29

0,00

30,00

 

3

Đô Lương

185,99

35,99

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

150,00

 

4

Nam Đàn

5,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

5,00

 

5

Nghi Lộc

7,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

7,00

 

6

Nghĩa Đàn

850,37

830,37

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

20,00

 

7

Quế Phong

20.918,58

1.101,38

2.565,58

4.229,80

12.965,92

0,00

44,90

11,00

 

8

Quỳ Châu

16.281,94

525,21

6.003,23

1.585,21

8.145,49

0,00

22,80

 

 

9

Quỳ Hợp

1.583,06

249,25

1.313,78

0,00

 

20,03

0,00

 

 

10

Quỳnh Lưu

6,00

0,00

1,00

0,00

 

0,00

0,00

5,00

 

11

Tân Kỳ

1.912,53

347,68

1.263,52

0,00

 

291,33

0,00

10,00

 

12

Tương Dương

32.568,75

15.763,52

15.498,96

0,00

 

1.265,27

0,00

41,00

 

13

TX Hoàng Mai

5,00

0,00

0,00

0,00

 

0,00

0,00

5,00

 

14

TX Thái Hòa

1,82

1,82

0,00

0,00

 

0,00

0,00

0,00

 

15

Thanh Chương

4.345,11

1.167,07

3.176,54

0,00

 

0,00

 

1,50

 

16

Yên Thành

36,62

0,00

24,92

 

 

4,70

 

7,00

 

 

Cộng

106.698,20

27.739,47

45.978,99

5.815,01

21.111,41

5.675,12

67,70

310,50

 

- Hiện trạng trữ lượng vùng quy hoạch nguyên liệu Mây Tre.

TT

Huyện

Rừng Tre Nứa tự nhiên (1.000cây)

Rừng trồng

 

Nứa thuần loài 1000cây

Nứa hỗn giao 1000cây

Lùng thuần loài 1000c

Lùng hỗn giao 1000cây

Mét 1000cây

Lùng 1000cây

Mây (Tấn)

1

Anh Sơn

27.072,0

21.836,0

 

 

4.397,0

 

450,0

 

2

Con Cuông

61.455,0

107.273,6

 

 

21.814,0

 

750,0

 

3

Đô Lương

407,5

 

 

 

 

 

3.750,0

 

4

Nam Đàn

 

 

 

 

 

 

125,0

 

5

Nghi Lộc

 

 

 

 

 

 

175,0

 

6

Nghĩa Đàn

9.707,0

 

 

 

 

 

500,0

 

7

Quế Phong

13.770,5

20.104,0

58.828,0

85.264,0

 

655,6

275,0

 

8

Quỳ Châu

6.121,0

46.813,0

22.046,0

53.564,0

 

148,2

 

 

9

Quỳ Hợp

2.904,0

13.446,5

 

 

125,2

 

 

 

10

Quỳnh Lưu

 

7,0

 

 

 

 

125,0

 

11

Tân Kỳ

3.937,0

8.731,0

 

 

1.820,8

 

250,0

 

12

Tương Dương

181.832,0

149.270,5

 

 

8.158,0

 

1.025,0

 

13

TX Hoàng Mai

 

 

 

 

 

 

125,0

 

14

TX Thái Hòa

21,3

 

 

 

 

 

 

 

15

Thanh Chương

13.643,0

24.634,0

 

 

 

 

37,5

 

16

Yên Thành

0,0

172,2

 

 

29,4

 

175,0

 

 

Cộng

320.870,3

392.287,8

80.874,0

138.828,0

36.344,4

803,8

7.762,5

 

2.2. Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Mây Tre đến năm 2025 theo biện pháp tác động

2.2.1- Giai đoạn 2018 – 2020:

a) Bảo vệ và khai thác diện tích rừng Mây Tre hiện có: 106.698,2 ha; Trong đó:

- Rừng Giang, Nứa thuần loài 27.739,5 ha (Thuộc rừng sản xuất 19.471,5 ha; thuộc rừng phòng hộ 8.268,0 ha).

- Nứa trong rừng hỗn giao Nứa - Gỗ 45.979,0 ha (Thuộc rừng sản xuất 30.656,6 ha; thuộc rừng phòng hộ 15.322,4 ha).

- Cây Lùng thuần loài 5.815,0 ha (Thuộc rừng sản xuất 4.831,6 ha; thuộc rừng phòng hộ 2.843,4 ha).

- Cây Lùng hỗn giao với gỗ 21.114,4 ha (Thuộc rừng sản xuất 11.708,7 ha; thuộc rừng phòng hộ 9.402,7 ha).

- Rừng Lùng trồng 67,7 ha (Rừng sản xuất).

- Rừng Mét trồng 5.675,12 ha (Thuộc rừng sản xuất 5.534,14 ha; Thuộc rừng phòng hộ 140,98 ha).

- Rừng Mây trồng 310,5 ha (Mây trồng phân tán trên rừng sản xuất được quy đổi thành diện tích tập trung).

b) Sản lượng cho phép khai thác từ năm 2018 – 2020:

- Mét: 11.176,7 ngàn cây/năm;

- Nứa hàng: 100.000 ngàn cây/năm;

- Nứa nguyên liệu giấy: 40.000 tấn/năm;

- Lùng: 60.140 ngàn cây/năm;

- Mây: 2.650 tấn/năm.

c) Kế hoạch thực hiện các giải pháp lâm sinh giai đoạn 2018 - 2020:

- Khoanh nuôi rừng Lùng:

Tổng diện tích khoanh nuôi 1.500 ha. Thời gian khoanh nuôi 5 năm, năm đầu có trồng dặm bổ sung, sau 5 năm thành rừng Lùng thuần loài.

+ Huyện Quế Phong 850 ha (Các xã: Đồng Văn 350,0 ha; Quang Phong 50,0ha; Quế Sơn 50,0 ha; Thông Thụ 350,0 ha và Tiền Phong 50,0 ha).

+ Huyện Quỳ Châu 650,0 ha (Các xã: Châu Bính 200,0 ha; Châu Hạnh 150,0 ha; Châu Phong 120,0 ha; Châu Thắng 130,0 ha; Châu Thuận 50,0 ha).

- Trồng rừng mới:

* Trồng cây Lùng: 130,0 ha.

Lùng là một loài cây cung cấp nguyên liệu chính trong sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu không những trên địa bàn tỉnh mà còn cung cấp cho các tỉnh phía Bắc một lượng nguyên liệu rất lớn; Tuy nhiên do cây giống không tạo được theo các phương pháp ươm hom, cấy mô,... mà chỉ tách cây con từ gốc cây mẹ.

+ Trồng tại huyện Quế Phong 60,0 ha (Trồng tại các xã: Đồng Văn, Thông Thụ, Tiền Phong và Quế Sơn).

+ Trồng tại huyện Quỳ Châu 70,0 ha (Tại các xã Châu Bính, Châu Hạnh, Châu Phong và Châu Thắng).

* Trồng cây Mét: 140,0 ha.

Địa điểm tại các huyện: Anh Sơn 50,0 ha; Con Cuông 50,0 ha; Tương Dương 40,0 ha.

* Trồng cây Mây (Mây nếp): Tổng diện tích 220,0 ha.

Phương thức trồng: Trồng phân tán dưới tán cây gỗ trên vườn rừng, vườn hộ của hộ gia đình, quy đổi 500 bụi tương đương 1,0 ha.

Địa điểm tại các huyện: Anh Sơn 32,0 ha; Con Cuông 30,0 ha; Đô Lương 30,0 ha; Nghĩa Đàn 20,0 ha; Quế Phong 10,0 ha; Quỳ Châu 20,0 ha; Quỳ Hợp 20,0 ha; Tân Kỳ 10,0 ha; Tương Dương 20,0 ha; Thanh Chương 20,0 ha và Yên Thành 8,0 ha.

d) Dự kiến nhu cầu sản phẩm khai thác giai đoạn 2018 – 2020:

(Căn cứ tính toán sản phẩm theo nhịp độ cung cấp cho thị trường trong 5 năm qua).

Sản phẩm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Mét (1000 cây)

6.838

7.450

8.115

Nứa hàng (1000cây)

32.438

33.456

34.506

Nứa NL giấy (Tấn)

5.178

5.360

5.550

Lùng (1000 cây)

26.114

28.200

30.456

Mây (Tấn)

1.800

2.000

2.300

2.2.2. Giai đoạn 2021 – 2025:

a) Bảo vệ và khai thác diện tích rừng Mây Tre hiện có: 108.688,2 ha; Trong đó:

- Rừng Giang, Nứa thuần loài 27.739,5 ha.

- Nứa trong rừng hỗn giao Nứa - Gỗ 45.979,0 ha.

- Cây Lùng thuần loài 7.315,0 ha.

- Cây Lùng hỗn giao với gỗ 21.114,4 ha.

- Rừng Lùng trồng 197,7 ha.

- Rừng Mét trồng 5.815,12 ha.

- Rừng Mây trồng 530,5 ha .

Cụ thể diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu Mây Tre theo huyện năm 2025:

Đơn vị: ha

TT

Huyện

Tổng diện tích

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

 

Giang nứa

Nứa + Gỗ

Lùng thuần loài

Lùng + Gỗ

Mét

Lùng

Mây

1

Anh Sơn

5.733,82

2.486,49

2.493,83

 

 

703,50

 

50,00

 

2

Con Cuông

22.418,61

5.230,69

13.637,63

 

 

3.490,29

 

60,00

 

3

Đô Lương

215,99

35,99

 

 

 

 

 

180,00

 

4

Nam Đàn

5,00

 

 

 

 

 

 

5,00

 

5

Nghi Lộc

7,00

 

 

 

 

 

 

7,00

 

6

Nghĩa Đàn

870,37

830,37

 

 

 

 

 

40,00

 

7

Quế Phong

21.838,58

1.101,38

2.565,58

5.079,80

12.965,92

 

104,90

21,00

 

8

Quỳ Châu

17.021,94

525,21

6.003,23

2.235,21

8.145,49

 

92,80

20,00

 

9

Quỳ Hợp

1.603,06

249,25

1.313,78

 

 

20,03

 

20,00

 

10

Quỳnh Lưu

6,00

0,00

1,00

 

 

 

 

5,00

 

11

Tân Kỳ

1.922,53

347,68

1.263,52

 

 

291,33

 

20,00

 

12

Tương Dương

32.628,75

15.763,52

15.498,96

 

 

1.305,27

 

61,00

 

13

TX Hoàng Mai

5,00

0,00

0,00

 

 

 

 

5,00

 

14

TX Thái Hòa

1,82

1,82

0,00

 

 

 

 

0,00

 

15

Thanh Chương

4.365,11

1.167,07

3.176,54

 

 

 

 

21,50

 

16

Yên Thành

44,62

0,00

24,92

 

 

4,70

 

15,00

 

 

Cộng

108.688,20

27.739,47

45.978,99

7.315,01

21.111,41

5.815,12

197,70

530,50

 

b) Kế hoạch thực hiện các biện pháp lâm sinh giai đoạn 2021 - 2025:

- Khoanh nuôi chuyển tiếp rừng Lùng: 6.000 ha;

- Chăm sóc rừng Mét mới trồng: 220,0 ha;

- Chăm sóc rừng Lùng mới trồng: 270,0 ha;

- Trồng Mây: 70,0 ha;

- Chăm sóc rừng Mây: 570,0 ha.

c) Trữ lượng nguyên liệu Mây Tre vùng quy hoạch đến năm 2025

- Nứa: 713.158 ngàn cây;

- Lùng: 241.810 ngàn cây;

- Mét: 37.255 ngàn cây;

- Mây: 13.262 tấn.

d) Sản lượng cho phép khai thác giai đoạn 2021-2025.

Sản phẩm

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Mét (1000c)

8.764

9.465

10.222

11.040

11.923

Nứa hàng (1000c)

35.541

36.607

37.705

38.836

40.000

Nứa NL giấy (Tấn)

5.744

5.945

6.153

6.368

6.590

Lùng (1000 cây)

32.892

35.524

38.365

41.435

44.750

Mây (Tấn)

2.500

2.800

3.000

3.200

3.500

2.3. Nhu cầu vốn Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu Mây Tre đến 2025.

Đơn vị: Triệu đồng.

HẠNG MỤC

2018

2019

2020

2021-2025

Cộng

I- Bảo vệ - khai thác rừng hiện có

21.339,6

21.339,6

21.339,6

21.737,6

85.756,4

II- Khoanh nuôi rừng

2.400,0

2.700,0

3.000,0

3.600,0

11.700,0

1- Khoanh nuôi trồng dặm rừng Lùng

2.400,0

2.400,0

2.400,0

 

7.200,0

2- Khoanh nuôi chuyển tiếp

 

300,0

600,0

3.600,0

4.500,0

III- Trồng, chăm sóc rừng

3.000,0

4.150,0

3.350,0

6.650,0

17.150,0

1. Trồng, chăm sóc rừng Mét

1.200,0

1.900,0

700,0

1.100,0

4.900,0

- Trồng rừng Mét

1.200,0

1.600,0

 

 

2.800,0

- Chăm sóc rừng Mét

 

300,0

700,0

1.100,0

2.100,0

2. Trồng, chăm sóc rừng Lùng

800,0

1.000,0

1.400,0

1.350,0

4.550,0

- Trồng rừng Lùng

800,0

800,0

1.000,0

 

2.600,0

- Chăm sóc rừng Lùng

 

200,0

400,0

1.350,0

1.950,0

3. Trồng, chăm sóc Mây

1.000,0

1.250,0

1.250,0

4.200,0

7.700,0

- Trồng Mây

1.000,0

1.000,0

1.000,0

1.400,0

4.400,0

- Chăm sóc Mây

 

250,0

250,0

2.800,0

3.300,0

Tổng nhu cầu vốn

26.739,6

28.189,6

27.689,6

31.987,6

114.606,4

- Tổng nhu cầu vốn 114.606,4 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2018 – 2020: 82.618,8 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2021 – 2025: 31.987,6 triệu đồng.

 

3. Các giải pháp

3.1. Giải pháp lâm sinh.

a) Bảo vệ khai thác bền vững rừng Mây Tre.

Đối với rừng Mây Tre quy hoạch bảo vệ và khai thác bền vững giải pháp kỹ thuật bao gồm:

- Mùa khai thác: Khai thác vào tháng 12 đến tháng 5 năm sau, không khai thác vào mùa sinh măng của các loài cây.

- Phương thức khai thác: Khai thác chọn

- Cường độ khai thác: Nếu khai thác hàng năm, lượng khai thác 20-30% số cây, nếu khai thác 2 năm lượng khai thác 40% số cây, nếu khai thác 3 năm lượng khai thác 50% số cây. Số cây để lại trên mỗi bụi 10-15 cây bao gồm toàn bộ số cây tuổi 1 và một phần số cây tuổi 2, tuổi 3.

- Chăm sóc rừng sau khai thác: Sau khai thác cần tiến hành dọn vệ sinh chăm sóc rừng bao gồm các công việc:

+ Chặt bỏ những cây không đủ tiêu chuẩn khai thác: cây sâu bệnh, cây cong queo, cây nhỏ già tuổi từ tuổi 3 trở lên.

+ Dọn vệ sinh rừng bằng cách chặt nhỏ cây bỏ, cành nhánh, ngọn, cây khô.

- Bảo vệ chống cháy rừng, con người và gia súc phá hoại

b) Phục hồi rừng Mây Tre.

Phục hồi rừng đối với diện tích rừng trữ lượng thấp, rừng kém chất lượng được quy hoạch phục hồi. Biện pháp kỹ thuật là bảo vệ, chăm sóc hàng năm bằng cách chặt bỏ các cây nhỏ già cỗi, cây sâu bệnh, cây cong queo và dọn dẹp vệ sinh rừng như chăm sóc sau khai thác. Làm đường ranh cản lửa. Bảo vệ rừng chống cháy rừng, con người và gia súc phá hoại.

Bón phân cho rừng Lùng, Mây để nâng cao năng suất chất lượng rừng.

c) Trồng mới rừng Mét, Lùng, Mây.

- Phương thức trồng: Sử dụng phương thức trồng thuần loài.

- Thời vụ trồng: Trồng tập trung vào tháng 9-10 hàng năm.

- Mật độ trồng: 500 bụi/ha (5x4m).

- Chăm sóc rừng trồng: 10 lần chăm sóc/5 năm và được tiến hành từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 sau đó chuyển sang chăm sóc bảo vệ và khai thác bền vững vào năm thứ 6 trở đi đảm bảo bụi cây phát triển tốt, năng suất cao.

3.2. Giải pháp về vốn đầu tư

- Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng Mây Tre có nhu cầu vốn lớn, vì vậy cần có biện pháp tích cực huy động từ nhiều nguồn, đồng thời thực hiện việc lồng ghép các chương trình và dự án trong vùng.

+ Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng

+ Chương trình Khuyến nông – khuyến lâm

+ Chương trình Nông thôn mới

+ Các Chương trình hợp tác với các tổ chức Quốc tế

- Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ gia đình và cá nhân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mạnh dạn an tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất.

- Tranh thủ mọi khả năng, dùng nhiều hình thức để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài (hợp tác, liên doanh, liên kết, đảm nhận tiêu thụ sản phẩm...).

3.3. Giải pháp về đất đai

Đất quy hoạch vào bảo tồn và phát triển rừng nguyên liệu Mây Tre chủ yếu là đất thuộc quyền quản lý của các các nhân, hộ gia đình, Ban quản lý rừng phòng hộ, Các doanh nghiệp, Tổng đội TNXP. Khuyến khích chủ rừng chuyển đổi diện tích cây trồng lâm nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây nguyên liệu Mây Tre.

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền rà soát lại kết quả giao đất lâm nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất, cấp quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp theo quy định của Luật đất đai cho các tổ chức cá nhân để yên tâm bảo vệ và phát triển bền vững rừng nói chung và rừng nguyên liệu Mây Tre nói riêng. Đặc biệt lưu ý giao những diện tích rừng nguyên liệu Mây tre và đất lâm nghiệp có khả năng khai thác bền vững do UBND xã hiện đang quản lý cho các hộ gia đình có tâm huyết phát triển vùng nguyên liệu hướng đến cấp chứng chỉ rừng bền vững.

Các tổ chức, tập thể, các nhân, hộ gia đình nhận đất nhận rừng đều được bình đẳng về chính sách đầu tư và các chính sách khác, khi tiến hành giao đất yêu cầu ranh giới phải rõ ràng, thống nhất giữa bản đồ và thực địa để đảm bảo sản xuất ổn định lâu dài.

3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Sử dụng nguồn lao động tại chỗ vào bảo vệ - khai thác, phục hồi và trồng mới rừng Mây, Mét, Lùng; Qua thống kê và tình hình thực tế cho thấy nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất nói chung và phát triển bền vững vùng nguyên liệu Mây Tre nói riêng.

- Vùng quy hoạch nguyên liệu Mây Tre có đặc thù chiếm tỷ lệ lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, chất lượng lao động thực tế còn thấp, lao động hầu hết chưa được qua đào tạo. Trong những năm tới để đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng từ cây Nứa, Mét, Lùng, Mây khai thác nguồn lao động tại chỗ một cách hiệu quả cần có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, áp dụng các quy trình kỹ thuật, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cho lao động vào bảo vệ khai thác phát triển bền vững vùng nguyên liệu Mây Tre, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khâu chế biến, xây dựng các làng nghề chế biến Mây Tre đặc biệt là làng nghề sản xuất mây tre đan xuất khẩu. Để thực hiện được bằng nhiều hình thức: xây dựng mô hình, phát tài liệu, thông tin tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn... Đặc biệt là tập huấn nâng cao nhận thức về quản lý rừng nguyên liệu Mây Tre bền vững.

- Thành lập và tăng cường năng lực hội sản xuất, chế biến kinh doanh hàng Mây Tre.

3.5. Giải pháp về Khoa học và công nghệ

- Việc phát triển sản xuất lâm nghiệp nói chung và phát triển cây nguyên liệu Mây Tre nói riêng phải thực sự dựa vào khoa học, công nghệ, đây là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững.

- Hiện nay trồng Lùng mới chỉ thực hiện trồng bằng hom gốc nên cho tỷ lệ sống thấp, chi phí cao do khó tách gốc. Do vậy cần nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống Lùng, đặc biệt nhân giống từ hom thân để nâng cao khả năng sản xuất giống phục vụ trồng rừng.

- Xây dựng rừng giống Lùng trong đó tuyển chọn các giống có năng suất cao, sinh trưởng nhanh, lóng dài, vách dày.... đạt yêu cầu cao trong sản xuất.

- Áp dụng các kỹ thuật trồng rừng Lùng tiên tiến, thực hiện đúng quy trình và biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng.

- Nâng cấp các vườn ươm giống Mây hiện có ở Tương Dương để cung cấp đủ giống cho các huyện có nhu cầu cây giống trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật khai thác rừng Mây, Tre bền vững, kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng và áp dụng và thực hiện chặt chẽ hướng dẫn kỹ thuật khoanh nuôi chăm sóc phục hồi rừng Lùng; kỹ thuật khai thác Mây, Lùng, Mét, Nứa, kỹ thuật nhân giống Lùng, Mây, Mét; Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng Lùng, Mây, Mét; kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng Mây Tre.

- Hướng dẫn người dân kỹ thuật sơ chế, bảo quản Mây, Lùng sau khai thác, các biện pháp kỹ thuật và sơ chế phơi sấy phục vụ chế biến mây tre đan xuất khẩu để nâng cao giá trị của sản phẩm.

- Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm mây tre, đổi mới dây chuyền công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm chế biến từ mây tre theo hướng cấp chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) như sản xuất đũa, tăm hương, hàng thủ công mỹ nghệ của dân tộc miền núi, than hoạt tính, chiếu trúc, mây tre đan xuất khẩu... để tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu Mây Tre khai thác được, nâng cao giá trị từ rừng Mây Tre đồng thời có phương án bảo vệ môi trường chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước thải.

- Từng bước xây dựng thương hiệu nguyên liệu Mây Tre Nghệ An (Đặc biệt là Lùng Quế Phong, Quỳ Châu) cũng như tiến tới xây dựng chứng chỉ rừng Mây Tre bền vững.

 

Điều 2. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công bố, triển khai rộng rãi Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng Mây Tre để các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, nhân dân trong tỉnh được biết để thực hiện, đồng thời thu hút sự đầu tư của các tổ chức, đơn vị trong nước và nước ngoài vào việc phát triển vùng nguyên liệu Mây Tre tỉnh Nghệ An.

- Hàng năm căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt; Sở Nông nghiệp &PTNT chủ trì, tổng hợp nhu cầu của UBND các huyện, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (trong đó có diện tích quy hoạch Mây Tre) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định.

- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch của các địa phương, chủ rừng được giao thực hiện Quy hoạch;

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện kiểm tra, công nhận nguồn giống, chất lượng, số lượng giống cây trước khi xuất vườn để trồng rừng;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị, chủ rừng lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đầu tư các hạng mục đầu tư bảo vệ, phục hồi và trồng mới Mây Tre và chủ trì tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đầu tư theo quy định hiện hành. Kiểm tra đôn đốc việc khai thác sản phẩm Mây Tre, chăm sóc phát dọn rừng sau khai thác. Hướng dẫn các chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hàng năm trên cơ sở quy hoạch, chương trình Quy hoạch đã được duyệt và chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ phát triển rừng (trong đó có diện tích quy hoạch vùng nguyên liệu Mây Tre) do UBND các huyện xây dựng, tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn trình UBND tỉnh phê duyệt sớm kế hoạch năm để làm căn cứ triển khai thực hiện.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp đảm bảo các cơ chế chính sách hỗ trợ tài chính và bố trí nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch vùng Mây Tre hàng năm trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thị xã

- Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng rừng và kết quả, tiến độ thực hiện Quy hoạch trên địa bàn.

- Chỉ đạo, đôn đốc các phòng chuyên môn, các xã, các đơn vị và các chủ rừng quản lý chặt chẽ có hiệu quả Quy hoạch được giao quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.

- Chỉ đạo các đơn vị, chủ rừng được giao thực hiện Quy hoạch xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất cụ thể đến từng chủ rừng; Chi tiết từ khâu sản xuất, cung ứng cây giống, vật tư; Khảo sát đất đai lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đầu tư; Hợp đồng sản xuất với các hộ gia đình; Thời gian tổ chức trồng, chăm sóc rừng; Các công đoạn cụ thể của từng hạng mục lâm sinh... để làm cơ sở tổ chức thi công và kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện.

- Chỉ đạo Phòng nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra, giám sát về tiêu chuẩn, chất lượng về bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi, trồng rừng Mây Tre, khai thác nguyên liệu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh Mây Tre trên địa bàn.

- Đôn đốc các đơn vị, chủ rừng được giao chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm thực hiện nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật lâm sinh, kế hoạch sản xuất, đảm bảo thực hiện đúng thời vụ, chất lượng rừng theo quy định và phải hoàn thành kế hoạch được giao đúng tiến độ đề ra.

5. UBND các xã

- Tham gia phối hợp cùng Hạt Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ, các đơn vị, phòng ban triển khai kế hoạch bảo vệ, phục hồi và trồng rừng; Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc những hộ nhận khoán tiến hành tuần tra canh gác phát hiện kịp thời những hành vi xâm hại đến rừng;

- Tham gia nghiệm thu kết quả bảo vệ, phục hồi, trồng và chăm sóc, khai thác bền vững rừng Mây Tre trên địa bàn quản lý;

- Tuyên truyền cho nhân dân đặc biệt là những hộ sống gần rừng hiểu biết về luật bảo vệ và phát triển rừng, những lợi ích từ rừng nói chung và rừng Mây Tre nói riêng mang lại cho con người để thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương;

- Tổ chức, thành lập các tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng tại cơ sở, huy động lực lượng tại địa phương khi có cháy rừng xảy ra. Phối hợp với cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực xử lý các vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phận quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã vùng quy hoạch, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 654/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mây tre trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển ngành mây tre tỉnh Nghệ An đến năm 2025

  • Số hiệu: 654/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/02/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Đinh Viết Hồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/02/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản