Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 203/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10-02-2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10-02-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Căn cứ Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 07-6-2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU:

- Tổng quát: nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Chương trình hành động số 26-CTr/TU ngày 07-6-2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10-02-2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Xác định các nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các sở, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan cùng thực hiện để phát triển ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của tỉnh.

- Cụ thể:

Đến năm 2030: tập trung điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản đối với các khu vực có triển vọng về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp để quy hoạch và dự trữ khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chú trọng lựa chọn, đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Xác định quy mô khai thác hợp lý, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Tầm nhìn đến năm 2045: huy động mọi nguồn lực, phối hợp với các cơ quan Trung ương hoàn thành 100% việc lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành công tác điều tra cơ bản đối với các tài nguyên địa chất khác (địa chất đô thị, địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, tai biến địa chất...). Hoàn thành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác về tài nguyên khoáng sản.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP:

1. Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản:

Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu tin cậy, phục vụ cho công tác quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá khoáng sản đối với các dự án đang thực hiện; đồng thời rà soát các khu vực đất bị hoang hoá, không thể canh tác và các khu vực khác có tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, san lấp để điều tra, đánh giá đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng, san lấp các công trình dự án của tỉnh trong thời gian tới phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản:

Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản dưới mọi hình thức (các hội nghị, hội thảo, báo, đài, truyền thông, mạng xã hội... các hình thức phù hợp khác) nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; vị trí, vai trò của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến ngay sau khi các văn bản được ban hành đến các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước:

- Về quy hoạch: rà soát, thống kê, kiểm kê trữ lượng các mỏ khoáng sản; cân đối nhu cầu sử dụng khoáng sản để hoàn thành Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo hài hoà nhu cầu trước mắt cũng như dự trữ cho tương lai, chú trọng bảo vệ môi trường, cảnh quan.

- Về công tác cấp phép hoạt động khoáng sản:

Thực hiện thống nhất chủ trương đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với phần trữ lượng khoáng sản nằm trong quy hoạch nhưng chưa cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

Đối với trữ lượng khoáng sản đã cấp phép: rà soát các giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác đã cấp nhưng không triển khai thực hiện dự án, nếu đủ điều kiện thu hồi để thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhằm lựa chọn các tổ chức, cá nhân có năng lực thực hiện. Đồng thời rà soát lại trữ lượng các giấy phép đã cấp, các khu vực giấy phép có diện tích, quy mô nhỏ lẻ, có nguy cơ mất an toàn thì khi giấy phép hết hạn, không gia hạn.

Rà soát toàn bộ các giấy phép khai thác than bùn đã cấp nhưng chưa đầu tư nhà máy chế biến theo chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh gắn với rà soát các điều kiện về tiến độ đầu tư theo quy định của pháp luật về khoáng sản và đầu tư, nếu đủ điều kiện thu hồi và thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo hướng đấu giá tập trung các mỏ chỉ một đơn vị trúng đấu giá để đầu tư nhà máy chế biến tập trung tránh manh mún, nhỏ lẻ.

Ưu tiên thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản để cấp phép các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phục vụ nhu cầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, các dự án công trình trọng điểm của tỉnh; cho tổ chức, doanh nghiệp có năng lực, kinh nghiệm, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gắn với địa chỉ sử dụng khoáng sản.

Rà soát sắp xếp lại các cơ sở có quy mô nhỏ, nhất là các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng; nâng cấp, cải tạo, hiện đại hoá công nghệ đối với các cơ sở khai thác, chế biến cũ; dừng sản xuất đối với các cơ sở sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa đảm bảo an toàn và gây ô nhiễm môi trường.

- Về quy mô thăm dò, khai thác:

Đối với các khu vực hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh:

* Giai đoạn từ nay đến năm 2030: giữ nguyên quy mô thăm dò, khai thác (diện tích, độ sâu) các mỏ khoáng sản đã được quy hoạch theo Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh vá cấp phép khai thác (Chi tiết Phụ lục 01 kèm theo).

* Giai đoạn sau năm 2030: căn cứ kết quả dự án điều tra đánh giá về địa chất, khoáng sản và nhu cầu sử dụng khoáng sản để xác định quy mô các khu vực cần phải thăm dò, khai thác.

Đối với các khu vực hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường: đối với các đơn vị đang sản xuất xi măng cần đầu tư mới hoặc mở rộng các dây chuyền sản xuất thì tùy tình hình nhu cầu nguồn nguyên liệu thực tế để xem xét từng trường hợp cụ thể tại các khu vực đã được cấp phép thăm dò, khai thác (Chi tiết Phụ lục 02 kèm theo).

- Về cơ chế, chính sách:

Ưu tiên và bố trí ngân sách Nhà nước cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh.

Quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản; tăng cường phân bổ, điều tiết nguồn thu từ hoạt động khoáng sản để ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hỗ trợ cải thiện môi trường, kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi sinh kế và ổn định đời sống cho người dân là đồng bào dân tộc.

Có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất cát nhân tạo từ đá xây dựng nhằm đảm bảo nguồn cung do cát tự nhiên ngày càng khan hiếm, cạn kiệt.

Nghiên cứu việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực khai thác khoáng sản đã đóng cửa mỏ nhằm khai thác phát huy các tiềm năng về đất đai.

4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; chủ động ngăn chặn hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép; kiên quyết đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chế biến khoáng sản không thực hiện theo cam kết và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; tăng cường kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân cấp dưới trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản.

Thường xuyên kiểm tra các dự án nạo vét, khơi thông luồng, kiên quyết đình chỉ các đơn vị lợi dụng nạo vét để khai thác, không thực hiện đúng thiết kế, thời gian nạo vét và các thủ tục, nghĩa vụ theo quy định; rà soát, kiểm tra và xử lý theo quy định đối với các đơn vị không thực hiện đăng ký khối lượng khoáng sản trong diện tích đất các dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện, định kỳ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các sở, ngành, địa phương, căn cứ các yêu cầu thực tế phát sinh kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ; định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- LĐVP, P.KT;
- Lưu: VT, hđtan.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nhàn

 

PHỤ LỤC 01

KHU VỰC GIỮ NGUYÊN QUY MÔ THĂM DÒ, KHAI THÁC (DIỆN TÍCH, ĐỘ SÂU) CÁC MỎ KHOÁNG SẢN ĐÃ ĐƯỢC QUY HOẠCH, CẤP PHÉP
(Kèm theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Loại khoáng sản

Diện tích đã cấp phép/diện tích quy hoạch (ha)

Độ sâu đã quy hoạch/độ sâu đã cấp phép

1

Vật liệu xây dựng:

245,87/309,07

 

1.1

Đá xây dựng:

205,7/230,7

 

- Hòn Sóc

108/128

Cốt 10m trở lên/cốt 10m

- Sơn Trà

32,8/32,8

Cốt-20m trở lên/cốt-20m

- Trà Đuốc Lớn

50,2/55,2

Cốt-40m trở lên/cốt-30m

- Trà Đuốc Nhỏ

14,7/14,7

Cốt-30m trở lên/cốt-30m

1.2

Đá vôi:

34,17/63,37

 

- Núi Túc Khối

9,55/14

Cốt-30m trở lên/cốt 2m

- Núi Cà Đa

0/7,00

Cốt-20m trở lên/đang đấu giá

- Núi Nhà Vô

0/5,7

Cốt-20m trở lên/đang đấu giá

- Núi Xà Ngách

4,8/4,8

Cốt-40m trở lên/cốt-40m

- Núi Bnumpo Lớn

4,6/4,6

Cốt-60m trở lên/cốt-60m

- Núi Blumpo Nhỏ

3,8/3,8

Cốt-20m trở lên/cốt-20m

- Nam núi Khoe Lá

0/7,45

Cốt-50m trở lên/chưa cấp phép

- Núi Nhỏ

2,32/2,32

Cốt-50m trở lên/cốt 2m

- Núi Lò Vôi Lớn

4,4/8

Cốt-50m trở lên/cốt-50m

- Núi Lò Vôi Nhỏ

4,7/4,7

Cốt-50m trở lên/cốt-50m

- Núi Bnumcha

0/1,00

Cốt-20m trở lên/chưa cấp phép

1.3

Đá, đất san lấp:

6,0/15

 

Km13, TL46, PQ

6,0/15

Từ cốt mặt đường Dương Đông An Thới trở lên

2

Sét gạch ngói

136,27/261,94

 

- Ấp Rạch Dứa

85/185

Từ cốt -20m trở lên/từ cốt -20m trở lên

- Thị trấn Kiên Lương

26,94/55

Từ cốt -10m trở lên/từ cốt -10m trở lên

- Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam

24,33/30

Từ cốt -10m trở lên/từ cốt -10m trở lên

- Vĩnh Tuy

0/20

Từ cốt -10m trở lên/chưa cấp phép

3

Vật liệu san lấp:

424,59/1.962

 

3.1

Trên đất liền:

21,99/44

 

- Núi Nhọn

0/22,0

Từ cốt 2m trở lên/chưa cấp phép

- Núi Mây

16,99/17

Từ cốt -30m trở lên/từ cốt -30m trở lên

- Bãi Chà Và

5,0/5,0

Từ cốt 2m trở lên/từ cốt 2m trở lên

3.2

Từ biển:

402,6/1.918

 

- Tô Châu

25/100

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 9,64m/từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 9,64m

- Thuận Yên 1

0/200

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 10,0m/chưa cấp phép

- Thuận Yên 2

0/100

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 10,0m/chưa cấp phép

- Thuận Yên 3

0/100

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 10,0m/chưa cấp phép

- Mỹ Đức

0/60

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 10,0m/chưa cấp phép

- Vịnh Ba Hòn

100/200

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 20,2m/từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 20,2m

- Bãi Vòng

0/500

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 5,0m/chưa cấp phép

- Phường Vĩnh Quang

99,6/300

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m/từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m

- Khu lấn biển Đảo Hải Âu

100/108

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m/từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m

- Khu lấn biển Tây Rạch Sỏi

78/100

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m/từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 15,0m

- Biển Bắc Hòn Tre

0/100

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 7,0m/chưa cấp phép

- Ven Bãi Bắc xã Lại Sơn

0/50

Từ bề mặt địa hình đáy biển xuống 10,0m/chưa cấp phép

4

Than bùn

929,2/1.705,46

 

- Ấp Trần Thệ

100/150

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 1,65m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 1,65m

- Ấp Rạch Dứa

85/185

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,2m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,2m

- Kênh K2 và kênh K3

0/30

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Lung Lớn

297,5/397,5

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,0m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,0m

- Lung Hòa Điền

47,14/77

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 5,4m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 5,4m

- Kênh 7

0/18

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 6,0m/chưa cấp phép

- Kênh Sáng và Kênh T5 (xã Kiên Bình)

0/30

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Kênh KN3

0/13,4

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Lâm trường Hòn Đất

120/120

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,24m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,24m

- Bình Giang

96,26/96,26

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 1,94m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 1,94m

- Kênh T5 (xã Bình Giang)

0/100

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,0m/chưa cấp phép

- Kênh Ninh Phước 2

35,30/35,30

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,2m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,2m

- Kênh Bao (xã Nam Thái Sơn)

23,0/23,0

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,94m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,94m

- Kênh Bao (xã Bình Sơn)

95/100

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,7m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 2,7m

- Kênh 85B

30/30

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 4,72m/từ bề mặt địa hình đến độ sâu 4,72m

- Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc

0/100

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Xã Vĩnh Hòa Hưng Nam

0/100

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Xã Vĩnh Thắng

0/50

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

- Xã Vĩnh Tuy

0/50

Từ bề mặt địa hình đến độ sâu 3,0m/chưa cấp phép

 

PHỤ LỤC 02

KHU VỰC ĐANG SẢN XUẤT XI MĂNG CẦN ĐẦU TƯ MỚI HOẶC MỞ RỘNG
(Kèm theo Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 23 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Loại khoáng sản

Diện tích đã cấp phép (ha)

Số giấy phép đã cấp

Độ sâu đã quy hoạch

Độ sâu đã cấp phép khai thác

Độ sâu đã cấp phép thăm dò (bổ sung)

1

Đá vôi xi măng:

335,45

09

 

 

 

Núi Khoe Lá

70,74

04

Cốt 0m

Cốt 0m

-

Núi Bãi Voi Cây Xoài

82,3

02

Cốt-100m

Cốt 0m

Từ cốt 0m đến cốt-100m

Núi Trầu, núi Còm, núi Châu Hang

96,41

01

Cốt-75m

28

01

Cốt-75m

Cốt 0m

-

Núi Hang Cây Ớt

58

01

Cốt 0m

-

-

Núi Nai

 

 

Cốt-75m

 

cốt-75m

2

Đất sét làm xi măng:

207,35

03

 

 

 

Mỏ Bình Trị

143,5

02

Cốt-20m

Cốt-20m

-

Mỏ Kiên Lương

63,85

01

Cốt-20m

Cốt-20m

-

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 203/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/09/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Nhàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản