- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3152/VPCP-CN năm 2022 về xử lý thông tin báo nêu về Hàng trăm triệu tấn cát đã và đang được khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 241/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 07 tháng 11 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 181-KH/TU ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ủy ban nhân dân (gọi tắt là UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 181-KH/TU ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với nội dung như sau:
1. Triển khai thực hiện đầy đủ các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 181-KH/TU ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xác định những nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh để phát triển bền vững ngành địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng của tỉnh.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc tổ chức thực hiện và quản lý nhà nước của các cấp chính quyền về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
3. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất, khoáng sản; Thăm dò, khai thác, chế biến một số khoáng sản đạt trình độ khu vực, tiệm cận trình độ thế giới.
- Khẩn trương lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản theo quy định của Luật Quy hoạch, đến giữa năm 2023, hoàn thành việc lập quy hoạch.
- Khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đáp ứng yêu cầu trước mắt, lâu dài, phù hợp với quy hoạch về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh. Hình thành nền công nghiệp khai khoáng tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á.
- Đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu san lấp phục vụ thi công các công trình trọng điểm Quốc gia, các công trình trọng điểm của tỉnh trên địa bàn.
- Đến cuối 2025, tổ chức tổng kết thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 27/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục tăng cường quản lý khai thác và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa tập trung thực hiện tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng; bảo vệ môi trường, sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản. Đào tạo cán bộ quản lý, khoa học - kỹ thuật, chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề cho ngành Địa chất, khoáng sản. Xây dựng chế độ đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành địa chất, khoáng sản
a) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì triển khai các Văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, các đường lối chính sách của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đến các các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa, các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời, rà soát kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định còn bất cập về địa chất, khoáng sản, quy hoạch; quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản,...
- Phối hợp góp ý kiến với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hoàn thành hồ sơ xây dựng dự án Luật Khoáng sản sửa đổi.
- Tiếp tục phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm triển khai các bước để trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai theo quy định của Luật Quy hoạch. Khẩn trương lập, phê duyệt phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Rà soát đề xuất điều chỉnh sản lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn theo quy định của Luật Quy hoạch theo hướng ưu tiên cho nhu cầu sử dụng khoáng sản cho các công trình trọng điểm quốc gia, công trình trọng điểm của tỉnh.
- Phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đảm bảo tiến độ chuyển đổi số ngành địa chất, khoáng sản đã được Chính phủ phê duyệt; đến năm 2025 công tác cấp phép hoạt động khoáng sản được thực hiện trên nền tảng số, thống nhất phôi cấp phép khoáng sản trên phạm vi cả nước.
- Rà soát, chấm dứt các giấy phép thăm dò chậm triển khai thực hiện các thủ tục để cấp phép khai thác theo quy định; Các khu vực thăm dò không đảm bảo khoảng cách với khu dân cư, không đảm bảo cảnh quan môi trường.
- Thực hiện việc rà soát, đánh giá tình hình, tính hiệu quả đối với các dự án khai thác, chế biến khoáng sản được cấp phép, đề ra hướng quản lý phù hợp, hiệu quả.
- Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng. Thu hồi giấy phép khai thác, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
- Định kỳ 6 tháng tổ chức báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 27/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Đến cuối 2025, tổ chức tổng kết thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 27/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
b) Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh về nguồn kinh phí để triển khai Kế hoạch theo quy định. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kết hợp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản theo quy hoạch, kế hoạch để có đầy đủ thông tin, dữ liệu địa chất phục vụ mục tiêu (quốc phòng, an ninh, giao thông, xây dựng, công thương, nông nghiệp...).
- Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp các Sở ngành có liên quan tổ chức xây dựng Bảng giá tính thuế tài nguyên đối với nhóm, loại tài nguyên có tính chất lý, hóa giống nhau trên địa bàn đầy đủ và kịp thời.
c) Sở Công Thương
- Tham mưu UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 259/2017/QĐ-TTg ngày 22/02/2017 về việc phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025”. Cụ thể là Đề án “Công nghệ khoan nghiêng nổ mìn tạo biên đối với bờ mỏ kết thúc” tại các mỏ đá làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được phê duyệt tại Quyết định số 4560/QĐ-UBND ngày 24/12/2018; Để đảm bảo góc nghiêng bờ mỏ kết thúc đạt 600; đảm bảo theo thiết kế, cải tạo phục hồi môi trường, an toàn trong khai thác lộ thiên.
- Ưu tiên thực hiện nổ mìn dịch vụ nhằm hạn chế thất thoát vật liệu nổ công nghiệp, sử dụng thuốc nổ thân thiện với môi trường trong khai thác khoáng sản theo định hướng của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm của các Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trong việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
d) Sở Xây dựng
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến 2050 của Thủ tướng Chính phủ đến các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu hệ thống chính sách, quy định của trung ương về vật liệu thay thế, tái sử dụng vật liệu, đề xuất thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế, vật liệu tái sử dụng như tro, xỉ, thạch cao, cát nghiền để thay thế cát tự nhiên khắc phục tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng.
đ) Cục Thuế tỉnh:
- Theo dõi thu đúng, đủ các loại thuế và nghĩa vụ tài chính trong khai thác tài nguyên khoáng sản.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán đối với việc kinh doanh cát, sỏi lòng sông; xử lý tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án.
- Chỉ đạo Chi cục Thuế địa phương phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra việc xác định sản lượng cát, sỏi lòng sông khai thác thực tế.
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở ngành có liên quan tổ chức xây dựng quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai tích hợp trong nội dung Quy hoạch tỉnh theo quy định Luật Quy hoạch năm 2017.
g) Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan thực hiện khuyến khích đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản có điều kiện địa chất - mỏ phức tạp, hàm lượng thấp, hạ tầng kỹ thuật thấp kém.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ nhằm nghiên cứu xử lý cát nhiễm mặn để sử dụng làm vật liệu xây dựng; sản xuất vật liệu thay thế cát, sỏi lòng sông sử dụng cho xây dựng, san lấp công trình.
h) Cục quản lý thị trường (Thường trực Ban chỉ đạo 389)
- Định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh khoáng sản, vật liệu xây dựng và hoạt động bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương không xuất khẩu cát tại Văn bản số 3152/VPCP-CN ngày 31/5/2022 của Văn phòng Chính phủ.
- Ngoài ra tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng hợp pháp hóa, hợp thức hóa chứng từ đầu vào đối với việc sử dụng cát, sỏi lòng sông tại các công trình, dự án.
i) Công an tỉnh
- Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1284/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo kiểm tra, truy quét, bảo vệ lâm sản và khoáng sản tỉnh Đồng Nai, trong đó chỉ đạo tập trung, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ:
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát đường thủy, Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, chính quyền các cấp ngăn chặn hiệu quả và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi khai thác khoáng sản không phép, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, đặc biệt là khoáng sản cát, sỏi lòng sông trên địa bàn; kiểm tra, xử lý các điểm nóng về khai thác cát, đất, đá không phép và các phương tiện thủy có kết cấu đặc thù lưu thông neo đậu trên sông, rạch thuộc địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý hoạt động mua bán, vận chuyển cát không phép trên sông, rạch và tại các bến bãi tập kết cát, điều tra làm rõ nguồn gốc cát tại các bãi cát hoạt động, đặc biệt là khu vực giáp ranh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Thuận, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tuần tra, kiểm soát tải trọng các phương tiện chuyên chở vật liệu xây dựng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; tăng cường công tác quản lý cán bộ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tham ô, bảo kê cho các đối tượng khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.
k) Sở Giao thông vận tải
- Tiếp tục phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các nhà thầu rà soát nhu cầu vật liệu san lấp phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ hàng năm thông báo kế hoạch, thời gian thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền đến các các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa để phối hợp quản lý theo quy định.
- Chủ trì thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền; phối hợp với các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa trong việc kiểm tra, giám sát khối lượng cát, sỏi thu hồi (nếu có) trong quá trình duy tu, nạo vét các tuyến luồng đường thủy nội địa, tuyến luồng hàng hải; Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thu hồi các dự án nạo vét, thông luồng không đúng theo thiết kế đã được phê duyệt hoặc có hành vi lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác khoáng sản trái phép.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ngành liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra để xử lý dứt điểm tình trạng lập bến bãi tập kết cát, sỏi lòng sông trái phép; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đối với các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ công trình giao thông theo quy định.
l) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Phối hợp với các Sở ngành, UBND các huyện, thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh và các đơn vị có liên quan trong việc xác định phạm vi, quy mô, ranh giới và quản lý việc khai thác cát sỏi lòng sông các khu vực thuộc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi, chỉnh trị dòng sông, đảm bảo khả năng tiêu, thoát lũ, sự ổn định của bờ sông, không gây sạt lở bờ, bãi sông theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (nếu có) trong quá trình nạo vét các công trình thủy lợi, thi công công trình phòng chống sạt lở; Kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm và thu hồi các dự án nạo vét các công trình thủy lợi, thi công công trình phòng chống sạt lở không đúng theo thiết kế đã được phê duyệt hoặc có hành vi lợi dụng việc thực hiện dự án để khai thác khoáng sản trái phép.
m) Sở Thông tin Truyền thông
- Tiếp tục phối hợp với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
n) UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
- Tổ chức triển khai thực hiện nội dung Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 181-KH/TU ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị đến các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường, thị trấn.
- Kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương; tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản không phép trên địa bàn.
- Phát động nhân dân, các xã, phường, thị trấn kịp thời phản ánh các trường hợp khai thác, kinh doanh khoáng sản không phép hoặc không đúng giấy phép đến cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Các Sở, ngành, UBND các huyện triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng và một năm tổng hợp, báo cáo chung với báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 27/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 2Kế hoạch 3306/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình 32-CTr/TU và Nghị quyết 88/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 321/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP; Chương trình hành động 138-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 5Kế hoạch 417/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 6Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 101-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kế hoạch 116-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 222-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng tái tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 10Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
- 3Luật Quy hoạch 2017
- 4Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt “Đề án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 3152/VPCP-CN năm 2022 về xử lý thông tin báo nêu về Hàng trăm triệu tấn cát đã và đang được khai thác ở đồng bằng sông Cửu Long do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 203/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Kiên Giang ban hành
- 8Kế hoạch 3306/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình 32-CTr/TU và Nghị quyết 88/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Kế hoạch 321/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP; Chương trình hành động 138-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Lào Cai ban hành
- 10Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 11Kế hoạch 417/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 12Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 101-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 13Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kế hoạch 116-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 14Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 222-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 15Quyết định 2283/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13-CT/TU về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển công nghiệp khai khoáng, năng lượng tái tạo, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 16Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Bình Định ban hành
Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 181-KH/TU triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- Số hiệu: 241/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 07/11/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định