Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 197/KH-UBND

Nghệ An, ngày 24 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022

Thực hiện Công văn số 478/LĐTBXH-TE ngày 28/2/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác trẻ em năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích

Triển khai kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nội dung của các quyết định, chương trình, đề án về công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh. Tạo sự quan tâm, phát huy vai trò và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với công tác trẻ em.

1.2. Yêu cầu

a) Cụ thể hóa các nội dung, đề ra các giải pháp thực hiện các quyết định, chương trình, đề án về công tác trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị đảm bảo cho việc chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả.

b) Xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nội dung, quy định trong các quyết định, chương trình, đề án về công tác trẻ em; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai thiết thực, hiệu quả công tác trẻ em.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm, kiến thức, kỹ năng về công tác trẻ em

1.1. Tiếp tục triển khai hiệu quả các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh để thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em[1].

- Tham mưu Tỉnh ủy tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/12/2012 của Bộ Chính trị về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”.

Thời gian thực hiện: Tháng 5 năm 2022.

- Tổ chức Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”; Triển khai, nhân rộng các mô hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2022.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, đơn vị liên quan, các địa phương, gia đình và trẻ em; các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.

1.2. Đa dạng hóa các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trẻ em, các kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Nghiên cứu xuất bản các ấn phẩm truyền thông, chú trọng các sản phẩm tuyên truyền trên môi trường mạng; tăng thời lượng phát sóng, các chuyên trang, chuyên mục về công tác trẻ em.

Tổ chức truyền thông, giáo dục, tập huấn đến các cấp ủy, chính quyền, tổ chức, đơn vị, cộng đồng khối, xóm, thôn, bản. Tập trung hướng tới nhóm trẻ em, học sinh và các thầy, cô giáo ở các cấp học, bậc học và đặc biệt là các bậc cha, mẹ, các thành viên trong gia đình và người trực tiếp chăm sóc trẻ. Thông tin về Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111, đường dây nóng bảo vệ trẻ em của tỉnh 1800.599.963 và các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương đến từng gia đình, lớp học, cộng đồng dân cư và trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, đơn vị liên quan; các địa phương, gia đình và trẻ em; các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

1.3. Nhân rộng phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn tiêu chí về thực hiện quyền trẻ em với đánh giá nông thôn mới, đô thị văn minh trong cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đến từng địa bàn dân cư.

a) Đơn vị chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan; các địa phương, gia đình, trẻ em; các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về công tác trẻ em, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị.

2.1. Về Mục tiêu phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em.

Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp, chương trình, đề án về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe tâm thần; phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời; Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; hướng dẫn về việc đảm bảo an toàn, cách chăm sóc, thực hiện cách ly, theo dõi, điều trị và phòng chống các dịch bệnh cho trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Y tế

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức, đơn vị, gia đình, cá nhân liên quan, các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.2. Về mục tiêu giáo dục trẻ em

Triển khai thực hiện hiệu quả công tác huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp; giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em bỏ học đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực; chủ động, linh hoạt sử dụng nhiều giải pháp, hình thức tổ chức dạy và học, đảm bảo phòng chống dịch bệnh để hoàn thành tốt chương trình năm học 2021 - 2022. Triển khai thực hiện hiệu quả mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh; chú trọng giáo dục truyền thông lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.3. Mục tiêu về bảo vệ trẻ em

2.3.1. Tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, tăng cường các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh (theo phân công tại Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 14/1/2021 của UBND tỉnh).

2.3.2. Thực hiện tốt các chính sách về chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp và vận động nguồn lực xã hội để ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số, miền núi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn (theo phân công tại Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 07/7/2021 của UBND tỉnh).

2.3.3. Thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em trong đại dịch Covid-19; chăm sóc trẻ em con phụ sản, trẻ em mồ côi cha mẹ do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đúng quy định.

2.3.4. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là đuối nước trẻ em; tăng đầu tư kinh phí cho công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở địa phương (theo phân công tại Kế hoạch số 625/KH-UBND ngày 30/11/2021 của UBND tỉnh).

2.3.5. Thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em (theo phân công tại Kế hoạch số 528/KH-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh).

2.3.6. Thực hiện tuyên truyền, vận động đồng bào, trong đó quan tâm đến đối tượng thanh thiếu niên từ đủ 10 tuổi trở lên, cả nam và nữ ở vùng dân tộc thiểu số xóa bỏ những hủ tục lạc hậu trong hôn nhân và phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (theo phân công tại Kế hoạch số 252/KH-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh và thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025").

2.3.7. Thực hiện tốt công tác nuôi con nuôi; trợ giúp pháp lý cho trẻ em theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; đảm bảo cho trẻ em được trợ giúp pháp lý miễn phí, được thông báo đầy đủ về quyền được trợ giúp pháp.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị, địa phương và cá nhân liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.3.8. Tăng cường hoạt động quản lý trên mạng Internet, các mạng xã hội có nội dung liên quan đến trẻ em. Thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, thiết lập các kênh thông tin để tiếp nhận, phản ánh thông tin về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em trong hoạt động thông tin, truyền thông.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.4. Mục tiêu về văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em.

2.4.1. Tiếp tục quan tâm xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em, nhất là các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm hoạt động biểu diễn, sáng tác nghệ thuật có nội dung phù hợp với văn hóa truyền thống, có phương thức phù hợp với trẻ em trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh đoàn.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.4.2. Ưu tiên bố trí quỹ đất, nguồn lực đầu tư xây dựng phát triển các công trình văn hóa thể thao cho trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, đơn vị liên quan và các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Có kế hoạch trong 6 tháng đầu năm 2022.

2.5. Mục tiêu về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em

2.5.1. Xây dựng, hướng dẫn, thực hiện mô hình phát triển toàn diện trẻ em; dịch vụ bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan, các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Tháng 4-5/2022.

2.5.2. Lồng ghép xây dựng, hướng dẫn, thực hiện và phát triển mô hình phòng chống bạo lực gia đình gắn với tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, chú trọng thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong gia đình.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành liên quan, các địa phương, cộng đồng và gia đình.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

2.5.3. Tích hợp, lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, năng lực, sự phát triển của trẻ em; xây dựng và phát triển mô hình đối thoại học đường để thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trong trường học.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Đơn vị phối hợp: Các cấp bộ đoàn, các cơ sở giáo dục, các tổ chức, gia đình và địa phương có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Tháng 11/2022.

2.5.4. Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em: định kỳ hàng tháng tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em, tổng hợp, theo dõi, giám sát việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về các ý kiến, kiến nghị; chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức 01 Diễn đàn gặp gỡ giữa trẻ em với đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các ban, ngành; phối hợp giám sát việc thực hiện Luật Trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Tỉnh Đoàn.

b) Đơn vị phối hợp: Các huyện, thành, thị Đoàn; các Sở, ngành liên quan và các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Tháng 7/2022.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trẻ em gắn với thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

3.1. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trẻ em; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, lồng ghép vấn đề trẻ em nghèo trong chính sách tiếp cận giảm nghèo đa chiều; xây dựng các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, các công trình phục vụ chăm sóc trẻ em, góp phần thực hiện hiệu quả công tác trẻ em (theo phân công tại Quyết định số 840/QĐ-UBND ngày 1/4/2021 về phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 -2030 tỉnh Nghệ An)

a) Đơn vị chủ trì: Các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cấp tỉnh; UBND các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp; các sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan và các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh.

3.2. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

3.2.1. Bố trí ngân sách và huy động nguồn lực xã hội nhằm đảm bảo công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó ưu tiên địa bàn khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; lồng ghép với các chương trình, đề án khác có liên quan để triển khai Kế hoạch.

a) Đơn vị chủ trì: Các Sở Tài Chính, Kế hoạch và đầu tư và Ngoại vụ.

b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành và đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Quý 01/2022.

3.2.2. Thực hiện Đề án “Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022”.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính và các sở, ngành, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan và các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

3.3. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết; khen thưởng, kỷ luật trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3.3.1. Tổ chức thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại ít nhất 02 địa bàn cấp huyện; Kiểm tra, thanh tra tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội, các quỹ từ thiện có hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành, thị.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị, cá nhân và các địa phương liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Tháng 4/2022.

3.3.2. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quyền trẻ em; đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, cha mẹ, người giám hộ, tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát các cấp; các tổ chức đoàn thể liên quan các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Theo thời điểm của các vụ việc, vấn đề.

3.3.3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

a) Đơn vị chủ trì: Các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cấp tỉnh; UBND các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất.

3.3.4. Tiếp tục thực hiện đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo quy định.

a) Đơn vị chủ trì: UBND các cấp huyện, xã.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Tháng 12/2022.

3.3.5. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em.

- Đề cao và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra các vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý mà không có biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em, tảo hôn.

- Xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả cha mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em, nhất là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài vụ việc vi phạm quyền trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức, đơn vị, địa phương, cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Theo các vụ việc, vấn đề.

3.3.6. Triển khai thu thập chỉ tiêu thống kê, báo cáo theo Thông tư số 13/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em; theo dõi, quản lý rà soát, xác thực thông tin, dữ liệu trẻ em và duy trì cập nhật lên phần mềm quản lý thông tin trẻ em trên nền tảng số.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, tổ chức, đơn vị và các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Theo định kỳ báo cáo 6 tháng và cả năm.

3.3.7. Thực hiện các báo cáo.

- Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Thời gian thực hiện: Tháng 4/2022.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/6/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Thời gian thực hiện: Tháng 12/2022.

- Báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về Kết quả thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em trên địa bàn tỉnh năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Thời gian thực hiện: Tháng 10/2022.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, tổ chức, đơn vị, các địa phương, cá nhân có liên quan.

4. Củng cố bộ máy, kiện toàn, phát huy hệ thống tổ chức, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở.

4.1. Tham mưu bố trí đội ngũ các bộ làm công tác trẻ em cấp xã.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ; HĐND và UBND các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

4.2. Phát huy vai trò, trách nhiệm và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Điều hành công tác trẻ em các cấp; Hội đồng Bảo trợ Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh; phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương củng cố hệ thống cơ sở; xây dựng Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan, các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm; xây dựng Quy trình vào Quý II/2022.

4.3. Xây dựng các chương trình, kế hoạch liên ngành để thực hiện các nhiệm vụ có tính chất liên ngành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, tổ chức, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Theo thời gian phối hợp trình của các ngành.

4.4. Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ và giáo dục trẻ em”; các phong trào của các tổ chức đoàn thể; các hoạt động của các tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị với mục tiêu xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, bảo đảm tất cả trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

a) Đơn vị chủ trì: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội các cấp.

b) Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành, tổ chức, đơn vị, các địa phương.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; từ nguồn huy động, đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự toán ngân sách để triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Phân công tổ chức thực hiện

2.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch công tác trẻ em năm 2022, định kỳ báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh và Tỉnh ủy theo quy định.

2.2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và chủ động triển khai thực hiện kế hoạch công tác trẻ em năm 2022.

2.3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng nội dung truyền thông, giáo dục về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trẻ em trong tình hình mới; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về công tác trẻ em.

2.4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp phối hợp triển khai, thực hiện Kế hoạch.

3. Chế độ báo cáo

Báo cáo tình hình thực hiện công tác trẻ em định kỳ 6 tháng (ngày 10 tháng 5), báo cáo năm (ngày 30 tháng 10) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định (có biểu mẫu các phụ lục 1,2,3,4,5,6,7 kèm theo kế hoạch)./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB & XH; (B/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh; (B/c);
- PCT VX UBND tỉnh; (B/c);
- CVP, PCVP VX UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT, KGVX (H, D).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long

 

PHỤ LỤC 1

TÊN ĐƠN VỊ …………..

TỔNG HỢP CÔNG TÁC THAM MƯU, BAN HÀNH VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, HÀNH CÔNG TÁC TRẺ EM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số ………. của ………..)

STT

TÊN ĐƠN VỊ

SỐ HIỆU, NGÀY THÁNG, NỘI DUNG

TỔNG SỐ

 

Tổng cộng

 

I

CẤP TỈNH

 

1

Tỉnh ủy

 

 

2

Hội đồng nhân dân tỉnh

 

 

3

Ủy ban nhân dân tỉnh

 

 

II

CẤP SỞ, NGÀNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

 

1

Sở Lao động, TB&XH

 

 

2

Sở Tư pháp

 

 

3

…….

 

 

III

CẤP HUYỆN

 

 

1

Huyện ủy

 

 

2

Hội đồng nhân dân huyện

 

 

3

Ủy ban nhân dân huyện

 

 

IV

CẤP XÃ

 

 

1

Đảng ủy xã

 

 

2

Hội đồng nhân dân xã

 

 

3

Ủy ban nhân dân xã

 

 

 

PHỤ LỤC 2

TÊN ĐƠN VỊ……………

TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TRẺ EM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số ……………. của …………..)

TT

Nội dung

ĐVT

Kết quả thực hiện năm 2021

KH thực hiện năm 2022

Kết quả thực hiện năm 2022

Đánh giá kết quả thực hiện Năm 2022

Kế hoạch thực hiện Năm 2023

Ghi chú

Đạt KH

Không đạt KH

Vượt KH

1

Phóng sự

Phóng sự

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tin (bài)

Tin

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Phát sóng trên hệ thống thanh

Lần

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Số buổi truyền thông trực tiếp

Buổi

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tờ rơi, sách mỏng

Tờ

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Băng rôn, khẩu hiệu

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng cơ sở, vật chất (bể bơi). Trong đó:

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

7,1

Bể bơi kiên cố

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

7,2

Bể bơi thông minh

i

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Số điểm tại sông, ao, hồ được cải tạo để dạy bơi cho trẻ em

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Cắm biển báo

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Cấp phát thiết bị cứu sinh

Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Dạy bơi cho trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11,1

Các lớp dạy bơi cho trẻ em

Số lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

11,2

Số trẻ em được học bơi

Lượt trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Xây dựng các mô hình liên quan đến công tác BVCSTE

Số mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

12,1

Số mô hình

Số mô hình

 

 

 

 

 

 

 

 

12,2

Số người trực tiếp tham gia thực hiện mô hình (Ban Chỉ đạo, Ban chủ nhiệm CLB các cấp…)

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Hoạt động khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

TÊN ĐƠN VỊ ………………

TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘNG BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN CHO TRẺ EM VÀ ĐỘI NGŨ LÀM CÔNG TÁC TRẺ EM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số ………. của …….)

THỜI GIAN

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN

Số lớp

Số lượt người tham gia, trong đó

Kinh phí (1000đ)

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp thực hiện

Nam

Nữ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

TÊN ĐƠN VỊ ……………….

KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TRẺ EM NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số …………. của ………….)

Đơn vị tính: 1000đ

Thứ tự

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện năm 2021

Kế hoạch thực hiện năm 2022

Kết quả thực hiện năm 2022

Đánh giá kết quả Năm 2022

Kế hoạch năm 2023

Ghi chú

Đạt KH (%)

Không đạt KH (%)

Vượt KH (%)

1

Tổng Ngân sách dành cho công tác trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

1,1

Nguồn do NSTW phân bổ về, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nguồn thực hiện chính sách BTXH cho trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Nguồn các Chương trình, KH, đề án liên quan trực tiếp đến trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Nguồn QBTTE Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

Nguồn do Ngân sách tỉnh bố trí, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nguồn thực hiện chính sách BTXH cho trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Nguồn các Chương trình, KH, đề án liên quan trực tiếp đến trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Nguồn QBTTE tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

1,3

Nguồn do Ngân sách huyện bố trí, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Nguồn thực hiện chính sách BTXH cho trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Nguồn các Chương trình, KH, đề án liên quan trực tiếp đến trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

1,4

Nguồn do Ngân sách xã bố trí, trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

TÊN ĐƠN VỊ ………………………..

TỔ CHỨC BỘ MÁY TRẺ EM CÁC CẤP NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số …………. của ………….)

Thứ tự

Cấp quản lý

Số lượng người làm công tác BVCSTE (người)

Mô hình tổ chức (chi cục, phòng)

Tổ chức liên ngành (Ban BVCSTE)

Chuyên trách

Kiêm nhiệm

Mạng lưới cộng tác viên trẻ em

Tổng số

Có (số lượng)

Không

 

 

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

 

Nam

Nữ

 

1

Cấp tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Cấp huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Cấp xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

TÊN ĐƠN VỊ ……………………

SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ TRẺ EM VÀ TÌNH HÌNH TRẺ EM NĂM 2022

(Kèm theo Báo cáo số ……….. của …………..)

TT

NỘI DUNG

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện

I

Dân số trẻ em

 

 

 

 

1

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi/tổng dân số

%

 

 

2

Số trẻ em dưới 6 tuổi

Người

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi/tổng dân số

%

 

 

3

Số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế

Người

 

 

BHXH

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

Số trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế

Người

 

 

Y tế

4

Số người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi

Người

 

 

Cục Thống kê

 

Tỷ lệ người chưa thành niên từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi/tổng dân số

%

 

 

II

Tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

 

 

 

 

Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chia theo các loại sau:

 

 

 

 

1

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê

1,1

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ không có người chăm sóc

Người

 

 

1,2

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nuôi dưỡng trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hoặc cơ sở trợ giúp xã hội

Người

 

 

1,3

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ sống với người thân thích

Người

 

 

1,4

Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích, trừ trường hợp được nhận làm con nuôi

Người

 

 

2

Trẻ em bị bỏ rơi

Người

 

 

2,1

Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc tại cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE hoặc cơ sở trợ giúp xã hội

Người

 

 

2,2

Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế bởi cá nhân và gia đình

Người

 

 

3

Trẻ em không nơi nương tựa

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Công An

3,1

Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật

Người

 

 

3,2

Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc không còn khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng

Người

 

 

3,3

Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Người

 

 

3,4

Trẻ em có cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật

Người

 

 

3,5

Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Người

 

 

3,6

Trẻ em có cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Người

 

 

3,7

Trẻ em có cả cha và mẹ không còn khả năng chăm sóc trẻ em

Người

 

 

3,8

Trẻ em có cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội

Người

 

 

3,9

Trẻ em có cả cha và mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Người

 

 

3,1

Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Người

 

 

3,11

Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ trong độ tuổi trẻ em

Người

 

 

3,12

Trẻ em có cả cha và mẹ bị hạn chế quyền làm cha mẹ hoặc tạm thời cách ly khỏi cha hoặc mẹ theo quy định của pháp luật

Người

 

 

3,13

Số trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc thay thế bởi người thân thích

Người

 

 

3,14

Số trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc thay thế bởi người không thân thích

Người

 

 

3,15

Số trẻ em không nơi nương tựa được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE

Người

 

 

4

Trẻ em khuyết tật

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế

4,1

Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng

Người

 

 

4,2

Trẻ em khuyết tật nặng

Người

 

 

4,3

Trẻ em khuyết tật nhẹ

Người

 

 

4,4

Các dạng tật

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật vận động

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật nghe, nói

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật nhìn

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật thần kinh, tâm thần

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật trí tuệ

Người

 

 

 

- Trẻ em khuyết tật khác

Người

 

 

 

Trong đó: Trẻ em tự kỷ

Người

 

 

5

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS

Người

 

 

5,1

Sống với cha mẹ, người thân thích

Người

 

 

5,2

Được nhận chăm sóc thay thế tại cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE hoặc cá nhân, gia đình không phải người thân thích

Người

 

 

6

Trẻ em vi phạm pháp luật

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Công An

6,1

Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

Người

 

 

 

- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Người

 

 

 

- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Người

 

 

6,2

Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng biện pháp tư pháp

Người

 

 

 

- Trẻ em bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Người

 

 

 

- Trẻ em bị áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Người

 

 

6,3

Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn

Người

 

 

 

- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn

Người

 

 

 

- Trẻ em vi phạm pháp luật đang bị áp dụng hình phạt tù nhưng được hưởng án treo

Người

 

 

7

Trẻ em nghiện ma túy

Người

 

 

7,1

Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện

Người

 

 

7,2

Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, trị nghiện tại gia đình, cộng đồng

Người

 

 

8

Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục - đào tạo

8,1

Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có người chăm sóc

Người

 

 

8,2

Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở sống cùng cha, mẹ hoặc có người chăm sóc

Người

 

 

9

Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực

Người

 

 

Công an- Văn hóa

10

Trẻ em bị bóc lột

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Công An, VKSND, TAND

10,1

Trẻ em đang tham gia lao động trái quy định của pháp luật về lao động

Người

 

 

10,2

Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trình diễn hoặc bị sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khiêu dâm

Người

 

 

10,3

Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động du lịch tình dục

Người

 

 

10,4

Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia các hoạt động trục lợi khác

Người

 

 

10,5

Trẻ em bị rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động vận chuyển, mua bán, sản xuất, tàng trữ chất gây nghiện và các hàng hóa khác bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật

Người

 

 

11

Trẻ em bị xâm hại tình dục

Người

 

 

11,1

Trẻ em bị hiếp dâm

Người

 

 

11,2

Trẻ em bị cưỡng dâm

Người

 

 

11,3

Trẻ em bị giao cấu

Người

 

 

11,4

Trẻ em bị dâm ô

Người

 

 

11,5

Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức

Người

 

 

12

Trẻ em bị mua bán

Người

 

 

12,1

Trẻ em bị mua bán trở về sống với cha, mẹ hoặc người thân thích

Người

 

 

12,2

Trẻ em bị mua bán trở về được nhận chăm sóc thay thế bởi cá nhân, gia đình không phải người thân thích

Người

 

 

13

Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế

13,1

Trẻ em thuộc hộ nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Người

 

 

13,2

Trẻ em thuộc hộ cận nghèo mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày

Người

 

 

14

Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an, Bộ đội biên phòng

14,1

Trẻ em là công dân Việt Nam di cư, lánh nạn trong nước chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Người

 

 

14,2

Trẻ em có quốc tịch nước ngoài di cư, lánh nạn, tị nạn tại Việt Nam không có người chăm sóc

Người

 

 

14,3

Trẻ em chưa xác định được quốc tịch, chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc di cư, lánh nạn, tị nạn tại Việt Nam.

Người

 

 

III

Tổng số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Người

 

 

 

Nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chia theo các loại sau:

Người

 

 

 

1

Trẻ em sống trong gia đình nghèo, cận nghèo

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội,

 

Trong đó: Trẻ em sống trong gia đình nghèo

Người

 

 

2

Trẻ em bỏ học (chưa học xong chương trình THCS)

Người

 

 

Giáo dục và đào tạo

3

Trẻ em sống trong các gia đình có vấn đề xã hội (cha, mẹ ly hôn, bạo lực gia đình, có người nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy)

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an

4

Trẻ em sống trong gia đình có người mắc tệ nạn xã hội (cha, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc thành viên gia đình nghiện ma túy, cờ bạc, trộm cắp, mại dâm)

Người

 

 

5

Trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật (cha, mẹ, người nuôi dưỡng hoặc thành viên gia đình đang trong thời gian chấp hành xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự)

Người

 

 

6

Trẻ em sống trong gia đình có cả cha và mẹ đi làm ăn xa (trẻ em phải sống xa cả cha và mẹ liên tục từ 6 tháng trở lên)

Người

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội,

7

Trẻ em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ

Người

 

 

IV

Tổng số trẻ em có hoàn cảnh khác

Người

 

 

 

Nhóm trẻ em có hoàn cảnh khác chia theo các loại sau:

Người

 

 

 

1

Trẻ em bị bắt cóc, chiếm đoạt, đánh tráo

Người

 

 

LĐ,CA, VKS,TA

2

Trẻ em bị tai nạn thương tích

Người

 

 

LĐ,CA, YT,GTVT

2.1

Số trẻ em bị tai nạn thương tích

Người

 

 

2,2

Số trẻ em tử vong do tai nạn thương tích

Người

 

 

 

Trong đó:

Số trẻ em tử vong do đuối nước

Người

 

 

 

Số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông

Người

 

 

 

PHỤ LỤC 7

TÊN ĐƠN VỊ ……………………….

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

(Kèm theo Báo cáo số …………. của …………..)

Các mục tiêu, chỉ tiêu

ĐVT

Kết quả thực hiện Năm 2021

Kết quả thực hiện Năm 2022

Kế hoạch thực hiện Năm 2023

Đánh giá kết quả thực

Cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện

Không đạt KH

Đạt KH

Vượt KH

Muc tiêu 1

Về phát triển toàn diện trẻ em, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em

Chỉ tiêu 1

Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em/ tổng số xã (P,TT)

Xã (P,TT)

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội

Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 2

Số trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện/ số trẻ em 8 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội

Tỷ lệ trẻ em đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện/ số trẻ em 8 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 3

Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống

0%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 4

Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

0%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 5

Giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống

0%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 6

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 7

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 8

Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể béo phì đối với nông thôn

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 9

Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể béo phì thành thị

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 10

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 11

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 12

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con/ tổng số bà mẹ nhiễm HIV

%

 

 

 

 

 

 

Y tế

Chỉ tiêu 13

Phấn đấu cơ sở giáo dục cho trẻ em có công trình vệ sinh hợp lý/ số cơ sở

%

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và đào tạo

Mục tiêu 2

Về bảo vệ trẻ em

Chỉ tiêu 14

Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội

Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 15

Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp/ số trẻ em có HCĐB

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp/ số trẻ em có HCĐB

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 16

Số trẻ em bị xâm hại/ tổng số trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

Công an

Giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại / tổng số trẻ em

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 17

Số lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội

Giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 18

Số trẻ em bị TNTT / tổng số trẻ em

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội; GT-VT, VH-TT, GD-ĐT, Y tế,

Giảm tỷ suất trẻ em bị TNTT / tổng số trẻ em

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 19

Số trẻ em bị tử vong do TNTT /tổng số trẻ em

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội; GT-VT, VH-TT, GD-ĐT, Y tế, NN&PTNT Công

Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do TNTT/tổng số trẻ em

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 20

Số trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - Thương binh và Xã hội; GT-VT, VH-TT, GD-ĐT, Y tế, NN&PTNT Công an, các tổ chức

Tỷ lệ trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời.

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 21

21.1 Số người tảo hôn, trong đó:

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Ban dân tộc và Ngành Văn hóa thể thao

Nữ

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Nam

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

21.2 Số cặp tảo hôn

Cặp

 

 

 

 

 

 

21.3 Từng bước xóa bỏ tình trạng tảo hôn, duy trì mức giảm số cuộc tảo hôn

 

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 22

Số trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh/ số trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Ngành Tư pháp

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh/ số trẻ em dưới 5 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Mục tiêu 3

Về giáo dục, văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

Chỉ tiêu 23

Số trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội/ số trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội/ số trẻ em dưới 5 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 24

Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

%

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Chỉ tiêu 25

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp tiểu học

%

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Chỉ tiêu 26

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành cấp trung học cơ sở

%

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Chỉ tiêu 27

Số trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở/Tổng số trẻ em cấp Trung học cơ sở

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học cấp trung học cơ sở

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 28

Số trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em/ tổng số trường

Trường học

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Tỷ lệ trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em/ tổng số trường

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 29

Số trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật tổng số trường

Trường học

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Tỷ lệ trường học có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật/ tổng số trường

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 30

Số trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Giáo dục và Đào tạo

Tỷ lệ trẻ em khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 31

Số xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em/tổng số xã, P,TT

Xã, P,TT

 

 

 

 

 

 

Ngành VH-TT

Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi dành cho trẻ em

%

 

 

 

 

 

 

Mục tiêu 4

Về sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em

Chỉ tiêu 32

Số trẻ em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp/ số trẻ em 7 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - TBXH; Sở Giáo dục, Tỉnh đoàn

Tỷ lệ trẻ em từ 07 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp/ số trẻ em 7 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 33

Số trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em/ số trẻ em

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - TBXH; Sở Giáo dục, Tỉnh đoàn

Tỷ lệ trẻ em được nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em/ số trẻ em

%

 

 

 

 

 

 

Chỉ tiêu 34

Số trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ/ số trẻ em 11 tuổi

Trẻ em

 

 

 

 

 

 

Lao động - TBXH; Sở Giáo dục, Tỉnh đoàn

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ/ số trẻ em 11 tuổi

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Luật trẻ em năm 2016, Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt các chương trình, kế hoạch, dự án về trẻ em giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030; Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/6/2021 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 197/KH-UBND thực hiện công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022

  • Số hiệu: 197/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/03/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Bùi Đình Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/03/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản