ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1926/KH-UBND | Gia Lai, ngày 13 tháng 8 năm 2024 |
Để việc triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (sau đây viết tắt là xây dựng làng nông thôn mới) gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân địa phương, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 12-CT/TU) giai đoạn 2024-2025 như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Tỉnh Gia Lai có hơn 46,2% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khá cao trên tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Chỉ thị số 12-CT/TU là mô hình đặc trưng riêng của tỉnh. Sau hơn 06 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU, công tác xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Nhận thức của người dân đã có sự thay đổi, tích cực tham gia vào xây dựng nông thôn mới; đời sống vật chất, tinh thần của người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU được nâng lên, bộ mặt thôn, làng ngày càng khang trang; sinh hoạt, tập quán của người dân trong làng từng bước được thay đổi theo hướng văn minh; đặc biệt là tập quán chăn nuôi thả rông, nuôi gia súc dưới sàn nhà dần được xóa bỏ; an ninh trật tự được giữ ổn định, các hoạt động văn hóa truyền thống được duy trì và phát huy; nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng làng nông thôn mới đã mang lại hiệu quả thiết thực; đã huy động được nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành, các địa phương và sức mạnh nội lực của Nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 128[1] làng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU trên địa bàn tỉnh còn hạn chế: Một số địa phương triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU còn chậm như Ia Pa, Đak Pơ, Kông Chro, Chư Sê, thị xã An Khê. Việc tuyên truyền Chỉ thị số 12-CT/TU còn chung chung. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, kết quả giảm nghèo chưa bền vững; người dân vẫn còn thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, thiếu kiến thức về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi; việc huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng làng nông thôn mới còn khó khăn; công tác kiểm tra, giám sát về việc xây dựng làng nông thôn mới chưa được thực hiện thường xuyên.
1. Mục đích
Phát huy vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, vai trò chủ thể của người dân, tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia trực tiếp của người dân, khắc phục khó khăn để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng làng nông thôn mới là góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới.
2. Yêu cầu
Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, thường xuyên liên tục, thực chất và xuất phát từ sự chủ động của người dân, để việc xây dựng làng nông thôn mới trở thành một phong trào toàn dân.
Lồng ghép có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU với các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”
Huy động nguồn lực tổng hợp của các cấp, các ngành, địa phương, nội lực của Nhân dân, giúp sức của các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp, lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư để hoàn thành mục tiêu xây dựng làng nông thôn mới.
1. Mục tiêu chung
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa tập trung cho phát triển sản xuất, trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, người dân trong làng khi đau ốm được điều trị, lấy tiêu chí thu nhập và tiêu chí môi trường là thước đo đánh giá chất lượng làng nông thôn mới.
- Xây dựng các làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thành các khu dân cư có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, ... giữ gìn được bản sắc và cốt cách của làng đồng bào dân tộc thiểu số, có kinh tế - xã hội phát triển, an ninh trật tự được đảm bảo, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu giai đoạn 2024-2025, có thêm 171 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới (chi tiết tại Phụ lục kèm theo), cụ thể:
- Năm 2024: 96 thôn, làng, trong đó có 42 thôn, làng chưa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023;
- Năm 2025: 75 thôn, làng.
1. Thực hiện các nhóm tiêu chí
Kiểm tra, rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn phù hợp với quy hoạch chung của xã. Thực hiện cắm mốc đối với các công trình giao thông, văn hóa, phúc lợi theo quy hoạch đã được phê duyệt; công khai quy hoạch trên địa bàn.
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo kết nối đồng bộ, nhất là kết nối từ trung tâm xã đến làng; liên làng phục vụ sản xuất và dân sinh cho người dân nông thôn.
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học cho các trường, điểm trường mầm non.
- Xây mới, nâng cấp, sửa chữa các nhà văn hóa, khu thể thao ở các làng đảm bảo đạt chuẩn, ưu tiên cho các làng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo kế hoạch đạt chuẩn nông thôn mới.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại ở các làng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống truyền thanh làng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện chỉnh trang, xây dựng nhà ở và khuôn viên hộ gia đình đạt chuẩn, ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh môi trường và phù hợp với phong tục tập quán, đặc thù của từng địa phương.
1.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất
- Hình thành các tổ hợp tác trong sản xuất nhằm hỗ trợ cho người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.
- Triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số để tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương theo chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, các sản phẩm OCOP, xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, làng nghề truyền thống góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
- Thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia về: Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các dự án đầu tư xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1.4. Văn hóa - xã hội - môi trường
- Về giáo dục và đào tạo: Chú trọng, tập trung làm tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học. Có giải pháp để huy động trẻ em trong độ tuổi đi học đầy đủ.
- Về y tế: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế; đào tạo cán bộ y tế cơ sở có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân; tổ chức tiêm phòng vaccine đầy đủ cho trẻ em trong độ tuổi.
- Về văn hóa: Duy trì, đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và xây dựng mô hình “Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới”; thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu đạt chỉ tiêu các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa.
- Về môi trường và an toàn thực phẩm: Đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng các điểm thu gom, xử lý chai, lọ, bao gói thuốc bảo vệ thực vật; vận động người dân tự đào hố thu gom rác thải của hộ gia đình, khuyến khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ, làng; vận động các hộ dân di chuyển chuồng trại chăn nuôi cách xa nhà ở đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo “3 sạch”; thường xuyên tổ chức các đợt dọn vệ sinh tại các tuyến đường và phát động, duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa; tập trung phát triển các mô hình làng xanh, sạch, đẹp; trồng hàng rào xanh, con đường hoa, trồng cây xanh tại các công trình công cộng, tuyến đường ngõ xóm và xung quanh nhà ở của người dân. Tích cực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hộ gia đình và cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.
1.5. Hệ thống chính trị - quốc phòng - an ninh
- Triển khai thực hiện hiệu quả việc vay vốn đối với hộ nghèo, hộ người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, đảm bảo về nội dung và hình thức góp phần tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân. Những vướng mắc phát sinh được giải quyết ngay từ cơ sở, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người.
- Tăng cường phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các làng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động cân đối bố trí kinh phí của địa phương và thực hiện hiệu quả việc lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án đầu tư trên địa bàn và huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước hợp pháp khác để tập trung xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Hướng dẫn các địa phương thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp để tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời tổng hợp vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6), hàng năm (trước ngày 15/12) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo.
2. Các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn các địa phương sử dụng các nguồn lực, thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án để xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện, đánh giá các tiêu chí làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và yêu cầu về hồ sơ minh chứng; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện hoàn thành các tiêu chí làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số do ngành quản lý.
3. Trân trọng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
Tăng cường công tác giám sát, tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì, nhất là Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam”; quan tâm phối hợp xây dựng và nhân rộng các mô hình, các điển hình về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung, cách làm về xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của từng hộ gia đình.
- Tham mưu Ban Thường vụ các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy tiếp tục phân công nhiệm vụ cụ thể các đồng chí cấp ủy viên phụ trách công tác xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan có kế hoạch cụ thể giúp đỡ, hỗ trợ các xã có đăng ký xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo tiến độ xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện làng đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công chức theo dõi từng tiêu chí gắn với nhiệm vụ chuyên môn.
- Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), hàng năm (trước ngày 10/12) báo cáo kết quả thực hiện xây dựng làng nông thôn mới trên địa bàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH LÀNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ PHẤN ĐẤU ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2024-2025[1]
(Kèm theo Kế hoạch số 1926/KH-UBND ngày 13/8/2024 Ủy ban nhân dân tỉnh)
Stt | Địa phương | Giai đoạn 2024-2025 | Năm 2024 | Năm 2025 | |
Số thôn, làng chưa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 tiếp tục phấn đấu năm 2024 | Số thôn, làng đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 | ||||
1 | 2 | 3 = (4+5+6) | 4 | 5 | 6 |
| TỔNG (thôn, làng) | 171 | 42 | 54 | 75 |
1 | Huyện Ia Grai | 19 | 3 | 8 | 8 |
2 | Thị xã An Khê | 4 | 0 | 2 | 2 |
3 | Huyện Đak Pơ | 0 | 0 | 0 | 0 |
4 | Huyện Mang Yang | 2 | 2 | 0 | 0 |
5 | Huyện Krông Pa | 3 | 1 | 1 | 1 |
6 | Huyện Phú Thiện | 23 | 6 | 7 | 10 |
7 | Huyện Đak Đoa | 16 | 0 | 6 | 10 |
8 | Huyện Chư Pưh | 11 | 3 | 4 | 4 |
9 | Huyện Kông Chro | 0 | 0 | 0 | 0 |
10 | Huyện Chư Prông | 21 | 3 | 5 | 13 |
11 | Thành phố Pleiku | 4 | 0 | 2 | 2 |
12 | Thị xã Ayun Pa | 2 | 0 | 1 | 1 |
13 | Huyện Chư Păh | 4 | 1 | 1 | 2 |
14 | Huyện Đức Cơ | 17 | 4 | 5 | 8 |
15 | Huyện Ia Pa | 9 | 3 | 3 | 3 |
16 | Huyện Chư Sê | 25 | 12 | 5 | 8 |
17 | Huyện Kbang | 11 | 4 | 4 | 3 |
[1] Huyện Ia Grai có 32 làng, huyện Phú Thiện có 22 làng, huyện Đak Đoa có 11 làng, thành phố Pleiku có 11 làng, huyện Chư Prông có 07 làng, huyện Mang Yang có 07 làng, huyện Chư Pưh có 07 làng, thị xã Ayun Pa có 07 làng, huyện Kbang có 06 làng, huyện Đức Cơ có 06 làng, huyện Krông Pa có 05 làng, huyện Chư Păh có 03 làng, huyện Đak Pơ có 02 làng, huyện Chư Sc có 01 làng, huyện Kông Chro có 01 làng, huyện la Pa và thị xã An Khê chưa có làng đạt chuẩn 19/19 tiêu chí.
[1] Lũy kế đến năm 2025 có 299 làng đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó: Huyện Ia Grai có 51 làng, huyện Phú Thiện có 45 làng, huyện Đak Đoa có 27 làng, thành phố Pleiku có 15 làng, huyện Chư Prông có 28 làng, huyện Mang Yang có 09 làng, huyện Chư Pưh có 18 làng, thị xã Ayun Pa có 09 làng, huyện Kbang có 17 làng, huyện Đức Cơ có 23 làng, huyện Krông Pa có 08 làng, huyện Chư Păh có 07 làng, huyện Đak Pơ có 02 làng, huyện Chư Sê có 26 làng, huyện Kông Chro có 01 làng, huyện Ia Pa có 09 làng và thị xã An Khê có 04 làng.
- 1Kế hoạch 1754/KH-UBND năm 2023 về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025
- 2Quyết định 518/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi Quyết định 712/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 1979/QĐ-UBND năm 2024 Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí về huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 1926/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 12-CT/TU tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2024-2025
- Số hiệu: 1926/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Dương Mah Tiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định