Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1754/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG THÔN (LÀNG) NÔNG THÔN MỚI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 12 - CT/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp đối với việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 147/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 về ban hành bộ tiêu chí “Thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022 - 2025”; số 250/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2022 phê duyệt danh sách thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện điểm về xây dựng thôn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2023 và số 420/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2022 về phê duyệt điều chỉnh danh sách thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thực hiện điểm về xây dựng thôn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2023;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn[1], Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm từng bước đưa vùng nông thôn thay đổi diện mạo, chuyển biến rõ nét về kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần, trình độ dân trí vùng nông thôn được nâng cao, hướng nông thôn gần với thành thị; nâng cao tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của người dân để vươn lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới theo phương châm 3 không: Không chấp nhận đói, nghèo; không trông chờ ỷ lại; không tự ti, thỏa mãn (bằng lòng, chấp nhận cuộc sống hiện tại) để thực hiện xây dựng “thôn  (làng) nông thôn mới ở vùng ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2025 (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” có kinh tế hộ phát triển, có mô hình sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phù hợp, có cảnh quan, môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; an ninh trật tự được đảm bảo; hạn chế thấp nhất mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của người dân trên địa bàn. Đặc biệt, nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng và những nét đặc thù của từng vùng, tạo tiền đề để xã phấn đấu đạt nông thôn mới ở những năm tiếp theo.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với công tác xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; phát huy sức mạnh truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, khơi dậy ý chí chủ động, tự lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội; xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước các cấp và triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn, huy động tham gia đóng góp của cộng đồng dưới hình thức huy động bằng ngày công, vật liệu, hiện vật để thực hiện bảo đảm đúng tiến độ thời gian và hiệu quả, góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có từ 50% trở lên số thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận thôn nông thôn mới theo quy định.

2. Yêu cầu

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua“Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, “toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh’’, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong toàn xã hội; phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, loại bỏ tư tưởng trông, chờ, ỷ lại để thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng xã nông thôn mới và xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Các sở, ngành, địa phương xác định việc xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch kinh tế xã hội; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình nguồn vốn đầu tư để tổ chức thực hiện; thường xuyên tuyên truyền, cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo sát, hợp với đặc điểm, tình hình ở đơn vị, địa phương mình. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở; có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể; huy động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện: Tại các thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Đối tượng thụ hưởng: Người dân, cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

3. Đối tượng thực hiện: Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và toàn xã hội trong đó chủ thể là người dân trên địa bàn tỉnh.

4. Thời gian thực hiện: đến năm 2025.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có từ 50% trở lên số thôn (làng) vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận thôn (làng) nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về ban hành Bộ tiêu chí về “thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ” trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025 và các văn bản pháp luật liên quan về xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 249/498 thôn (làng) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận thôn (làng) nông thôn mới (trong đó có 19 thôn đã được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2021). Các thôn (làng) còn lại hàng năm xác định mục tiêu duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí đạt được so với mục tiêu, lộ trình cụ thể, hạn chế thấp nhất các tiêu chí, chỉ tiêu năm sau thấp hơn năm trước; trong đó:

- Giai đoạn 2022 - 2023: Toàn tỉnh tổ chức thực hiện điểm tại các cấp (tỉnh, huyện, xã), phấn đấu có 95 thôn (làng) đạt chuẩn nông thôn mới; Cụ thể:

+ Tiếp tục rà soát, xây dựng đảm bảo duy trì sự đạt chuẩn thôn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Thôn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đối với 19 thôn (làng) đã được công nhận thôn nông thôn mới năm 2021 (thuộc phạm vi Quyết định số 1385/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020). Các thôn (làng) còn lại phấn đấu cơ bản có 6/10 tiêu chí đạt chuẩn trở lên, ưu tiên hoàn thành các tiêu chí như: Tiêu chí số 1 về giao thông, số 2 về điện, số 3 về cơ sở vật chất văn hóa, số 4 về thông tin và truyền thông, số 8 về Văn hóa, giáo dục và y tế, số 10 về an ninh trật tự xã hội…

+ Năm 2023: 95/95 thôn (làng) thực hiện điểm các cấp có 10/10 tiêu chí đạt chuẩn và được công nhận đạt chuẩn thôn (làng) nông thôn mới.

- Đến năm 2025: toàn tỉnh có 249/498 thôn (làng) ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được công nhận thôn (làng) nông thôn mới (trong đó giai đoạn 2024 - 2025 phấn đấu có thêm 135 thôn (làng) đạt chuẩn nông thôn mới).

 (Chi tiết mục tiêu và nhu cầu kinh phí theo Phụ lục 01 kèm theo)

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung thực hiện

Thực hiện theo các nội dung, nhiệm vụ về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025, gắn với mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện hoàn thành các tiêu chí "Thôn (làng) đạt chuẩn nông thôn mới" áp dụng trên địa bàn các xã thuộc tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2022 - 2025 được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Trong đó tập trung các nội dung để triển khai thực hiện đạt chuẩn 10/10 tiêu chí thuộc bộ tiêu chí thôn nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2022, cụ thể:

- Đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn thôn (đường giao thông nông thôn, điện sinh hoạt, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống thông tin và truyền thông, công trình cấp nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường nông thôn).

- Tập trung triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; trong đó ưu tiên thực hiện các mô hình, hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn.

- Triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát; nâng cao chất lượng nhà ở dân cư.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng, phát triển giáo dục ở nông thôn, trong đó, chú trọng tuyên truyền, vận động nhằm duy trì 100% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1; hoàn thành chương trình tiểu học và tiếp tục học lớp 6.

- Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo chăm sóc sức khoẻ toàn dân; đảm bảo hiệu quả phòng chống bệnh lây nhiễm, truyền nhiễm; cải thiện sức khoẻ, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em; nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao nông thôn, gắn với các tổ chức cộng đồng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao sức khoẻ cho người dân (nhất là trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi). Phát động các phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ, văn hóa, văn nghệ quần chúng phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương; nhân rộng mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

- Phát triển, nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh.

- Giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của khu vực nông thôn; tăng tỷ lệ trồng hoa, cây xanh bóng mát; tập trung phát triển các mô hình thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đảm bảo vệ sinh môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cải thiện vệ sinh hộ gia đình.

- Tiếp tục tổ chức triển khai Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và "Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững"...; nâng cao hiệu quả thực hiện công tác giám sát và phản biện xã hội trong xây dựng nông thôn mới; tăng cường vận động, phát huy vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới;

- Triển khai hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” và “5 cùng” (“5 tự” là: tự giác; tự nguyện; tự chủ; tự quản; tự chịu trách nhiệm và “5 cùng” là: cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ).

- Thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch" (gồm các tiêu chí: không nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không bất bình đẳng giới, không vi phạm chính sách dân số, không có trẻ em suy dinh dưỡng; sạch nhà, sạch ngõ, sạch bếp) góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam.

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phát hiện, giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ đầu, từ nơi xuất phát và ngay tại cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố, xây dựng, nhân rộng các mô hình tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo hướng tự phòng, tự quản, tự vệ, tự hòa giải...; triển khai hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Là cơ quan đầu mối, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các địa phương triển khai, thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn thôn (làng) nông thôn mới và kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp tháo gỡ, giải quyết các khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có). Định kỳ (hằng tháng, quý, năm) tổng hợp, báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp và huy động các nguồn lực khác để hỗ trợ thực hiện đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí.

- Trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong Bộ tiêu chí, gồm: Chỉ tiêu số 9.1 về tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn và chỉ tiêu số 9.6 về tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường, thuộc tiêu chí số 9 về môi trường và an toàn thực phẩm.

- Tổ chức thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động, tập huấn, cho đội ngũ cán bộ thôn, các hộ gia đình về nâng cao kiến thức trong xây dựng thôn nông thôn mới.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Bộ tiêu chí, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xử lý.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ các địa phương xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo khả năng cân đối ngân sách và quy định của pháp luật”.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp hằng năm triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành.

4. Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn tiêu chí số 1 về giao thông trong Bộ Tiêu chí.

5. Sở Công Thương: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương: hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ để nâng cao thu nhập người dân, góp phần thực hiện tiêu chí số 6 về thu nhập và số 7 về hộ nghèo.

6. Sở Xây dựng: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 5.1 về nhà tạm, nhà dột nát và chỉ tiêu 5.2 về tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố thuộc tiêu chí số 5 về nhà ở dân cư”.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn tiêu chí số 7 về hộ nghèo.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn tiêu chí số 3 về cơ sở vật chất văn hóa; chỉ tiêu 8.2, chỉ tiêu 8.3 thuộc tiêu chí số 8 về Văn hóa, giáo dục và y tế và chỉ tiêu 10.1 thuộc tiêu chí số 10 về an ninh, trật tự xã hội.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 8.1 thuộc tiêu chí số 8 về Văn hóa, giáo dục và y tế.

10. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 thuộc tiêu chí số 8 về Văn hóa, giáo dục và y tế.

11. Sở Y tế: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 và 9.7 thuộc tiêu chí số 9 về môi trường và an toàn thực phẩm.

12. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.2 và chỉ tiêu 9.3 thuộc tiêu chí số 9 về môi trường và an toàn thực phẩm.

13. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong việc xây dựng thôn điểm cấp tỉnh “thôn Làng mới”; gắn với khen thưởng tổng kết Phong trào thi đua “Kon Tum chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định hiện hành”.

14. Công an tỉnh: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 10.2 thuộc tiêu chí số 10 về An ninh, trật tự xã hội.

15. Cục Thống kê tỉnh: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện tiêu chí số 6 về thu nhập; chỉ đạo điều tra, tính thu nhập bình quân đầu người/năm của thôn.

16. Tỉnh đoàn: Hướng dẫn, đôn đốc và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí: Chỉ tiêu 1.3 (nội dung trồng cây xanh bóng mát, trồng hoa), thuộc tiêu chí số 1 về giao thông; chỉ tiêu 5.3 và 5.4 thuộc tiêu chí số 5 về nhà ở dân cư.

17. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Hướng dẫn, đôn đốc và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.4 và chỉ tiêu 9.5 (nội dung xây dựng đảm bảo 3 sạch) thuộc tiêu chí số 9 về môi trường và an toàn thực phẩm.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội, đoàn thể các cấp: tổ chức tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể xây dựng “Thôn nông thôn mới”; đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể tham gia thực hiện Bộ tiêu chí ở các thôn đảm bảo kết quả.

19. Thủ trưởng các sở, ban ngành, hội đoàn thể là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ địa phương tổ chức thực hiện Bộ tiêu chí theo quy định; kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện.

20. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố

- Chủ động rà soát, cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hàng năm; vốn ngân sách huyện, thành phố đối ứng theo phân cấp hiện hành và lồng ghép, huy động xã hội hóa từ các nguồn hợp pháp khác để thực hiện xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; Đảm bảo tỷ lệ đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo quy định tại Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh”.

- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp chỉ đạo, giúp đỡ, hỗ trợ các xã thực hiện theo bộ tiêu chí đã ban hành.

21. Ủy ban nhân dân các xã

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện và phối hợp thực hiện xây dựng thôn (làng) nông thôn mới theo Bộ tiêu chí; quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước các cấp hỗ trợ để thực hiện Kế hoạch; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ thực hiện Bộ tiêu chí.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, các Hội, Đoàn thể ở xã tuyên truyền, phổ biến cho mọi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng “Thôn nông thôn mới”; về các nội dung của Bộ tiêu chí; các chủ trương, cơ chế hỗ trợ, nhất là phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân tham gia thực hiện Bộ tiêu chí; tổ chức họp dân, vận động Nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng “thôn nông thôn mới”, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua để làm cơ sở thực hiện.

22. Phân công nhiệm vụ các sở, ngành phụ trách tiêu chí nông thôn mới tại Phụ lục 02 kèm theo.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; yêu cầu và đề nghị Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị liên quan; các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện kế hoạch này, trường hợp gặp khăn vướng mắc đề nghị thông tin về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Huyện ủy, Thành ủy,
- UBND các huyện, thành phố;
- Thành viên BCĐ các CT MTQG tỉnh;
- Các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VPĐP CT MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Đảng ủy, UBND các xã;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

PHỤ LỤC 01: MỤC TIÊU, NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022 – 2025

(Kèm theo Kế hoạch số 1754/KH-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

ĐVT: Tr đ

TT

Tên huyện, thành phố

Tổng số thôn (làng) người ĐBDTTS

Mục tiêu đến 2025

Trong đó

Nhu cầu kinh phí huyện, thành phố

Đề xuất phân nguồn kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí

Trong đó

Tổng kinh phí

Trong đó

2022 – 2033

2024 - 2025

ĐTPT

NS

NS tỉnh

NS cấp huyện

Các nguồn

Tổng số

498

249

95

154

253,978

146,203

107,775

133.000

19.000

19.000

95.000

1

Huyện Đăk Hà

47

23

10

13

14,143

2,958

11,185

14.000

2.000

2.000

10.000

2

Huyện Sa Thầy

32

16

11

5

28,252

14,425

13,827

15.400

2.200

2.200

11.000

3

Huyện KonPlông

66

33

9

24

15,767

1,432

14,335

12.600

1.800

1.800

9.000

4

Huyện IaH’Drai

21

11

4

7

15,540

8,982

6,558

4.800

400

400

4.000

5

Huyện ĐăkGLei

84

41

13

28

53,218

29,715

23,503

18.200

2.600

2.600

13.000

6

Huyện Ngọc Hồi

47

24

8

16

21,257

18,529

2,728

11.200

1.600

1.600

8.000

7

Huyện Ngọc Hồi

34

17

7

10

1,172

918

254

9.800

1.400

1.400

7.000

8

Huyện Đăk Tô

34

17

9

8

34,686

19,014

15,672

12.600

1.800

1.800

9.000

9

Huyện Tu Mơ Rông

86

43

12

31

40,766

27,121

13,645

16.800

2.400

2.400

12.000

10

Thành Phố Kon Tum

47

24

12

12

29,177

23,109

6,068

16.800

2.400

2.400

12.000

 

PHỤ LỤC 02: PHÂN CÔNG SỞ, NGÀNH PHỤ TRÁCH TIÊU CHÍ

(Kèm theo Kế hoạch số 1754/KH-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu đạt chuẩn

Đơn vị phụ trách, phối hợp và tổ chức thực hiện

1. Giao thông

 

 

1.1. Đường trục thôn, làng và đường liền thôn, làng ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm ( Đường trục thôn Đường đảm bảo đạt loại B, C; Đảm bảo chiều rộng nền đường tối thiểu 4m, mặt đường tối thiểu 3,0m. Trường hợp bất khả kháng (không thể giải phóng được đối với nhà cửa, vật kiến trúc kiên cố xây dựng trước thời điểm công bố quy hoạch) mặt đường tối thiểu 2,0m)

Đạt 100%

Sở Giao thông vận tải

1.2. Đường ngõ, xóm được sạch và đảm bảo đi lại thuận lại quanh năm ( Cứng hỏa: nhựa hóa bê tông, cấp phối hoặc đá dăm, gạch vỡ, cuội sỏi... được lu lèn (Đường đảm bảo đạt loại D; Đảm bảo chiều rộng nền đường tốt thiểu 2m, mặt đường tối thiểu 1,5m )

100%

(70% được cứng hoá)

1.3. Đường trục thôn, ngõ xóm đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp (Các tuyến đường cỏ rãnh thoát nước, cây xanh bóng mát (khoảng cách cây tối thiểu 20m), hoặc trồng hoa ven đường; có hệ thống đèn chiếu sáng)

70%

2. Điện (Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn)

100%

Sở Công Thương

3. Cơ sở vật chất văn hóa: Thôn, làng có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng (Nhà Văn hóa ( nhà xây, nhà Rông, Nhà Dài, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Đình làng, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân ). Đảm bảo 02 điều kiện:

- Diện tích đất quy hoạch cho Nhà Văn hóa từ 100m2 trở lên; Khu Thể thao từ 200m2 trở lên.

Đạt

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4. Thông tin và Truyền thông: Thôn có hệ thống loa truyền thanh được kết nối với đài truyền thanh xã đang sử dụng tốt (Thôn có hệ thống loa truyền thanh kết nối với Đài truyền thanh xã đang sử dụng tốt (tối thiểu 80% hộ gia đình trong thôn nghe được loa truyền thanh của thôn).

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

5.Nhà ở dân cư:

Đạt

 

5.1. Nhà tạm, dột nát

Không

Sở Xây dựng; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh

5.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

≥ 75 %

Sở Xây dựng

5.3. Vườn nhà được chỉnh trang, không còn các loại cây dại, cây tạp; bố trí và trồng các loại cây trồng phù hợp, hiệu quả, có thu nhập.

80%

Tỉnh đoàn Kon Tum

5.4. Hộ gia đình có hàng rào xung quanh nhà (tường xây, hàng rào xanh...), cổ cổng được xây dựng hài hòa, phù hợp với phong cảnh làng quy

80%

Tỉnh đoàn Kon Tum

6. Thu nhập (Thu nhập bình quân đầu người không thấp hơn 20%) so với mức tối thiểu quy định đạt chuẩn của xã nông thôn mới tại thời điểm (theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới)

Đạt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thống kê tỉnh

7. Hộ nghèo (Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 đạt tỷ lệ tối thiểu (cao hơn không quá 10%) so với tỷ lệ quy định của xã nông thôn mới tại thời điểm).

%

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

8. Văn hóa, Giáo dục và Y tế

 

 

8.1. 100% trẻ 6 tuổi được vào lớp 1; tỷ lệ học đúng độ tuổi đạt từ 90% trở lên; 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học và tiếp tục học Trung học cơ sở.

Đạt

Sở Giáo dục và Đào tạo

8.2. Thôn được công nhận và giữ vững “Khu dân cư văn hóa ”.

Đạt

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

8.3. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa

≥ 80%

8.4. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

≥ 85%

Bảo hiểm xã hội tỉnh

9. Môi trường và an toàn thực phẩm

 

 

9.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn

≥ 30%

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9.2. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

≥ 70%

Sở Tài nguyên và Môi trường

9.3. Tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn thôn ký cam kết không gây ô nhiễm môi trường (có hố rác sinh hoạt, không vứt rác, xác động vật chết ra đường)

100%

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Nhân dân thôn

9.4. Định kỳ 1 lần/tháng tổ chức dọn vệ sinh chung đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng trên địa bàn thôn

Đạt

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Nhân dân thôn

9.5. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch (Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch ” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).

≥ 70%

Sở Y tế

9.6. Tỷ lệ hộ chăn nuôi cỏ chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

≥ 70%

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9.7. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm.

100%

Sở Y tế

10. An ninh, trật tự xã hội

 

 

10.1. Có hương ước, quy ước được xây dựng và công nhận theo quy định; tối thiểu từ 95% người dân trong thôn cam kết thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Đạt

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10.2. Thôn (làng) không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có kiếu kiện đông người, kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm tệ nạn xã hội (ma tuý, trộm cắp, cờ bạc...)

Đạt

Công an tỉnh

 



[1] Công văn số 1161/SNN-NTM ngày 20 tháng 4 năm 2023 về việc tham mưu ban hành kế hoạch xây dựng thôn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1754/KH-UBND năm 2023 về xây dựng thôn (làng) nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025

  • Số hiệu: 1754/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 12/06/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/06/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản