- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Bộ luật Lao động 2019
- 4Nghị quyết 30/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Nghị quyết 71/2019/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế trên địa bàn tỉnh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
- 3Kế hoạch 3543/KH-UBND năm 2020 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1920/KH-UBND | Bình Thuận, ngày 17 tháng 6 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030; Quyết định số 3431/QĐ-BYT ngày 14/07/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030; Kế hoạch số 3543/KH-UBND ngày 15/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2022 như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc, phòng, chống bệnh tật và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Quản lý được 20% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp.
- Quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (bao gồm cả người lao động tiếp xúc với amiăng): 10% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống và được quản lý sức khỏe, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.
- Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: Kiểm tra 20% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp; 20% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
- Trên 30% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
- Trên 20% người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
- Bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động trên địa bàn tỉnh. Thu thập, phân tích số liệu, phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu bệnh nghề nghiệp và quan trắc môi trường lao động và cung cấp báo cáo số liệu cho cơ quan quản lý và những người thực thi chính sách về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Đối tượng: Các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ, vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động và các cơ sở y tế.
3. Thời gian thực hiện: Năm 2022.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác quản lý, phối hợp liên ngành về an toàn, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp
- Kịp thời cập nhật, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, yếu tố nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức thống kê, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.
- Triển khai công tác phòng, chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp tại một số ngành, nghề như: Xây dựng mô hình phòng, chống bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đẩy nhanh tiến độ công tác thành lập phòng khám bệnh nghề nghiệp để hỗ trợ khám, phát hiện sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám bệnh nghề nghiệp hàng năm cho người lao động đúng theo quy định, tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp, lập hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp tại đơn vị đúng theo quy định.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế làm nhiệm vụ quan trắc môi trường, chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các lao động trong khu công nghiệp.
3. Đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc
- Đầu tư, trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra quan trắc môi trường lao động, nâng cao năng lực hệ thống cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn, vệ sinh lao động.
- Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc môi trường lao động, đảm bảo chất lượng trong quá trình quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc.
- Đánh giá các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện lao động mới; kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng, thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động theo quy định.
- Tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm đảm bảo chất lượng quan trắc môi trường lao động, giám sát sức khỏe, sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp; sơ cấp cứu tại nơi làm việc; điều trị, giám định, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.
- Tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác y tế tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.
5. Tổ chức thông tin, tuyên truyền
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức trong công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở lao động và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.
- Tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người lao động tại khu công nghiệp.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở lao động, đặc biệt là các cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại và các cơ sở y tế.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện: 585.000.000 đồng (Năm trăm tám mươi lăm triệu đồng): Phụ lục chi tiết kèm theo.
2. Nguồn kinh phí: Kinh phí phục vụ công tác điều hành phát sinh trong năm 2022 của ngành y tế được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 3479/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022 (thuộc sự nghiệp y tế).
3. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Thuận.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện mua sắm các trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác quan trắc môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2022.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Bộ Lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn luật và các nội dung liên quan trong Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán của ngành Y tế đã được UBND tỉnh giao năm 2022 và đề nghị của Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời theo quy định.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, đơn vị liên quan vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức các lớp tập huấn an toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người quản lý, người trực tiếp làm công tác an toàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
- Quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt các quy định pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Đôn đốc, giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở có sử dụng người lao động thực hiện đúng, đầy đủ công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổng hợp, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở có sử dụng người lao động trên địa bàn thuộc lĩnh vực quản lý.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ các nội dung tại Kế hoạch này, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- Bố trí kinh phí đảm bảo việc thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội khác
Phối hợp với Sở Y tế tham gia tổ chức triển khai Chương trình, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, theo dõi, giám sát, kiểm tra công tác tăng cường, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
8. Người sử dụng lao động
- Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các sở, ban ngành và đơn vị chuyên môn thực hiện các nội dung có liên quan.
- Báo cáo việc thực hiện với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2022 của UBND tỉnh, trong quá trình triển khai thực sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đề nghị các sở, ngành, địa phương được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này triển khai thực hiện và báo cáo kết quả (trước ngày 30/11) về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2022
(Đính kèm Kế hoạch số 1920/KH-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2022)
TT | Nội dung | Kinh phí (Đồng) | Văn bản quy định | Ghi chú |
Tăng cường công tác quản lý về an toàn, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp | 4.200.000 |
|
| |
1 | Cập nhật, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp; đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin từ cơ sở lao động đến huyện, thành phố, tuyến tỉnh và trung ương. Hỗ trợ, giám sát, đánh giá công tác thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại TTYT; Phối hợp TTYT kiểm tra giám sát tại một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngẫu nhiên trên địa bàn huyện quản lý. | 4.200.000 |
|
|
| - Công tác phí: 5 ngày x 04 người x 120.000đ/ngày | 2.400.000 | Khoản 2, điều 4, NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017. |
|
| - Xăng xe: 60 lít xăng x 30.000đ/lít | 1.800.000 |
| Chi theo giá hiện hành và theo quy định hiện hành |
27.900.000 |
|
| ||
1 | Xây dựng mô hình điểm phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp tại các cơ sở lao động | 9.900.000 |
|
|
| - Chụp tai chống ồn công nghiệp: 5 cái x 500.000/cái | 2.500.000 |
| Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu. |
| - Nút tai chống ồn: 5 bộ x 100.000/bộ | 500.000 |
| Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu. |
| - Tài liệu: 30.000đ/người x 120 người | 3.600.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ CTP, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. | Chi theo giá hiện hành |
| - Giảng viên: 02 ngày x 1.200.000/ngày | 2.400.000 | Theo NQ 71/2019/NQ-HĐND ngày 25/07/2019, tại điều 2, khoản 1. |
|
| - Xăng xe: 30 lít xăng x 30.000đ/lít | 900.000 |
| Chi theo giá hiện hành và theo quy định hiện hành |
2 | Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về chương trình vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp do tuyến trên tổ chức. Đào tạo 01 bác sĩ bệnh nghề nghiệp | 18.000.000 |
|
|
| - Học phí đào tạo: 01 người x 11.000.000/người | 11.000.000 |
| Chi theo giá hiện hành và theo quy định hiện hành |
| - Thuê chỗ nghỉ: 01 người x 14 ngày x 250.000/người/ngày | 3.500.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 5. |
|
| - Tiền ăn: 01 người x 14 ngày x 50.000/người/ngày | 700.000 | Khoản 2, điều 4, NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017. |
|
| - Tiền đi lại chi phí khác : theo thực tế | 2.800.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
Đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc | 490.000.000 |
|
| |
1 | Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về quan trắc môi trường lao động do tuyến trên tổ chức. | 20.000.000 |
|
|
| - Học phí đào tạo: 02 người x 5.000.000/người | 10.000.000 |
| Chi theo giá hiện hành và theo quy định hiện hành |
| - Thuê chỗ nghỉ: 02 người x 14 ngày x 250.000/người/ngày | 7.000.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 5. |
|
| - Tiền ăn: 02 người x 14 ngày x 50.000/người/ngày | 1.400.000 | Khoản 2, điều 4, NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017. |
|
| - Tiền đi lại chi phí khác : theo thực tế | 1.600.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
2 | Hiệu chuẩn trang thiết bị quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp Máy đo Vi khí hậu Casella Cel, USA: 7.000.000 Máy đo Ồn dải tần: 10.000.000 Máy đo Ồn tuyệt đối: 3.000.000 Máy đo Cường độ Ánh sáng: 4.500.000 Máy đo 5 trong 1 (Ánh sáng, tốc độ gió, ồn, nhiệt độ, ẩm độ): 10.000.000 Máy đo Điện từ trường tần số cao: 7.000.000 Máy đo Bụi toàn phần Microdust Pro: 5.500.000 Máy đếm Bụi hô hấp 3521, Kanomax: 10.000.000 | 40.000.000 | Theo điểm a, khoản 3, Mục IV Quyết định số 659/QĐ- TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 | Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu. |
3 | Đầu tư, trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực và hiệu quả công tác kiểm tra quan trắc môi trường lao động: - Bộ thu mẫu hơi khí độc phân tích phòng thí nghiệm Bộ lấy mẫu khí vô cơ: 95.000.000 Bộ lấy mẫu khí hữu cơ: 80.000.000 - Thiết bị điện tử hiện số đo điện từ trường tần số công nghiệp(tần số thấp): 200.000.000 - Thiết bị điện tử hiện số đo tia phóng xạ: 55.000.000 | 430.000.000 | Theo điểm a, khoản 3, Mục IV Quyết định số 659/QĐ- TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Phụ lục 8, Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về Ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Y tế trên địa bàn tỉnh | Mức chi theo hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu. |
20.300.000 |
|
| ||
1 | Tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách tuyến huyện | 3.300.000 |
|
|
- | Trang trí hội trường | 500.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Tài liệu, VPP (bìa nút, viết, vở): 40.000đ/người x 20 người | 800.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Giải khát: 40.000đ/người x 20 người | 800.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 7, khoản 3. |
|
- | Giảng viên: 01 ngày | 1.200.000 | Theo NQ 71/2019/NQ-HĐND ngày 25/07/2019, tại điều 2, khoản 1. |
|
2 | Tổ chức tập huấn ATVSLĐ với người quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động theo định (1 lớp: 120 người) | 11.300.000 |
|
|
- | Trang trí hội trường | 500.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Tài liệu, văn phòng phẩm (bìa nút, viết, vở): 40.000đ/người x 120 người | 4.800.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Giải khát: 40.000đ/người x 120 người | 4.800.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 7, khoản 3. |
|
- | Giảng viên: 01 ngày | 1.200.000 | Theo NQ 71/2019/NQ-HĐND ngày 25/07/2019, tại điều 2, khoản 1. |
|
3 | Tổ chức tập huấn lớp giao ban với người làm công tác y tế của các cơ sở lao động thuộc phạm vi quản lý để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật văn bản pháp quy và phối hợp trong công tác quản lý chăm sóc sức khỏe người lao động (1 lớp: 50 người) | 5.700.000 |
|
|
- | Trang trí hội trường | 500.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ CTP, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Tài liệu, văn phòng phẩm (bìa nút, viết, vở): 40.000đ/người x 50 người | 2.000.000 | Theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ CTP, chế độ chi hội nghị, tại điều 11. |
|
- | Giải khát: 40.000đ/người x 50 người | 2.000.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 7, khoản 3. |
|
- | Giảng viên: 01 ngày | 1.200.000 | Theo NQ 71/2019/NQ-HĐND ngày 25/07/2019, tại điều 2, khoản 1. |
|
27.000.000 |
|
| ||
1 | Triển khai các hoạt động tuyên truyền, truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp (Làm phóng sự trên hệ thống đài phát thanh truyền hình), | 15.000.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
2 | Poster phòng chống bệnh điếc nghề nghiệp (in màu, kt A0) (1000 tờ x 12.000 đồng) | 12.000.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
15.600.000 |
|
| ||
1 | Tham gia đoàn liên ngành thanh, kiểm tra vệ sinh lao động, điều tra tai nạn lao động | 3.000.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
2 | Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. | 2.000.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
3 | Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 04/QĐ-MT ngày 12/02/2018; Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, từ xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm. | 10.600.000 |
| Nội dung chi này theo tình hình thực tế phát sinh và theo quy định hiện hành |
| - Công tác phí: 10 ngày x 04 người x 120.000đ/ngày | 4.800.000 | Khoản 2, điều 4, NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017. |
|
| - Tiền ngủ: 5 đêm x 04 người x 200.000đ/ngày | 4.000.000 | Theo NQ 30/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 tại điều 5. |
|
| - Xăng xe: 60 lít xăng x 30.000đ/lít | 1.800.000 |
| Chi theo giá hiện hành và theo quy định hiện hành |
| Tổng cộng: I II III IV V VI: | 585.000.000 |
|
|
Bằng chữ: Năm trăm tám mươi lăm triệu đồng. |
|
- 1Kế hoạch 1593/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2021 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030
- 3Kế hoạch 873/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030
- 4Kế hoạch 378/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030
- 5Kế hoạch 2689/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 6Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2022 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
- 7Công văn 802/LĐLĐ-CSPL năm 2022 thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2022 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2021 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2030
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Bộ luật Lao động 2019
- 4Nghị quyết 30/2017/NQ-HĐND về quy định mức chi công tác phí, chi tổ chức hội nghị của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Nghị quyết 71/2019/NQ-HĐND quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 23/2020/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị thuộc ngành y tế trên địa bàn tỉnh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Kế hoạch 1593/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030
- 10Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2021 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030
- 11Quyết định 3431/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai Quyết định 659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành
- 12Kế hoạch 873/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030
- 13Kế hoạch 3543/KH-UBND năm 2020 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14Kế hoạch 378/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030
- 15Kế hoạch 2689/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 16Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2022 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
- 17Công văn 802/LĐLĐ-CSPL năm 2022 thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 18Kế hoạch 267/KH-UBND năm 2022 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 19Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2021 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2030
Kế hoạch 1920/KH-UBND về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- Số hiệu: 1920/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Nguyễn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định