- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
- 3Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2016 về Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 378/KH-UBND | Nghệ An, ngày 14 tháng 6 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, giai đoạn 2022-2030 như sau:
1. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động; tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, từ đó khuyến cáo người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo môi trường làm việc an toàn giảm thiểu bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.
2. Nâng cao nhận thức chung của người sử dụng lao động và người lao động, của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động; đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ SỐ CỤ THỂ
1. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp và hoàn thành vào năm 2025, kết nối với hệ thống dữ liệu quốc gia vào năm 2030.
2. Quản lý cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp: Quản lý được 60% số cơ sở lao động vào năm 2025 và 80% vào năm 2030.
3. Trên 60% người lao động tại các cơ sở lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin về yếu tố có hại, biện pháp phòng chống, được khám phát hiện, quản lý bệnh nghề nghiệp theo quy định vào năm 2025 và đạt 100% vào năm 2030.
4. Kiểm tra công tác quan trắc môi trường lao động: Kiểm tra 30% cơ sở lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp vào năm 2025 và 50% vào năm 2030; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát môi trường lao động theo quy định vào năm 2025.
5. Đến năm 2025: Lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe người lao động không có hợp đồng lao động vào hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở; 100% các cơ sở lao động được tuyên truyền về các bệnh không lây nhiễm, thực hiện các biện pháp phòng chống, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp vệ sinh, phù hợp điều kiện lao động, tăng cường vận động nơi làm việc.
6. Đến năm 2025: 100% người lao động có tiếp xúc với amiăng được quản lý sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; 100% cơ sở lao động có sử dụng amiăng được giám sát, quan trắc môi trường lao động theo quy định.
7. Đến năm 2025: 100% số người lao động thuộc lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc được huấn luyện về sơ cấp cứu.
8. Đến năm 2025: 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được sơ cấp cứu tại nơi làm việc, khám bệnh, điều trị và phục hồi chức năng.
9. Đến năm 2025: giảm 15% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các cơ sở lao động và đến 2030 giảm 25% so với giai đoạn 2010-2018.
10. Đến năm 2030: 100% người lao động tại các khu, cụm công nghiệp được tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (lao động nữ).
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi và đối tượng
Kế hoạch được triển khai toàn tỉnh, bao gồm các cơ sở lao động, người sử dụng lao động, người lao động; ưu tiên các cơ sở lao động nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động, các cơ sở y tế.
2. Thời gian thực hiện
Thực hiện trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030.
1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp
- Cập nhật và triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai xây dựng phương án và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề có nguy cơ về tai nạn lao động, có yếu tố mắc bệnh nghề nghiệp.
- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư để thực hiện mục tiêu của Kế hoạch.
- Tổ chức điều tra kịp thời đối với các vụ tai nạn lao động chết người, bị thương nặng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài.
- Triển khai công tác phòng chống hiệu quả các bệnh nghề nghiệp theo đặc thù vị trí việc làm như: Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp tại cơ sở y tế, bệnh điếc nghề nghiệp tại các nơi làm việc có tiếng ồn vượt mức cho phép, bụi phổi nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc nghề nghiệp,...Giảm thiểu đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với các yếu tố có hại tại các cơ sở lao động có nguy cơ.
- Từng bước đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ khám, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp.
- Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các cơ sở lao động, nhất là các cơ sở lao động nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp, làng nghề, đối tượng là lao động nữ, lao động cao tuổi và lao động không có hợp đồng lao động, lao động tại các cơ sở y tế; lập hồ sơ quản lý sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp tại đơn vị đúng theo quy định.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động bị tai nạn lao động, người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động đối với các cơ sở lao động trên địa bàn.
- Triển khai, nhân rộng mô hình phòng chống hiệu quả các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây: Ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,... tại nơi làm việc. Xây dựng triển khai mô hình điểm về phòng chống bệnh nghề nghiệp: phòng chống bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh lao nghề nghiệp,...
- Hướng dẫn các cơ sở lao động (đặc biệt các cơ sở lao động có nhiều yếu tố độc hại phát sinh trong quá trình sản xuất nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động như bụi, ồn, hơi, khí độc, độ rung, bức xạ tia X, điện từ trường,...) lập kế hoạch và tiến hành khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp theo quy định. Tập trung vào các bệnh nghề nghiệp phổ biến như: bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp và các bệnh nghề nghiệp do nhiễm độc hóa chất,...Trong trường hợp một số bệnh nghề nghiệp trong 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ năng lực khám, chẩn đoán thì phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế để tổ chức thực hiện.
- Tổ chức các lớp huấn luyện vệ sinh, an toàn lao động, phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, phòng chống HIV/AIDS và nuôi con bằng sữa mẹ (đối với lao động nữ) cho người lao động, cán bộ y tế của các doanh nghiệp. Tổ chức huấn luyện sơ cấp cứu tai nạn cho người lao động.
3. Tăng cường công tác Quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp. Cập nhật hồ sơ quốc gia về amiăng với sức khỏe con người.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động theo quy chuẩn Quốc gia, phù hợp với quy mô và điều kiện thực tế của các cơ sở lao động.
- Tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện quan trắc môi trường lao động, đảm bảo chất lượng trong quá trình thực hiện quan trắc môi trường lao động tại nơi làm việc.
- Thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ. Trên cơ sở kết quả thực hiện của doanh nghiệp về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, tình hình về các yếu tố có hại trong môi trường lao động được quan trắc để có sự hướng dẫn, khuyến nghị kịp thời và sát với tình hình thực tế góp phần nâng cao sức khỏe người lao động, cải thiện môi trường làm việc.
4. Thực hiện có hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục, huấn luyện, tư vấn sức khỏe
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trong tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động.
- Triển khai huấn luyện, tuyên truyền giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động, đặc biệt là người lao động không có hợp đồng lao động.
- Tổ chức tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tiến tới thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức các phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động, trong các hoạt động phối hợp với cơ quan Nhà nước đối với việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động; phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy, các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.
5. Thực hiện nghiên cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, các sáng kiến cải tiến công nghệ, kỹ thuật tại các cơ sở lao động, các cơ quan, tổ chức, huy động sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong lĩnh vực cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người lao động.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống giám sát trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, giám sát các trường hợp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp từ tuyến tỉnh đến tuyến xã.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của đơn vị, doanh nghiệp.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác phối hợp triển khai thực hiện Chương trình giữa các Sở, ngành, địa phương và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tăng cường hợp tác quốc tế, huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp của các tổ chức quốc tế.
- Tập huấn nâng cao năng lực công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc người lao động tại các Trung tâm Y tế tuyến huyện và tại các đơn vị có sử dụng lao động. Thực hiện đào tạo tại các Viện Trung ương về các chứng chỉ quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cán bộ chuyên trách vệ sinh lao động tuyến tỉnh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở cung cấp dịch vụ quan trắc môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
- Phân cấp việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh từ tuyến xã, huyện đến tỉnh.
- Thực hiện giám sát hướng dẫn Lập hồ sơ vệ sinh lao động, Lập hồ sơ sức khỏe người lao động. Tư vấn các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại các đơn vị sử dụng lao động có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu, kỹ năng truyền thông, giáo dục, kỹ năng tư vấn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động. In ấn, cấp phát các ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, băng rôn, pano...) phòng chống bệnh nghề nghiệp cấp phát cho các đơn vị sử dụng lao động.
- Quản lý danh sách nhân lực làm công tác y tế tại cơ sở lao động và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp đồng với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ, trang bị các phương tiện sơ cứu ban đầu cho các cơ sở có yếu tố độc hại nguy hiểm.
- Kiểm định thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường lao động hằng năm đối với các máy tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
- Bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường lao động đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
- Đánh giá cách lấy mẫu hơi khí độc, kiểm tra sai số của bơm hút trong việc lấy mẫu bằng phương pháp test nhanh.
- Bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ làm công tác quan trắc môi trường lao động.
- Huấn luyện An toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động không có quan hệ lao động.
- Xây dựng và biên soạn, in ấn các nội dung truyền thông về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp phù hợp cho từng nhóm ngành, nghề và lao động phi kết cấu.
- Thực hiện giám sát môi trường lao động tại các làng nghề, hộ kinh doanh cá thể và tư vấn các biện pháp cải thiện điều kiện lao động.
Thực hiện quan trắc môi trường lao động, thí điểm mô hình dịch vụ y tế lao động cơ bản trong khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các làng nghề, hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, làng nghề mây tre đan, gạch nung thủ công, đóng thuyền có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
6. Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã
Tăng cường công tác cập nhật, thống kê công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, quản lý môi trường lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
7. Cải thiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành, nghề
Kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể từ xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, thực hiện các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe, phòng chống ngộ độc thực phẩm cho người lao động.
- In ấn, phân bổ các loại sản phẩm truyền thông cấp phát các cơ sở sản xuất kinh doanh như tờ rơi, áp phích phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt bệnh COVID-19 và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
- Tập huấn, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống các bệnh truyền nhiễm (trong đó có phòng, chống bệnh COVID-19) và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền, truyền thông đa dạng, linh hoạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, sự kiện truyền thông nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Lồng ghép tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục cho các cơ sở lao động trong “Tháng hành động quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động” hàng năm.
- Xây dựng mô hình điểm về Phòng, chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị có sử dụng lao động có nguy cơ cao.
- Tổ chức hội nghị, tập huấn công tác phòng chống Bệnh Bụi phổi - Bông cho cán bộ y tế cơ quan hoặc kiêm nhiệm các cơ sở dệt may, phòng chống bệnh bụi phổi Silic cho các cơ sở khai thác đá.
- Hướng dẫn, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác sơ cứu, cấp cứu cho các tổ chức và các cơ sở y tế về phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Cập nhật, lưu trữ, quản lý số liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm.
12. Nghiên cứu các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới.
Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, rà soát, tham mưu báo cáo Bộ Y tế bổ sung danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
13. Cập nhật hồ sơ quốc gia về amiăng và sức khỏe con người.
- Kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng.
- Thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động các cơ sở lao động có sử dụng amiăng.
- Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm theo quy định đối với người lao động tiếp xúc với amiăng.
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch: nguồn Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn kinh phí của các doanh nghiệp; nguồn ODA, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Tổng hợp dự toán kinh phí triển khai, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở lao động tăng cường công tác truyền thông về nguy cơ và tác hại bệnh nghề nghiệp, cách phòng chống bệnh nghề nghiệp; triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động vào tháng 5 hàng năm theo Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành chức năng, đẩy mạnh công tác giám sát, quan trắc môi trường lao động; kiến nghị, tư vấn, đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, môi trường lao động trong các cơ sở lao động.
- Xử lý kịp thời các vụ, người bị tai nạn lao động tại nơi làm việc, được sơ cấp cứu tại các cơ sở y tế; người mắc bệnh nghề nghiệp được khám, điều trị và phục hồi chức năng.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của các cơ sở lao động, làm ảnh hưởng sức khỏe người lao động.
- Thực hiện hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm (tim mạch, đái tháo đường, ung thư...) tại nơi làm việc.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp, nâng cao năng lực quan trắc môi trường lao động.
- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin về công tác vệ sinh người lao động; thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp; quản lý sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch tổng thể, hàng năm và hướng dẫn xây dựng các hoạt động chi tiết, tổ chức thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống người lao động trên hệ thống các phương tiện truyền thông của ngành Y tế; kịp thời việc triển khai các chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho người lao động; cấp phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền... liên quan lĩnh vực Y tế.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn về công tác quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Thực hiện có hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch tại các cơ sở lao động trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các đơn vị trong ngành về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo đúng quy định.
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Chủ trì điều tra các vụ tai nạn lao động bị thương nặng từ 02 người trở lên, các vụ tai nạn lao động có người chết theo quy định;
- Thực hiện thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
Xem xét và cân đối nguồn ngân sách tỉnh để tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí tổ chức triển khai kế hoạch.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan, hướng dẫn, tuyên truyền cho các doanh nghiệp thực hiện về công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Thông tin và truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở, Trung tâm văn hóa thông tin và Truyền thông tăng cường tuyên truyền các hoạt động về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
6. Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam
- Phối hợp Sở Y tế, các Sở, ban ngành, đoàn thể trong công tác kiểm tra giám sát các doanh nghiệp trong KKT Đông Nam và các Khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp trong KKT Đông Nam và các KCN thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và an toàn, vệ sinh lao động.
7. Đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh
- Chỉ đạo Công đoàn ngành, Liên đoàn lao động các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông để làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền phát động các phong trào thi đua tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh và các hội, đoàn thể
Phối hợp với Sở, ngành có liên quan để triển khai các hoạt động truyền thông, lồng ghép truyền thông về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý thực hiện nghiêm các quy định về chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Ban hành, hướng dẫn thực hiện các văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động theo thẩm quyền.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về công tác an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động.
10. Các cơ sở sử dụng lao động
- Tổ chức thực hiện đúng quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
- Tích cực tham gia các hoạt động triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người lao động theo Kế hoạch.
- Quan tâm, đầu tư kinh phí cải thiện điều kiện lao động; thực hiện quan trắc môi trường lao động theo định kỳ; xây dựng, hoàn thiện quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn lao động; tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động với các cơ quan chức năng.
- Xây dựng chế độ trợ cấp, đãi ngộ thỏa đáng đối với các trường hợp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra tại nơi làm việc.
Căn cứ nội dung Kế hoạch các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đầu mối tổng hợp báo cáo, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số 378/KH-UBND ngày 14/6/2022 của UBND tỉnh Nghệ An)
TT | TÊN HOẠT ĐỘNG | CƠ QUAN CHỦ TRÌ | CƠ QUAN PHỐI HỢP | THỜI GIAN THỰC HIỆN |
|
|
| ||
1 | Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động - Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố về giám sát môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp | Sở LĐ-TB&XH | Các đơn vị đủ điều kiện đào tạo theo quy định | Hàng năm |
2 | Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác vệ sinh lao động, Y tế cơ quan, người sử dụng lao động về giám sát môi trường lao động, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Hàng năm |
3 | Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác vệ sinh lao động tuyến tỉnh (Cử cán bộ tham gia đào tạo cấp chứng chỉ Quan trắc môi trường lao động, chứng chỉ chuyên khoa Bệnh nghề nghiệp định kỳ 5 cán bộ, 5 năm/lần tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tham dự Hội nghị Chuyên đề hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và tham quan học hỏi mô hình Phòng chống Bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh) | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Hàng năm |
4 | Tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở quan trắc môi trường lao động, cơ sở khám sức khỏe cho người lao động... | Sở Y tế | Sở LĐTB-XH | Hàng năm |
5 | Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động. | Sở Y tế | Sở Y tế | Hàng năm |
6 | Tổ chức quan trắc môi trường lao động cho các CSSXKD | Sở Y tế | Sở Y tế | Hàng năm |
|
|
| ||
1 | Giám sát hướng dẫn Lập hồ sơ vệ sinh lao động; Lập hồ sơ sức khỏe người lao động; Tư vấn các biện pháp chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp tại cơ sở sử dụng lao động | Sở Y tế | Sở LĐ-TB&XH, Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
2 | Hướng dẫn đánh giá, ngăn chặn, cách ly và loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại và tư vấn các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại các đơn vị sử dụng lao động có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp | Sở LĐ-TB&XH | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH | Năm 2022-2025 |
3 | Tập huấn sơ cấp cứu, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế cơ quan, mạng lưới an toàn vệ sinh viên, lực lượng sơ cấp cứu ở các đơn vị sử dụng lao động có nguy cơ cao về tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
4 | Hỗ trợ, trang bị các phương tiện sơ cứu ban đầu cho các đơn vị sử dụng lao động có yếu tố có hại, nguy hiểm | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
5 | In ấn, cấp phát các ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, băng rôn, pano...) Phòng chống bệnh nghề nghiệp cấp phát cho các đơn vị sử dụng lao động | Sở Y tế | Sở LĐ-TB&XH, Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
6 | Quản lý các đơn vị sử dụng lao động có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp | Sở LĐ-TB&XH | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
Tăng cường công tác kiểm chuẩn - tham chiếu bảo đảm chất lượng kết quả quan trắc môi trường lao động |
|
|
| |
1 | Kiểm định thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường lao động hằng năm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Hàng năm |
| (Các thiết bị bao gồm: Máy đo vi khí hậu, Ánh sáng, Tiếng ồn, Rung, Phóng xạ, Máy đo bụi hiện số điện tử, Máy đo bụi trọng lượng,.. .) | Sở Y tế |
|
|
2 | Bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cho công tác quan trắc môi trường lao động đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Định kỳ |
3 | Bảo hộ lao động chuyên dụng cho cán bộ làm công tác quan trắc môi trường lao động | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Hàng năm |
| (Bảo hộ lao động gồm: Quần áo Bảo hộ, Giày, Kính, Mũ, khẩu trang phòng độc, găng tay...) | Sở Y tế |
|
|
|
|
| ||
1 | Huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ không có quan hệ lao động | Sở LĐ-TB&XH | Các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2023 |
2 | Kiểm tra môi trường lao động tại các làng nghề, hộ kinh doanh cá thể và tư vấn các biện pháp cải thiện điều kiện lao động | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2023 |
3 | In ấn, cấp phát các ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, băng rol, pano...) PC bệnh nghề nghiệp cấp phát cho các đơn vị sử dụng lao động | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022 - 2023 |
|
|
| ||
1 | Quan trắc môi trường lao động cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động (làng nghề mộc, dệt may, làm hương, mộc mỹ nghệ, mây tre đan...) có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
2 | Thực hiện thí điểm mô hình dịch vụ y tế lao động cơ bản trong khám phát hiện BNN cho doanh nghiệp nhỏ, vừa, làng nghề và cho người lao động không có hợp đồng lao động (làng nghề mộc, dệt may, làm hương, mộc mỹ nghệ, mây tre đan...) có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Năm 2022-2025 |
Quản lý sức khỏe nghề nghiệp lồng ghép trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân tại tuyến xã |
|
|
| |
| Cập nhật, thống kê sức khỏe nghề nghiệp của đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH | LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022-2025 |
Cải thiện chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành nghề |
|
|
| |
| Kiểm tra chất lượng bữa ăn ca của người lao động tại một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại tại 5 đơn vị sử dụng lao động/năm. Giám sát theo Quý | Sở LĐ-TB&XH | Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022-2025 |
|
|
| ||
1 | In ấn các loại sản phẩm truyền thông phát các cơ sở lao động trong năm như: tờ rơi, áp phích phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Hàng năm |
2 | Tập huấn, tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống các bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc. | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành | Hàng năm |
Sở Y tế | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, các Sở, ban ngành | Hàng năm | ||
|
|
| ||
1 | Xây dựng mô hình điểm về Phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị sử dụng lao động có nguy cơ cao, 10 đơn vị sử dụng lao động/năm | Sở Y tế | Các Sở, ban ngành và các đơn vị sử dụng lao động | Hàng năm |
2 | Hội nghị công tác phòng chống Bệnh Bụi phổi - Bông cho cán bộ y tế cơ quan hoặc kiêm nhiệm các cơ sở dệt may tỉnh Nghệ An | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, | Các Sở, ban ngành và các đơn vị sử dụng lao động | Hàng năm |
3 | Hội nghị công tác phòng chống Bệnh Bụi phổi - Silic cho cán bộ y tế cơ quan hoặc kiêm nhiệm các cơ sở khai thác đá tỉnh Nghệ An | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, | Các Sở, ban, ngành và các đơn vị sử dụng lao động | Hàng năm |
4 | Tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác sơ cứu, cấp cứu cho các tổ chức và các cơ sở y tế về phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. | Sở Y tế | Cơ sở Y tế trong tỉnh | Hàng năm |
5 | Thiết kế và in ấn Pano kích thước 1,5x2 m truyền thông phát các đơn vị sử dụng lao động có nguy cơ trong năm về phòng chống Bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc | Sở Y tế | Các đơn vị sử dụng lao động | Hàng năm |
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp |
|
|
| |
| Cập nhật, lưu trữ, quản lý số liệu quan trắc môi trường lao động, bệnh nghề nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh hàng năm | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, | Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2025 |
Nghiên cứu các yếu tố vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp phát sinh trong điều kiện mới | Sở Y tế, Sở LĐ-TB&XH, | Các Sở, ban ngành | Hàng năm | |
|
|
| ||
1 | Kiểm tra và quản lý thông tin các cơ sở có sử dụng amiăng | Sở LĐ-TB&XH | Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2025 |
2 | Thực hiện giám sát, quan trắc môi trường lao động có sử dụng amiăng | Sở Y tế | Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2025 |
3 | Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm theo quy định đối với người lao động tiếp xúc với amiăng | Sở Y tế | Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh, các Sở, ban ngành | Năm 2022 - 2025 |
- 1Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2021 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 873/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030
- 3Kế hoạch 1920/KH-UBND về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 4Kế hoạch 2689/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2022 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
- 6Công văn 802/LĐLĐ-CSPL năm 2022 thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2021 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2030
- 1Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 2Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
- 3Quyết định 87/QĐ-TTg năm 2016 về Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 659/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 286/KH-UBND năm 2021 về Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030
- 6Kế hoạch 873/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2030
- 7Kế hoạch 1920/KH-UBND về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 8Kế hoạch 2689/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 9Kế hoạch 444/KH-UBND năm 2022 về chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2022-2030
- 10Công văn 802/LĐLĐ-CSPL năm 2022 thực hiện chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2022-2030 do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2021 về Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2020-2030
Kế hoạch 378/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030
- Số hiệu: 378/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Bùi Đình Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định