Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1889/KH-UBND | Kon Tum, ngày 09 tháng 6 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Thực hiện Công văn số 1615/BCT-TTTN ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Bộ Công Thương về việc triển khai thực hiện Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Chương trình).
Phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành thương mại, đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ; đẩy mạnh các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, nâng cao sức mua và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới.
2. Yêu cầu
Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch này; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan, đơn vị.
1. Mục tiêu tổng quát
Thúc đẩy hợp tác phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh biên giới giáp Lào và Campuchia nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương các bên; thu hút các nhà đầu tư, khuyến khích xã hội hóa đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới. Tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội giữa tỉnh Kon Tum với tỉnh Attapư, Sê Kông - Lào và tỉnh Kon Tum với tỉnh Ratanakiri - Campuchia, góp phần nâng cao đời sống cư dân khu vực biên giới; đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
a) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới
- Phối hợp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển hạ tầng thương mại biên giới; nâng cao hiệu quả quản lý hạ tầng thương mại biên giới. Tăng cường hợp tác với lực lượng chức năng quản lý hạ tầng thương mại biên giới các tỉnh biên giới Lào, Campuchia; xây dựng và củng cố các cơ chế phối hợp song phương trong quản lý hạ tầng thương mại biên giới.
- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tinh gọn, phục vụ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ thương mại biên giới.
b) Xây mới, cải tạo, nâng cấp hạ tầng thương mại biên giới
- Rà soát, xây dựng danh mục hạ tầng thương mại biên giới cần ưu tiên đầu tư phát triển.
- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh, nhằm đẩy mạnh hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và cải thiện đời sống của cư dân khu vực biên giới.
- Khai thác hiệu quả hạ tầng thương mại biên giới hiện có; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng cho thương mại biên giới, đưa hạ tầng kỹ thuật trở thành tiền đề mở đường cho thương mại biên giới phát triển.
- Tăng cường thu hút đầu tư cho hạ tầng thương mại khu vực biên giới, chợ biên giới, kho hàng hóa, kho ngoại quan…đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng chợ biên giới trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y từ nhiều nguồn vốn khác nhau.
c) Phát triển các trung tâm logistics phục vụ xuất khẩu hàng hóa
- Đầu tư phát triển các trung tâm logistics đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa, thúc đẩy hoạt động trung chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa; kết nối hàng hóa từ vùng sản xuất đến khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
- Ưu tiên quỹ đất dành cho đầu tư phát triển hạ tầng logistics tại khu vực cửa khẩu quốc tế Bờ Y phù hợp với quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.
d) Đào tạo nguồn nhân lực, thương nhân phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới
Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm công tác quản lý hạ tầng thương mại biên giới; phát triển đội ngũ thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, kho, bến bãi tập kết phương tiện hàng hóa…nắm được các quy định liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới.
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới
- Triển khai kịp thời, hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh ban hành có liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp; ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với các quy định và điều kiện thực tế của các địa phương nhằm khuyến khích, thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu biên giới.
- Phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, xây dựng danh mục dự án hạ tầng thương mại biên giới cần ưu tiên đầu tư, nâng cấp cải tạo bằng nguồn ngân sách; danh mục các dự án hạ tầng thương mại biên giới cần khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư để có kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, cắt giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.
2. Rà soát, tích hợp các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới vào quy hoạch tỉnh
- Rà soát, đề xuất các nội dung phù hợp tại các quy hoạch liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới thuộc Nghị quyết 110/NQ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ để tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo quy định.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại khu vực biên giới như: giao thông; bưu chính viễn thông; hệ thống cấp, thoát nước; xử lý chất thải, môi trường, y tế, giáo dục.
3. Thu hút, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng thương mại biên giới
- Ưu tiên, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp một số loại hình hạ tầng thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong phát triển giao thương tại khu vực biên giới, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư phát triển chợ biên giới theo từng giai đoạn.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại biên giới, góp phần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực ngoài ngân sách, nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới.
- Khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới từ nguồn kinh phí của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định hiện hành.
- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước vào Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; khu vực các cửa khẩu phụ, lối mở trên địa bàn; tập trung rà soát, cải cách thủ tục hành chính trong thẩm định dự án, cấp phép đầu tư, cấp đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất... nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng tại khu vực biên giới.
4. Kết nối hạ tầng thương mại biên giới với Lào và Campuchia
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1013/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương Quốc Campuchia của tỉnh Kon Tum.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh biên giới Lào và Campuchia, thúc đẩy xây dựng phát triển hạ tầng thương mại biên giới tại khu vực biên giới tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapư, Sê Kông (Lào); tỉnh Kon Tum với tỉnh Ratanakiri (Campuchia).
- Tiếp tục đề xuất nâng cấp cửa khẩu phụ Đăk Long, huyện Đăk Glei lên cửa khẩu chính và xin chủ trương mở cửa khẩu phụ Hồ Le, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum nhằm góp phần phát triển hạ tầng thương mại biên giới với các tỉnh giáp biên.
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm,...
- Thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận hợp tác, các dự án đầu tư với Lào, Campuchia mà tỉnh đã ký kết, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng các hoạt động đầu tư và thương mại xuyên biên giới với Lào, Campuchia, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới tỉnh Kon Tum và các tỉnh giáp biên với Lào, Campuchia.
- Tuyên truyền, phổ biến luật pháp, chính sách, xuất xứ hàng hóa, phương thức thanh toán, ký kết hợp đồng, kỹ thuật bảo quản đóng gói bao bì và nhãn mác hàng hóa theo đúng quy chuẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm...; nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu khi tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm...
- Tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn trên địa bàn tỉnh hoặc hỗ trợ, tạo điều kiện cho thương nhân của tỉnh tham gia các hội nghị, lớp tập huấn, diễn đàn, hội chợ, triển lãm do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức tại các tỉnh, thành phố nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, hiệu quả quản lý, kinh doanh, xây dựng, phát triển mối quan hệ, liên kết bạn hàng với thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài.
- Đa dạng các hình thức tuyên truyền quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế biên mậu của tỉnh nhằm thu hút các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại khu vực biên giới, cửa khẩu.
- Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác phát triển và quản lý hạ tầng thương mại biên giới: hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật, chính sách liên quan đến hạ tầng thương mại biên giới; nâng cao năng lực và kỹ năng về quản lý, điều hành hoạt động đối với các loại hình hạ tầng thương mại biên giới.
- Tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu trong đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc nhằm giảm thời gian và chi phí trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký.
7. Tuyên truyền, quảng bá về phát triển hạ tầng thương mại biên giới
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá về phát triển hạ tầng thương mại biên giới thông qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện tử, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các chuyên trang liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới, cụm thông tin cơ sở cửa khẩu quốc tế Bờ Y và các cửa khẩu khác trên Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, tiềm năng của tỉnh Kon Tum, thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng hệ thống, trung tâm cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phục vụ công tác quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, huy động nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Công Thương chủ trì rà soát, tổng hợp, gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Là cơ quan đầu mối theo dõi, đôn đốc các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Công Thương theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất các nội dung về phát triển hạ tầng thương mại biên giới để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia nhằm đảm bảo tính thống nhất.
- Phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Công Thương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy định pháp luật liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thương nhân trên địa bàn tỉnh; đồng thời, phối hợp xây dựng cơ sở dữ liệu và lập báo cáo về phát triển hạ tầng thương mại biên giới để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển hạ tầng cho thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh.
- Đề xuất các nội dung, kế hoạch tổ chức các hội chợ, hội thảo, phương án trao đổi với phía địa phương của Lào và Campuchia về việc tổ chức hoặc tham gia các Hội chợ thương mại biên giới do các bên tổ chức.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các cơ chế chính sách về thu hút đầu tư, lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư đối với các dự án đầu tư về xây dựng phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam tại khu vực biên giới của địa phương phù hợp với các tiêu chí về đầu tư, quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền bố trí vốn sự nghiệp để triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định có liên quan và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Theo dõi và đôn đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết với các địa phương của Lào và Campuchia; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ký kết hợp tác về phát triển và kết nối thương mại với các tỉnh nước láng giềng để cụ thể hóa các thỏa thuận khung cấp Chính phủ về kết nối và phát triển hạ tầng thương mại biên giới (nếu có).
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các Chi cục thuộc Sở phối hợp với các Trạm kiểm dịch động vật, thực vật (thuộc Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật), thực hiện công tác kiểm dịch đối với hàng hóa mua bán, lưu thông tại khu vực biên giới theo quy định của pháp luật hiện hành (nếu có).
- Tuyên truyền, phổ biến đến thương nhân và cư dân biên giới các chính sách pháp luật có liên quan như: xuất xứ hàng hóa, ký kết hợp đồng, kỹ thuật bảo quản đóng gói bao bì nhãn mác theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng sản phẩm...; phối hợp mời gọi, giới thiệu tổ chức, cá nhân tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại tại biên giới.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp các Sở, ngành, địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền các nội dung của Chương trình; đồng thời, phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức các doanh nghiệp có liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về phát triển hạ tầng thương mại biên giới của tỉnh.
- Chủ động tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng đường giao thông đến khu vực biên giới đảm bảo an toàn, thông suốt.
- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam, Lào, Campuchia đến các tổ chức, cá nhân tham gia, góp phần gia tăng sự kết nối giao thương, thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa và hành khách, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai bên khu vực biên giới.
Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các Sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm phát luật của tỉnh liên quan đến phát triển hạ tầng thương mại biên giới để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không phù hợp; ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với thực tế nhằm khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới.
9. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các lực lượng chức năng trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa bàn quản lý góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thương mại biên giới, giao thương của doanh nghiệp và người dân.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa bàn hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho thương nhân và cư dân biên giới trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan kêu gọi, thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng thương mại vào Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhằm phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý người, phương tiện, tang vật vi phạm có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới, buôn lậu, gian lận thương mại ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới và các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất mở, nâng cấp cửa khẩu theo Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.
11. Ủy ban nhân dân các huyện biên giới (Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Ia H’Drai)
- Tổ chức và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển của địa phương.
- Rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất cho phát triển hạ tầng thương mại biên giới trong quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, chính sách phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã và nhân dân trên địa bàn; đồng thời, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh.
12. Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện: Đăk Glei, Ia H’Drai, Sa Thầy, Ngọc Hồi và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch này và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công; định kỳ ngày 15 của tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum; trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để xem xét, kịp thời chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 773/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Kế hoạch 3115/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam
- 5Kế hoạch 1055/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai
- 6Kế hoạch 392/KH-UBND năm 2022 về Phát triển thương mại biên giới tỉnh Đồng Tháp năm 2023
- 1Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia
- 2Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật Đầu tư 2020
- 5Luật Đầu tư công 2019
- 6Nghị quyết 110/NQ-CP năm 2019 về Danh mục quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 259/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 1013/KH-UBND năm 2021 thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam - Campuchia của tỉnh Kon Tum
- 9Kế hoạch 773/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 10Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 12Công văn 1615/BCT-TTTN năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg do Bộ Công thương ban hành
- 13Kế hoạch 3115/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam
- 14Kế hoạch 1055/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 259/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai
- 15Kế hoạch 392/KH-UBND năm 2022 về Phát triển thương mại biên giới tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Kế hoạch 1889/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 1889/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra