Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia (dưới đây gọi tắt là “các Bên ký kết”);
Với mục đích tăng cường quan hệ giữa nhân dân hai nước dựa trên nguyên tắc bình đẳng hai Bên cùng có lợi;
Mong muốn thúc đẩy việc vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) bằng đường bộ giữa hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
2. Hai Bên ký kết có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả khách du lịch) song phương giữa hai nước.
3. Những vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như tổ chức và hình thức vận tải, tuyến đường, giao nhận, kho bãi, phí giao thông và các thứ phí khác sẽ do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.
Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Các lãnh thổ” bao gồm Việt nam và Camphuchia
2. “Cơ quan có thẩm quyền”
Phía Việt Nam là Bộ giao thông vận tải và cơ quan được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền
Phía Campuchia là Bộ giao thông công chính và Cơ quan được Bộ Giao thông công chính ủy quyền.
3. “Người tham gia vận tải” là bất kỳ tổ chức nào có tư cách pháp nhân thuộc phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dưới đây gọi tắt là “Việt Nam”) hoặc lãnh thổ Vương quốc Campuchia (dưới đây gọi tắt là “Campuchia”), được luật pháp và các quy định của nước tương ứng cho phép tham gia chuyên chở hành khách (kể cả khách du lịch) và hàng hóa bằng đường bộ.
4. “Xe chở khách” là phương tiện cơ giới đường bộ.
a. Được đóng hoặc hoán cải để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hành khách;
b. Có từ mười (10) chỗ ngồi trở lên kể cả người lái;
c. Được đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết và do người tham gia vận tải đã được phép chuyên chở hành khách (kể cả khách du lịch) tại lãnh thổ đó.
5. “Taxi” là phương tiện cơ giới đường bộ có đặc điểm:
a. Được đóng để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hành khách;
b. Có năm (5) chỗ ngồi kể cả người lái và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;
c. Được đăng ký tại một lãnh thổ của một Bên ký kết.
6. “Xe không kinh doanh vận tải” là phương tiện cơ giới đường bộ có đặc điểm:
a. Được đóng để sử dụng trên đường bộ vơi mục đích chuyên chở hành khách;
b. Có không quá chín (9) chỗ ngồi kể cả người lái;
c. Đã đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết;
d. Không sử dụng cho mục đích vận tải thương mại.
7. “Xe chở hàng” là phương tiện cơ giới đường bộ có đặc điểm:
a. Được đóng hoặc hoán cải để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hàng hóa;
b. Được đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết và do người tham gia vận tải được phép chuyên chở hàng hóa trong lãnh thổ đó sở hữu.
8. “Xe rơmooc hoặc xe somi rơmooc” là bất kỳ phương tiện nào được thiết kế để một xe có động cơ khác kéo với đặc điểm:
a. Được đóng hoặc hoán cải để sử dụng trên đường bộ với mục đích chuyên chở hàng hóa;
b. Được đăng ký tại lãnh thổ của một Bên ký kết và do người tham gia vận tải được phép chuyên chở hàng hóa trong lãnh thổ đó sở hữu;
c. Việc ghép nối romooc hoặc sơ mi rơmooc với phương tiện có động cơ được xem như là một xe.
2. Loại xe sau đây, đăng ký tại Việt Nam hoặc Campuchia được phép qua lại các cửa khẩu biên giới theo quy định giữa hai Bên ký kết hoặc quá cảnh để đi một nước khác: xe ngoại giao, xe của tổ chức quốc tế, xe Chính phủ, xe công vụ, xe do doanh nhân ngoại quốc lái xe và xe cứu thương…
Điều 4. Biển số, giấy phép lái xe, giấy phép lưu hành, bảo hiểm trách nhiệm bên thứ ba.
1. Xe vận tải hàng hóa, hành khách (kể cả khách du lịch) và taxi của một Bên ký kết khi lưu thông qua lãnh thổ của Bên kia, phải:
a. Mang biển số đăng ký do Cơ quan có Thẩm quyền cuẩ một Bên cấp.
c. Có giấy phép lưu hành do Cơ quan có thẩm quyền của một Bên quản lý phương tiện cấp;
d. Thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với Bên thứ ba.
Điều 5. Sự qua lại của người, visa và hộ chiếu có hiệu lực.
1. Việc qua lại của nhân dân cư trú ở vùng biên giới của hai Bên ký kết sẽ được quy định theo Hiệp định riêng;
3. Lái xe và người phục vụ hoạt động thường xuyên trên phương tiện vận tải đường bộ được ưu tiên cấp loại thuị thực sử dụng cho nhiều lần xuất nhập cảnh;
4. Loại hộ chiếu và thị thực theo quy định của Chính phủ mỗi nước.
Điều 6. Việc xuất trình giấy tờ.
Giấy phép và các giấy tờ liên quan tới hành khách, hàng hóa và phương tiện được quy định trong Hiệp định này phải luôn được mang theo và xuất trình theo yêu cầu của Cơ quan Chức năng của mỗi Bên ký kết.
Điều 7. Cấm hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Xe chở hàng, xe chở khách (bao gồm cả khách du lịch) và xe taxi của một Bên ký kết không được phép đón khách (bao gồm cả khách du lịch), nhận hàng tại một điểm của Bên ký kết và trả khách, giao hàng tại (các) điểm khác trong lãnh thổ đó (trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cho phép).
Điều 8. Quy định đường lưu thông
Mọi phương tiện vận tải, trừ phương tiện không kinh doanh vận tải nêu tại Điều 3, khoản 2 thực hiện theo Hiệp định này phải đi đúng cửa khẩu và tuyến đường quy định trong giấy phép vận tải.
Điều 9. Nhiên liệu, vật tư theo xe và bảo vệ môi trường
1. Những vật tư, thiết bị sau đây khi mang vào lãnh thổ của Bên ký kết kia phảo khai báo hải quan và được miễn thuế xuất nhập khẩu;
a. Nhiên liệu cung cấp cho phương tiện vận tải đường bộ chứa trong két nhiên liệu được lắp đặt bảo đảm đúng về kỹ thuật và cấu tạo theo thiết kế của nhà chế tạo;
b. Lượng dầu bôi trơn cần thiết dùng cho động cơ trong quá trình vận chuyển;
c. Phụ tùng và đồ nghề cần thiết cho phương tiện:
d. Các phụ tùng vật tư dự phòng chưa sử dụng hoặc phụ tùng vật tư hư hỏng được thao ra từ phương tiện phải được đưa về nước.
2. Các phương tiện vận tải đường bộ của mỗi Bên tham gia Hiệp định này khi vận chuyện hàng hóa và hành khách trên lãnh thổ của Bên ký kết kia không được để lại bất cứ vật gì làm tổn hại tới môi trường của Bên đó.
Điều 10. Ưu tiên làm thủ tục hải quan
Ưu tiên làm thủ tục hải quan qua của khẩu giữa hai Bên ký kết được thực hiện theo thứ tự sau đây:
1. Ưu tiên thứ nhất: Vận tải bệnh nhân nặng, khách du lịch, hành khách, tử thi.
2. Ưu tiên thứ hai: vận tải hàng dễ hỏng, rau quả tươi.
3. Ưu tiên thứ ba: vận tải gia súc, hàng nguy hiểm.
Điều 11. Có chi phí, lệ phí quá cảnh
Chủ phương tiện kinh doanh vận tải và xe không kinh doanh đã được đăng ký tại lãnh thổ mỗi Bên khi vào lãnh thổ Bên kia phải đóng phí quá cảnh hoặc các chi phí khách như: phí cầu đường, phí qua phà… mức thu phí quá cảnh và các chi phí khác do Cơ quan chức năng của hai Bên bàn bạc và quy định.
1. Các chủ phương tiện được cấp giấy phép sử dụng phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa và xe taxi hoạt động giữa hai lãnh thổ của các Bên ký kết hoặc quá cảnh qua lãnh thổ của Bên ký kết kia phải thực hiện luật pháp và các quy định hiện hành của nước sở tại.
2. Các xe không kinh doanh, xe vận tải hành khách (kể cả xe chở khách du lịch), xe taxi và xe vận tải hàng hóa của một Bên ký kết khi vào hoặc hoạt động vận tải trong lãnh thổ của Bên ký kết kia phải thực hiện luật pháp và các quy định hiện hành của Bên ký kết đó.
3. Mỗi Bên ký kết không được phép áp đặt các quy định đối với xe chở khách, hàng hóa và xe taxi của Bên ký kết kia một cách nghiêm ngặt hơn so với luật pháp và các quy định hiện hành áp dụng đối với phương tiện vận tải của nước mình.
Điều 13. Các tai nạn, sự cố
Trong trường hợp phương tiện vận tải của một Bên ký kết gặp tai nạn hoặc sự cố xảy ra trên lãnh thổ của phía Bên kia, Cơ quan Chức năng tại nơi xảy ra tai nạn hoặc sự cố giải quyết theo luật pháp của nước mình và báo cho Cơ quan Chức năng của phía Bên kia biết về tình hình và kết quả giải quyết.
Điều 14. Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình thực hiện Hiệp định, nếu có tranh chấp xảy ra do áp dụng hoặc hiểu sai, thì Cơ quan có Thẩm quyền của hai Bên ký kết trao đổi bàn bạc để giải quyết bằng đường ngoại giao.
2. Tranh chấp xảy ra giữa những người tham gia vận tải liên quan tới việc thực hiện hợp đồng thì sự tranh chấp này do người tham gia vận tải bàn bạc và tự giải quyết. Trường hợp không nhất trí được giải quyết theo pháp luật hiện hành ở nơi xảy ra tranh chấp. Nếu vận không nhất trí, thì được giải quyết theo trọng tải quốc tế.
Điều 15. Sửa đổi – bổ sung.
1. Trong quá trình thực hiện Hiệp định này, mỗi Bên ký kết có thể đề nghị bằng văn bản cho Bên ký kết kia việc sửa đổ hoặc bổ sung Hiệp định. Bên ký kết kia phải trả lời đề nghị đó trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
2. Các điều khoản được hai Bên đồng ý sửa đổi hoặc bổ sug đều được xem như là bộ phận hợp pháp, không thể tách rời của Hiệp định này.
Điều 16. Hiệu lực của công ước có liên quan
Các điều khoản của Hiệp định này không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế mà mỗi Bên ký kết tham gia.
Điều 17. Không áp dụng đối với các phương tiện vận tải của bên không tham gia ký kết.
Hiệp định này không áp dụng đối với phương tiện vận tải đường bộ đăng ký tại nước thứ ba trong việc quá cảnh của Bên ký kết này để vào lãnh thổ của Bên ký kết kia và không áp dụng đối với phương tiện vận tải đường bộ đăng ký tại nước thứ bat ham gia vận tải hành khách, hàng hóa của một Bên ký kết vào lãnh thổ của Bên ký kết kia.
Điều 18. Cơ quan thực hiện hiệp định
2. Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ giao thông công chính Campuchia ủy quyền cho một cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện Hiệp định, cấp giấy phép cho các phương tiện vận tải và giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình thực hiện Hiệp định.
Điều 19. Hiệu lực và thời hạn của Hiệp định
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong thời hạn ba năm kể từ ngày ký.
2. Bản Hiệp định này mặc nhiên sẽ được gia hạn trong từng giai đoạn ba năm kế tiếp nếu như sáu tháng trước khi kết thúc Hiệp định này mà không Bên ký kết nào thông báo ý định chấm dứt Hiệp định bằng văn bản qua Bộ ngoại giao.
3. Bổ sung trong thời gian có hiệu lực của Hiệp định:
- Hiệp định này có thể được sửa đổi và bổ sung bằng thỏa thuận bằng văn bản giữa hai Bên ký kết. Mọi điều sửa đổi và bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày ký giác thứ thỏa thuận.
- Hiệp định này sẽ không có hiệu lực nếu bất kỳ một Bên ký kết nào thông báo ý định chấm dứt Hiệp định bằng văn bản thông qua Bộ ngoại giao, thì Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng sáu tháng kể từ khi Bên ký kết kia gửi thư xác nhận đã nhận được thông báo này.
- Hiệp định này được làm tại Hà nội ngày 01 tháng 6 năm 1998 thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Khơ Me và tiếng Anh. Tất cả các thứ tiếng đều có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp dẫn giải khác nhau, tiếng Anh sẽ dùng làm cơ sở để bàn bạc.
ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH PHỦ | ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 10/2006/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 18/2010/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia đối với phương tiện phi thương mại do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 24/2011/TT-BGTVT về sửa đổi Thông tư 258/1998/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định thư của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Bộ Giao thông Trung Quốc thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; Thông tư 10/2006/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng Gia Campuchia do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông báo hiệu lực của Bản ghi nhớ về vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Lào và Cam-pu-chia
- 5Thông tư 39/2015/TT-BGTVT hướng dẫn Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông báo 17/2023/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định vận tải biển giữa Việt Nam và Bra-xin
Hiệp định vận tải đường bộ giữa Việt Nam - Campuchia
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 01/06/1998
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Cam pu chia
- Người ký: Đào Đình Bình, Sok Mathoeung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra